Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 805/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật tài nguyên nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long; định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất với các nội dung chủ yếu sau:
1. Rà soát các quy định hiện hành, đánh giá thực trạng về công tác quản lý, khai thác nước dưới đất.
2. Xác định hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và khoanh vùng các khu vực nước dưới đất bị hạ thấp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Đánh giá hiện trạng, diễn biến sụt lún mặt đất tại các khu vực khai thác nước dưới đất, mực nước dưới đất bị hạ thấp và xác định mức độ tác động của khai thác nước dưới đất đến sụt lún bề mặt đất.
4. Trên cơ sở thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, đề xuất định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất, giảm thiểu tác động đến sụt lún bề mặt đất.
II. PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
1. Rà soát hệ thống các văn bản quy định về quản lý, khai thác nước dưới đất, đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý, khai thác hiện nay.
2. Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tại khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Xác định, lập bản đồ khoanh vùng phạm vi phễu hạ thấp mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước tại khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Đánh giá hiện trạng, diễn biến sụt lún bề mặt đất tại các khu vực khai thác nước dưới đất (tại các phễu hạ thấp mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước; các khu vực khai thác nước dưới đất vượt ngưỡng khai thác).
5. Phân tích, đánh giá xác định mối liên quan giữa sụt lún bề mặt đất và khai thác nước dưới đất tại các khu vực bị sụt lún bề mặt đất nằm trong phạm vi các phễu hạ thấp mực nước dưới đất.
6. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về định hướng quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp nước dưới đất nhằm bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất, các biện pháp giảm thiểu tác động đến sụt lún bề mặt đất.
1. Phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý khai thác, sử dụng nước dưới đất tại khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
2. Thu thập, tổng hợp, kế thừa các tài liệu Điều tra, đánh giá về thực trạng, diễn biến nguồn tài nguyên nước dưới đất; tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất; tình hình, diễn biến sụt lún bề mặt đất tại khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và hiện trạng, diễn biến hạ thấp mực nước dưới đất tại khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
4. Phân tích, đánh giá và thành lập các bản đồ khoanh vùng phạm vi các khu vực tập trung khai thác nước dưới đất, các phễu hạ thấp mực nước trong các tầng chứa nước, các khu vực khai thác vượt ngưỡng khai thác.
5. Ứng dụng công nghệ viễn thám (InSAR, DlnSAR), GIS và kết hợp với các công nghệ truyền thống (đo đạc trắc địa, Điều tra, khảo sát) phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến, mức độ sụt lún bề mặt đất tại các khu vực khai thác nước dưới đất (các phễu hạ thấp mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước; các khu vực khai thác nước dưới đất vượt ngưỡng khai thác).
6. Phân tích, đánh giá xác định mối liên quan giữa sụt lún bề mặt đất và khai thác nước dưới đất tại các khu vực bị sụt lún bề mặt đất nằm trong phạm vi các phễu hạ thấp mực nước dưới đất.
V. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Các báo cáo:
- Báo cáo tổng thể kết quả thực hiện Đề án;
- Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất;
- Báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng sụt lún bề mặt đất tại các khu vực khai thác nước dưới đất;
- Báo cáo đánh giá tác động của khai thác nước dưới đất đến vấn đề sụt lún bề mặt đất;
- Báo cáo đề xuất các giải pháp giảm thiểu, khắc phục, kiểm soát tình trạng sụt lún nền đất;
2. Các bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất;
- Bản đồ khoanh vùng sụt lún bề mặt đất do khai thác nước dưới đất;
- Bản đồ đánh giá trữ lượng nước dưới đất (thu thập kết quả hiện có).
3. Hệ thống cơ sở dữ liệu của Đề án.
Căn cứ nhiệm vụ của Đề án và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật được cấp thẩm quyền ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hằng năm, thống nhất với Bộ Tài chính để bố trí dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phê duyệt chi Tiết nội dung, dự toán, phân kỳ thực hiện Đề án, trong đó cần tiếp thu ý kiến các Bộ, địa phương liên quan, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện để Tiết kiệm thời gian, chi phí; phân công đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Đề án; tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành;
b) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án theo quy định;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án hằng năm và sau khi hoàn thành Đề án; đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc quản lý, khai thác, sử dụng nước dưới đất bảo đảm sử dụng bền vững, giảm thiểu tác động đến sụt lún bề mặt đất.
d) Chuyển giao, hướng dẫn các cơ quan, địa phương liên quan sử dụng các kết quả thực hiện Đề án.
2. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ, cung cấp các kết quả đã nghiên cứu, Điều tra, đánh giá từ các Đề tài, dự án đã được thực hiện nhằm sử dụng có hiệu quả các nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ, Tiết kiệm chi phí.
3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Đề án và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 6222/VPCP-KTN về quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và khai thác, sử dụng nước dưới đất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 1092/QĐ-BTTTT năm 2016 Kế hoạch tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 6Công văn 2948/VPCP-QHĐP năm 2017 giải quyết kiến nghị của Thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Thông tư 16/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Thông tư 74/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Công văn 11112/VPCP-NN năm 2018 về dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất
- 12Thông báo 193/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng việc giãn tiến độ thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Công văn 1643/VPCP-NN năm 2020 xử lý vấn đề báo nêu về sự cố sụt lún trên tuyến đê biển Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 về ủy quyền quyết định giá đất cụ thể do Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Công văn 6222/VPCP-KTN về quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và khai thác, sử dụng nước dưới đất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Luật tài nguyên nước 2012
- 5Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 6Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 1092/QĐ-BTTTT năm 2016 Kế hoạch tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 10Công văn 2948/VPCP-QHĐP năm 2017 giải quyết kiến nghị của Thành phố Cần Thơ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Thông tư 16/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 13Thông tư 74/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Công văn 11112/VPCP-NN năm 2018 về dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất
- 16Thông báo 193/TB-VPCP năm 2019 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng việc giãn tiến độ thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 17Công văn 1643/VPCP-NN năm 2020 xử lý vấn đề báo nêu về sự cố sụt lún trên tuyến đê biển Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 về ủy quyền quyết định giá đất cụ thể do Chính phủ ban hành
Quyết định 805/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long; định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 805/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/05/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra