Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 843/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 22 tháng 3 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
Căn cứ Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 15/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 14/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương nhiệm vụ, dự toán Đề án Phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 45/TTr-SNN ngày 05/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau:
1. Tên đề án: Phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Thời gian thực hiện: Năm 2020.
3. Địa điểm thực hiện: UBND các huyện, thành phố có vùng bãi tỉnh Hưng Yên.
4. Cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.
5. Chủ đầu tư: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.
6.1. Mục tiêu tổng quát
Tận dụng lợi thế, nhận diện những hạn chế và xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực phát triển (về đất đai, lao động, kỹ thuật...) thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển; khai thác và sử dụng nguồn lực theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh; nâng cao mức thu nhập của nhân dân vùng bãi sông Hồng, sông Luộc bằng và vượt mức bình quân chung toàn tỉnh trong giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Quản lý, khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, du lịch và thương mại, dịch vụ để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh; khuyến khích khởi nghiệp và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề; huy động mọi nguồn lực đầu tư cải tạo đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân vùng bãi sông Hồng, sông Luộc so với mức bình quân chung của tỉnh.
6.2. Mục tiêu cụ thể
- Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn vùng bãi đạt 70 triệu/năm vào năm 2025.
- Thu nhập trên 1ha canh tác tại vùng bãi đạt từ 250 - 300 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng bãi bình quân 5 năm đạt 7,7-8,2%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo vùng bãi đạt 75% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có cấp bằng, chứng chỉ đạt trên 40%).
- Tỷ lệ số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh 100%.
- Tỷ lệ xử lý chất thải ở đô thị đạt 95%, ở nông thôn đạt 90%; 100% chất thải nguy hại được xử lý an toàn theo quy định.
- Phấn đấu xây dựng vùng sản xuất chuyên hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu trở thành trung tâm sản xuất hoa, cây cảnh của miền Bắc.
- 100% tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có phương án bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề; thành lập mới khoảng 20-40 doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản, hoa, cây cảnh...
- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng có giá trị gia tăng cao và sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Tập trung cao độ để phát triển nhanh, vững chắc tiểu thủ công nghiệp, làng nghề làm động lực cho phát triển nông nghiệp và các ngành dịch vụ.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa; duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách nội địa; mở rộng phát triển du lịch cuối tuần gắn với sinh thái, trang trại, nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần thu hút khách du lịch quốc tế.
- Triển khai các dự án sử dụng đất vùng bãi sông Hồng, sông Luộc để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng bãi. Trong đó có các dự án về phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, trải nghiệm; dự án phát triển các đô thị sinh thái sông Hồng (Dự án Phổ Hiến cổ, sân Golf, đô thị Xuân Cầu, khu sinh thái Laico...).
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh xã hội được giữ vững.
7.1. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản
Xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng có giá trị gia tăng cao và sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
7.1.1. Về trồng trọt: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển cây ăn quả. Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đặc sản chủ lực; cải tạo, thay thế những cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp. Cụ thể như sau:
- Giữ nguyên và dần thu hẹp các diện tích trồng lúa hiện có; phát triển, mở rộng diện tích trồng ngô theo hướng gắn với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sử dụng các giống mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng; tập trung trồng ngô trên diện tích hiện đang sản xuất của thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ và huyện Phù Cừ.
- Cây chuối: Ổn định diện tích trồng trên vùng đất bãi, tiếp tục tăng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap. Diện tích hiện có sẽ tập trung phát triển theo hướng công nghệ cao, Tổng diện tích trồng chuối đến năm 2025 là 1.428ha.
- Cây nhãn: Ổn định diện tích trồng nhãn, gắn với cải tạo vùng nhãn gốc hiện có và một số vùng phụ cận. Thay thế diện tích nhãn già cỗi bằng những giống nhãn có năng suất, chất lượng cao. Tổng diện tích trồng nhãn đến năm 2025 là 691 ha.
- Cây có múi (cam, quýt, bưởi): Áp dụng kỹ thuật thâm canh và công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị. Tập trung phát triển theo hướng công nghệ cao ở các địa phương, như: Văn Giang, Khoái Châu, Phù Cừ, Kim Động và thành phố Hưng Yên. Tổng diện tích trồng cây có múi đến năm 2025 là 820ha.
- Cây thực phẩm (rau, củ, quả): Chú trọng các nhóm sản phẩm truyền thống như các loại rau thông thường (rau muống, rau cải, cải bắp, xu hào, cà chua... khoai tây, các loại đậu đỗ....) đồng thời tập trung phát triển các nhóm rau củ quả có giá trị kinh tế cao như cà chua, khoai tây, dưa chuột, bầu, bí, nấm,... sản xuất an toàn theo chuỗi giá trị bền vững. Tổng diện tích trồng cây thực phẩm đến năm 2025 là 222ha.
- Hoa, cây cảnh: Đến năm 2025 dự kiến sản lượng hoa cung ứng cho thị trường tại chỗ 30%; còn lại 70% sản phẩm cung cấp cho thị trường Hà Nội, các vùng khác và tiến tới xuất khẩu. Phát triển vùng sản xuất hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang, huyện Khoái Châu trở thành trung tâm sản xuất hoa, cây cảnh của miền Bắc.
- Cây dược liệu: Chủ yếu là cây nghệ, tam thất, địa liền... ở huyện Khoái Châu, huyện Kim Động; tổng diện tích trồng dược liệu tập trung đến năm 2025 là 150ha.
7.1.2. Về chăn nuôi: Ổn định định số lượng đàn trâu và có xu hướng giảm dần qua các năm theo tốc độ đô thị hóa. Phát triển đàn bò theo hướng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên phát triển loại mô hình quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa. Từng bước chuyển dần chăn nuôi lợn, nâng cao số lượng, chất lượng đàn lợn các huyện phía Nam gắn với việc phát triển chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi và chăn nuôi có kiểm soát theo hướng Vietgap đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Chuyển dịch chăn nuôi tập trung trang trại từ vùng có mật độ dân số cao, đô thị đến những vùng có mật độ dân số thấp, các xã, huyện có điều kiện bố trí đất đai để phát triển chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung xa đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; xác định các vùng chăn nuôi trọng điểm tại các xã, huyện phù hợp với quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả lợi thế phát triển vùng của địa phương. Diện tích các vùng chăn nuôi tập trung đến năm 2025 trên địa bàn vùng bãi là 211ha.
7.1.3. Về thủy sản: Mở rộng các vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung đối với các vùng có điều kiện hạ tầng giao thông, cấp và thoát nước đảm bảo để chuyển đổi sang nuôi thủy sản để tăng hiệu quả sử dụng đất. Giữ nguyên và ổn định, không phát triển thêm lồng nuôi trên sông.
7.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
- Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đặc biệt chú trọng đến việc tạo môi trường thuận lợi thu hút các dự án vào đầu tư, kết hợp với việc hình thành ngành nghề, làng nghề chế biến sản phẩm nông nghiệp, bố trí không gian hợp lý đối với các dự án, đồng thời tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho các dự án phát triển với hiệu quả đầu tư cao.
- Ưu tiên phát triển công nghệ chế biến nông sản ít ô nhiễm môi trường.
- Có chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
- Tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn vùng bãi, ưu đãi tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho phép (hoặc trong thẩm quyền của tỉnh) để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý, ưu tiên thu hút những dự án công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ít gây ô nhiễm môi trường, thu hút được nhiều lao động, thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư phát triển tại vùng bãi sông Hồng, sông Luộc. Từ đó, mở ra hướng phát triển, thu hút lao động, tạo cơ hội việc làm cho lao động tại các huyện, thành phố vùng bãi sông Hồng, sông Luộc và trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý, nhất là các nghề, làng nghề thu hút nhiều lao động như: May, mây tre đan, nghề chế biến nông, thủy sản...; gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề.
- Tập trung các nguồn lực xây dựng mới các chợ và các trung tâm bán hàng tiện ích tại vùng bãi.
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: Sản xuất gạch không nung, tuynel.
- Khuyến khích phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn vùng bãi sông Hồng, sông Luộc; thành lập mới khoảng 20-40 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản, hoa, cây cảnh.
7.3. Thương mại, du lịch, dịch vụ
7.3.1. Phát triển du lịch
Đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa; duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách nội địa; mở rộng phát triển du lịch cuối tuần gắn với sinh thái, trang trại, nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần thu hút khánh du lịch quốc tế.
- Phát triển các hệ thống khu du lịch chính trong vùng theo nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt quan tâm đến các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Duy trì và khôi phục các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc của từng địa phương.
- Phát triển và bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống để du khách có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm và mua các hàng lưu niệm có chất lượng cao.
- Cải tạo môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch. Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn tại các khu, điểm và cơ sở kinh doanh du lịch.
- Thực hiện chính sách và các chương trình hành động du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, miệt vườn trái cây,...
7.3.2. Phát triển thương mại, dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổ chức và giao dịch văn minh, hiện đại. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ tiện lợi trên địa bàn; chú trọng phát triển kinh tế số, phát triển mạnh thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, nhất là các sản phẩm nông nghiệp tại vùng bãi Hưng Yên, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, y tế, lao động, logistic. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý của tỉnh để phát triển mạnh thị trường trong nước và quốc tế. Có biện pháp hiệu quả đưa nông sản của vùng vào các hệ thống phân phối chính thống, các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước, trọng tâm là thủ đô Hà Nội.
7.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
7.4.1. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, toàn diện, từng bước hiện đại và bền vững, bảo đảm được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải; gắn kết giữa các địa phương, giữa đô thị và nông thôn, đặc biệt với Hà Nội; đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với tiềm năng phát triển du lịch, di tích lịch sử, bảo vệ sinh thái của vùng; xây dựng nâng cấp 22 bến bãi vật liệu và trung chuyển hàng hóa; cải tạo nâng cấp 330,49km đường giao thông trục và nội đồng.
7.4.2. Phát triển hạ tầng thủy lợi
- Xây dựng hệ thống thủy lợi hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành; đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa, ổn định, đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới; đảm bảo phục vụ đa mục tiêu, nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, tiêu thoát nước, phòng chống lũ.
- Đầu tư xây dựng 18 trạm bơm tưới, tiêu; nâng cấp 18,2km đê bối; xây mới 27 cống, cầu; nâng cấp kiên cố hóa 119,73 km kênh mương nội đồng.
7.4.3. Phát triển hệ thống điện
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy đảm bảo phát triển kinh tế chính trị và an sinh xã hội của địa phương; hoàn thiện hệ thống lưới điện; giảm bán kính cấp điện và giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp.
- Phát triển lưới điện phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao
- Đầu tư xây dựng mới 28 trạm biến áp, lắp dựng 71km đường dây hạ thế phục vụ công tác sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm.
7.4.4. Hệ thống y tế
- Duy trì 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 10 bác sỹ/1 vạn dân và 30 giường bệnh/1 vạn dân.
- Đảm bảo 100% thôn có đủ nhân viên y tế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định. Nhân viên y tế được đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế ban hành, có 30% đạt trình độ trung cấp, số còn lại đạt trình độ sơ cấp. Thực hiện chính sách xã hội hoá để đảm bảo cho hoạt động của y tế thôn.
- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp 8 trạm y tế xã.
7.4.5. Hệ thống giáo dục
- Thu hút 42% số cháu vào nhà trẻ, 100% số cháu vào mẫu giáo, 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề, trên 52% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào đại học, 80% người lao động được đào tạo nghề.
- Xây dựng 143 phòng học đạt tiêu chuẩn để đảm bảo duy trì chất lượng dạy học.
7.4.6. Hệ thống văn hóa, thông tin
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng chống bạo lực gia đình và học đường.
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển truyền thanh, truyền hình. Nâng cao chất lượng, cải tiến nội dung tin, bài của hệ thống truyền thanh từ xã đến cơ sở; nâng cấp cơ sở vật chất truyền thanh theo hướng kỹ thuật số.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình văn hóa, văn nghệ.
- Đẩy mạnh phát triển phong trào thể thao quần chúng cả về bề rộng và chiều sâu. Đổi mới và đẩy mạnh phát triển văn hóa với phát triển du lịch, khai thác các di tích lịch sử cùng với thắng cảnh và các khu sinh thái của vùng để phát triển du lịch.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp các nhà văn hóa: 4 nhà văn hóa xã, 22 nhà văn hóa thôn.
8.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 2.104,80 tỷ đồng
Trong đó:
Nguồn vốn ngân sách nhà nước Trung ương, tỉnh và huyện: 536,34 tỷ đồng;
Nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác: 1.568,17 tỷ đồng.
8.2. Các dự án ưu tiên đầu tư
8.2.1. Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vùng bãi
- Dự án trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao: Tại huyện Kim Động; thành phố Hưng Yên; huyện Khoái Châu.
- Dự án trồng cây có múi, nhãn, vải có quy mô 20ha/dự án, tại các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên;
- Dự án trồng chuối quy mô từ 50ha/dự án trở, tại huyện các huyện: Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên.
- Dự án trồng dược liệu quy mô từ 20ha/dự án, tại huyện Khoái Châu và Kim Động.
- Dự án sản xuất cây giống tập trung tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu (50ha).
- Dự án xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản (rau, quả, thịt, cá) đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Các dự án hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có quy mô từ 10ha trở lên.
- Xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung và nuôi cá lồng.
8.2.2. Lĩnh vực ngành nghề nông thôn
- Dự án bảo tồn làng nghề gắn với du lịch sinh thái: Làng nghề truyền thống Hương Cao Thôn xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên; Làng nghề truyền thống đan Lờ đó thôn Nội Lăng, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ.
- Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch: Khu du lịch lễ hội Phố Hiến, thành phố Hưng Yên; du lịch tâm linh đền Chử Đồng Tử, huyện Khoái Châu; du lịch làng nghề trồng hoa, cây cảnh huyện Văn Giang.
- Dự án xử lý chất thải làng nghề: Hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi công nghệ, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm như các ngành tái chế vật liệu; sản xuất miến. Hỗ trợ xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất nghề.
8.2.3. Lĩnh vực thủy lợi
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trạm bơm tưới, tiêu và hệ thống kênh tưới, kênh tiêu.
- Dự án đầu tư cải tạo, cứng hóa các tuyến đê bối.
- Dự án ứng dụng phương pháp tưới tiên tiến cho cây trồng.
8.2.4. Lĩnh vực giao thông
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các tuyến đường vào các khu sản xuất.
8.2.5. Lĩnh vực điện
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm biến áp, đường dây hạ thế phục vụ sản xuất, chế biến và sinh hoạt của Nhân dân vùng bãi.
8.2.6. Lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục theo chuẩn nông thôn mới nâng cao.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai đề án theo giai đoạn và hàng năm; hướng dẫn các huyện, thành phố vùng bãi xây dựng, triển khai đề án ở địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện đề án báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối kế hoạch vốn của Trung ương, của tỉnh để bố trí thực hiện các nội dung đề án hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đề án theo chức năng nhiệm vụ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí kinh phí của tỉnh hàng năm để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của đề án theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung đề án theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng xúc tiến thương mại; hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm; tăng cường công tác thông tin giới thiệu sản phẩm, hàng hóa; tiếp cận thị trường trong nước, nước ngoài để quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đề án theo chức năng nhiệm vụ.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị hỗ trợ các tổ chức kinh tế, chủ trang trại, hộ nông dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng bãi;
- Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm cho các chủ thể sản xuất.
- Tham mưu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng bãi.
Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của đề án gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên
Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia đề án; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị ngành hàng của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn vùng bãi.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố vùng bãi
- Căn cứ nội dung đề án được UBND tỉnh phê duyệt, chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện đề án cho vùng bãi của địa phương mình theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của địa phương; thúc đẩy phát triển sản xuất, du lịch, dịch vụ ở nông thôn.
- Bố trí nguồn lực, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai đề án trên địa bàn; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện theo quy định.
- Căn cứ nội dung đề án được UBND tỉnh phê duyệt và các kế hoạch triển khai thực hiện được UBND cấp huyện phê duyệt; xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đề án trên địa bàn.
- Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của đề án.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai đề án; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện đề án với UBND cấp huyện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 979/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, định hướng đến 2015
- 2Kế hoạch 2472/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 70-KL/TW thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 2111/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 979/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, định hướng đến 2015
- 4Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Quyết định 1854/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật Quy hoạch 2017
- 10Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 133/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Kế hoạch 2472/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 70-KL/TW thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 13Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Sơn La ban hành
- 14Quyết định 2147/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 do tỉnh Hưng Yên ban hành
Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 843/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Hùng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra