- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 3Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2008/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 18 tháng 12 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) để xem xét xử lý vi phạm theo các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 2, Điều 17 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng Quy chế này là Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Đối tượng áp dụng hình thức kỷ luật, gồm những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là công chức cấp xã), bao gồm:
a) Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng - Thống kê;
d) Địa chính - Xây dựng;
đ) Tài chính - Kế toán;
e) Tư pháp - Hộ tịch;
g) Văn hóa - Xã hội.
Điều 3. Việc xem xét xử lý kỷ luật công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã và theo qui chế tạm thời này.
Chương II
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 4. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập có 3 hoặc 5 thành viên, cụ thể:
a) Hội đồng kỷ luật có 3 thành viên, áp dụng đối với nơi chưa có tổ chức Công đoàn cấp xã, gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng; một đại diện Cấp ủy xã và một đại diện cho công chức cấp xã làm Ủy viên.
b) Hội đồng kỷ luật có 5 thành viên, áp dụng đối với nơi đã có tổ chức Công đoàn cấp xã, gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng; một đại diện Cấp ủy xã, một đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp xã, một đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và một đại diện cho công chức cấp xã làm Ủy viên.
2. Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp; được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
Trường hợp công chức cấp xã vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ trước, nay nhiệm kỳ mới thay đổi lãnh đạo thì Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có thể mời người lãnh đạo nhiệm kỳ trước tham dự cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
3. Khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình với công chức vi phạm kỷ luật theo quy định tại điểm d, khoản 6 Mục II Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã tham gia thành viên Hội đồng.
4. Hội đồng kỷ luật làm việc theo Quy chế tạm thời này và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Thư ký Hội đồng kỷ luật
1. Thư ký Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do Chủ tịch Hội đồng kỷ luật chỉ định.
2. Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
Điều 6. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Khách quan, công khai, dân chủ theo nguyên tắc tập thể và theo quy định tại Quy chế tạm thời này.
2. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
3. Đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thực hiện thông qua biểu quyết bằng phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.
4. Hội đồng kỷ luật họp phải có biên bản và được thông qua Hội đồng trước khi Chủ tịch Hội đồng ký.
5. Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 7. Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
1. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước toàn thể cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tập thể cán bộ, công chức chuyên môn ở xã. Thành phần dự họp cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ấn định; người chủ trì cuộc họp kiểm điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định. Biên bản cuộc họp kiểm điểm phải ghi kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật.
3. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
4. Công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.
Trường hợp nếu người vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà người vi phạm vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và đề nghị hình thức kỷ luật.
5. Trường hợp công chức tự ý bỏ việc đã được cơ quan gửi giấy triệu tập 3 lần mà không có mặt, Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét đề nghị hình thức kỷ luật theo quy định.
6. Trường hợp có nhiều công chức cấp xã trong cùng cơ quan vi phạm kỷ luật thì Hội đồng kỷ luật có thể xem xét xử lý trong cùng một phiên họp. Biên bản cuộc họp được lập theo trình tự xem xét kỷ luật đối với từng công chức vi phạm.
Điều 8. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cán bộ, công chức (hoặc cán bộ, công chức chuyên môn) ở xã.
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
6. Người vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật. Kết quả bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng kỷ luật được thông báo tại cuộc họp.
8. Hội đồng kỷ luật gửi biên bản có ghi rõ hình thức kỷ luật đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 9. Thời hạn họp Hội đồng kỷ luật xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp kiểm điểm người vi phạm, người chủ trì cuộc họp phải gửi biên bản (kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan) đến Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã.
2. Chậm nhất trong thời hạn 15 ngày trước khi hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 9 Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã họp để thống nhất đề nghị hình thức kỷ luật; đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã; các biên bản, hồ sơ, tài liệu có liên quan).
Điều 10. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định kỷ luật
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã giữ các chức danh quy định tại Điều 2 Qui chế này.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu liên quan), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
3. Trường hợp đề nghị của Hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà sau khi trao đổi, thảo luận vẫn không thống nhất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Trường hợp công chức cấp xã vi phạm kỷ luật, Hội đồng kỷ luật đã xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật nhưng cấp thẩm quyền chưa ra Quyết định kỷ luật mà cơ quan lại phát hiện thêm các tình tiết khác liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật khác thì cơ quan có thẩm quyền trả hồ sơ để Hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị lại hình thức kỷ luật. Trong trường hợp này, thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật được tính từ khi phát hiện thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện có hành vi vi phạm kỷ luật khác.
Điều 11. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
1. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu công chức cấp xã không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
2. Quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian công chức bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm đủ 12 tháng theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung qui chế tạm thời này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tạm thời này.
Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế tạm thời này theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 02/2008/QĐ-UBND quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Quyết định 2130/2008/QĐ-UBND ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
- 5Quyết định 06/2009/QĐ-UBND Quy định thành phần và Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên
- 6Quyết định 73/2006/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (tạm thời) do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 3Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 7Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 8Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành.
- 9Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10Quyết định 02/2008/QĐ-UBND quy định thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 11Quyết định 2130/2008/QĐ-UBND ban hành quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 12Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
- 13Quyết định 06/2009/QĐ-UBND Quy định thành phần và Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên
- 14Quyết định 73/2006/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (tạm thời) do tỉnh Quảng Trị ban hành
Quyết định 89/2008/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 89/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Võ Lâm Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực