Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 853/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2015 CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị Định 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 361/QĐ-BCT ngày 20/01/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 28/TTr-SCT ngày 25 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 201 2-2015 có xét đến năm 2020 gồm các nội dung sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 201 2-2015 có xét đến năm 2020.

2. Phạm vi lập quy hoạch: Địa bàn huyện Vĩnh Tường.

3. Phụ tải điện:

Phê duyệt phương án cơ sở của dự báo nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 -2015 là 16,8%, giai đoạn 2016-2020 là 18,7%. Cụ thể nhu cầu phụ tải điện của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc cho các năm Quy hoạch như sau:

a. Năm 2015

Công suất cực đại Pmax = 41MW, điện thương phẩm 175 triệu kWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2012-2015 là 14,1%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 23,6%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng 11,3%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 22,2%/năm, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 10,9%/năm, phụ tải khác tăng 20,90/o/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 838 kWh/người/năm.

b. Năm 2020

Dự báo công suất đạt 67MW, điện thương phẩm 312 triệu kWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,2%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 15,9%/năm, nông - lâm - thủy sản tăng 7,8%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 19,4%/năm, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 10,5%/năm, phụ tải khác tăng 16,0%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 1.413 kWh/người/năm.

5. Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện.

5.1. Quan điểm thiết kế

a. Lưới điện trung thế

- Định hướng phát triển lưới điện trung thế:

+ Cải tạo toàn bộ lưới 10kV sang 22kV, phù hợp với “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

- Cấu trúc lưới điện:

+ Nâng cao một bước độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp ở những điểm bất lợi nhất. Đối với khu vực đô thị và các phụ tải quan trọng được thiết kế mạch vòng vận hành hở, đối với khu vực nông thôn được thiết kế hình tia,

- Tiết điện dây dẫn:

+ Đường dây trục 35kV, 22kV dùng dây dẫn AC có tiết diện ≥ 95mm2.

+ Đường dây nhánh dùng dây dẫn AC có tiết diện ≥ 50mm2.

+ Các đường dây trung thế mạch vòng được thiết kế sao cho khi vận hành hở tổn thất điện áp tại hộ xa nhất ≤ 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố.

+ Tổn thất điện áp cuối các đường dây trung thế hình tia ≤5%.

- Gam máy biến áp phân phối:

+ Gam máy biến áp phụ tải chọn phổ biến loại (180-400)kVA cho khu vực thị trấn và (100-320)kVA cho khu nông thôn. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

b. Lưới điện hạ thế

+ Lưới điện hạ thế áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp. Đường trục dùng cáp vặn xoắn hoặc dây nhôm với tiết diện ≥ 70mm2, đường nhánh tiết diện ≥ 50mm2. Bán kính lưới điện hạ thế không vượt quá 500m ở khu vực thị trấn và 800m ở khu vực nông thôn.

5. 2. Khối lượng xây dựng đến 2015

a. Lưới điện Trung thế giai đoạn 2012-2015:

- Xây dựng mới 5,8km đường dây 35kV.

- Xây dựng mới 37,7km đường dây 22kV.

- Cải tạo nâng tiết diện đường dây 35kV:12,2km

- Cải tạo đường dây 10kV sang 22kV: 26,6km.

- Xây dựng mới TBA 35/0,4kV: 18 trạm với tổng dung lượng 3. 870kVA.

- Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4kV: 110 trạm với tổng dung lượng, 32.930 kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 10/0,4kV sang 22/0,4kV: 28 trạm với tổng công suất 7.450 kVA.

- Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 35/0,4kV: 5 trạm với tổng công suất 1.690 kVA.

- Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 22/0,4kV: 20 trạm với tổng công suất 7.100 kVA.

b. Lưới điện hạ thế giai đoạn 2012-2015:

- Xây dựng mới 160km đường dây hạ áp.

- Cải tạo nâng cấp 150 tìm đường dây hạ áp.

- Lắp đặt mới và thay thế 8.000 công tơ điện.

c. Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư xây mới, cải tạo công trình lưới điện giai đoạn 2012-2015 ước tính là: 176,0 tỷ đồng.

Chia ra:

+ Vốn xây dựng lưới trung áp: 108,9 tỷ đồng;

+ Vốn xây dựng lưới hạ áp: 67,1 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn đã có kế hoạch: 17,5 tỷ đồng;

+ Vốn cần bổ sung: 158,5 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động: Vốn huy động thực hiện theo quy định của pháp luật (Luật Điện lực, Luật Ngân sách...) và các quy định cụ thể khác của địa phương.

(chi tiết xem tại Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015 có xét đến năm 2020 do Viện năng lương - Bộ Công Thương lập tháng 12/2012).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Công Thương phối hợp UBND huyện Vĩnh Tường và các đơn vị có liên quan tổ chức công bố quy hoạch theo quy định.

2. Giao cho Điện lực Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Vĩnh Tường cân đối vốn và đưa và kế hoạch hàng năm để xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Điện lực Vĩnh Phúc hàng năm có trách nhiệm báo cáo kế hoạch đầu tư lưới điện cho UBND tỉnh. Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải và phân phối, Điện lực Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp khác cần tuân thủ đúng cấu trúc lưới điện và quy mô công trình được phê duyệt tại Quyết định này.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý thực hiện Quy hoạch đảm bảo phát triển lưới điện đúng cấp điện áp, quy mô được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, GTVT, Ban Quản lý các KCN, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 CÓ XÉT ĐẾN 2020

MỞ ĐẦU

Đề án: “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 có xét đến 2020” do Viện Năng lượng- Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc lập theo quyết định số 723/QĐ-CT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đồng thời chỉ định Viện Năng lượng lập “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015, có xét đến 2020”.

Căn cứ lập đề án: Đề án đã bám sát theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” QĐ số 4107 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt ngày 31 tháng 12 năm 2010. Đồng thời căn cứ vào quyết định số 0361 ngày 20 tháng 1 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020”.

Nôi dung đề án đáp ứng các yêu cầu sau:

- Trên cơ sở các kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, 2011 và các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành nghiên cứu tính toán nhu cầu điện trên phạm vi toàn huyện theo từng giai đoạn quy hoạch để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường.

- Đánh giá về nguồn, lưới điện và phụ tải điện hiện tại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, đánh giá các ưu nhược điểm của lưới điện hiện trạng.

- Tiến hành tính toán, dự báo nhu cầu điện, thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển lưới điện của huyện đến giai đoạn quy hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống lưới điện tại các khu vực bao gồm xây mới và cải tạo để giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng cung cấp điện.

- Đưa ra khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện, vốn đầu tư xây dựng đến năm 2015.

- Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án, đưa ra kiến nghị và các giải pháp thực hiện.

Chương I

HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC

I.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện

1. Nguồn và lưới điện:

Phụ tải của huyện Vĩnh Tường được cấp điện từ hệ thống điện quốc gia thông qua trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5) và trạm 110kV Lập Thạch (E25.3). Cụ thể là:

Phần lớn phụ tải huyện Vĩnh Tường được cấp điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường thông qua các trạm phân phối 35, 22/0,4kV và qua trạm TG Ngũ Kiên 35/10kV. Riêng phụ tải phía Bắc huyện (các xã: Kim Xá, Yên Bình, Nghĩa Hưng) được cấp điện từ trạm 110kV Lập Thạch thông qua trạm trung gian Đạo Tú 35/10kV (TG Đạo Tú thuộc huyện Tam Dương).

Trạm 110kV Vĩnh Tường đặt tại thi trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường, trạm có 2 máy công suất: máy T1: 40MVA- 110/35/22kV và máy T2: 25MVA-110/22kV. Phía 35kV của trạm có 4 lộ ra, phía 22kV hiện có 3 lộ ra, Pmax hiện tại của trạm là 45MW.

Các thông số kỹ thuật và vận hành trạm 110kV Vĩnh Tường cho ở bảng sau:

Bảng I-1: Các thông số kỹ thuật trạm 110kV Vĩnh Tường

TT

Tên trạm, điện áp

Sđm
(MVA)

Pmax/Pmin
(MW)

Mang tải

1

Trạm 110kV Vĩnh Tường

40+25

 

 

 

Máy T1-110/35/22kV

40

32/13

Đầy tải phía 35kV

 

Máy T2-110/22kV

25

13/5

65%

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc.

Lưới điện trung áp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm ba cấp điện áp là 35, 22 và 10kV. Lưới 35kV chủ yếu cấp điện cho các xã dọc đường đi Việt Trì- Vĩnh Yên gồm: Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, Yên Lập, Việt Xuân và Bồ Sao. Lưới 10kV chủ yếu cấp điện cho: các xã phía Bắc và phía Nam huyện gồm: Kim Xá, Yên Bình, một phần xã Nghĩa Hưng, thị trấn Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh và An Tường. Lưới 22kV được phát triển mạnh mẽ, cấp điện cho thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang và các xã còn lại. Trên lưới phân phối của huyện hiện có 10 điểm bù công suất phản kháng với tổng dung lượng 4200 kVAr.

Tổng hợp khối lượng đường dây và trạm biến áp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tính đến tháng 5/2012 cho ở bảng I.2 và I.3.

Bảng I.2: Khối lượng đường dây và công tơ hiện có

TT

Loại đường dây

Chủng loại-tiết diện

Chiều dài (km)

I

Đường dây trung áp

 

188,50

1

Đường dây 35kV

 

69,13

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

AC-95, 70, 50

5,52

 

                -Tài sản ngành điện

AC-150, 120, 95, 70, 50

63,61

2

Đường dây 22kV

 

77,79

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

AC- 95, 70, 50

3,99

 

                - Tài sản ngành điện

AC-150, 120, 95, 70, 50

73,80

3

Đường dây 10kV

 

41,58

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

AC- 95, 70, 50

3,94

 

                - Tài sản ngành điện

AC-150, 120, 95, 70, 50

37,64

II

Đường dây hạ áp

 

758,69

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

AC- 95, 70, 50

706,85

 

               -Tài sản ngành điện

AC-150, 120, 95, 70, 50

51,84

III

Công tơ ( chiếc)

 

49703

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

 

41767

 

                   + 3 pha

 

700

 

                   + 1 pha

 

41067

 

                -Tài sản ngành điện

 

7936

 

                   + 3 pha

 

603

 

                   + 1 pha

 

7333

Nguồn: Điện lực Vĩnh Tường

Bảng I.3: Khối lượng trạm biến áp hiện có

STT

Loại trạm

Số trạm

Số máy

Tổng CS (KVA)

I

Trạm trung gian

 

 

 

 

TG Ngũ Kiên 35/10kV-2x3150KVA

1

2

6300

II

Trạm biến áp tiêu thụ

 

 

 

1

Trạm 35/0,4kV

42

52

23115

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

16

21

10065

 

-Tài sản ngành điện

26

31

13050

2

Trạm 22/0,4kV

80

80

21460

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

13

13

2640

 

- Tài sản ngành điện

67

67

18820

3

Trạm 10/0,4kV

27

28

7380

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

2

2

360

 

- Tài sản ngành điện

25

26

7020

4

Trạm 10 (22)/0,4kV

21

21

6700

 

Trong đó: - Tài sản khách hàng

10

10

4010

 

- Tài sản ngành điện

11

11

2690

Nguồn: Điện lực Vĩnh Tường

2. Đánh giá về lưới điện hiện tại

Lưới điện 35, 22kV huyện Vĩnh Tường hiện tại nhận điện trực tiếp từ trạm 110kV Vĩnh Tường, còn lưới 10kV phía Nam huyện nhận điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường qua trạm trung gian Ngũ Kiên và lưới 10kV phía Bắc huyện nhận điện từ trạm 110kV Lập Thạch thông qua trạm trung gian Đạo Tú (Tam Dương). Các thông số kỹ thuật và vận hành của các trạm trung gian cho ở bảng sau:

Bảng I.4: Mang tải trạm trung gian hiện tại

TT

Tên trạm trung gian

Điện áp
(kV)

Công suất đặt
(kVA)

Pmax
(MW)

Mang tải

1

TG Ngũ Kiên

35/10

2x3150

3,7

74%

2

TG Đạo Tú

35/10

2x5600

7,0

70%

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, Điện lực Vĩnh Tường

+ Lưới điện 35kV

Đường dây 35kV có tổng chiều dài 69,1km chiếm 36,7% tổng khối lượng đường dây trung áp của huyện. Trạm 110kV Vĩnh Tường có 4 lộ 35kV trong đó có lộ 377, Pmax=5MW, chỉ cấp điện cho Cty CP Công nghiệp Việt Nam (Yên Lạc), còn lại 3 lộ cấp điện cho huyện Vĩnh Tường và phụ tải các huyện lân cận Yên Lạc và Tam Dương. Toàn bộ lưới 35kV Huyện Vĩnh Tường được cấp điện từ máy T1 trạm 110kV Vĩnh Tường qua 3 lộ xuất tuyến 35kV như sau:

Lộ 371 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 13,8 km, dây dẫn AC-120, 95. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 14 trạm biến áp 35/0,4kV (với tổng dung lượng là 5790KVA) thuộc các xã Chấn Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến và Bồ Sao của huyện Vĩnh Tường. Ngoài ra, lộ này còn cấp điện cho 15 trạm biến áp 35/0,4kV của huyện Yên Lạc (với tổng dung lượng là 34590KVA- trong 15 trạm biến áp kể trên có 7 trạm biến áp khách hàng sản xuất thép). Công suất tải lộ Pmax= 12MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 4,05%. Đường dây này có liên hệ mạch vòng với đường dây 35kV từ trạm 110kV Việt Trì: lộ 373-E41 qua cầu dao CD25- 3B và lộ 371-E43 trạm 110kV Vĩnh Yên qua cầu dao CD101.

Lộ 373 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 23,5 km, dây dẫn AC-95, 70. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 9 trạm biến áp 35/0,4kV (với tổng dung lượng là 2355KVA) và TG Ngũ Kiên 35/0,4kV (2x3150kVA) của huyện Vĩnh Tường, ngoài ra còn cấp cho 3 trạm biến áp 35/0,4kV của Hà Nội (cấp Minh Châu) với tổng dung lượng là 610kVA). Công suất tải Pmax= 5,0MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,8%. Đường dây này có liên hệ mạch vòng vận hành hở với đường dây 35kV lộ 373 trạm 110kV Vĩnh Yên.

Lộ 379 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 13,9 km, dây dẫn AC-120. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 21 trạm biến áp 35/0,4kV của huyện Vĩnh Tường (với tổng dung lượng là 15220KVA) thuộc các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Việt Xuân và Bồ Sao (trong 21 trạm nêu trên có 1 trạm biến áp 250kVA của huyện Yên Lạc. Ngoài ra, lộ này còn cấp điện cho 19 trạm biến áp 35/0,4kV của huyện Tam Dương (với tổng dung lượng là 8380KVA). Công suất tải lộ Pmax= 10MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,91%. Đường dây này cũng có liên hệ mạch vòng vận hành hở với các đường dây 35kV: lộ 371-E43 trạm 110kV Vĩnh Yên qua cầu dao CD138 ở cuối đường dây và đường dây 35kV từ trạm 110kV Việt Trì (E41) lộ 374 qua cầu dao CD26-3B.

+ Đường dây 22kV

Đường dây 22kV có tổng chiều dài 77,8km chiếm 41,3% tổng khối lượng đường dây trung áp của huyện. Toàn bộ lưới 22kV Huyện Vĩnh Tường được cấp điện từ máy T2 trạm 110kV Vĩnh Tường qua 3 lộ xuất tuyến 22kV như sau:

Lộ 471 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 6,0 km, dây dẫn AC-150, 95. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 25 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 7530KVA) thuộc thị trấn Thổ Tang và các xã Lũng Hòa, Cao Đại, Bồ Sao. Công suất tải Pmax= 3,7MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 2,7%. Đường dây này có liên hệ mạch vòng với đường dây 22kV từ trạm 110kV Việt Trì: lộ 471-E41.

Lộ 473 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 15,8 km, dây dẫn AC-185, 95. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 42 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 10070KVA) thuộc thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường và các xã Vĩnh Sơn, Thượng Trưng, Tân Cương, Phú Thịnh, Lý Nhân, Tuân Chính, An Tường, Vũ Di. Công suất tải Pmax= 5,0MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 4,1%. Đường dây này đang vận hành hở, dự kiến lộ này sẽ liên hệ mạch vòng với lộ 22kV trạm 110kV Yên Lạc. (Theo quy hoạch phát triển Điện Lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020, sẽ xây dựng trạm 110/22kV Yên Lạc khi đó sẽ bỏ TG Ngũ Kiên, toàn bộ trạm biến áp phân phối sau TG Ngũ Kiên sẽ cải tạo sang 22kV nhận điện từ đường dây 22kV trạm 110kV Yên Lạc).

Lộ 475 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đường trục dài 6,0 km, dây dẫn AC-185, 95. Hiện tại đường dây này cấp điện cho 14 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 3860KVA) thuộc các xã Vĩnh Sơn, Đại Đồng, Bình Dương và Vân Xuân của huyện Vĩnh Tường. Ngoài ra, lộ này còn cấp điện cho 14 trạm biến áp 22/0,4kV xã Tề Lỗ, Bình Dương của huyện Yên Lạc với dung lượng 4005kVA. Công suất tải Pmax= 4,3MW tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,6%. Đường dây này vận hành hở.

+ Đường dây 10kV

Đầu năm 2011, máy T2 25MVA-110/22kV của trạm 110kV Vĩnh Tường vào vận hành thì toàn bộ đường dây và trạm biến áp sau trạm TG Vĩnh Sơn đã cải tạo xong và chuyển sang vận hành 22kV. Hiện nay, lưới 10kV chỉ còn ở các xã phía Bắc và phía Nam huyện, theo số liệu thống kê đường dây 10kV hiện có tổng chiều dài 41,58km chiếm 22,0% tổng khối lượng đường dây trung áp.

- Đường dây 10kV sau TG Ngũ Kiên có 2 lộ ra cụ thể như sau:

Lộ 971: Đi Tứ Trưng có chiều dài đường trục khoảng 4km dây dẫn AC-95 cấp điện cho 2 xã Tứ Trưng, Tam Phúc. Lộ 971 cấp điện cho 14 trạm biến áp 10/0,4kV với tổng dung lượng là 3930KVA, công suất tải của lộ Pmax: 1,8MW tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,9%.

Lộ 972: Đi Vĩnh Thịnh dài 8km dây dẫn AC-95 cấp điện cho các xã Ngũ Kiên, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh và An Tường. Lộ 972 có thể liên kết mạch vòng với lộ 974 TG Tam Hồng (huyện Yên Lạc) qua CD4 Đại Tự. Lộ 972 cấp điện cho 18 trạm biến áp 10/0,4kV với tổng dung lượng là 5220KVA. Mang tải của lộ Pmax: 1,9MW tổn thất điện áp cuối đường dây là 5,2%.

- Ngoài ra các xã phía Bắc huyện gồm: Kim Xá, Yên Bình, Nghĩa Hưng được cấp điện từ lộ 10kV-971 TG Đạo Tú (huyện Tam Dương).

Lộ 971 TG Đạo Tú đi Vĩnh Tường dài 11,3km, dây dẫn AC-95, 70. Lộ này cấp điện cho 34 trạm biến áp phân phối 10/0,4kV với tổng dung lượng là 10950kVA, Pmax = 3,5MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,4%.

Mang tải các tuyến đường dây 35, 22,10kV xem bảng I.5.

Bảng I.5: Mang tải các đường dây 35, 22, 10 kV hiện có.

STT

Tên đường dây

Loại dây tiết diện

C.dài trục
(km)

P max
(MW)

Số trạm hạ áp Tông KVA

I

Đường dây 35kV

 

 

 

 

1

Lộ 371-E25.5

AC-120, 95

13,8

12,0

29/40380 12/2965 và

2

Lộ 373-E25.5

AC-95,70

23,5

5,0

TG Ngũ Kiên 2/6300

3

Lộ 379-E25.5

AC-120

13,9

10,0

40/23600

II

Đường dây 22kV

 

 

 

 

1

Lộ 471-E25.5

AC-150, 95

6,0

3,7

25/7530

2

Lộ 473-E25.5

AC-185, 95

15,8

5,0

42/10070

3

Lộ 475-E25.5

AC-185, 95

6,0

4,3

28/7865

III

Đường dây 10kV TG Ngũ Kiên

 

 

 

 

1

Lộ 971 đi Tứ Trưng

AC-95

3,9

1,8

14/3930

2

Lộ 972 đi Vĩnh Thịnh TG Đạo Tú

AC-95

8,0

1,9

18/5220

 

Lộ 971 đoạn đi Vĩnh Tường

AC-70, 50

5,0

1,9

14/4570

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

+ Trạm biến áp phân phối

Huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 170 trạm/181 máy biến áp phân phối với tổng công suất đặt 58655kVA. Công suất trung bình 345 kVA/trạm. Trong đó có 42 trạm 35/0,4kV với tổng dung lượng 23115kVA, 80 trạm 22/0,4kV với tổng dung lượng 21460kVA và 48 trạm 10/0,4kV với tổng dung lượng 14080kVA. Trong tổng số 48 trạm biến áp phân phối 10/0,4kV hiện đã có 21 trạm có đầu phân áp 22kV với tổng dung lượng 6700kVA. Các trạm biến áp thường tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã, nơi có đông dân cư tập trung. Hiện tại có 15 máy biến áp mang tải 80% trở lên trong đó có 7 máy biến áp mang tải trên 100%, số máy non tải là 21, các máy còn lại đều vận hành bình thường. Tuy nhiên, trên lưới vẫn còn nhiều máy biến áp đã vận hành từ lâu được đại tu nhiều lần do vậy chất lượng đã kém.

+ Lưới điện hạ áp

Lưới điện hạ áp huyện Vĩnh Tường chủ yếu dùng cấp điện áp 380/220V, 3 pha 4 dây. Toàn huyện hiện có khoảng 758,7 km đường dây hạ áp chủ yếu do dân tự xây dựng đã lâu nên đường dây cũ nát, chắp vá không tuân thủ theo quy chuẩn. Một số tuyến kéo quá dài, tiết diện dây dẫn nhỏ nên tổn thất lớn.

2.1. Tình hình cung cấp và tiêu thụ điện hiện tại

Tổng điện năng thương phẩm năm 2011 của huyện Vĩnh Tường là 103.197.730 kWh. Trong đó chủ yếu là thành phần quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm 74,8% điện thương phẩm của huyện, do Vĩnh Tường là huyện thuần nông nên chủ yếu là phục vụ ánh sáng sinh hoạt. Trong giai đoạn 2006-2010 điện năng thương phẩm của huyện tăng bình quân đạt 14,1%/năm. Năm 2011 điện thương phẩm tăng 14,3% so với năm 2010. Bình quân điện năng thương phẩm tính theo đầu người của huyện năm 2011 còn rất thấp, mới đạt 517 kWh/người/năm và chỉ bằng khoảng 50% bình quân toàn tỉnh (1000 kWh/ng/năm). Cơ cấu tiêu thụ điện của huyện cho trong bảng I.6.

Bảng I.6: Cơ cấu điện năng tiêu thụ huyện Vĩnh Tường năm 2011

TT

Thành phần

Điện năng (kWh)

Tỷ lệ

1

Công nghiệp & Xây dựng

22159816

21,5%

2

Nông, lâm, thủy sản

2864947

2,8%

3

Thương mại & Dịch vụ

340726

0,3%

4

Quản lý & Tiêu dùng dân cư

77213458

74,8%

5

Các nhu cầu khác

618783

0,6%

 

Tông thương phẩm

103197730

100%

6

Tổn thất

3687542

3,45%

 

Điện nhận

106885272

 

 

Pmax (MW)

27

 

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

Hiện nay 100% số hộ của huyện đã được sử dụng điện lưới, tuy nhiên chất lượng điện nhiều nơi còn kém do đường dây hạ áp kéo quá dài. Về mặt quản lý hiện tại Điện lực Vĩnh Tường mới tiếp nhận điện nông thôn: thị trấn Vĩnh Tường và 3 xã Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Vân Xuân còn 2 thị trấn và 23 xã chưa tiếp nhận.

Diễn biến tiêu thụ điện của huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2005-2011 được thể hiện ở bảng I.7, và I.8.

Bảng I.7: Diễn biến tiêu thụ điện huyện Vĩnh Tường năm 2005-2011.

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

Bảng I.8: Diễn biến tiêu thụ điện năng huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2005-2011.

TT

Ngành

Năm 2005 (MWh)

Năm 2006 (MWh)

Năm 2007 (MWh)

Năm 2008 (MWh)

Năm 2009 (MWh)

Năm 2010 (MWh)

Năm 2011 (MWh)

Tăng trưởng 2006-2011 (%)

1

C.Nghiệp - X.Dựng

2273

2368

10436

16347

18752

20081

22160

46,2

2

Nông - lâm - thủy

2764

2689

3070

2883

2786

3926

2865

0,6

3

Thương mại - Dịch vụ

87

102

115

112

144

203

341

25,4

4

Q.Lý và T.Dùng Dân cư

41261

46374

50092

56741

66048

65605

77213

11,0

5

Hoạt động khác

400

603

737

553

585

489

619

7,5

6

Tổng thương phẩm

46786

52135

64450

76635

88315

90303

103198

14,1

7

Điện nhận

49603

53931

67743

80702

94454

94242

106885

13,6

 

Tổn thất(%)

5,68

3,33

4,86

5,04

6,5

4,18

3,45

 

8

Pmax (MW)

21

22

24

24,5

25

25

27

 

9

Giá bán điện bình quân bao gồm VAT (đồng/kWh)

 

 

 

 

 

 

1076

 

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

I.2. Đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn trước

Kết quả so sánh và đánh giá thực hiện so với quy hoạch được trình bày ở bảng I.9 như sau:

Bảng I.9. Kết quả so sánh thực hiện quy hoạch giai đoạn trước

Danh mục

Đơn vị

Khối lượng có tới

Khối lượng tăng thêm

Khối lượng DK trong QH trước

So sánh tỷ lệ (TH/QH)

11/2007

Hiện nay

I. Trạm biến áp

 

 

 

 

 

 

1. Trạm 110kV

Tr/kVA

 

1/65.000

1/65.000

1/50.000

100%/130%

2. Trạm trung gian

Tr/kVA

2/16.800

1/6.300

Giảm 1/10.500

 

 

3. Trạm tiêu thụ XDM

Tr/kVA

30/17.790

80/35.955

50/18.165

119/41.520

42%/43%

+ 35/0,4kV

Tr/kVA

20/16.050

42/23.115

22/7.065

32/9.070

 

+ 22/0,4kV

Tr/kVA

 

17/6.140

17/6.140

87/32.450

 

+ 10(22)/0,4kV

Tr/kVA

10/1.740

21/6.700

11/4.960

 

 

4. Trạm tiêu thụ cải tạo

Tr/kVA

90/22.700

27/7.380

63/15.320

90/22.700

70%/67%

+ 10/0,4kV sang 35/0,4kV

Tr/kVA

 

 

 

6/1.830

 

+ 10/0,4kV sang 22/0,4kV

Tr/kVA

90/22.700

27/7.380

63/15.320

84/20.870

 

II. Đường dây trung thế XDM

 

50,7

96,5

45,8

25,7

178%

1. Đường dây 35kV

Km

45,8

69,1

23,3

8,6

 

2. Đường dây 22kV

Km

4,9

27,4

22,5

17,1

 

III.. Đường dây trung thế cải tạo

 

92,0

41,6

50,4

82,6

61%

Cải tạo 10kV sang 22kV

Km

92,0

41,6

50,4

82,6

 

IV. Đường dây 0,4kV

Km

512,4

758,7

246,3

172

143%

V. Một số chỉ tiêu khác

 

 

 

Năm 2010

Dự báo năm 2010

So sánh (TH/QH-2010)

1. Tổng thương phẩm

106kWh

 

 

90,3

130,2

69%

2. C.Nghiệp - X.Dựng

106kWh

 

 

20,08

53,5

38%

3. Nông - lâm - thủy

106kWh

 

 

3,93

3,86

102%

4. Thương mại - Dịch vụ

106kWh

 

 

0,20

0,29

69%

5. Q.Lý và T.Dùng Dân cư

106kWh

 

 

65,60

71,29

92%

6. Hoạt động khác

106kWh

 

 

0,49

1,23

40%

VI. Pmax

MW

 

 

27

39

69%

Số liệu bảng trên cho thấy điện năng thương phẩm của huyện Vĩnh Tường năm 2010 bằng 69% điện thương phẩm dự kiến theo quy hoạch. Nguyên nhân thấp chủ yếu là do thành phần công nghiệp: KCN Yên Bình, KCN Vĩnh Tường và KCN Vĩnh Thịnh bỏ, KCN Chấn Hưng tiến độ xây dựng chậm.

Tiến độ trạm 110kV Vĩnh Tường vào đúng so với quy hoạch và dung lượng trạm lớn hơn so với quy hoạch vì trạm 110kV Vĩnh Tường phải cấp điện cho huyện Yên Lạc và Tam Dương (do tiến độ trạm 110kV Yên Lạc và 110kV Tam Dương vào chậm so với quy hoạch nên một phần phụ tải huyện Yên Lạc và Tam Dương nhận điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường).

Khối lượng đường dây trung áp 35, 22 hiện có bằng 178% so với quy hoạch, Khối lượng xây dựng trạm biến áp tiêu thụ 35, 22, 22(10)/0,4kV bằng 42% so với quy hoạch.

Theo đề án “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2006­2010, có xét đến 2015” đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 1795 tháng 11/2007, toàn bộ lưới 10kV của huyện Vĩnh Tường sẽ được cải tạo lên 22kV đồng bộ với tiến độ vào của 2 trạm 110kV Vĩnh Tường và trạm 110kV Yên Lạc, bỏ trạm TG Vĩnh Sơn 35/10kV và TG Ngũ Kiên 35/10kV.

Tuy nhiên, hiện đã bỏ TG Vĩnh Sơn nhưng chưa bỏ TG Ngũ Kiên. Lưới 10kV của huyện đã thực hiện cải tạo được thể hiện trong bảng I.9. Khối lượng cải tạo đường dây 10kV sang 22kV bằng 61% so với quy hoạch. Khối lượng cải tạo trạm biến áp tiêu thụ 10/0,4kV sang 22/0,4kV bằng 70% so với quy hoạch. Cụ thể là:

Toàn bộ 4 lộ 10kV sau trạm TG Vĩnh Sơn đã chuyển sang 22kV và được cấp điện từ 3 lộ 22kV trạm 110kV Vĩnh Tường. Lộ 971 cải tạo thành lộ 471, lộ 972 và 974 cải tạo thành lộ 473, lộ 976 cải tạo thành lộ 475. Đã bỏ TG Vĩnh Sơn.

Riêng 2 lộ 10kV sau TG Ngũ Kiên là 971 và 972 vẫn chưa cải tạo, hiện TG Ngũ Kiên vẫn đang cấp điện cho các trạm biến áp phân phối 10/0,4kV phía Nam của huyện Vĩnh Tường (theo quy hoạch huyện giai đoạn trước khi cải tạo xong lộ này sẽ được cấp điện từ đường dây 22kV trạm 110kV Yên Lạc). Chưa bỏ TG Ngũ Kiên là vì chưa xây dựng trạm 110kV Yên Lạc nên chưa có nguồn cấp 22kV để cải tạo các lộ 10kV sau trạm TG này. Tuy vậy, theo đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại QĐ số 0361 ký ngày 20 tháng 1 năm 2011, sẽ xây dựng trạm 110/35/22kV Yên Lạc trong giai đoạn 2011-2015. Do đó, sẽ cải tạo toàn bộ lưới 10kV sau trung gian Ngũ Kiên sang 22kV nhận điện từ thanh cái 22kV trạm 110kV Yên Lạc và dỡ bỏ trạm trung gian Ngũ Kiên.

Ngoài ra, còn lộ 971 TG Đạo Tú (Tam Dương) cấp điện cho phía Bắc huyện Vĩnh Tường vẫn chưa cải tạo sang 22kV. Dự kiến, sẽ cải tạo lộ này sang 22kV trong giai đoạn 2011-2015.

Trong giai đoạn 2006-2011, trên địa bàn huyện không xuất hiện phụ tải đột biến.

4. Một số nhận xét đánh giá

+ Nguồn cấp điện: Hiện tại trạm 110kV Vĩnh Tường chủ yếu cấp điện cho phụ tải huyện Vĩnh Tường qua các lộ 35, 22kV. Ngoài ra, trạm 110kV Vĩnh Tường còn cấp điện cho phụ tải Thép đặc biệt Yên Lạc và các phụ tải phía Nam huyện Tam Dương. Tuy nhiên, trạm 110kV Vĩnh Tường hiện đã đầy tải phía 35kV và phía 22kV mang tải 65%. Với tốc độ tăng phụ tải như hiện nay của huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương thì với công suất của trạm 110kV Vĩnh Tường như hiện nay không đảm bảo cho việc cấp điện cho huyện Vĩnh Tường trong tương lai.

Theo Quy hoạch Phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt để giảm tải cho trạm 110kV Vĩnh Tường sẽ xây dựng mới trạm 110/22kV Yên Lạc để cấp điện cho huyện Yên Lạc, sẽ xây dựng mới trạm 110/35/22kV Tam Dương để cấp điện cho huyện Tam Dương. Nâng công suất trạm 110/35/22kV Vĩnh Tường thành (40+63)MVA để cung cấp điện cho huyện Vĩnh Tường.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của huyện cũng như của khu vực việc nâng công suất trạm 110kV Vĩnh Tường và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm 110kV Yên Lạc, trạm 110kV Tam Dương là việc làm cần thiết và cấp bách.

+ Lưới điện: Nhìn chung, các đường trục của đường dây trung thế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có tiết diện lớn vì vậy khả năng mang tải cao, tuy nhiên vẫn còn một số đường trục cần phải nâng tiết diện đồng bộ để tăng khả năng tải của đường dây.

Các đường dây 35kV của trạm 110kV Vĩnh Tường cấu trúc mạch vòng liên hệ với các đường dây 35kV trạm 110kV Việt Trì và trạm 110kV Vĩnh Yên, vận hành linh hoạt nhưng các các đường dây này đầy hoặc quá tải khi phải cấp hỗ trợ Yên Lạc và Tam Dương. Các đường dây 22kV vận hành bình thường non tải, cấu trúc lưới 22kV hình tia, chưa có mạch vòng để dự phòng, vận hành chưa linh hoạt. Khả năng hỗ trợ cấp điện 22kV giữa các trạm 110 kV của huyện Vĩnh Tường và huyện khác chưa được hình thành. Các đường dây 10kV được cấp điện từ 2 trạm TG Đạo Tú (Tam Dương) và Ngũ Kiên và cả hai trạm này chỉ non tải vào mùa đông và đều đầy tải vào mùa hè nên việc cấp điện bị hạn chế, thường xuyên phải sa thải phụ tải, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm. Một số đường dây 10kV hiện có kết cấu hình tia hoặc quá dài gây tổn thất lớn và ảnh hưởng đến chất lượng điện áp cuối nguồn.

Vì vậy, trong tương lai khi dân số tăng lên, nền kinh tế phục hồi các phụ tải công nghiệp của huyện phát triển mạnh và đời sống người dân nâng cao nhu cầu điện sẽ tăng nhanh thì cần phải xem xét nâng công suất trạm 110/35/22kV Vĩnh Tường để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho huyện. Ngoài ra, cần đưa sớm trạm 110/22kV Yên Lạc (huyện Yên Lạc) vào vận hành để cải tạo lưới 10kV sau trạm TG Ngũ Kiên sang cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV để tăng khả năng tải và nâng cao chất lượng điện áp. Chi tiết kết quả tính toán tổn thất công suất, điện năng, điện áp lưới điện trung thế hiện tại cho ở bảng I.10.

Bảng I.10. Kết quả tính tổn thất công suất, điện năng, điện áp lưới trung thế hiện tại

STT

Tên lộ

Điện áp
(kV)

Pmax
(MW)

Tổn thất công suất (%)

Tổn thất điện năng(%)

Tổn thất điện áp (%)

1

371 Vĩnh Tường

35

12,0

2,26

1,81

4,05

2

373 Vĩnh Tường

35

5,0

3,59

3,17

3,8

3

377 Vĩnh Tường

35

5,0

1,80

1,81

2,1

4

379 Vĩnh Tường

35

10,0

1,89

1,68

3,91

5

471 Vĩnh Tường

22

3,7

2,81

3,04

2,7

6

473 Vĩnh Tường

22

5,0

3,73

3,53

4,1

7

475 Vĩnh Tường

22

4,3

4,12

2,97

3,6

8

971 TG Ngũ Kiên

10

1,8

5,23

4,18

3,9

9

972 TG Ngũ Kiên

10

1,9

7,53

6,02

5,2

Về tình hình sự cố: Bình quân mỗi tháng toàn huyện có khoảng 20 vụ sự cố lưới điện trung áp, hầu hết các vụ sự cố là sự cố thoảng qua.

Trong cơ cấu tiêu thụ điện của huyện chủ yếu là thành phần quản lý và tiêu dùng dân cư (năm 2011 chiếm 74,8%) do Vĩnh Tường là huyện thuần nông, công nghiệp chưa phát triển mạnh. Điều này ảnh hưởng đến giá bán điện bình quân của Điện lực Vĩnh Tường, giá bán điện bình quân của huyện năm 2011 là 1076đ/kWh (có VAT) thấp hơn giá bán bình quân toàn Cty Điện lực Vĩnh Phúc là 1123,59đ/kWh). Trong thời gian tới khi các khu và cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ thay đổi đáng kể cơ cấu tiêu thụ điện của huyện cũng như giá bán điện bình quân của Điện lực Vĩnh Tường.

Trong dự án Năng lượng nông thôn RE II mở rộng đang triển khai huyện Vĩnh Tường, 8 xã được đầu tư với tổng vốn đầu tư cho lưới trung áp là 13,5 tỷ đồng. Ngoài ra, xã Đại Đồng và xã Nghĩa Hưng của huyện Vĩnh Tường còn được đầu tư lưới điện trung và hạ áp theo nguồn vốn tái thiết Đức (kfW) với tổng vồn đầu tư gần 4 tỷ. Các đường dây và trạm biến áp 10/0,4kV được xây dựng mới theo các dự án trên đều đã được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn 22kV và hiện tại huyện Vĩnh Tường đã có 21 trạm 10(22)/0,4kV với tổng dung lượng 6700kVA.

Chương II

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

II.1. Đặc điểm tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Huyện Vĩnh Tường nằm ở đỉnh của đồng bằng sông Hồng; nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên 10km. Vĩnh Tường có vị trí nằm ở trung điểm giữa 3 đô thị: thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương.

- Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.

- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.

Huyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên 141,89km2 chiếm 10,3% diện tích toàn tỉnh. Dân số đến 31/12/2011 là 200783 người chiếm khoảng 19% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 1415 người/km2.

2. Hành chính

Huyện Vĩnh Tường có 26 xã và 3 thị trấn, diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã cho trong bảng II. 1

Bảng II.1: Diện tích và dân số các xã đến 31/12/2011

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích
(Km2)

Dân số
(Người)

Mật độ dân số
(Người/km2)

 

TỔNG SỐ

141,89

200783

1415

 

I. Thành thị (Phường,thị trấn)

 

26729

1987

1

Thị trấn Vĩnh Tường

3,22

4787

1487

2

Thị trấn Thổ Tang

5,26

15309

2910

3

Thị trấn Tứ Trưng

4,97

6633

1335

 

II. Nông thôn (Xã)

 

174054

1355

4

Kim xá

9,57

9744

1018

5

Yên bình

6,27

8591

1370

6

Chấn hưng

5,21

8560

1643

7

Nghĩa hưng

4,55

8116

1784

8

Yên lập

5,83

7772

1333

9

Việt xuân

2,75

4206

1529

10

Bồ sao

2,23

3604

1616

11

Đại đồng

5,12

9582

1871

12

Tân tiến

2,97

6111

2058

13

Lũng Hòa

6,24

9784

1568

14

Cao đại

5,85

4805

821

15

Vĩnh sơn

3,27

5503

1683

16

Bình dương

7,41

13061

1763

17

Tân cương

2,33

3498

1501

18

Phú thịnh

2,00

3561

1781

19

Thượng trưng

5,84

8098

1387

20

Vũ di

3,72

3847

1034

21

Lý nhân

2,83

4934

1743

22

Tuân chính

6,51

6070

932

23

Vân xuân

3,35

5220

1558

24

Tam phúc

3,07

3574

1164

25

Ngũ kiên

4,89

7421

1518

26

An tường

5,51

9214

1672

27

Vĩnh thịnh

10,01

9558

955

28

Phú đa

6,45

5162

800

29

Vĩnh ninh

4,54

4458

982

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Tường năm 2011

Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường

3. Địa hình

Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng và có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, Việt Xuân. Đất canh tác có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng ruộng mấp mô thường tạo thành những vùng trũng nhỏ với độ chênh lệch các cốt ruộng lớn (từ 0,5- 1,3 m). Vĩnh Tường là huyện có địa hình thấp nên thường gây ra úng lụt tại các khu vực trũng của huyện vào mùa mưa.

4. Khí hậu thời tiết

Vĩnh Tường có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang nét đặc trưng của đồng bằng trung du Bắc Bộ, phân chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng tư có mưa phùn, nhiệt độ hơi lạnh, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7 có mưa rào, gây lũ, thời tiết nóng ẩm, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10 nhiệt độ thấp hơn mùa hè và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau với nhiệt độ lạnh và khô. Lượng mưa trung bình hàng năm 1552mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 23,6oC. Độ ẩm trung bình 82%.

5. Tài nguyên khoáng sản:

Vĩnh Tường có tới 98,62% diện tích đất là đồng bằng ; 46,07% trong số đó là đất phù sa sông Hồng còn lại là đất phù sa hệ thống sông Lô. Nhìn chung đây là loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ.

Vĩnh Tường có nguồn tài nguyên cát sỏi có chất lượng khá tốt và hiện nay đang được khai thác với quy mô vừa và nhỏ để cung cấp cho trong và ngoài huyện. Ngoài ra đất thịt pha sét là nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói cũng có ở tất cả các xã trong huyện.

II.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất giai đoạn 2006­2010 đạt 23,7%/năm: trong đó nông nghiệp tăng chậm nhất đạt 1,4%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất đạt 43,4%/năm và dịch vụ thương mại tăng 32,7%/năm. GTSX ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởng cao là do xuất phát điểm của những ngành này thấp, sau khi có sự xuất hiện của các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh và đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu KTXH...tạo ra nhịp độ tăng trưởng khá nóng. Năm 2010 tổng GTSX toàn huyện đạt 2.299 tỷ đồng (giá 1994), gấp hơn 3 lần so với năm 2005. Nếu tính theo giá thực tế tổng giá trị sản xuất năm 2005 của huyện là 1344 tỷ đồng, năm 2010 là 4959 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Năm 2005 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 61,3%, Công nghiệp- xây dựng chiếm 18% và dịch vụ thương mại chiếm 20,7%. Đến năm 2010 nông lâm nghiệp thủy sản giảm xuống còn 31,2%, Công nghiệp xây dựng tăng lên 33% và dịch vụ thương mại là 35,8%.

Một số chỉ tiêu tổng hợp về thực trạng kinh tế xã hội của huyện cho ở bảng II.2.

Bảng II.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp thực trạng kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vi

2005

2010

2011

I

Giá trị

 

 

 

 

1

Dân số TB

ng

193585

196866

200783

2

Tổng GTSX(giá 94)

tr đ

793066

2298958

2438515

 

+ Nông lâm. TS

tr đ

409604

438011

499482

 

+ CN-XD

tr đ

144678

876555

1047400

 

+ Dịch vụ-TM

tr đ

238784

984392

891633

3

Tổng GTSX(giá hh)

tr đ

1343983

4959285

6721792

4

Thu nhập bình quân đầu người

tr đ

5,2

15,6

18,7

II

CC GTSX(giá hh)

%

100

100

100

1

Nông lâm. TS

%

61,3

31,2

27,8

2

CN-XD

%

18,0

33,0

39,0

3

Dịch vụ

%

20,7

35,8

33,2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Tường năm 2011

Báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2006-2010

Về thực trạng sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực kinh tế- xã hội chủ yếu của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

1. Nông - Lâm - thủy sản

Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chậm phát triển. Tốc độ tăng trưởng GTSX toàn bộ nhóm ngành bình quân trong giai đoạn 2006­2010 đạt 1,4%/năm. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng bị suy giảm (tương ứng là -0,9%/năm và -1,9%/năm) nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ đông - xuân 2006 - 2007 bị ngập lụt và mưa đá, vụ đông năm 2008 úng ngập toàn huyện.. .do đó sản lượng của các cây trồng bị suy giảm nghiêm trọng. thủy sản phát triển mạnh đạt mức tăng trưởng 19,1%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Nội bộ ngành nông lâm nghiệp thủy sản đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005 nông nghiệp chiếm 91,3%, thủy sản 8,7%; năm 2010 các chỉ số cơ cấu tương ứng của ngành nông nghiệp và thủy sản là 88,5% và 11,5%.

+ Ngành trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cây lương thực hầu như không thay đổi 21694 ha năm 2005 so với 22524 ha năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ theo các loại cây trồng có thay đổi do thị trường quyết định. Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng cây lương thực, cây thực phẩm tăng đáng kể. Năng suất lúa năm 2010 đạt 61,5 tạ/ha tăng 3,1 tạ/ha so với năm 2005. Riêng cây công nghiệp và cây ăn quả thì sản lượng lại tăng không nhiều. Tốc độ tăng GTSX ngành trồng trọt trong giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân -1,9%/năm% năm . Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2010 đạt 22524 ha trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực là 17105 ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2010 đạt 86995 tấn, bình quân lương thực trên đầu người 409kg/người. Về cây công nghiệp có đậu tương, mía, lạc, vừng, đậu tương., có diện tích khoảng 2833 ha. Cây ăn quả thì diện tích và sản lượng trong thời gian qua tăng không đáng kể.

+ Ngành chăn nuôi: trong những năm gần đây đàn gia súc gia cầm, phát triển đã ổn định, lĩnh vực chăn nuôi tăng trưởng bình quân 0,5%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2010 tổng đàn trâu là 2239 con, đàn bò là 23,2 ngàn con, đàn lợn là 78,9 ngàn con, đàn gia cầm là 704,5 ngàn con. Chăn nuôi đã từng bước được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Về dịch vụ: những năm gần đây đã có những tiến bộ về dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ phân bón, dịch vụ tài chính, dịch vụ thương mại và dịch vụ thú y. Tốc độ tăng GTSX ngành dịch vụ trong giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 2,6% năm.

+ Về thủy sản: năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 1600 ha (tăng khoảng 264 ha so với năm 2005, do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản) với sản lượng năm 2010 là 5463 tấn tăng so với năm 2005 khoảng 2300 tấn sản phẩm chủ yếu là cá, tôm và một số loại khác. Việc phát triển diện tích và trang trại nuôi trồng thủy sản đạt được kết quả tương đối tốt nên diện tích tăng lên đáng kể. Vùng trọng điểm phát triển thủy sản của huyện là ở những nơi trũng (đầm, ao, hồ, ruộng) và trên sông (nuôi cá lồng). Trong tương lai thị trường sản phẩm thủy sản của huyện rất có tiềm năng.

2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chiếm khoảng 99% bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất gạch ngói, chế biến và sản xuất từ tre nứa, sản xuất các sản phẩm từ kim loại và sản xuất giường, tủ, bàn ghế... Sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh có sự tham gia của các cơ sở cá thể và các doanh nghiệp tư nhân.

Ngành xây dựng trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện năm 2010 đạt 129,3 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng GTSX toàn ngành công nghiệp - xây dựng của huyện đạt bình quân 43,4%/năm xấp xỉ bằng bình quân toàn tỉnh (trên 45%/năm). Tổng GTSX của cả nhóm ngành năm 2010 đạt 876,5 tỷ đồng (giá 94).

3. Dịch vụ - Thương mại

Trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, ngành dịch vụ đã phát triển khá mạnh, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2005 là 238,7 tỷ đồng (giá so sánh 1994); năm 2010 đạt 984,4 tỷ đồng (giá so sánh 1994), nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 32,7%/năm đoạn 2006 - 2010, chiếm 35,7 % tổng GTSX toàn ngành kinh tế của huyện.

4. Cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Vĩnh Tường có 22 km đường quốc lộ 2 chạy qua và 20,1 km đường tỉnh lộ. Toàn bộ tuyến đường đã được rải nhựa hoặc bê tông. Ngoài ra còn có 77,1 km đường huyện lộ và hàng ngàn km đường chạy liên thôn, liên xã.

- Đường sắt: có 10km đường sắt tuyến Hà Nội- Lào Cai chạy qua. Tuyến này tiếp nối tuyến Hà Nội- Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng, đây là cơ hội tốt cho Vĩnh Tường để khai thác hệ thống giao thông này vào phát triển kinh tế huyên.

- Đường thủy: mạng lưới giao thông đường sông trên địa bàn huyện có chiều dài tương đối lớn: Sông Hồng 18 km và Sông Phan 37 km và có bến phà Vĩnh Thịnh tiếp giáp với Hà Nội và hiện nay đang thi công xây dựng cầu Vĩnh Thịnh để thay thế phà Vĩnh Thịnh phục vụ mua bán tiêu thụ nông sản của địa phương.

+ Bưu chính viễn thông: Vĩnh Tường có bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn Vĩnh Tường và 24 bưu điện xã. Tính đến nay toàn huyện đã lắp đặt được khoảng 18000 máy điện thoại cố định và 10000 máy điện thoại di động, bình quân đạt tỷ lệ 9 máy cố định/100 dân, 5 máy di động/100 dân.

+ thủy Lợi: Huyện Vĩnh Tường có hệ thống tưới rất hoàn chỉnh, bao gồm các công Trình tựới bao gồm: hệ thống kênh tưới Liễn Sơn dài 53 km (phần đi qua huyện dài 15,28 km) , trạm bơm Bạch Hạc (với kênh 6A dài 8,024 km) , bơm Liễn Trì (dài 1,1 km) , bơm Vĩnh Sơn (dài 2,2 km) và 58 trạm bơm nhỏ. Hệ thống tiêu gồm trạm bơm Đại Cao (tiêu cho 980 ha), bơm Vĩnh Sơn (tiêu cho 60 ha), 2 trạm bơm nhỏ và tiêu tự chảy bao gồm một loại kênh nhánh với tổng chiều dài lên tới 37km. Các công trình thủy lợi của huyện được quản lý theo 2 hình thức: công ty TNHH MTV và các công trình nhỏ do xã quản lý.

5. Hoạt động văn hóa - xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo: Hiện nay trong toàn huyện có 76/101 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, gồm: 21 trường mầm non, 33 trường tiểu học và 19 trường THCS và 3 trường THPT. Cơ sở vật chất cho giáo dục được đầu tư, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục được nâng cao. Mạng lưới giáo dục phát triển rộng khắp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

+ Y Tế: Cơ bản thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mạng lưới y tế đã được củng cố và phát triển từ huyện đến cơ sở. Hiện huyện có 1 bệnh viện Đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng và 29 trạm y tế xã. Đạt bình quân 15 giường bệnh/1 vạn dân; số cán bộ y tế 143 người, trong đó bác sĩ có 25 người, đạt bình quân 5 bác sỹ/1 vạn dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đầu tư cho trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực huyện, trạm y tế được tăng cường. Hiện Vĩnh Tường là huyện đứng đầu toàn tỉnh về số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

II.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ XXIV, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 như sau:

I.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

1. Quan điểm phát triển: Phát triển KTXH của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển theo hướng CNH-HĐH hướng về xuất khẩu.. Đảm bảo tính hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Đảm bảo chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị và giữ gìn quốc phòng trên địa bàn huyện và góp phần đóng góp cho cả tỉnh về lĩnh vực này.

2. Mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2020 như sau:

- Nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 là 16,8%/năm: Trong đó nông lâm nghiệp thủy sản là 4,3%, công nghiệp- xây dựng là 20,3% và thương mại-dịch vụ là 18%. Giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GTSX đạt 18,7%/năm. Trong đó, nông nghiệp - thủy sản tăng 3,8%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 21,5%/năm, dịch vụ tăng 18,5%/năm.

- Cơ cấu GTSX kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, vào năm 2015 tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản là 18,5%, công nghiệp - xây dựng 42%, dịch vụ-thương mại 39,5%. Năm 2020 cơ cấu GTSX là: Nông nghiệp - thủy sản đạt 10,6%, Công nghiệp - xây dựng đạt 49,8%, dịch vụ đạt 39,6%,

- Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2015 đạt 31 triệu đồng và năm 2020 đạt 69 triệu đồng (giá hiện hành).

Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH đến năm 2015, 2020 của huyện được thể hiện ở bảng II.3

Bảng II.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến 2015, 2020

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2015

2020

TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

1. Tổng GTSX (giá SS 1994)

5.001.239

11.761.447

16,8

18,7

- Nông nghiệp, thủy sản

540.638

651.468

4,3

3,8

- Công nghiệp, xây dựng

2.208.550

5.847.749

20,3

21,5

- Dịch vụ

2.252.050

5.262.230

18,0

18,5

2. Cơ cấu GTSX ( giá thực tế)

100,0

100,0

 

 

- Nông nghiệp, thủy sản

18,5

10,6

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

42,0

49,8

 

 

- Dịch vụ

39,5

39,6

 

 

3. Dân số (người)

201.400

212.740

1,20

1,10

4. GTTT BQ/người (triệu đồng)

31,0

69,0

 

 

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

II.3.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

Từ nay đến 2020 tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh, đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp. Phát triển sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, chất lượng cao và tập trung phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh và phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng an toàn. Phát triển sản xuất gắn liền với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho dân cư đô thị, khu công nghiệp. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn huyện; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất tiên tiến có hiệu quả.

+ Về trồng trọt: đẩy mạnh thâm canh tại các vùng trọng điểm bằng cách áp dụng khoa học công nghệ, đưa các bộ giống mới có năng suất, chất lượng cao đồng thời chuyển đổi thời vụ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, sử dụng tiến bộ về canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và tăng sản lượng. Xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh ngô nếp. Giữ ổn định diện tích trồng lạc nhưng nâng cao năng suất, tăng diện tích trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi gia súc. Mở rộng quy mô diện tích và nâng cao chất lượng đối với rau sạch, hoa tươi.. .Đối với chăn nuôi cải tạo giống vật nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi công nghiệp tổng hợp. Đặc biệt chú trọng công tác thú y phòng chống dịch cúm gia cầm và bệnh ở gia súc. Đối với công tác dịch vụ: mở rộng hoạt động tư vấn khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh dịch vụ phân bón, dịch vụ thú y, dịch vụ tín dụng ngân hàng. Phấn đấu đến năm 2020 tổng sản lượng lương thực đạt hơn 83 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người duy trì ở mức khoảng 400 kg/người/năm. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, cải tạo, nạo vét, mở rộng các tuyến kênh mương dẫn nước, bổ xung, bảo dưỡng các trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, loại bỏ các trạm vận hành không hiệu quả.

+ Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện, trâu, bò, lợn, gia cầm vẫn là sản phẩm hàng hóa chủ yếu. Chú trọng cải tạo đàn lợn giống theo hướng nạc hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa vào các giống bò chuyên sữa, chuyên thịt có năng suất cao, khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại. Phấn đấu đưa tổng đàn lợn lên 90 ngàn con, đàn trâu 3 ngàn con, đàn bò 30 ngàn con và đàn gia cầm 1 triệu con vào năm 2020.

+ Về thủy sản: Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có để tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích và đẩy nhanh tốc độ NTTS trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh, chú trọng các mặt hàng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1900 ha, nâng sản lượng thủy sản lên 7600 tấn. Nuôi trồng thủy sản tập trung vào các loại cá có giá trị kinh tế cao. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản đối với những loại phù hợp với tiềm năng của địa phương và nhu cầu của thị trường.

2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng sử dụng tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường, thúc đấy tăng trưởng kinh tế chung, tạo thêm việc làm, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Phát triển công nghiệp theo trọng điểm ưu tiên đầu tư. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ cao tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng nguyên liệu trong nước và bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương như cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm đồ uống. Phát triển khu công nghiệp Chấn Hưng, cụm KT-XH Đại Đồng, cụm CN Thổ Tang - Tân Tiến- Lũng Hòa, cụm CN Đồng Sóc, khu LN rắn Vĩnh Sơn, cụm KT-XH xã Lý Nhân, khu LN Mộc An Tường,...

+ Phát triển các khu, cụm công nghiệp: sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của công nghiệp nói riêng phụ thuộc lớn vào việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung của huyện. Để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020, phương hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo các hướng chính:

Tiến hành giải phóng mặt bằng cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt:

- KCN Chấn Hưng với tổng diện tích 131 ha (đất công nghiệp 85,15 ha) đã được phê duyệt chi tiết, hiện đang tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhanh chóng lấp đầy các diện tích đất công nghiệp. Các ngành ưu tiên chủ yếu là công nghiệp sản xuất chế tạo linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị âm thanh điện tử, cassete cho ôtô, đầu DVD cho ôtô...

Trong giai đoạn đến 2020, bên cạnh việc tập trung phát triển các KCN, huyện Vĩnh Tường còn chú ý đến phát triển các cụm công nghiệp nhỏ tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào khu vực nông thôn nhằm phát huy tốt tiềm năng, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Các cụm CN đó là: cụm CN Thổ Tang - Tân Tiến- Lũng Hòa (18ha), cụm KT-XH xã Lý Nhân (10,07ha), cụm KT-XH Đại Đồng (98,05ha), cụm CN Đồng Sóc (40,14ha), cụm CN làng nghề mộc An Tường (16,29ha), cụm CN Tân Tiến (8ha), cụm CN Lũng Hòa (15ha), cụm CN Việt Xuân (10ha), cụm CN Bình Dương (45ha), Cụm CN Vân Giang- Văn Hà (10ha), cụm CN Thổ Tang- Lũng Hòa (45ha) với các ngành nghề ưu tiên là công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đồ uống, dệt may, phụ tùng xe máy, sản xuất VLXD, rèn.

3. Thương mại - Dịch vụ- Du lịch

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Chú trọng phát triển các ngành du lịch, các dịch vụ ngân hàng tài chính, thương mại, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ phục vụ cá nhân và công cộng., đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Khuyến khích các thành phần kinh tế và nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển du lịch. Hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ gắn với các khu, cụm công nghiệp như chợ đầu mối trung tâm thương mại Tân Tiến, trung tâm thương mại dịch vụ Tứ Trưng, TTTM và đô thị Phúc Sơn... Mặt khác, Vĩnh Tường cũng chú trọng quy hoạch, nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có và xây dựng mới các chợ thị trấn và chợ các xã. Phát huy thế mạnh của huyện là có các làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái Đầm Rưng, phát triển các dịch vụ, loại hình thương mại dịch vụ phục vụ du lịch nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ như: bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ...

4. Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Hiện nay mạng lưới giao thông của huyện tương đối đồng bộ từ huyện đến xã và thôn. Chất lượng đường khá tốt, tuy nhiên có một số tuyến bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy trong tương lai khi các khu, cụm CN hình thành thì mạng lưới giao thông cần được nâng cấp để đấp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và văn minh đô thị.

Ưu tiên đầu tư các trục đường có tính chất quyết định đến phát triển của KCN Chấn Hưng và cầu Vĩnh Thịnh. Nâng cấp bến xe Vĩnh Tường và khẩn trương hoàn thành cầu Vĩnh Thịnh và đưa vào khai thác.

5. Văn hóa - Xã hội

+ Phát triển giáo dục đào tạo: Phấn đấu phổ cập trung học phổ thông, nâng cao chất lượng phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2015. Đến năm 2015, 100% các trường mầm non, trường tiểu học, THPT và trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ làm việc trong các khu, cụm CN.

+ Về y tế: Nâng cấp các trạm y tế xã, phối hợp tốt với các cơ sở y tế của tỉnh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10,0 % vào năm 2015 và dưới 5,0 % vào năm 2020, 100% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn được chăm sóc. Đến năm 2015 bình quân 6 bác sỹ/1 vạn dân, 16 giường bệnh/1 vạn dân, mỗi trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sỹ và 2 - 3 nhân viên y tế, năm 2020 có 8 bác sỹ/1 vạn dân, 20 giường bệnh/1 vạn dân. Tăng tỷ lệ bác sỹ được đào tạo có trình độ đại học và sau đại học cho tuyến huyện.

6. Phân vùng phát triển kinh tế

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của huyện chia thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế như sau:

+ Vùng cao: bao gồm 9 xã Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Đại Đồng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao. Đây là tiểu vùng tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung như KCN Chấn Hưng, khu KT-XH Đại Đồng, cụm CN Tân Tiến, cụm CN Việt Xuân.

+ Vùng giữa: bao gồm 10 xã, 3 thị trấn: Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên, thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa. Đây là vùng đất phù sa của hệ thống sông Lô và sông Hồng có địa hình cao thấp không đều, xuất hiện nhiều lòng chảo. Đây là tiểu vùng sẽ tập trung phát triển công nghiệp (khu KT- XH Thổ Tang- Lũng Hòa- Tân Tiến, cụm CN Thổ Tang- Lũng Hòa, cụm CN Lũng Hòa, cụm CN Đồng Sóc, cụm CN Bình Dương), phát triển thương mại (TTTM và đô thị Phúc Sơn), phat triển dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa và phát triển nông nghiệp, phát triển LN rắn Vĩnh Sơn. Xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh Tường thành trung tâm hành chính, chính trị, giáo dục, dịch vụ, văn hóa thể thao của cả huyện.

+ Vùng bãi: gồm 3 xã An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân và Phú Đa. Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển: cụm KT-XH xã Lý Nhân, cụm CN Vân Giang- Văn Hà, cụm CN làng nghề mộc An Tường, cảng sông Vĩnh Thịnh, tập trung phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ vận tải. Ngoài ra còn trồng cỏ để phát triển chăn nuôi.

II.3.3. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2030

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường 2021-2030 như sau:

- Dân số trung bình năm 2030 dự kiến là: 237,8 ngàn người.

- Nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2021-2030 là: 11%/năm trong đó: GTSX nông lâm nghiệp thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp xây dựng tăng 12%, dịch vụ thương mại 10,5%.

- Cơ cấu GTSX kinh tế năm 2030: Công nghiệp - xây dựng 55%. Nông lâm nghiệp thủy sản 6,5%. Dịch vụ - thương mại 38,5%.

- GTSX/người năm 2030: 191,5 triệu đồng theo giá hiện hành.

Chương III

DỰ BÁO NHU CẨU ĐIỆN VÀ PHÂN VÙNG PHỤ TẢI

III.1. Các cơ sở pháp lý để xác định nhu cầu điện:

Nhu cầu điện của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc được tính toán dự báo căn cứ vào các tài liệu sau:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được lập tháng 12 năm 2010.

- Quy hoạch các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có huyện Vĩnh Tường.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã của huyện Vĩnh Tường, giai đoạn 2011-2020

- Các số liệu cơ bản về sử dụng điện trong các năm qua của huyện do Công ty Điện lực Vĩnh Phúc và Điện lực Vĩnh Tường cung cấp và các kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu điện tại huyện Vĩnh Tường tháng 5 năm 2012.

- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại quyết định số 0361/QĐ-BCN ngày 02 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

III.2. Lựa chọn mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu điện:

1. Các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:

a. Phương pháp dự báo trực tiếp

Nội dung của phương pháp là xác định nhu cầu điện năng của các năm dự báo dựa trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành năm đó và suất tiêu hao điện năng của từng loại sản phẩm hoặc suất tiêu hao trung bình cho 1 hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học,... Phương pháp này tỏ ra khá chính xác khi có tương đối đầy đủ thông tin về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, các phụ tải dự kiến mới và phát triển mở rộng của các ngành kinh tế, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật,.

Với các ưu điểm về độ chính xác, bám sát thực tế phát triển của khu vực dự báo, không quá phức tạp nên phương pháp này được dùng phổ biến cho các dự báo tầm ngắn (1-2 năm) và tầm vừa (3-10 năm) trong các đề án quy hoạch tỉnh, thành phố,...

b. Phương pháp dự báo gián tiếp

Phương pháp đàn hồi: Đây là phương pháp thích hợp với các dự báo trung và dài hạn. Phương pháp này dựa trên cơ sở dự báo của các kịch bản phát triển kinh tế -xã hội. Nhu cầu điện năng được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hệ số đàn hồi (^) được tính theo công thức sau:

Hệ số đàn hồi (^) =

Các hệ số đàn hồi được xác định theo từng ngành theo chuỗi phân tích quá khứ.

2. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:

Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương và số liệu điều tra thu thập được từ các tài liệu pháp lý, nhu cầu điện năng của huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn quy hoạch được dự báo theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp trực tiếp dự báo nhu cầu điện năng trong giai đoạn 2011-2020.

+ Phương pháp gián tiếp (phương pháp đàn hồi) được áp dụng để kiểm chứng kết quả của phương pháp trực tiếp trong giai đoạn 2011-2020.

Dự báo nhu cầu điện năng toàn huyện theo phương pháp trực tiếp được tổng hợp từ nhu cầu các xã, thị trấn nên có ý nghĩa quan trọng trong việc phân vùng và phân nút phụ tải, làm cơ sở cho việc thiết kế lưới điện trên địa bàn huyện.

Dự báo nhu cầu điện năng huyện Vĩnh Tường được tính cho 5 thành phần phụ tải theo Quyết định số 389/1999/QĐ-TCTK của Tổng cục thống kê về việc ban hành bản danh mục phân tổ điện năng thương phẩm cung cấp cho các hoạt động kinh tế -xã hội ngày 4/6/1999 bao gồm:

- Nhu cầu điện năng cho công nghiệp - xây dựng.

- Nhu cầu điện năng cho nông nghiệp - lâm - thủy sản.

- Nhu cầu điện năng cho thương mại - dịch vụ.

- Nhu cầu điện năng cho quản lý và tiêu dùng dân cư.

- Nhu cầu điện năng phục vụ các hoạt động khác.

Với phương pháp dự báo trực tiếp đề án tính toán dự báo nhu cầu phụ tải theo 2 phương án: Phương án cao và phương án cơ sở tuy nhiên phương án cao và phương án cơ sở khác nhau ở thành phần công nghiệp - xây dựng và quản lý tiêu dùng dân cư, căn cứ theo tiến độ lấp đầy các khu công nghiệp và định mức tiêu thụ điện của các hộ gia đình khu vực thị trấn và nông thôn trên địa bàn huyện ở các giai đoạn đến năm 2015 và 2020.

III.3. Phân vùng phụ tải điện

- Căn cứ vào đặc điểm địa hình tự nhiên, phân vùng phát triển kinh tế hiện tại và dự kiến phát triển trong tương lai và căn cứ vào các hộ tiêu thụ điện xác định trên địa hình từng vùng.

- Căn cứ vào khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn trạm 110kV hiện tại và phương thức vận hành lưới điện cũng như dự kiến xây dựng các nguồn trạm mới trong giai đoạn đến 2015 và 2020.

Huyện Vĩnh Tường được chia thành 2 vùng phụ tải

1. Vùng I:

Là vùng phụ tải phía Bắc và trung tâm của huyện bao gồm: thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang và các xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Đại Đồng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao, Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Cao Đại, Lý Nhân, Tuân Chính, Phú Thịnh. Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của huyện sẽ tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa, phát triển nông nghiệp, phát triển các khu và cụm công nghiệp tập trung của huyện như KCN Chấn Hưng, cụm KTXH Tân Tiến- Thổ Tang- Lũng Hòa, cụm CN Tân Tiến, cụm CN Lũng Hòa, cụm CN Đồng Sóc, cụm KT-XH xã Lý Nhân, cụm CN Việt Xuân, cụm CN Bình Dương, cụm CN Vân Giang- Văn Hà, cụm CN Thổ Tang- Lũng Hòa và làng nghề rắn Vĩnh Sơn.

Hiện tại vùng I được cấp điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường thông qua các trạm biến áp phân phối 35, 22/0,4kV -lộ 371, 379, 471, 473, 475) và các xã phía bắc huyện (gồm: Kim Xá, Yên Bình, Nghĩa Hưng) được cấp điện từ trạm 110kV Lập Thạch thông qua trạm TG Đạo Tú (huyện Tam Dương).

2. Vùng II:

Là vùng phụ tải phía nam của huyện bao gồm: thị trấn Tứ Trưng, các xã Tam Phúc, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Phú Đa. Đây là vùng có cầu Vĩnh Thịnh nối Vĩnh Tường với Hà Nội nên cũng sẽ tập trung phát triển khu LN Mộc An Tường.

Hiện tại vùng II được cấp điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường thông qua lộ 373 và TG Ngũ Kiên (lộ 971 và 972).

III.4. Dự báo nhu cầu điện

1. Dự báo nhu cầu điện huyện Vĩnh Tường theo phương pháp trực tiếp

a. Nhu cầu điện cho công nghiệp và xây dựng:

Nhu cầu điện ngành công nghiệp, xây dựng được tính trên cơ sở dự kiến xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp tập trung, các nhà máy xí nghiệp với quy mô sản phẩm và công suất lắp đặt của thiết bị ở từng giai đoạn được hoạch định trong quy hoạch và định hướng phát triển công nghiệp xây dựng của huyện.

Trong quá trình xác định thành phần phụ tải này, đề án đặc biệt chú ý đến các phụ tải mới dự kiến được xây dựng trên địa bàn huyện, quy mô các phụ tải hiện có mở rộng, nâng cấp trong giai đoạn quy hoạch. Việc tính toán dự báo nhu cầu điện cho phụ tải công nghiệp xây dựng căn cứ vào quy mô của các công trình cụ thể được đề ra trong các quyết định cũng như tiến độ xây dựng và điền đầy của các công trình. Cụ thể như sau:

- KCN Chấn Hưng với tổng diện tích 131 ha (đất công nghiệp 85,15 ha) đã được phê duyệt chi tiết, dự kiến tỷ lệ lấp đầy năm 2020 là 70%.

Trong giai đoạn đến 2020, bên cạnh việc tập trung phát triển KCN, huyện Vĩnh Tường còn chú ý đến phát triển khu KT-XH Đại Đồng, khu KT-XH xã Lý Nhân, phát triển cụm công nghiệp nhỏ: Tân Tiến - Thổ Tang- Lũng Hòa, cụm CN Đồng Sóc, cụm CN Lũng Hòa, cụm CN Tân Tiến, khu làng nghề mộc An Tường, cụm CN Việt Xuân, cụm CN Bình Dương, cụm CN Vân Giang- Văn Hà, cụm CN Thổ Tang- Lũng Hòa.

Kết quả tính toán nhu cầu điện cho ngành công nghiệp, xây dựng theo phương án cơ sở như sau:

Bảng III.1: Nhu cầu điện công nghiệp và xây dựng.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (kW)

Trong đó: KCN (kW)

Điện năng A (MWh)

Trong đó: KCN (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

12700

5000

51800

21000

23,6%/năm

29,6%

2020

Công suất (KW)

Trong đó: KCN (kW)

Điện năng A (MWh)

Trong đó: KCN (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

24900

12000

108180

54000

15,9%/năm

34,7%

Danh mục phụ tải công nghiệp, xây dựng xem trong phụ lục 1.

b. Nhu cầu điện cho Nông - Lâm - thủy sản

Chủ yếu là nhu cầu điện cho các trạm bơm thủy lợi tưới tiêu. Hiện tại hệ thống các trạm bơm thủy lợi ở Vĩnh Tường đã phát triển rộng khắp ở hầu hết tất cả các xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Vì vậy nhu cầu điện cho tưới tiêu thủy lợi của huyện Vĩnh Tường đã dần đi vào ổn định, tăng trưởng hàng năm không nhiều. Ngoài ra còn tính đến nhu cầu điện cho các nông, lâm trường, trang trại, chăn nuôi, thủy sản bao gồm cả nhu cầu điện cho các dịch vụ hoạt động liên quan. Việc tính toán chủ yếu được căn cứ vào quy mô các công trình nhà xưởng, trạm bơm... và diện tích ha cần tưới tiêu. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho ngành nông lâm nghiệp thủy sản theo phương án cơ sở như sau:

Bảng III.2: Nhu cầu điện nông lâm nghiệp - thủy sản.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

3380

4394

11,3%/năm

2,5%

2020

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

4260

6390

7,8%/năm

2,0%

Danh mục phụ tải nông lâm nghiệp, thủy sản xem trong phụ lục 2.

c. Nhu cầu điện cho Thương nghiệp, dịch vụ

Được tính theo định mức trên diện tích hoặc công suất lắp đặt thiết bị dùng điện của từng cơ sở. Bao gồm điện cấp cho các hoạt động bán buôn bán lẻ, các công ty, cửa hàng, sửa chữa bảo dưỡng vật phẩm tiêu dùng, các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng và nhà nghỉ,... thương mại, du lịch ở Vĩnh Tường hiện chưa phát triển. Trong giai đoạn tới, huyện Vĩnh Tường sẽ xây dựng các trung tâm thương mại: Thượng Trưng, Tứ Trưng, Tân Tiến, TTTM và đô thị Phúc Sơn. Ngoài ra, huyện còn tập trung phát triển dịch vụ khu du lịch Đầm Rưng và tập trung xây dựng các chợ đầu mối nông sản, chợ trung tâm thị trấn Vĩnh Tường và chợ các xã Vũ Di, Kim Xá, Đại Đồng, Tân Cương, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Dự kiến đến năm 2020, các phụ tải thương mại và dịch vụ du lịch sẽ phát triển ngày càng nhiều trên địa bàn huyện tại các thị trấn, các xã và các điểm du lịch,... để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng như sau:

Bảng III.3: Nhu cầu điện cho thương mại dịch vụ.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

400

760

22,2%/năm

0,4%

2020

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

880

1848

19,4%/năm

0,6%

Danh mục phụ tải thương nghiệp - khách sạn - nhà hàng xem trong phụ lục 3

d. Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư

Nhu cầu điện cho mảng phụ tải này bao gồm điện cấp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, các văn phòng làm việc của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và điện cấp cho sinh hoạt gia đình dân cư.

Phụ tải điện cấp cho quản lý được xác định theo quy mô diện tích và trang thiết bị của văn phòng. Phụ tải điện cấp cho sinh hoạt gia đình được tính theo định mức tiêu thụ điện năng cho từng hộ gia đình trong 1 năm theo từng khu vực đặc trưng (thị trấn, nông thôn). Định mức này được tính theo quy định kỹ thuật điện nông thôn QĐKT.ĐNT-2006 do Bộ Công Thương ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2006 có căn cứ và hiệu chỉnh theo tiêu thụ điện thực tế năm 2011 của huyện Vĩnh Tường. Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân cư được trình bày bảng 111.4

Bảng III.4:Chỉ tiêu ánh sáng sinh hoạt.

Khu vực

Năm 2015

Năm 2020

W/hộ

kWh/hộ.năm

W/hộ

kWh/hộ.năm

1. Thị trấn

1000

1800

1600

3000

2. Nông thôn

900

1350

1300

2050

Kết quả tính toán nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư như sau:

Bảng III. 5: Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

40300

116870

10,9%/năm

66,7%

2020

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

65300

192635

10,5%/năm

61,8%

Danh mục phụ tải quản lý và tiêu dùng dân cư xem trong phụ lục 4.

e. Nhu cầu điện cho hoạt động khác:

Là nhu cầu điện cho rạp chiếu phim, nhà văn hóa, triển lãm, khu di tích lịch sử, vui chơi giải trí, sân bãi thể thao, trường học, bệnh viện, chiếu sáng công cộng, kho bãi, thông tin liên lạc,... được tính theo quy mô diện tích hoặc công suất thiết bị lắp đặt. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho các hoạt động khác như sau:

Bảng III. 6: Nhu cầu điện cho các hoạt động khác.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

880

1320

20,9%

0,8%

2020

Công suất (KW)

Điện năng A (MWh)

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

1630

2771

16,0%/năm

0,9%

Danh mục phụ tải các hoạt động khác xem trong phụ lục 5.

* Kết quả tính toán nhu cầu điện theo phương pháp trực tiếp 2 phương án:

Bảng III. 7: Nhu cầu điện huyện Vĩnh Tường theo 2 phương án:

Năm

Thành phần

P.án cơ sở

P.án cao

 

Công suất (MW)

41

42

 

Trong đó: KCN (MW)

5

6

 

Điện thương phẩm (GWh)

175

186

2015

Trong đó: KCN (GWh)

21

25,2

 

Điện nhận (GWh)

Tăng trưởng ĐTP BQ(2012-2015)

181

 

192

 

 

- Không kể KCN

10,6%/năm

11,8%/năm

 

- Kể cả KCN

14,1%/năm

15,9%/năm

 

Công suất (MW)

67

70

 

Trong đó: KCN (MW)

12

14

2020

Điện thương phẩm (GWh)

312

332

 

Trong đó:KCN (GWh)

54

63

 

Điện nhận (GWh)

Tăng trưởng ĐTP BQ(2016-2020)

Không kể KCN

Kể cả KCN

320

 

10,8%/năm

12,2%/năm

341

 

10,8%/năm

12,3%/năm

Sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương án cao và cơ sở liên quan đến tiến độ thực hiện KCN Chấn Hưng, tiến độ thực hiện các cụm CN, cụm KT-XH đã có quyết định phê duyệt và nhu cầu tiêu thụ điện cho thành phần quản lý tiêu dùng dân cư.

Kết quả dự báo chi tiết xem trong các bảng 111.8, 9, 10, 11.


BẢNG III.8: NHU CẦU CÔNG SUẤT, ĐIỆN NĂNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐẾN 2015, 2020 (PHƯƠNG ÁN CƠ SỞ)

TT

Thành phần

2011

Năm 2015

Năm 2020

Tăng trưởng A (%/năm)

A(KWh)

%

P(KW)

A(KWh)

%

P(KW)

A(KWh)

%

2012-2015

2016-2020

1

Công nghiệp, TCN & Xây dựng

22,159,816

21.5

12,700

51,800,000

29.6

24,900

108,180,000

34.7

23.6%

15.9%

 

Trong đó: KCN

0

 

5,000

21,000,000

 

12,000

54,000,000

 

 

 

2

Nông lâm nghiệp & thủy sản

2,864,947

2.78

3,380

4,394,000

2.5

4,260

6,390,000

2.0

11.3%

7.8%

3

Thương nghiệp, KS, Nhà hàng

340,726

0.3

400

760,000

0.4

880

1,848,000

0.6

22.2%

19.4%

4

Quản lý tiêu dùng dân cư

77,213,458

74.8

40,300

116,870,000

66.7

65,300

192,635,000

61.8

10.9%

10.5%

5

Các hoạt động khác

618,783

0.6

880

1,320,000

0.8

1,630

2,771,000

0.9

20.9%

16.0%

6

Tổng thươngphẩm(chưa kểKCN)

103,197,730

 

 

154,144,000

 

 

257,824,000

 

10.6%

10.8%

7

Tổng thương phẩm (kể cả KCN)

103,197,730

100

 

175,144,000

100

 

311,824,000

100

14.1%

12.2%

8

Tổn thất

3,687,542

3.45%

 

5,790,000

3.2%

 

8,653,000

2.7%

 

 

9

Điện nhận

106,885,272

 

 

180,934,000

 

 

320,477,000

 

14.1%

12.1%

10

Pmax

27,000

 

41,000

 

 

67,000

 

 

 

 

BẢNG III.9. NHU CẦU CÔNG SUẤT THEO CÁC THỊ TRẤN, XÃ - HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐẾN 2015, 2020 (PHƯƠNG ÁN CƠ SỞ) Đơn vị: kW

TT

TT, Xã

CN, TTCN, XD

Nông – Lâm - thủy

TM, KS, NH

QL & TDDC

Nhu cầu khác

Pmax

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

1

TT Vĩnh Tường

60

585

68

75

253

333

2,538

4,117

333

509

2,570

4,410

2

TT Thổ Tang

730

1,635

201

208

123

143

3,238

5,467

93

179

3,600

6,280

3

TT Tứ Trưng

10

15

49

80

113

183

1,906

3,220

13

29

1,910

3,230

4

Kim Xá

1,120

1,255

158

165

6

11

2,134

3,255

13

29

2,690

3,880

5

Yên Bình

10

15

7

14

3

3

1,808

2,758

13

29

1,810

2,770

6

Chấn Hưng

10

15

7

14

3

3

1,817

2,772

38

79

1,820

2,780

7

Nghĩa Hưng

10

15

7

14

3

3

1,758

2,681

13

29

1,760

2,690

8

Đại Đồng

420

665

59

66

6

11

2,033

3,101

13

29

2,240

3,430

9

Tân Tiến

370

965

42

73

63

123

1,486

2,267

13

29

1,670

2,750

10

Yên Lập

680

765

98

155

3

3

1,671

2,549

13

29

2,010

2,930

11

Việt Xuân

3,130

3,485

1,233

1,240

3

3

1,028

1,568

53

79

4,700

5,230

12

Bồ Sao

310

395

33

40

3

3

862

1,316

83

169

1,020

1,510

13

Lũng Hòa

10

515

811

818

3

3

1,973

3,011

103

129

1,980

3,270

14

Vĩnh Sơn

70

115

215

222

3

3

1,252

1,910

13

29

1,290

1,970

15

Tân Cương

40

65

7

14

6

11

800

1,221

13

29

820

1,250

16

Thượng Trưng

10

15

7

14

33

563

2,167

3,306

13

29

2,170

3,310

17

Lý Nhân

610

1,515

45

76

3

3

1,133

1,728

13

29

1,440

2,490

18

Tuấn Chính

10

15

44

51

3

3

1,906

2,907

13

29

1,910

2,910

19

Tam Phúc

60

75

73

80

3

3

938

1,431

38

64

970

1,470

20

Ngũ Kiên

40

65

64

71

3

3

1,651

2,519

13

29

1,670

2,550

21

Vân Xuân

10

15

137

144

3

3

1,171

1,786

13

29

1,180

1,790

22

Bình Dương

10

515

37

44

3

3

3,010

4,592

13

29

3,010

4,850

23

Vũ Di

410

775

169

226

6

12

1,065

1,625

133

179

1,270

2,010

24

Cao Đại

390

445

1,511

1,518

3

3

1,142

1,743

13

29

1,710

1,970

25

Phú Thịnh

10

15

7

38

3

3

732

1,117

13

29

740

1,120

26

An Tường

720

1,015

57

112

3

3

2,191

3,343

38

79

2,550

3,850

27

Vĩnh Thịnh

170

215

298

305

6

12

2,165

3,304

13

29

2,250

3,410

28

Vĩnh Ninh

10

15

7

14

3

3

966

1,473

13

29

970

1,480

29

Phú Đa

140

165

149

156

6

11

1,167

1,780

13

29

1,240

1,860

 

Phụ tải các KCN

5,000

12,000

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

12,000

 

Tổng

14,580

27,370

5,600

6,040

670

1,470

47,710

73,870

1,180

2,040

59,970

95,450

 

Pmax

12,700

24,900

3,380

4,260

400

880

40,300

65,300

880

1,630

41,000

67,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BẢNG III.10: KẾT QUẢ PHÂN VÙNG PHỤ TẢI ĐIỆN THEO PHƯƠNG ÁN CƠ SỞ

TT

Vùng phụ tải

Pmax(kW)

2015

2020

 

Vùng I

33100

54500

1

Kim Xá

2,690

3,880

2

Yên Bình

1,810

2,770

3

Chấn Hưng

1,820

2,780

4

Nghĩa Hưng

1,760

2,690

5

Đại Đồng

2,240

3,430

6

Tân Tiến

1,670

2,750

7

Yên Lập

2,010

2,930

8

Việt Xuân

4,700

5,230

9

Bồ Sao

1,020

1,510

10

Lũng Hòa

1,980

3,270

11

TT Vĩnh Tường

2,570

4,410

12

TT Thổ Tang

3,600

6,280

13

Vĩnh Sơn

1,290

1,970

14

Tân Cương

820

1,250

15

Thượng Trưng

2,170

3,310

16

Lý Nhân

1,440

2,490

17

Tuấn Chính

1,910

2,910

18

Vân Xuân

1,180

1,790

19

Bình Dương

3,010

4,850

20

Vũ Di

1,270

2,010

21

Cao Đại

1,710

1,970

22

Phú Thịnh

740

1,120

 

KCN Chấn Hưng

5,000

12,000

 

Vùng II

7900

12500

1

TT Tứ Trưng

1,910

3,230

2

T am Phúc

970

1,470

3

Ngũ Kiên

1,670

2,550

4

An Tường

2,550

3,850

5

Vĩnh Thịnh

2,250

3,410

6

Vĩnh Ninh

970

1,480

7

Phú Đa

1,240

1,860

 

Pmax toàn huyện

41,000

67,000

 


BẢNG III.11: NHU CẦU CÔNG SUẤT, ĐIỆN NĂNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐẾN 2015, 2020 (PHƯƠNG ÁN CAO)

TT

Thành phần

2011

Năm 2015

Năm 2020

Tăng trưởng A (%/năm)

A(KWh)

%

P(KW)

A(KWh)

%

P(KW)

A(KWh)

%

2012-2015

2016-2020

1

Công nghiệp, TCN & Xây dựng

22,159,816

21.5

13,900

56,800,000

30.5

27,900

121,380,000

36.5

26.5%

16.4%

 

Trong đó: KCN

0

 

6,000

25,200,000

 

14,000

63,000,000

 

 

 

2

Nông lâm nghiệp & thủy sản

2,864,947

2.78

3,380

4,394,000

2.4

4,260

6,390,000

1.9

11.3%

7.8%

3

Thương nghiệp, KS, Nhà hàng

340,726

0.3

400

760,000

0.4

880

1,848,000

0.6

22.2%

19.4%

4

Quản lý tiêu dùng dân cư

77,213,458

74.8

42,400

122,960,000

66.0

67,700

199,715,000

60.1

12.3%

10.2%

5

Các hoạt động khác

618,783

0.6

880

1,320,000

0.7

1,630

2,771,000

0.8

20.9%

16.0%

6

Tổng thươngphẩm( chưa kểKCN)

103,197,730

 

 

161,034,000

 

 

269,104,000

 

11.8%

10.8%

7

Tổng thương phẩm (kể cả KCN)

103,197,730

100

 

186,234,000

100

 

332,104,000

100

15.9%

12.3%

8

Tổn thất

3,687,542

3.45%

 

6,156,000

3.2%

 

9,216,000

2.7%

 

 

9

Điện nhận

106,885,272

 

 

192,390,000

 

 

341,320,000

 

15.8%

12.1%

10

Pmax

27,000

 

42,000

 

 

71,000

 

 

 

 

1. Dự báo nhu cầu điện huyện Vĩnh Tường bằng phương pháp gián tiếp

Nhu cầu điện năng giai đoạn đến 2020 của huyện Vĩnh Tường được dự báo theo phương pháp gián tiếp và được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trưởng các phân ngành kinh tế.

Khi tính toán nhu cầu điện năng theo phương pháp gián tiếp đề án dựa trên cơ sở số liệu điện thương phẩm theo từng thành phần của huyện trong 5 năm từ 2005­2010; báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 5 năm 2005­2010 và “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Tường đến năm 2020”, trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2011-2015 là 16,8%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 18,7%/năm. Kết quả dự báo nhu cầu điện huyện Vĩnh Tường theo phương pháp gián tiếp được trình bày chi tiết trong phụ lục 6.


Bảng III.12: Tóm tắt kết quả dự báo nhu cầu điện đến năm 2020 (PP gián tiếp)

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2020

Tổng thương phẩm

GWh

177

323

Điện nhận

GWh

183

332

Pmax

MW

41

69

So sánh dự báo nhu cầu điện theo 2 phương pháp

Kết quả dự báo nhu cầu điện năng đến 2020 theo 2 phương pháp dự báo gián tiếp và phương pháp dự báo trực tiếp ở phương án cơ sở < 5%. Như vậy kết quả tính toán nhu cầu điện năng giai đoạn 2012-2020 theo phương pháp trực tiếp là đáng tin cậy. Đề án sử dụng kết quả dự báo của phương pháp trực tiếp ở phương án cơ sở làm căn cứ thiết kế lưới.

2. Tổng hợp kết quả dự báo

Bảng III. 13: Tổng hợp nhu cầu điện đến năm 2020 huyện Vĩnh Tường (Phương án chọn)

TT

Năm

Điện Năng (106 kWh )

2015

2020

I

Tổng thương phẩm

175,1

311,8

II

Điện nhận

180,9

320,4

III

Pmax (MW)

41

67

III.5. Nhận xét kết quả dự báo nhu cầu điện đến 2015-2020:

Bảng III. 14: Đánh giá tăng trưởng điện thương phẩm đến 2015, 2020

Danh mục

2015/2010

2020/2015

2020/2010

Tỷ số điện thương phẩm (GWh)

175,1/90,3

311,8/175,1

311,8/90,3

Mức độ tăng (lần)

1,9

1,8

3,5

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm)

14,2

12,2

13,2

 

Qua bảng trên ta thấy trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân của huyện Vĩnh Tường 14,2%/năm, tương ứng với tốc độ tăng GTSX 16,8%/năm trong giai đoạn này là phù hợp.

Năm 2011, điện năng thương phẩm bình quân đầu người của huyện Vĩnh Tường đạt 517kWh/người/năm. Theo kết quả dự báo tới năm 2015 điện năng bình quân đầu người của huyện sẽ đạt 838 kWh/người/năm, tăng khoảng 1,62 lần so với hiện tại. Điều này thể hiện huyện Vĩnh Tường là một huyện thuần nông còn nhiều khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chi tiết xem bảng sau.

Bảng III. 15. So sánh chỉ tiêu điện năng tiêu thụ bình quân đầu người

TT

Danh mục

Bình quân (kWh/người)

Năm 2015

Năm 2020

1

Toàn quốc *

1859

3020

2

Tinh Vĩnh Phúc

1813

3278

3

Huyện Vĩnh Tường

838

1413

4

Huyện Tam Dương

716

1338

5

Huyện Yên Lạc

1500

2300

* Theo dự báo trong Quy hoạch điện VII

Chương IV

THIẾT KẾ SƠ ĐỔ CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN HUYỆN VĨNH TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 CÓ XÉT ĐẾN 2020

IV.1. Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế.

+ Kết cấu lưới điện của huyện phải đảm bảo yêu cầu cung cấp điện trước mắt, đáp ứng được nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai và có dự phòng, phù hợp với “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét tới 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

+ Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện áp ở những điểm bất lợi nhất, giảm tổn thất điện năng và đảm bảo vận hành linh hoạt.

+ Thực hiện theo tiêu chí chung trong quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc: cấp điện áp phân phối về lâu dài là 35 và 22kV phù hợp với mật độ phụ tải điện của huyện và định hướng chuẩn hóa lưới phân phối để đến 2015 hoàn thành cải tạo lưới 6;10kV sang cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV và dỡ bỏ các trạm trung gian.

+ Các đường trục trung thế mạch vòng ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải 60^70% công suất so với công suất mang tải cho phép của đường dây.

+ Đường trục 35, 22kV dùng dây dẫn trần AC có tiết diện > 95mm2. Đường nhánh dùng dây dẫn có tiết diện > 50mm2.

+ Các đường dây trung áp mạch vòng được thiết kế sao cho khi vận hành hở độ lệch điện áp cho phép ±5% ở chế độ vận hành bình thường và ở chế độ sự cố, độ chênh lệch điện áp đến điểm bất lợi nhất cho phép từ -5% đến +10%.

+ Tổn thất điện áp cuối các đường dây trung áp hình tia < 5%.

+ Gam máy biến áp phụ tải chọn phổ biến loại (75-180) cho khu vực nông thôn và (180-400)kVA cho khu vực thị trấn. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

+ Lưới điện hạ áp áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp. Đường trục dùng cáp vặn xoắn hoặc dây nhôm với tiết diện > 70mm2, đường nhánh tiết diện > 50mm2. Bán kính lưới điện hạ áp không vượt quá 300m ở khu vực thị trấn và 800m ở khu vực nông thôn dân cư phân tán.

IV.2. Cân đối nguồn và phụ tải:

Theo phương án phụ tải cơ sở đến năm 2015 phụ tải toàn huyện là 41MW và đến 2020 là 67MW. Hiện tại, huyện Vĩnh Tường được cấp điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường, riêng các xã Kim Xá, Yên Bình, Nghĩa Hưng được cấp điện từ trạm 110kV Lập Thạch thông qua trung gian Đạo Tú (Tam Dương).

Theo “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt, lưới điện 110kV tại khu huyện Vĩnh Tường sẽ được bổ xung như sau:

Giai đoạn 2011-2015

- Nâng công suất trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV thành (40+63)MVA.

Giai đoạn 2016-2020

- Nâng công suất trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV thành (2x63)MVA.

- Xây dựng mới trạm 110kV Vĩnh Tường 2 công suất 40MVA tại khu công nghiệp Vĩnh Tường để cấp điện cho khu công nghiệp Vĩnh Tường và khu công nghiệp Vĩnh Thịnh.

Các trạm 110kV dự kiến bổ xung và nâng công suất trong các giai đoạn nêu trên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phu tải của huyện Vĩnh Tường.

IV.3. Thiết kế sơ đồ cung cấp điện huyện Vĩnh Tường

IV.3.1. Lưới trung áp:

Định hướng chung: Trong giai đoạn 2011-2015 (phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được Bộ Công Thương phê duyệt) dự kiến cải tạo toàn bộ lưới điện 10kV của huyện sang cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV được cấp điện trực tiếp từ trạm 110kV Vĩnh Tường và 110kV Yên Lạc. Lưới trung thế xây dựng mới chủ yếu phát triển lưới 22kV, lưới 35kV xây dựng mới chủ yếu là các đường dây và trạm đã có trong dự án năng lượng nông thôn II, các dự án khác đã có hoặc các khu vực không có lưới 22kV.

Dự kiến đến 2015, lưới 10kV sau TG Ngũ Kiên sẽ cải tạo sang 22kV đồng bộ với tiến độ trạm 110kV Yên Lạc ( bỏ TG Ngũ Kiên), lưới 10kV sau TG Đạo Tú (cấp Kim Xá, Yên Bình, Nghĩa Hưng) cải tạo sang 22kV nhận điện từ trạm 110kV Vĩnh Tường.

Đề án cũng đã cập nhật toàn bộ dự án năng lượng nông thôn II mở rộng (RE II MR), dự án vay vốn tái thiết Đức kfW trong toàn huyện.

Dự kiến năm 2015, phụ tải vùng I của huyện Vĩnh Tường sẽ được cấp điện trực tiếp từ trạm 110kV Vĩnh Tường thông qua các trạm biến áp phân phối 35, 22/0,4kV (lộ 371, 379, 471, 473, 475, 472, 474-Trạm 110kV Vĩnh Tường) và phụ tải vùng II của huyện Vĩnh Tường sẽ được cấp điện trực tiếp từ trạm 110kV Vĩnh Tường thông qua các trạm biến áp phân phối 35/0,4kV (lộ 373) và trạm 110kV Yên Lạc thông qua các trạm biến áp phân phối 22/0,4kV (lộ 471-Trạm 110kV Yên Lạc) Chi tiết các lộ trung thế cấp điện cho huyện Vĩnh Tường như sau:

1. Lưới 35kV

- Lộ 371 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Chấn Hưng, Bồ Sao dài 13,8km, dây dẫn AC-120 cấp điện cho 14 trạm biến áp 35/0,4kV với tổng dung lượng 6040kVA thuộc các xã Chấn Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến và Bồ Sao. Ngoài ra, lộ này còn cấp điện cho 15 trạm biến áp 35/0,4kV của huyện Yên Lạc (với tổng dung lượng là 34590KVA- trong 15 trạm biến áp kể trên có 7 trạm biến áp khách hàng sản xuất thép). Công suất tải lộ Pmax= 12,4MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 4,1%. Lộ 371 trạm 110kV Vĩnh Tường liên hệ mạch vòng với lộ 373 của trạm 110kV Hội Hợp qua cầu dao CD101, là đường dây 35kV liên hệ giữa trạm 110kV Vĩnh Tường, trạm 110kV Việt Trì và Trạm 110kV Hội Hợp để hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.

- Lộ 373 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Vĩnh Thịnh, dài 23,5 km, dây dẫn AC-95, 70 cấp điện cho 17 trạm biến áp 35/0.4kV với tổng dung lượng 4565 KVA (trong đó, có 3 trạm biến áp 35/0,4kV Minh Châu của Hà Nội với tổng dung lượng là 610kVA). Công suất tải Pmax= 1,6MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,56%. Đường dây này có liên hệ mạch vòng vận hành hở với đường dây 35kV lộ 373 trạm 110kV Vĩnh Yên.

- Lộ 379 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Chấn Hưng, Bồ Sao, đường trục dài 13,9 km, dây dẫn AC-95, cấp điện cho 27 trạm biến áp 35/0,4kV của huyện Vĩnh Tường (với tổng dung lượng là 18240kVA) thuộc các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Việt Xuân và Bồ Sao. Công suất tải Pmax= 7,8MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 2,96%. Đường dây này cũng có liên hệ mạch vòng vận hành hở với các đường dây 35kV: lộ 375 trạm 110kV Hội Hợp và lộ 374 trạm 110kV Việt Trì.

2. Lưới 22kV

Cải tạo lưới 10kV sang 22kV như sau:

- Lộ 971 TG Đạo Tú cải tạo thành lộ 472 trạm 110kV Vĩnh Tường, xây dựng mới 3,1km đường dây 22kV, dây dẫn AC-120, từ trạm 110kV Vĩnh Tường đấu vào đoạn từ trạm Nghĩa Hưng 1 đi Nghĩa Hưng 2.

- Lộ 971 và lộ 972 TG Ngũ Kiên cải tạo thành 22kV đấu vào lộ 471 Trạm 110kV Yên Lạc đoạn cấp xã Đại Tự, trước trạm biến áp Gạch Trường Dương.

Như vậy trạm 110kV Vĩnh Tường đến 2015 sẽ có 5 lộ xuất tuyến 22kV:

- Lộ 472 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Kim Xá dài 8,1km, dây dẫn AC-120, 95. Lộ này cấp điện cho 24 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV với tổng dung lượng là 7240kVA, Pmax = 2,6MW tổn thất điện áp cuối đường dây là 2,7%. Dự kiến, lộ này sẽ liên hệ mạch vòng vận hành hở với lộ 471 trạm 110kV Tam Dương

- Lộ 474 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi KCN Chấn Hưng, đường trục dài 7,0 km, mạch kép treo trước 1 mạch, dây dẫn AC-185. Công suất tải Pmax= 5MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 2,5%.

- Lộ 471 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Lũng Hòa, Cao Đại, đường trục dài 6,0 km, dây dẫn AC-150, 95, cấp điện cho 42 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 12460KVA) thuộc thị trấn Thổ Tang và các xã Lũng Hòa, Cao Đại, Bồ Sao. Công suất tải Pmax= 5,1MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,3%. Đường dây này có liên hệ mạch vòng vận hành hở với đường dây 22kV từ trạm 110kV Việt Trì: lộ 471-E41.

- Lộ 473 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi An Tường, thị trấn Vĩnh Tường đường trục dài 15,8 km, dây dẫn AC-185, 120, cấp điện cho 72 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 18810KVA) thuộc thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường, Vĩnh Sơn, Thượng Trưng, Tân Cương, Phú Thịnh, Lý Nhân, Tuân Chính, An Tường, Vũ Di. Công suất tải Pmax= 7,8MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 4 ,3%. Đường dây này vận hành hở, dự kiến lộ này sẽ liên hệ mạch vòng với lộ 471 trạm 110kV Yên Lạc.

- Lộ 475 trạm 110kV Vĩnh Tường (E25.5): đi Bình Dương, đường trục dài 6,0 km, dây dẫn AC-185, 95, cấp điện cho 25 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 7280KVA) thuộc các xã Vĩnh Sơn, Đại Đồng, Bình Dương và Vân Xuân của huyện Vĩnh Tường. Công suất tải Pmax= 2,7MW tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,4%. Đường dây này vận hành hở, dự kiến lộ này sẽ liên hệ mạch vòng với lộ 475 trạm 110kV Yên Lạc.

- Lộ 471 trạm 110kV Yên Lạc: đoạn đi Ngũ Kiên, Vĩnh Thịnh, đường trục dài 12 km, dây dẫn AC-95, 70 cấp điện cho 51 trạm biến áp 22/0,4kV (với tổng dung lượng là 13720KVA). Công suất của trạm 110kV Yên Lạc cấp cho huyện Vĩnh Tường là 5,2MW, tổn thất điện áp cuối đường dây là 3,92%.

Sơ đồ kết lưới và kết quả tính toán tổn thất điện áp, tổn thất điện năng lưới điện trung áp của huyện Vĩnh Tường được thể hiện trong bản vẽ D552-VT-01, D552-VT-02 và phụ lục 8.

IV.3.2. Lưới hạ áp

- Lưới hạ áp được thiết kế hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.

- Bán kính lưới 0,4 kV cho các phụ tải dân sinh phù hợp với tiêu chuẩn đã nêu ở phần trên.

- Mỗi trạm biến áp hạ áp sẽ có từ 2 đến 4 đường dây trục chính 0,4kV và các nhánh rẽ. Các đường dây trục chính sử dụng hệ thống 3 pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp, điện áp 380/220V. Các nhánh rẽ tùy theo nhu cầu phụ tải mà đi 1; 2 hoặc 3 pha.

- Khu vực thị trấn dùng cáp vặn soắn XLPE hoặc dây AV-95; 70 cho các đường trục, AV-50; 35 cho các nhánh rẽ.

- Khu vực nông thôn dùng cáp vặn soắn AV hoặc dây A-95; 70 cho các đường trục, A-50; 35 cho các nhánh rẽ.

- Cột hạ áp: Đối với khu vực thị trấn dùng cột bê tông ly tâm 8,5m và 10m để có thể kết hợp lắp đặt đèn đường. Còn đối với khu vực nông thôn: dùng phổ biến loại cột bê tông vuông 8,5m cho các đường trục. Có thể kết hợp đi chung cột với đường dây cao áp.

- Công tơ: Các hộ sử dụng điện đều phải lắp đặt công tơ nhằm ngăn ngừa tổn thất, đảm bảo công bằng trong kinh doanh bán điện và an toàn sử dụng điện. Sử dụng các hòm công tơ nhựa loại cho 1, 2 hoặc 4 công tơ chuyên dùng.

- Dây dẫn sau công tơ vào các hộ dùng điện dùng dây PVC-M2x6mm2

Dự kiến khối lượng xây dựng mới đường dây hạ áp và công tơ toàn huyện Vĩnh Tường đến 2015 như sau:

+ Đường dây hạ áp: Xây dựng mới 160 km

Cải tạo nâng cấp 150 km.

+ Công tơ lắp đặt mới và thay thế 8000 cái.

Chương V

KHỐI LƯỢNC XÂY DỰNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ

Để thực hiện theo đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015, có xét tới 2020” như đã trình bày ở trên cần phải thực hiện khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện như sau:

V.1. Khối lượng và vốn đầu tư xây dựng đường dây, công tơ đến 2015

Tổng hợp khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây, công tơ của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được cho trong bảng V.1.

Bảng V.1: Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư đường dây, công tơ đến 2015

TT

Hạng mục

Khối lượng (km)

Vốn đầu tư (Tr.đ)

Ghi chú

I

Đường dây trung áp

 

46535

 

 

 

 

 

REII.MR: 3,3 tỷ

1

Đường dây 35kV XDM

5.8

2568

đồng

2

Đường dây 22kV XDM

37.7

29814

KfW: 0,5 tỷ đồng

3

Cải tạo nâng tiết diện ĐD 35kV

12.2

4817

 

4

Cải tạo 10kV sang 22kV

26.6

9337

 

II

Lưới hạ áp

 

67115

 

1

Đường dây hạ áp XDM

160

41120

KfW: 2,3 tỷ đồng

2

Đường dây hạ áp cải tạo

150

19275

 

3

Công tơ( Chiếc)

8000

6720

 

Chi tiết khối lượng tính toán được thể hiện trong phụ lục 9.

V.2. Khối lượng và vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp đến 2015

Tổng hợp khối lượng xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được cho trong bảng V.2.

Bảng V.2: Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư trạm biến áp đến 2015

TT

Hạng mục

Khối lượng

Vốn đầu tư
(Tr.đ)

Ghi chú

Trạm

KVA

I

Xây dựng mới

128

36800

53713

 

1

Trạm 35/0,4kV

18

3870

7690

REII.MR: 10,3 tỷ đồng

2

Trạm 22(10)/0,4kV, 22/0.4kV

110

32930

46023

Kfw: 1,1 tỷ đồng

II

Cải tạo

53

16240

8639

 

1

Trạm 10/0.4kV sang 22/0.4kV

28

7450

4010

 

2

Nâng công suất MBA-35/0,4kV

5

1690

906

 

3

Nâng công suất MBA-22/0,4kV

20

7100

3723

 

Chi tiết khối lượng tính toán được thể hiện trong phụ lục 10.

V.3. Tổng hợp và phân vốn đầu tư.

Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện toàn huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được thể hiện ở bảng V.3.

Bảng V.3: Tổng hợp và phân vốn đầu tư lưới điện toàn huyện đến 2015

TT

Hạng mục

Vốn đầu tư (Tr.đ)

Ghi chú

I

Lưới trung áp

108887

REII.MR: 13,6

1

Đường dây xây dựng mới

32382

tỷ đồng Kfw: 1,6 tỷ

2

Cải tạo nâng tiết diện ĐD 35kV

4817

đồng

3

Đường dây 10kV cải tạo sang 22kV

9337

 

4

Trạm biến áp xây dựng mới

53713

 

5

Trạm BA 10/0,4kV cải tạo sang 22/0,4kV

4010

 

6

Nâng công suất MBA-35/0,4kV

906

 

7

Nâng công suất MBA-22/0,4kV

3723

 

II

Lưới hạ áp

67115

Kfw: 2,3 tỷ

1

Đường dây hạ áp XDM

41120

đồng

2

Đường dây hạ áp cải tạo

19275

 

3

Công tơ

6720

 

 

TỔNG CỘNG

176002

 

 

Trong đó:+ Vốn đã có kế hoạch

17500

 

 

               + Vốn cần bổ sung:

158502

 

V.4. Cơ chế huy động vốn đầu tư:

Tại điều 11, mục 3 luật Điện lực nêu rõ: Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.

Tại điều 3, mục 2 nghị định của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật Điện lực quy định: Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình.

Tại điều 61 mục 1 luật Điện lực nêu rõ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho đơn vị hoạt động điện lực tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

Như vậy đối với huyện Vĩnh Tường vốn đầu tư vào việc cải tạo và phát triển lưới điện cho các xã miền núi cao khó khăn cần được Nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị hoạt động Điện lực tại khu vực này.

Phù hợp với luật Điện lực ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Vĩnh Tường. Cơ chế huy động vốn đầu tư như sau:

· Đối với khách hàng ngoài hoặc trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế tập trung ngành Điện sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

· Công tơ điện do bên bán hàng đầu tư trực tiếp.

· Đường dây ra sau công tơ cấp điện đến từng hộ do vốn đóng góp của dân.

Theo tính toán tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện trung áp giai đoạn 2012-2015 cần: 176 tỷ đồng.

Trong đó

Trung áp là: 108,9 tỷ đồng

Hạ áp là: 67,1 tỷ đồng

Chương VI

PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH

VI.1. Cơ sở phân tích kinh tế tài chính

Cơ sở của phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của các giải pháp nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012­2015, có xét đến 2020 dựa trên những văn bản pháp lý như sau:

+ Luật điện lực do Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004.

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/6/2008.

+ Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

+ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích ngày 11/3/2005.

+ Quyết định 445/NL-XDCB ngày 29/7/1994 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) quy định về nội dung phân tích kinh tế tài chính cho dự án lưới điện.

+ Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/06/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

+ Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

+ Thông tư số 17/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện.

+ Dự thảo hướng dẫn nội dung phân tích kinh tế - tài chính các dự án đầu tư nguồn và lưới điện số 1647/EVN/TĐ ngày 4/4/2001 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

+ Các văn bản hướng dẫn phân tích kinh tế - tài chính dự án của WB, ADB, đối với các dự án nâng cao hiệu quả hệ thống điện.

+ Các tài liệu khác có liên quan.

VI.2. Phân tích kinh tế tài chính

VI.2.1. Phân tích kinh tế

Mục tiêu của đánh giá kinh tế dự án là tính toán xem xét, so sánh các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của dự án để lựa chọn giải pháp, phương pháp tối ưu để thực hiện dự án trên góc độ lợi ích quốc gia về sử dụng tài nguyên, nhân lực của mình.

Hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị hiện tại hóa của lợi nhuận kinh tế dự án (NPV).

- Hệ số nội hoàn về kinh tế (EIRR).

- Tỷ số B/C.

Dự án “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 có xét đến 2020” với mục tiêu kinh tế - kỹ thuật nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện dân sinh kinh tế của tỉnh trong những năm tới đây cả về số lượng và chất lượng, nhất là khi có thêm những nhà máy và khu công nghiệp đi vào hoạt động nên nhu cầu dùng điện của huyện ngày càng tăng.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên được xác định trên cơ sở các dòng chi phí, lợi ích của dự án. Tuy nhiên, vì đánh giá kinh tế đứng trên quan điểm Quốc gia mang ý nghĩa lợi ích cho xã hội, nên vốn đầu tư đưa vào phân tích sẽ không quan tâm đến nguồn gốc và không bao gồm những khoản mục sau:

- Các loại thuế.

- Chi phí nhân công.

VI.2.2. Phân tích tài chính:

Mục đích của phân tích tài chính là đánh giá hiệu quả tài chính của chủ đầu tư dự án. Do đó phân tích tài chính là bảng báo cáo dòng tiền được tính theo quan điểm cho chủ đầu tư dự án. Khi phân tích tài chính cho chủ đầu tư dự án là xem xét đến nguồn gốc các nguồn vốn đầu tư và nhu cầu vay cho dự án, cùng với các điều kiện vay, trả gốc và trả lãi đảm bảo hoạt động tài chính của dự án. Hiệu quả tài chính được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Giá trị hiện tại hóa của lợi nhuận ròng của dự án (FNPV).

- Hệ số nội hoàn về tài chính (FIRR).

- Chỉ tiêu lợi ích-chi phí B/C

Phân tích dòng tài chính dự án là đánh giá thu - chi các hoạt động tài chính, xem xét đến các nguồn vốn và sử dụng vốn, cùng các điều kiện vay trả vốn, khả năng cân đối tài chính của chủ đầu tư dự án. Bao gồm các bảng: Tính thu nhập và cân đối nguồn vốn.

VI.2.3. Các điều kiện dùng trong tính toán:

Bảng VI. 1: Chỉ tiêu điện năng thương phẩm huyện Vĩnh Tường

Các chỉ tiêu

2011

2015

2020

Điện thương phẩm(GWh)

103,2

175,1

311,8

Điện tổn thất (%)

3,45

3,2

2,7

Điện đâu nguồn(GWh)

106,9

180,9

320,5

+ Điện thương phẩm và điện nhận đầu nguồn: được tính trong phần dự báo nhu cầu phụ tải huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Giá trị tài sản cố định còn lại năm gốc tính đến 31/12/2011 là 23,2 tỷ đồng.

+ Tổng vốn đầu tư dự án là 176 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo lưới điện huyện Vĩnh Tường tính từ lưới trung áp trở xuống).

+ Chi phí bảo dưỡng vận hành (O&M) cho từng loại trung áp và hạ áp, trung bình bằng 4,4% tổng vốn đầu tư.

+ Giá mua điện đầu nguồn:

Giá mua điện đầu nguồn của các PC năm 2011: tính theo Thông tư 42/2011/TT-BCT .

Giá mua điện các năm sau: Uớc tính bằng tỷ lệ giá mua/giá bán điện *giá bán điện thương phẩm dự kiến.

+ Giá bán điện thương phẩm:

Giá bán điện thương phẩm năm 2011 của huyện Vĩnh Tường là 1076 đ/kWh (bao gồm VAT). Giá bán điện thương phẩm các năm đến năm 2015 được tính theo tốc độ tăng giá bán bình quân từ năm mốc 2011 đến 2015.

Giá bán điện bình quân gia quyền năm 2015 phụ thuộc cơ cấu biểu giá điện và cơ cấu điện năng thương phẩm dự báo theo 5 thành phần và kỳ vọng tăng giá điện toàn quốc để đạt chi phí biên sản xuất, truyền tải và phân phối điện đến cấp hạ áp theo tính toán mới nhất trong Tổng sơ đồ 7 chi phí biên này là 8 UScent/kWh. Giá bán điện của các thành phần phụ tải dựa trên biểu giá mới ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012. Giá bán điện cho thành phần tiêu dùng dân cư tăng lên qua các năm do sự thay đổi sản lượng tiêu thụ điện năng của các hộ dân trong từng năm và giá bán điện sinh hoạt theo bậc thang sử dụng, được xác định là bình quân gia quyền của giá điện quy định theo bậc thang và định mức tiêu thụ điện sinh hoạt cho từng giai đoạn của huyện.

Do đó, giá bán điện bình quân tính được ở năm 2015 là 1754 đ/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Tốc độ tăng giá bán điện bình quân của huyện giai đoạn 2012­2015 ước tính là 13%/năm. Trong bối cảnh giá than, dầu, khí cho sản xuất điện trong tương lai tăng, giá truyền tải cũng phải tăng để đảm bảo nhu cầu vay vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý cho NPT, biểu giá điện hàng năm tính theo cơ chế thị trường và dần bỏ cơ chế bù chéo giữa các hộ dùng điện nên tốc độ tăng giá bán điện dự kiến 13%/năm cho giai đoạn 2011-2015 là hợp lý. Đề án dự kiến cố định giá bán điện bình quân và điện thương phẩm từ năm 2021 trở đi sau khi đã tính tăng một phần sản lượng điện dự báo và giá bán điện.

+ Hệ số chiết khấu là hệ số chiết khấu xã hội, i = 10%.

Thời gian tính toán:

- Năm bắt đầu đầu tư dự án: 2012.

- Năm đầu tư cuối cùng của dự án: 2015

- Năm kết thúc dự án: 2031

+ Đời sống kinh tế của công trình: lấy theo quy định 445/NL-XDCB:

- 15 năm đối với lưới trung áp

- 10 năm đối với lưới hạ áp

Thuế suất VAT: 10%; thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25%.

+ Hệ số chiết khấu tài chính cho phân tích chủ đầu tư dự án bằng bình quân gia quyền các lãi suất vay vốn.

Bảng VI. 2: Các điều kiện vay vốn cho dự án dự kiến:

Loại vốn vay

Lãi suất

Ân hạn

Thời gian trả vốn

Vốn vay TM nội tệ

12%/năm

5 năm

15 năm

Vốn vay ngoại tệ

6,9%/năm

5 năm

20 năm

VI.2.4. Kết quả tính toán (Phương án cơ sở)

Bảng VI. 3: Kết quả các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính (P/a cơ sở)

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

423

39,3

1,20

2. Phân tích tài chính chủ đầu tư

106

23,1

1,05

Bảng VI. 4: Kết quả phân tích dòng tài chính

Các chỉ tiêu tài chính

Kết quả

Giá bán bình quân (đ/kWh)

1760

Giá thành bình quân (đ/kWh)

2004

Tổng vốn đầu tư dự án (2012-2015) (Tỷ đồng)

176

Tổng nhu cầu vay (Tỷ đồng)

99,6

Trả nợ gốc vay (Tỷ đồng)

82,9

Lợi nhuận ròng tích lũy (Tỷ đồng)

916

Mức sinh lợi toàn giai đoạn (%)

64%

Nhận xét: Trong trường hợp này dự án khả thi về kinh tế và tài chính Bảng VI.5:

Kết quả các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính ở phương án tính độ nhạy:

· Khi vốn đầu tư tăng 10%

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

397

33,8

1,18

2. Phân tích tài chính chủ đầu tư

76

20,0

1,04

· Khi điện thương phẩm giảm 10%

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1.

Phân tích kinh tế

204

22,0

1,11

2.

Phân tích tài chính chủ đầu tư

-65

-

0,96

Khi tổ hợp điện thương phẩm giảm, vốn đầu tư tăng: 10%

 

 

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1.

Phân tích kinh tế

179

19,4

1,04

2.

Phân tích tài chính chủ đầu tư

-100

-

0,94

Nhận xét:

Kết quả phân tích độ nhạy tăng vốn đầu tư 10%: dự án khả thi về kinh tế và tài chính. Trường hợp, giảm điện thương phẩm 10%, tổ hợp giảm điện thương phẩm 10% và tăng vốn đầu tư 10%: dự án chỉ khả thi về kinh tế và không khả thi về tài chính.

VI.2.5. Kết luận về kết quả phân tích kinh tế tài chính

Qua kết quả phân tích kinh tế tài chính dự án “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 có xét đến 2020” cho thấy dự án đạt hiệu quả kinh tế, tài chính vốn đầu tư ở phương án cơ sở với giá mua như quy định và các chỉ tiêu này khá tốt. Phân tích độ nhạy tăng vốn đầu tư 10%: dự án khả thi về kinh tế và tài chính. Trường hợp, giảm điện thương phẩm 10%, tổ hợp giảm điện thương phẩm 10% và tăng vốn đầu tư 10%: dự án chỉ khả thi về kinh tế và không khả thi về tài chính. Vì vậy để dự án trở thành hiện thực là động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện cần có chính sách ưu tiên đặc biệt của tỉnh và ngành điện để phát triển lưới điện nông thôn miền núi.

Chương VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận.

Vĩnh Tường là một huyện thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh huyện Vĩnh Tường đang có những bước chuyển mình. Trong tương lai huyện Vĩnh Tường sẽ có nhiều biến đổi với sự phát triển của các phụ tải Công nghiệp.

Đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015, có xét đến 2020” có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đề án đã tính toán dự báo nhu cầu điện của huyện đến năm 2015 và 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đưa ra sơ đồ phát triển lưới điện dựa trên sự phân tích tổng hợp lưới điện hiện trạng cũng như sự phát triển dự kiến trong giai đoạn quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:

1. Dự báo nhu cầu phụ tải:

TT

Hạng mục

Đơn vị

2015

2020

1

Điện thương phẩm

GWh

175,1

311,8

2

Điện nhận

GWh

180,9

320,4

3

Pmax

MW

41

67

4

Điện TP b.quân đầu người

kWh/ng/n

838

1413

2. Khối lượng xây dựng đến 2015:

Để đạt được mục tiêu phát triển lưới điện của huyện tới năm 2015 cần xây dựng lưới điện như sau:

- Xây dựng mới 5,8km đường dây 35kV.

- Xây dựng mới 37,7km đường dây 22kV.

- Cải tạo nâng tiết diện đường dây 35kV:12,2km

- Cải tạo đường dây 10kV sang 22kV: 26,6km.

- Xây dựng mới TBA 35/0,4kV: 18 trạm với tổng dung lượng 3870 kVA.

- Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4kV: 110 trạm với tổng dung lượng 32930 kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 10/0,4kV sang 22/0,4kV: 28 trạm với tổng công suất 7450 kVA.

- Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 35/0,4kV: 5 trạm với tổng công suất 1690 kVA.

- Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 22/0,4kV: 20 trạm với tổng công suất 7100 kVA.

- Xây dựng mới 160km đường dây hạ áp.

- Cải tạo nâng cấp 150 km đường dây hạ áp.

- Lắp đặt mới và thay áp 8000 công tơ điện.

3. Vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến 2015: 176 tỷ đồng

Chia ra: + Vốn xây dựng lưới trung áp: 108,9 tỷ đồng

+ Vốn xây dựng lưới hạ áp: 67,1 tỷ đồng

Trong đó:

+Vốn có kế hoạch: 17,5 tỷ đồng

+ Vốn cần bổ sung: 158,5 tỷ đồng

II. Kiến nghị

Với tốc độ tăng trưởng phụ tải điện của huyện Vĩnh Tường, đặc biệt trong giai đoạn 2012-2015 khi có thêm một số phụ tải KCN, để đảm bảo cung cấp đủ điện cho huyện và cấp hỗ trợ cho huyện Yên Lạc kiến nghị nâng công suất trạm 110kV Vĩnh Tường lên thành (40+63)MVA theo như quyết định phê duyệt ‘Quy hoạch và phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015, có xét đến 2020’.

Sau khi đề án được phê duyệt, Sở Công thương Vĩnh Phúc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn nhằm xây dựng các công trình điện theo đúng quy hoạch (theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009; nghị định 45/2001/NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ và Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN của Bộ Công Thương ngày 30 tháng 12 năm 2005). Về phía ngành Điện: Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh (sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Quy hoạch và Kiến trúc, sở Công Thương, sở Xây dựng, sở Tài Nguyên&Môi Trường,...) và UBND huyện Vĩnh Tường để phối hợp, triển khai thực hiện các công trình điện trên địa bàn huyện.

Về quỹ đất giành cho phát triển lưới điện, nhu cầu sử dụng đất, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được tính toán rõ hơn trong các bước lập BCKT cho từng công trình cụ thể. Tuy nhiên có thể sơ bộ ước tính nhu cầu sử dụng đất cho các hành lang tuyến đường dây và các trạm mới xây dựng giai đoạn 2012-2015 như sau:

Đất giành cho xây dựng đường dây trung thế: 434 m2

Đất giành cho xây dựng đường dây hạ thế: 80 m2

Đất giành cho xây dựng các trạm phân phối: 1.280 m2

Tổng số: 1.794 m2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012-2015 có xét đến năm 2020

  • Số hiệu: 853/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/04/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Phùng Quang Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản