Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 885/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 10 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Thông tư Liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư Liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Căn cứ Nghị quyết số 193/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định mức hỗ trợ các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 67/TTr-SNN&PTNT ngày 04/3/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức hỗ trợ các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2016-2020 với các nội dung như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Hỗ trợ cho tất cả các xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

1.2. Đối tượng áp dụng: Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn.

2. Nội dung và mức hỗ trợ:

2.1. Hỗ trợ mở lớp tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo:

a) Người nông dân, cán bộ và thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác, người hoạt động khuyến nông là cán bộ xã, thôn được hỗ trợ:

- Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học;

- Hỗ trợ tiền ăn: Tổ chức tại cơ sở (xã, thôn) 25.000 đồng/ngày thực học/người; tổ chức tại huyện 50.000 đồng/ngày thực học/người;

- Hỗ trợ tiền đi lại: Tập huấn tại xã 20.000 đồng/người/ngày, tập huấn tại huyện 30.000 đồng/người/ngày;

Đơn vị tổ chức tập huấn bố trí chỗ ở cho các học viên được hỗ trợ chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí thực tế theo hóa đơn hợp pháp, nhưng mức tối đa không quá mức tiền thuê chỗ ở về chế độ công tác phí hiện hành do UBND tỉnh quy định và chi khác (nếu có).

b) Chi cho giảng viên: Tùy theo đối tượng, trình độ học viên mà các cơ sở đào tạo bố trí mời giảng viên từng cấp cho phù hợp. Chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên: thực hiện theo chế độ công tác phí UBND tỉnh quy định. Mức chi thù lao giảng viên (đã bao gồm cả việc soạn giáo án bài giảng, tiền ăn giảng viên) như sau:

- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên chính; Phó Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, nghệ nhân cấp tỉnh và tương đương; mức tối đa: 500.000 đồng/buổi.

- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên; giảng viên, báo cáo viên cấp huyện; người lao động có tay nghề cao; mức tối đa: 300.000 đồng/buổi.

- Giảng viên, báo cáo viên cấp xã; hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật; nông dân nòng cốt đã qua lớp đào tạo giảng viên (TOT); mức tối đa: 150.000 đồng/buổi.

c) Chi phí phục vụ lớp học:

- Tiền điện, nước, vệ sinh phục vụ lớp học đối với trường hợp không thuê; trong trường hợp thuê hội trường phải có hợp đồng và hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

- Tiền nước uống cho giảng viên, học viên chi thực tế theo hóa đơn hợp pháp, nhưng tối đa 10.000 đồng/người/ngày.

2.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng:

a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản) cho các mô hình sản xuất trình diễn và tổ chức nhân rộng theo từng địa bàn:

- Ở địa bàn khó khăn (theo Quyết định số 1049/2014/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ), huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ), ngân sách hỗ trợ: 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu.

- Ở địa bàn trung du miền núi thuộc vùng có hệ số phụ cấp khu vực (trừ các xã thuộc Quyết định số 1049/2014/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ), được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu.

- Ở địa bàn còn lại được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu.

- Mức hỗ trợ kinh phí tối đa cho mô hình trình diễn:

Mô hình trình diễn cây trồng hằng năm được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 80 triệu đồng/mô hình/năm;

Mô hình trình diễn cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 120 triệu đồng/mô hình/năm;

Mô hình trình diễn chăn nuôi được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 140 triệu đồng/mô hình/năm;

Mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 160 triệu đồng/mô hình/năm.

b) Thuê khoán cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn bằng mức lương cơ sở (1,0)/người/tháng).

c) Hỗ trợ triển khai, hội thảo, tổng kết, chi khác (nếu có, bao gồm: thông tin, tuyên truyền, khen thưởng) đối với các mô hình: Mức chi 5% trên tổng mức kinh phí đầu tư cho mô hình nhưng không quá 12 triệu đồng/mô hình.

d) Chi phí quản lý: Phân bổ không quá 3% (riêng địa bàn khó khăn, thuộc huyện nghèo không quá 4%) trên tổng mức kinh phí thực hiện đầu tư cho mô hình, để chi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).

2.3. Hỗ trợ xây dựng mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản nông sản, chế biến và ngành nghề nông thôn (hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị):

a) Ở địa bàn khó khăn (theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ), huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ), được hỗ trợ 100% nhưng tối đa 120 triệu đồng/mô hình.

b) Ở địa bàn trung du miền núi thuộc vùng có hệ số phụ cấp khu vực (trừ các xã thuộc Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ), được hỗ trợ 75% nhưng tối đa 100 triệu đồng/mô hình.

c) Ở địa bàn còn lại được hỗ trợ 50% nhưng tối đa 60 triệu đồng/mô hình.

2.4. Quy mô mô hình, danh mục mô hình được xác định hằng năm trên cơ sở đề án phát triển sản xuất phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế phân bổ cho xã để thực hiện các hoạt động phát triển sản xuất.

2.5. Hỗ trợ đầu tư các dịch vụ về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, lâm nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có hiệu quả: tối đa 30 triệu đồng/mô hình.

2.6. Hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao: tối đa 100 triệu đồng/mô hình.

3. Cơ chế quản lý nguồn vốn

Thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Thông tư Liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

a) Ban hành danh mục định mức kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, con vật nuôi thực hiện các hoạt động sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất phương án kế hoạch phân bổ kinh phí hằng năm về hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn trình UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật việc thực hiện các mô hình trên địa bàn tỉnh.

d) Hằng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của các địa phương, đơn vị.

2. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh:

Tổng hợp, đề xuất các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ của các địa phương; xây dựng kế hoạch phân bổ các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn sự nghiệp dành cho Chương trình xây dựng nông thôn mới báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung và định mức hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết và thực hiện; phân công đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các mô hình; thực hiện nghiệm thu, quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí hỗ trợ và thực hiện thanh quyết toán vốn hỗ trợ theo quy định hiện hành; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.

b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND xã lập, trình phê duyệt kế hoạch đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn theo đúng quy định; tổng hợp kế hoạch của các xã trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch chung của cấp huyện; tổ chức triển khai, nghiệm thu, đánh giá đảm bảo đúng quy trình quy định. Xác định loại mô hình phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn hằng năm triển khai trên địa bàn các xã.

c) Chỉ đạo UBND các xã thực hiện việc lập dự toán, quyết toán và kiểm tra phê duyệt quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động này theo cơ chế quản lý nguồn vốn tại Khoản 3, Điều 1, Quyết định này.

d) Hằng năm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn.

4. UBND các xã tổ chức thực hiện theo quy trình lập, trình phê duyệt kế hoạch đầu tư; quy trình triển khai tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 8, Điều 1, Thông tư Liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC. Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Các cơ quan liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Báo QN, Đài PT-TH QN;
- UBND các xã (do UBND huyện, thị xã, thành phố sao gửi);
- CPVP;
- Lưu: VT, KTTH, TH, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nam 2016\Quyet dinh\03 09 ban hanh Quy dinh muc ho tro cac hoat dong ve phat trien san xuat NQ193.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 885/QĐ-UBND năm 2016 quy định mức hỗ trợ hoạt động phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 885/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Lê Trí Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/03/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 20/09/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản