Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 843/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013-2017 CỦA HUYỆN KON RẪY

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017;

Căn cứ Công văn số 6795/BKHĐT-KTĐPLT ngày 11/9/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm tra Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei, tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của UBND huyện Kon Rẫy tại Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 27/9/2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án phát triển KTXH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện: Đăk Glei, Sa Thầy và Kon Rẫy (tại Báo cáo thẩm định số 05/BCTĐ-HĐTĐ ngày 26/7/2013 và Công văn số 1681/SKHĐT-TH ngày 04/10/2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2017 đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào Dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ngang bằng mức phát triển bình quân chung của các huyện trong tỉnh. Thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; tập trung xây dựng nông thôn mới; nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2017:

* Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân năm khoảng 17%/năm cả thời kỳ 2013-2017

- Cơ cấu kinh tế (tính theo giá hiện hành):

+ Đến năm 2015: Tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 51,4% năm 2010 xuống còn 50,7%; khu vực dịch vụ tăng từ 15,8% năm 2010 lên 16,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,8% năm 2010 lên 33,1%.

+ Đến năm 2017: Tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm xuống còn 49,2%; khu vực dịch vụ tăng lên đạt 16,6% khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt 34,2%.

- Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành): Năm 2015 đạt khoảng 22,3 triệu đồng và đến năm 2017 đạt khoảng 31 triệu đồng/năm.

* Về xã hội

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 4-5%, phấn đấu đến năm 2015 còn dưới%.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70-73% vào năm 2015 và 65-68% vào năm 2017. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, tập huấn, huấn luyện đạt khoảng 20-25% và tạo việc làm cho 80% lực lượng lao động sau khi được đào tạo ngành nghề; đến năm 2017 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, tập huấn, huấn luyện đạt khoảng 30-40%, tạo việc làm cho trên 80% lực lượng lao động sau khi được đào tạo ngành nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn huyện.

- Đến năm 2015 có 50% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, 100% trạm y tế xã có bác sĩ.

- Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 26,3% năm 2012, xuống dưới 20% năm 2015 và đến năm 2017 chỉ còn khoảng dưới 18%.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 02 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

* Về môi trường

- Tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường: Đến năm 2015 khoảng 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; 80% số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; 100% xã có điểm thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt vào năm 2017.

- Nâng độ che phủ rừng lên 70%

* Về quốc phòng - an ninh: Phát triển kinh tế -xã hội phải gắn với các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

3. Nội dung đầu tư và nguồn vốn thực hiện Đề án:

3.1. Nội dung đầu tư:

- Danh mục đầu tư của Đề án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh. Ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đúng đối tượng đầu tư theo Quyết định 293/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/3/2013 về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017.

- Giai đoạn 2013-2017, tổng nhu cầu đầu tư trên địa bàn huyện (không tính ở thị trấn) khoảng 1.162 tỷ đồng của 150 công trình; trong đó: Đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương thực hiện Đề án (theo Quyết định số 293/QĐ-TTg) là 44 công trình với tổng mức đầu tư 116,8 tỷ đồng, cụ thể:

a. Danh mục đầu tư chính thức (danh mục ưu tiên): 37 công trình/90,7 tỷ đồng; trong đó:

- Ngành Giao thông: 10 công trình/34,2 tỷ đồng đầu tư các công trình đường giao thông liên xã, đường nội thôn, đường ra khu sản xuất, cầu tràn…

- Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 04 công trình/13,7 tỷ đồng đầu tư các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, …

- Ngành Giáo dục và Đào tạo: 18 công trình/37,5 tỷ đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất các Trường THPT, THCS, trường tiểu học, mầm non, kiên cố hóa các phòng học, nhà công vụ cho giáo viên,…

- Ngành Y tế: 03 công trình/3,25 tỷ đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất các Trạm y tế xã.

- Ngành công cộng: 02 công trình/2,2 tỷ đồng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt.

b. Danh mục đầu tư dự phòng (chỉ đầu tư khi đảm bảo cân đối được vốn): 07 công trình/26,1 tỷ đồng; trong đó: 04 công trình thủy lợi/20 tỷ đồng; 01 công trình giáo dục/1,0 tỷ đồng và 02 công trình cấp điện/5,1 tỷ đồng.

(Có Danh mục đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án theo Quyết định 293/QĐ-TTg tại phụ biểu kèm theo)

- Mức vốn đầu tư của từng công trình theo danh mục đầu tư tại phụ biểu kèm theo là mức vốn hỗ trợ tối đa từ ngân sách Trung ương cho 01 công trình. Trong quá trình thực hiện, trường hợp dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập, phê duyệt (hoặc phê duyệt điều chỉnh) có tổng mức đầu tư lớn hơn mức vốn hỗ trợ tối đa nêu trên, UBND huyện có trách nhiệm huy động, lồng ghép, cân đối, bố trí từ các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư hoàn thành công trình. Trường hợp không cân đối, bố trí được thì cắt giảm quy mô cho phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư.

3.2. Nguồn vốn đầu tư:

ĐVT: Tỷ đồng

 

Nguồn vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2013-2017

Tổng số

Chia ra

Trong nước

Ngoài nước

 

Tổng số

1.162,5

1.067,1

95,3

1

Nguồn hỗ trợ theo mục tiêu từ NSTW thực hiện đề án (Quyết định số 293/QĐ-TTg), trong đó:

116,8

116,8

0,0

-

Danh mục đầu tư chính thức (Danh mục ưu tiên)

90,7

90,7

0,0

-

Danh mục đầu tư dự phòng (chỉ đầu tư khi đảm bảo cân đối được vốn)

26,1

26,1

0,0

2

Nguồn hỗ trợ mục tiêu từ ngân sách TW khác

64,8

64,8

0,0

3

Nguồn cân đối ngân sách địa phương

67,6

67,6

0,0

4

Nguồn vốn ngoài nước (ODA, NGO)

103,5

8,1

95,3

5

Vốn trái phiếu Chính phủ

37,0

37,0

0,0

6

Vốn khác

772,8

772,8

0,0

4. Giải pháp thực hiện:

- Huy động nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư: Huy động tối đa mọi nguồn lực; lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn để tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thuộc Đề án đạt hiệu quả cao; trong đó chú ý huy động sự đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

- Đầu tư tập trung, tránh dàn trải. Ưu tiên triển khai trước đối với các công trình, dự án phục vụ trực tiếp sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, của người nghèo; ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã điểm xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chủ trương đầu tư cho đến khâu nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán công trình. Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, đảm bảo theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt.

- UBND huyện thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; bố trí cán bộ có đủ trình độ, am hiểu sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản tham gia vào ban quản lý dự án nhằm tăng cường năng lực cho ban quản lý dự án, giúp chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư.

- Làm tốt công tác khảo sát, lập dự án/báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tránh bị điều chỉnh nhiều lần; chú ý hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trước khi triển khai thực hiện để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng xây dựng, quản lý khai thác, vận hành, duy tu bảo dưỡng kịp thời, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ công trình.

- Thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở, vận động, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch triển khai thực hiện dự án; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; giải thích cho nhân dân hiểu rõ về cơ chế, chính sách; niêm yết đơn giá, khối lượng bồi thường công khai, minh bạch để nhân dân biết, giám sát lẫn nhau; hạn chế tối đa việc khiếu nại, khiếu kiện có thể xảy ra.

- Tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể các cấp tại cơ sở và nhân dân tăng cường công tác giám sát cộng đồng, thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, công khai hóa các thông tin về công trình/dự án đầu tư trên địa bàn các xã theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để Ban giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết không nghiệm thu các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định (đặc biệt là công tác giám sát, đánh giá đầu tư). Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư; đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao UBND huyện Kon Rẫy (chủ đề án), phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định. Định kỳ (06 tháng, hàng năm) và đột xuất báo cáo về tình hình thực hiện Đề án về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ danh mục đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 ban hành kèm theo Quyết định này và tình hình thực tế hướng dẫn UBND huyện sử dụng lồng ghép các nguồn lực và thực hiện theo cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình nông thôn mới theo chủ trương của tỉnh.

3. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Kon Rẫy tổ chức thực hiện Đề án; hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình/dự án đầu tư trên địa bàn để thực hiện Đề án đạt hiệu quả; kịp thời đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị có cơ quan và Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- HĐND, UBND huyện Kon Rẫy;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KTTH2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

PHỤ BIỂU

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO QUYẾT ĐỊNH 293/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2013-2017
(Kèm theo Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Địa điểm đầu tư

Thời gian KC-HT

Quyết định đầu tư

Tổng mức đầu tư

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2013-2017

Ghi chú

Tổng số

Trong đó: NSTW

Tổng số

Trong đó chia ra các năm

2013

2014

2015

2016

2017

 

Tổng số

 

 

 

128.145

128.145

116.832

18.000

18.095

18.337

18.300

18.000

 

A

Danh mục đầu tư chính thức

 

 

 

102.045

102.045

90.732

18.000

18.095

18.337

18.300

18.000

 

I

Ngành giao thông

 

 

 

44.849

44.849

34.236

7.941

14.695

7.600

4.000

 

 

1

Cầu treo thôn 6 xã Đăk Tờ Re huyện Kon Rẫy (Hạng mục: Cầu và đường hai đầu cầu)

Đăk Tờ Re

2013-2014

947-05/10/2012

3.466

3.466

1.800

1.800

 

 

 

 

 

2

Đường từ thôn 4 đi thôn 11, xã Đăk Tờ Re

Đăk Tờ Re

1013-2014

906a-28/9/2012

4.984

4.984

4.984

2.141

2.843

 

 

 

 

3

Đường thôn 2 đi khu dân cư Đăk Pủi, xã Đăk Pne

Đăk Pne

2013-2014

907a-28/9/2012

4.870

4.870

4.870

2.000

2.870

 

 

 

 

4

Đường đi khu dân cư thôn 5-thôn 6, xã Đăk Kôi

Đăk Kôi

1013-2014

908a-28/9/2012

4.982

4.982

4.982

2.000

2.982

 

 

 

 

5

Nâng cấp đường hai đầu cầu và cầu treo thôn 6 xã Tân Lập

Tân Lập

2014

 

3.100

3.100

3.100

 

1.800

1.300

 

 

 

6

Đường từ QL 24 đi làng Kon Tub-konBDeh xã Đăk Ruồng và nâng cấp cầu treo

Đăk Ruồng

2014

 

6.000

6.000

6.000

 

2.100

3.900

 

 

 

7

Đường từ QL 24 đi thôn 3 xã Đăk Tờ Re

Đăk Tờ Re

2015

 

4.000

4.000

4.000

 

 

 

4.000

 

 

8

Đường vào khu sản xuất nước Nhê (Thôn Kon Lỗ)

Đăk Tơ Lung

2014

 

3.500

3.500

3.500

 

1.100

2.400

 

 

 

9

Sửa chữa đường giao thông 5 đi thôn 6 xã Tân Lập

Đăk Rve-Tân lập

2014

 

4.975

4.975

500

 

500

 

 

 

 

10

Sửa chữa đường giao thông từ xã Đăk Ruồng đi thôn 12 xã Đăk Tờ Re

Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re

2014

 

4.972

4.972

500

 

500

 

 

 

 

II

Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp

 

 

 

13.742

13.742

13.742

 

1.400

2.842

4.000

5.500

 

1

Thủy lợi Đăk Tờ Re (xã Đăk Tờ Re)

Đăk Tờ Re

2015

 

6.500

6.500

6.500

 

 

500

4.000

2.000

 

2

Thủy lợi Đăk Trea (xã Đăk Tơ Lung)

Đăk Tơ Lung

2016

 

3.500

3.500

3.500

 

 

 

 

3.500

 

3

Nâng cấp, sửa chữa nước sinh hoạt thôn 2 xã Đăk Kôi

Đăk Kôi

2014

 

1.600

1.600

1.600

 

600

1.000

 

 

 

4

Đường từ thôn ra khu SX nước Tơ Lung (thôn Kon Mong Tu)

Đăk Tơ Lung

2015

 

2.142

2.142

2.142

 

800

1.342

 

 

 

III

Ngành Giáo dục

 

 

 

38.204

38.204

37.504

10.059

750

5.495

10.300

10.900

 

1

Trường trung học cơ sở huyện Kon Rẫy

Đăk Ruồng

2013-2014

1044-25/10/2012

9.995

9.995

9.995

5.400

 

4.595

 

 

 

2

Trường THPT Chu Văn An, Hạng mục: Nhà ở bán trú cho học sinh 04 phòng

Đăk Ruồng

2013-2014

1053a-30/10/2012

1.692

1.692

1.592

1.592

 

 

 

 

 

3

Trường THCS xã Tân Lập, Hạng mục: Nhà ở bán trú cho học sinh 04 phòng

Tân Lập

2013-2014

1051a-30/10/2012

1.692

1.692

1.392

1.392

 

 

 

 

 

4

Trường học mầm non Hoa Hồng, xã Đăk Tờ Re

Đăk Tờ Re

2013-2014

1052a-30/10/2012

1.975

1.975

1.675

1.675

 

 

 

 

 

5

Trường mầm non Đăk Kôi (thôn 5b)

Đăk Kôi

2017

 

400

400

400

 

 

 

 

400

 

6

Trường mầm non Đăk Kôi (thôn 5B)

Đăk Kôi

2017

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

1.000

 

7

Tường rào, sân bê tông điểm trường chính Tiểu học Đăk Kôi

Đăk Kôi

2017

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

 

8

Tường rào, sân bê tông điểm trường chính Mầm non Đăk Kôi

Đăk Kôi

2017

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

 

9

Trường tiểu học xã Đăk Pne (điểm xã)

Đăk PNe

2015

 

400

400

400

 

 

400

 

 

 

10

Trung tâm dạy nghề huyện Kon Rẫy

Hạng mục: Nhà đa năng, Kè ốp mái ta luy (phần còn lại), Thiết bị thực hành nghề phi nông nghiệp

Đăk Ruồng

2016-2017

 

9.500

9.500

9.500

 

 

 

5.000

4.500

 

11

Trường tiểu học xã ĐắkRuồng

Đăk Ruồng

2014

 

750

750

750

 

750

 

 

 

 

12

Trường mầm non Hoa Hồng (02 phòng học)

Đăk Tờ Re

2016

 

800

800

800

 

 

 

800

 

 

13

Trường THCS ĐắkTơRe

Đăk Tờ Re

2016

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

1.000

 

14

Trường tiểu học KaPaKơLơng (Điểm chính T8)

Đăk Tờ Re

2016

 

800

800

800

 

 

 

800

 

 

15

Trường THCS ĐắkTơRe

Đăk Tờ Re

2016

 

800

800

800

 

 

 

800

 

 

16

Trường tiểu học xã ĐắkTơLung

Đăk Tơ Lung

2016

 

600

600

600

 

 

 

600

 

 

17

Trường tiểu học xã Tân Lập

Tân Lập

2016

 

300

300

300

 

 

 

300

 

 

18

Trường PTTH Dân tộc nội trú huyện Kon Rẫy.

Hạng mục: Sửa chữa nhà ở học sinh, xây dựng nhà công vụ giáo viên và các hạng mục phụ trợ

Thị trấn Đăk Rve

2015-2016

 

3.500

3.500

3.500

 

 

500

2.000

1.000

 

IV

Trạm Y tế

 

 

 

3.250

3.250

3.250

 

1.250

400

 

1.600

 

1

Nhà ở cho nhân viên y tế trạm y tế xã Đăk Ruồng

Đăk Ruồng

2014

 

850

850

850

 

650

200

 

 

 

2

Nhà ở cho nhân viên y tế trạm y tế xã Đăk Tơ Lung

Đăk Tơ Lung

2014

 

800

800

800

 

600

200

 

 

 

3

Nhà ở cho nhân viên y tế trạm y tế xã Đăk Pne

Đăk Đăk Pne

2017

 

1.600

1.600

1.600

 

 

 

 

1.600

 

V

Ngành công cộng

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

2.000

 

 

 

1

Nâng cấp sửa chữa nước sinh hoạt thôn 1,2,3 Đăk Tơ re

Đăk Tờ Re

2015

 

1.000

1.000

1.000

 

 

1.000

 

 

 

2

Nâng cấp sửa chữa nước sinh hoạt 7,8,9 Đăk Tơ re

Đăk Tờ Re

2015

 

1.000

1.000

1.000

 

 

1.000

 

 

 

B

Danh mục đầu tư dự phòng

 

 

 

26.100

26.100

26.100

 

 

 

 

 

 

I

Ngành giao thông

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp, sửa chữa đập Đăk Tơ Lung (xã Đăk Tơ Lung)

Đăk Tơ Lung

2017

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

II

Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp

 

 

 

17.000

17.000

17.000

 

 

 

 

 

 

1

Thủy lợi Cà lang II (xã Đăk Tơ Lung)

Đăk Tơ Lung

2015

 

7.000

7.000

7.000

 

 

 

 

 

 

2

Đập đầu mối bằng bê tông tại thôn 4 và thôn 5

Tân Lập

2015

 

9.000

9.000

9.000

 

 

 

 

 

 

-

Nâng cấp, sửa chữa đập Đăk Po (xã Đăk Pne)

Đăk Pne

2017

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

III

Ngành công nghiệp

 

 

 

5.100

5.100

5.100

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp điện thôn 4

Đăk Kôi

2017

 

2.100

2.100

2.100

 

 

 

 

 

 

2

Đầu tư mới hệ thống trụ điện (Thôn 2, 3, 5 và 6)

Đăk Kôi

2017

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

IV

Ngành giáo dục

 

 

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

1

Trường tiểu học Đăk Kôi (Thôn 8)

Đăk Kôi

2017

 

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 843/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Văn Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản