- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 02 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 328/STC-NS ngày 08/02/2021 và ý kiến thống nhất của tập thể lãnh đạo UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tư pháp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Dự phòng chi ngân sách địa phương hàng năm được bố trí từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.
Điều 2. Dự phòng ngân sách địa phương được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:
1. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán.
2. Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 điều này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng hết dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
3. Chi hỗ trợ các địa phương khác (các tỉnh, thành phố) khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương
1. Đối với dự phòng ngân sách cấp tỉnh:
a) UBND tỉnh quyết định mức chi từ 03 tỷ đồng trở lên trên 01 khoản chi.
b) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi dưới 03 tỷ đồng trên 01 khoản chi (khi Chủ tịch UBND tỉnh đi vắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh được ủy quyền xử lý thẩm quyền Chủ tịch quyết định mức chi theo thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh).
2. Đối với dự phòng ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã
UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm ban hành Quy định về quản lý, sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện đối với dự phòng ngân sách cấp mình theo quy định.
Điều 4. Quản lý, sử dụng dự phòng ngân sách cấp tỉnh
1. Đối với các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quy định này mà chưa được dự toán thì sắp xếp, bố trí kinh phí trong dự toán được giao để thực hiện. Trường hợp sau khi đã sắp xếp bố trí kinh phí trong dự toán được giao nhưng vẫn không đảm bảo nguồn thì có văn bản báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, đề nghị của các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị (kèm theo hồ sơ có liên quan) gửi Sở Tài chính tổng hợp, rà soát và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quy định này thì tự cân đối, sắp xếp, sử dụng dự phòng của ngân sách cấp mình để thực hiện. Trường hợp sau khi đã sắp xếp, sử dụng dự phòng để thực hiện nhưng vẫn không đảm bảo nguồn thì UBND các huyện, thị xã, thành phố có văn bản báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố (kèm theo hồ sơ có liên quan) gửi Sở Tài chính tổng hợp, rà soát và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. UBND cấp huyện phải báo cáo cụ thể nguồn kinh phí dự phòng đã sử dụng (kèm theo hồ sơ) gửi Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh theo quy định.
1. Sở Tài chính chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định này; định kỳ hàng quý, tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng kinh phí bố trí từ dự phòng ngân sách cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc nhiệm vụ, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài chính và tổng hợp quyết toán chung với kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn dự phòng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và báo cáo tình hình sử dụng dự phòng ngân sách huyện, thị xã, thành phố (bao gồm ngân sách xã, phường, thị trấn) theo định kỳ và khi có yêu cầu./.
- 1Nghị quyết 23/2018/NQ-HĐND về kế hoạch sử dụng phần vốn dự phòng ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Nghị quyết 53/NQ-HĐND năm 2019 về Phương án phân bổ Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho dự án thuộc danh mục dự án sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và khoản 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn bố trí cho dự án quan trọng quốc gia và Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020, tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục và phương thức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị quyết 23/2018/NQ-HĐND về kế hoạch sử dụng phần vốn dự phòng ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị quyết 53/NQ-HĐND năm 2019 về Phương án phân bổ Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho dự án thuộc danh mục dự án sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và khoản 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn bố trí cho dự án quan trọng quốc gia và Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020, tỉnh Tuyên Quang
- 8Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục và phương thức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2021 quy định về quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách địa phương do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 79/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực