Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 817/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 29 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Căn cứ Quyết định số 2279/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 19-KL/TU ngày 21/4/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 4/2016;
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 78/TTr-BDT ngày 18 tháng 3 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Đề án tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2016.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Giao Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và phối hợp với các huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án theo những nội dung được phê duyệt tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức Đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC: PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 817/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa Đông Bắc và Tây Bắc có địa hình chia cắt, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Yên Bái có diện tích 6.886,28km2, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện với 180 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 02 huyện vùng cao là Mù Cang Chải và Trạm Tấu được xác định theo Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/8/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi và vùng cao đồng thời cũng là 02 huyện nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ. Dân số 792.710 người, trong đó có trên 80% người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Yên Bái có trên 30 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 07 dân tộc có dân số trên 10.000 người; 02 dân tộc có từ 1.000 - 5.000 người và 03 dân tộc có từ 500-2.000 người. Các dân tộc thiểu số chiếm 53,7%; Trong đó: Dân tộc Tày chiếm 18,27%, dân tộc Dao chiếm 11,31%, dân tộc Mông chiếm 11,06% dân tộc Thái chiếm 7,17%, dân tộc Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc ít người khác.
Đặc điểm vùng cao Yên Bái cũng như các tỉnh khác trong khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, riêng 2 huyện vùng cao (Trạm Tấu, Mù Cang Chải) có tỷ lệ người Mông chiếm gần 90%. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng địa hình chia cắt, phức tạp, nhiều đồi dốc, thường xuyên xảy ra thiên tai, đời sống các dân tộc thiểu số vùng cao khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế còn nhiều khó khăn.
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh đến hết năm 2014 là 40.899 hộ, chiếm tỷ lệ 20,56%, (trong đó hộ dân tộc thiểu số là 32.654 hộ, chiếm 16,42%); tổng số hộ cận nghèo là 18.085 hộ, chiếm tỷ lệ 9,09% (trong đó hộ dân tộc thiểu số là 11.889 hộ, chiếm 5,98); Đặc biệt 02 huyện vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo rất cao: huyện Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo 56,55%, tỷ lệ hộ cận nghèo 9,94%; huyện Trạm Tấu tỷ lệ hộ nghèo 56,27 %, tỷ lệ hộ cận nghèo 8,26%.
Đến nay số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh 72 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và 233 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29/2/2016 của Ủy ban Dân tộc) thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có nhu cầu được chuyển đổi nghề, mua máy móc nông cụ sản xuất vẫn còn nhiều cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ.
Trong những năm qua việc thực hiện các Chương trình mục tiêu của Chính phủ hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến đáng kể. Các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2014; Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần giải quyết một phần nhu cầu bức thiết về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh.
1. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 - 2008).
Thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 594/QĐ-CT ngày 27/12/2004 phê duyệt Đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Yên Bái. Với các mục tiêu hỗ trợ cụ thể là:
+ Hỗ trợ nhà ở cho 8.528 hộ.
+ Đầu tư hỗ trợ đất sản xuất cho 4.251 hộ với 1.542,89 ha.
+ Hỗ trợ đất ở cho 1.902 hộ với 35,54 ha.
+ Đầu tư hỗ trợ nước sinh hoạt cho 28.002 hộ với 360 công trình cấp nước tập trung gồm 5.977 bể chứa nước và 4.156 giếng nước cho các hộ gia đình khó khăn.
Trong 4 năm, theo đề án của tỉnh xây dựng và phê duyệt, kết quả triển khai thực hiện đạt được như sau:
- Tổng số vốn đã đầu tư 126.906,1 triệu đồng = 99,5 % số vốn Trung ương cấp.
Thực hiện các hạng mục hỗ trợ:
+ Hỗ trợ đất sản xuất: 1.370,7 ha cho 9.588 hộ, vốn hỗ trợ 6.837,3 triệu đồng.
+ Hỗ trợ đất ở: 16,53 ha cho 458 hộ, vốn hỗ trợ 82,6 triệu đồng.
+ Hỗ trợ làm nhà ở: 8.684 nhà, vốn hỗ trợ 50.821 triệu đồng.
+ Hỗ trợ nước phân tán: cho 29.457 hộ, kinh phí là 13.455,9 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước tập trung: xây dựng 105 công trình, vốn đầu tư 55.427,3 triệu đồng.
2. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn theo Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2010 - 2013).
Thực hiện Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Ngày 07/4/2010 UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 451/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tiếp tục thực hiện một số chính sách Hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với các nhiệm vụ, mục tiêu hỗ trợ cụ thể:
Tổng vốn đầu tư: 166.084 triệu đồng. Trong đó:
- Hỗ trợ tạo quỹ đất sản xuất: 55.757 triệu đồng
+ Hỗ trợ nhu cầu đất sản xuất: 1.620 triệu đồng.
+ Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng: 1.316 triệu đồng.
+ Trồng mới rừng: 325 triệu đồng.
+ Chuyển đổi nghề, mua nông cụ: 23.309 triệu đồng.
+ Hỗ trợ học nghề: 24.336 triệu đồng.
+ Hỗ trợ đi xuất khẩu lao động: 4.851 triệu đồng.
- Hỗ trợ cấp nước sinh hoạt: 110.327 triệu đồng.
+ Nước tập trung: 102.725 triệu đồng.
+ Xây bể, téc nước: 4.138 triệu đồng.
+ Đào giếng: 3.464 triệu đồng.
Sau 3 năm thực hiện Chính sách 2010-2013 đã đầu tư xây dựng được 29 công trình nước sinh hoạt tập trung tại 07 huyện, thị xã. Số vốn đầu tư là 37.699 triệu đồng (NSTW 37.000 triệu; NSĐP 699 triệu đồng).
3. Kết quả thực hiện chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2014 - 2015).
Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn được Trung ương là: 17.985 triệu đồng, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ cho các hộ đồng bàn dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất cho 377 hộ với tổng kinh phí 1.885 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.154 hộ: 4.100 triệu đồng;
- Hỗ trợ nước tập trung đã xây dựng mới 7 công trình: 12.000 triệu đồng.
4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách.
4.1. Những mặt đạt được.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, sự điều hành linh hoạt của các cấp chính quyền cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân dân, trong thời gian qua đặc biệt là năm 2015 kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của vùng đồng bào dân tộc nói riêng có những chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội được triển khai kịp thời, đời sống của nhân dân đồng bào dân tộc dần được cải thiện; quốc phòng - an ninh cơ bản được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 1592/QĐ-TTg và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện và có hiệu quả. Các Chương trình đều gắn với quy hoạch và điều kiện thực tế của từng địa phương, góp phần tích cực làm giảm những khó khăn trong sản xuất và đời sống đối với đồng bào vùng cao, vùng sâu và vùng xa. Cơ bản xoá được nhà dột nát, nước sinh hoạt, đất sản xuất cho các đối tượng theo quy định. Việc triển khai thực hiện đã được các cấp uỷ, chính quyền coi đó là nhiệm vụ trọng tâm nên đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, đã sử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cùng với các chính sách và các Chương trình dự án khác, việc triển khai thực hiện Quyết định đã góp phần giảm đáng kể số hộ nghèo. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn cùng với các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 755/QĐ-TTg và các Quyết định 33/QĐ-TTg, Quyết định 193/QĐ-TTg, Chính sách Hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 625/QĐ-UBND. Các chương trình đầu tư về y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, chính sách xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông từng bước được cải tạo, mở mới từ tỉnh đến huyện, từ tỉnh đến các khu vực và các xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá. Các hộ dân được hỗ trợ đã phần nào giải quyết những khó khăn trước mắt và từng bước cải thiện đời sống. Đến hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh là 16,02%, giảm 4,54%, riêng các huyện vùng cao giảm 6% so với năm 2014
4.2. Những tồn tại, hạn chế:
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với các chính sách hỗ trợ của nhà nước có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ. Quá trình triển khai thực hiện ở các huyện, xã còn lúng túng ban đầu, vướng mắc chậm được tháo gỡ; một số huyện, xã chưa thực hiện tốt công tác vận động tuyên truyền cho người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước, công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ trong cộng đồng còn nhiều hạn chế; Công tác khảo sát và điều tra để xây dựng đề án ban đầu một số huyện còn làm chưa chính xác, một số địa phương tổng hợp số liệu không đúng đối tượng, các hạng mục hỗ trợ không theo đề án xây dựng ban đầu, gây khó khăn cho công tác phân bổ và điều chỉnh kế hoạch hàng năm.
Chất lượng công trình nước sinh hoạt tập trung tại một số huyện đạt chất lượng chưa cao, phần nhiều do công tác khảo sát nguồn sinh thuỷ trên địa bàn chưa đảm bảo nên sau khi hoàn thành một số công trình đã bị thiếu nước vào mùa khô. Các công trình phần lớn chưa xây dựng quy chế khai thác vận hành, bảo quản đến người được sử dụng nên nhanh xuống cấp hư hỏng về đầu mối cửa thu, đường dẫn nước, điểm cấp nước, trụ vòi...
Nhu cầu kinh phí của các Đề án lớn song nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương đạt thấp trong khi đó tỉnh Yên Bái là tỉnh nghèo, kinh phí cân đối từ Trung ương chiếm tới 80% tổng ngân sách, chưa bố trí được nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh do vậy kết quả thực hiện chương trình ở một số nội dung đạt thấp.
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn vùng cao có giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn còn cao; thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số còn thấp, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao cần tiếp tục được sự hỗ trợ của nhà nước.
Ngày 16/12/2015 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2279/QĐ-TTg về việc phân bổ cho tỉnh Yên Bái 22.800 triệu đồng, để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, mua sắm máy nông cụ và nước sinh hoạt phân tán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2016. Việc xây dựng đề án để thực hiện Quyết định số 2279/QĐ-TTg ngày 16/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đồng thời là điều kiện cần thiết để cho 2.350 hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội mua máy móc nông cụ làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn làm các nghề khác tăng thu nhập theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội. Do vậy việc ban hành đề án là cần thiết.
- Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Thông tư Liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Quyết định số 2279/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trong năm 2016.
- Văn bản số 1423/VPCP-KTTH ngày 7/3/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng và kéo dài thời gian giải ngân vốn vay thực hiện theo các Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg, và 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trong năm 2016.
- Văn bản số 191/UBDT-CSDT ngày 11/3/2016 của Ủy ban Dân tộc về việc giải ngân nguồn vốn vay thực hiện các chính sách dân tộc trong năm 2016.
II. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG.
1. Mục tiêu của Đề án:
- Cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc được vay vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội để làm dịch vụ sản xuất tăng thu nhập nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.
- Thông qua thực hiện chính sách góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm tỷ lệ nghèo phát sinh, tạo cơ hội cho các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, cải thiện điều kiện sống và sản xuất ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.
2. Nguyên tắc:
- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
- Các hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn được nhà nước hỗ trợ vốn và được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo.
- Theo Quyết định 2279/QĐ-TTg ngày 16/12/2015 nguồn vốn Trung ương để hỗ trợ đất sản xuất, mua sắm máy nông cụ và nước sinh hoạt phân tán theo đúng quy định. Tuy nhiên ở tỉnh Yên Bái việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn chủ yếu đã được thực hiện trong “Đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 594/QĐ-CT ngày 27/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ”. Kết quả Đề án đã hỗ trợ đất sản xuất cho 9.588 hộ với diện tích là 1.370,7 ha, kinh phí 6.837,3 triệu đồng. Đối với các hộ thiếu đất đất sản xuất phát sinh về sau này sẽ được các địa phương thực hiện trong Đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. Do vậy nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo Quyết định 2279/QĐ-TTg ngày 16/12/2015 thực hiện dùng để hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc và nước sinh hoạt phân tán và hoàn thành công tác giải ngân trong năm 2016 theo đúng quy định.
3. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
3.1. Đối tượng: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền công nhận theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 có khó khăn về nước sinh hoạt; và có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm nghề khác tăng thu nhập.
3.2. Phạm vi áp dụng: Đề án này áp dụng cho tất cả hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
Tổng kinh phí thực hiện là: 58.050 triệu đồng, trong đó:
1. Vốn Trung ương hỗ trợ:
Tổng kinh phí là: 22.800 triệu đồng (theo Quyết định số 2279/QĐ-TTg ngày 16/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó:
- Hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất cho 1.973 hộ với tổng kinh phí là: 9.865 triệu đồng.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 9.950 hộ với tổng kinh phí là: 12.935 triệu đồng.
2. Nhu cầu vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội:
Tổng số có 2.350 hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có nhu cầu vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội trong năm 2016 với tổng kinh phí dự kiến là 35.250 triệu đồng để mua nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm các nghề khác tăng thu nhập.
1. Hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.
+ Tổng số hộ có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc phục vụ sản xuất: 1.973 hộ x 5 triệu đồng = 9.865 triệu đồng
- Mức cho vay: Các hộ được vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 15 triệu đồng/hộ:
+ Tổng số hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 2.350 hộ x 15 triệu đồng = 35.250 triệu đồng.
(Chi tiết tại biểu số 01, 02)
2. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.
- Định mức: NSTW hỗ trợ bình quân 1,3 triệu đồng/hộ, để xây dựng bể chứa, bồn chứa, đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước sinh hoạt.
- Tổng số hộ có nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 9.950 hộ x 1,3 triệu đồng = 12.935 triệu đồng.
- Giải pháp thực hiện nước sinh hoạt phân tán: Xác định những nội dung hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của từng hộ dân và điều kiện thực tế của địa phương như (bồn chứa, bể chứa, giếng nước) hỗ trợ kinh phí nhân dân mua vật dụng đựng nước ngoài ra huy động sự đóng góp thêm của chủ hộ nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hỗ trợ xây bể chứa nước cho các hộ xa nguồn nước, sống phân tán ở các khu vực vùng cao, khó khăn (nước dẫn từ trên núi, sông suối, đập về hộ, nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào...).
(Chi tiết tại Biểu số 03)
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN SAU KHI THỰC HIỆN.
- Góp phần tăng cường sự đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng các dân tộc, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng du canh du cư, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống phát triển sản xuất.
- Hạn chế tình trạng phát rừng làm nương rẫy, canh tác tự do, góp phần mở rộng diện tích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai thác nguồn nước hợp lý, nâng cao độ che phủ của rừng, chống sói mòn.
- Tài nguyên rừng, đất rừng và nguồn nước được sử dụng có hiệu quả hơn, ổn định môi trường sinh thái bền vững.
VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1. Thời gian thực hiện Đề án.
- Căn cứ Quyết định số 2279/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian giải ngân vốn hỗ trợ của Trung ương thực hiện trong năm 2016.
2. Cơ chế quản lý dự án:
- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và các xã thực hiện.
- Các Sở, Ban, ngành có liên quan tham gia chỉ đạo, kiểm tra.
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Đối với cấp tỉnh:
a. Giao cho Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực của Đề án, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án này. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án này theo đúng các nội dung quy định tại Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc thực hiện cấp phát, thông báo kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị, các huyện, thị xã theo quy định. Kiểm tra, thanh tra và tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài Chính, Ban Dân tộc phân bổ nguồn vốn và kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc phục vụ sản xuất.
đ. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống giải ngân phần vốn vay mua sắm nông cụ, máy móc phục vụ sản xuất theo đúng quy định.
e. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể xã hội, các ngành liên quan tích cực tham gia giám sát, tuyên truyền, vận động và phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên địa bàn.
g. Các Sở, Ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung của Quyết định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
3.2. Đối với cấp huyện, thị xã:
Thực hiện rà soát, tổng hợp nhu cầu của các hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ theo chính sách của Quyết định số 755/qđ-ttg và tổ chức thực hiện đề án một cách hiệu quả và toàn diện.
Giao cho Phòng Dân tộc trực tiếp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện đề án.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, công bố công khai các chính sách, tiêu chuẩn, đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 755/qđ-ttg đến tận các tổ nhân dân, thôn bản địa bàn dân cư tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2016 ban hành tiêu chí xác định huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình thực hiện Quyết định 56/2006/QĐ-TTg về tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
- 4Quyết định 3564/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 của thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi "Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2015" được phê duyệt tại Quyết định 1260/QĐ-UBND
- 1Quyết định 363/2005/QĐ-UBDT công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc ban hành
- 2Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1592/QĐ-TTg năm 2009 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 7Quyết định 755/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 447/QĐ-UBDT năm 2013 công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 9Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT hướng dẫn Quyết định 755/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 19/2015/QĐ-UBND quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 12Quyết định 204/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 75/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 14Công văn 191/UBDT-CSDT năm 2016 về giải ngân nguồn vốn vay thực hiện chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 15Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2016 ban hành tiêu chí xác định huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình thực hiện Quyết định 56/2006/QĐ-TTg về tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020
- 17Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
- 18Quyết định 3564/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 của thành phố Hà Nội
- 19Quyết định 1672/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi "Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2015" được phê duyệt tại Quyết định 1260/QĐ-UBND
Quyết định 817/QÐ-UBND phê duyệt Đề án tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2016
- Số hiệu: 817/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Hoàng Xuân Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra