TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 786/2004/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt nam;
Căn cứ Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ và Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật;
Theo đề nghị của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn;
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 786/QĐ-TLĐ ngày 27 tháng 5 năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Điều 1. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn là hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của Công đoàn, do Tổng Liên đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn thành lập theo quy định tại Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật (Sau đây gọi là Nghị định số 65/2003/NĐ-CP), Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 65/2003/NĐ-CP (Sau đây gọi là Thông tư số 04/2003/TT-BTP) và quy định của Quy chế này.
Điều 2. Quản lý hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật
Quản lý hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với quản lý thống nhất của Tổng Liên đoàn.
Tổ chức và hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được thực hiện theo các quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
THÀNH LẬP TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Tổng Liên đoàn, Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật.
Khi thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật, phải có các điều kiện sau đây:
1. Có ít nhất ba tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định 65/2003/NĐ-CP. Trong đó, ít nhất có một tư vấn viên hoạt động chuyên trách, số còn lại có thể là cán bộ của cấp công đoàn ra quyết định thành lập hoạt động kiêm nhiệm tại Trung tâm;
2. Có địa điểm riêng của Trung tâm tư vấn pháp luật để giao dịch và làm việc.
1. Trung tâm tư vấn pháp luật do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương mình.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật do Tổng Liên đoàn, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thành lập, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
3. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 65/2003/NĐ-CP và Mục 2 Thông tư 04/2003/TT-BTP.
Điều 5. Việc đặt chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương quyết định việc đặt chi nhánh của Trung tâm, sau khi được Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận.
2. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật phải có ít nhất một tư vấn viên hoạt động chuyên trách.
3. Tổ chức, hoạt động và trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 65/2003/NĐ-CP và Mục 4 Thông tư 04/2003/TT-BTP.
TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 6. Địa vị của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật là đơn vị sự nghiệp của Công đoàn, có con dấu và tài khoản riêng, được cấp công đoàn ra quyết định thành lập giao chỉ tiêu biên chế và trả lương theo quy định của Tổng Liên đoàn đối với các đơn vị sự nghiệp của Công đoàn.
2. Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật lựa chọn và quyết định loại đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Quy định số 204/QĐ-TLĐ ngày 17/2/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và các quy định khác của Tổng Liên đoàn áp dụng đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập.
Điều 7. Tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có Giám đốc Trung tâm, tư vấn viên pháp luật và các nhân viên khác. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể, Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm có thể quyết định Trung tâm có một số bộ phận giúp việc khác.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể có chi nhánh được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Khuyến khích Trung tâm tư vấn pháp luật phát triển đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 65/2003/NĐ-CP.
Điều 8. Mối quan hệ của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của cơ quan Công đoàn cấp ra quyết định thành lập về tổ chức cán bộ, về chủ trương và nội dung hoạt động.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật nhân danh mình khi tiến hành các hoạt động tư vấn pháp luật. Trường hợp được uỷ quyền của cấp Công đoàn ra quyết định thành lập thì hoạt động theo danh nghĩa Công đoàn cấp đó. Trung tâm tư vấn pháp luật chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật và trước Công đoàn cấp ra quyết định thành lập.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả hoạt động với Công đoàn cấp ra quyết định thành lập. Báo cáo 6 tháng được gửi trước ngày 30 tháng 6; báo cáo năm được gửi trước ngày 31 tháng 12.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 9. Hình thức, phạm vi tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật được chủ động tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
b) Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật;
c) Tư vấn soạn thảo các văn bản;
d) Dịch vụ pháp lý;
e) Kiến nghị giải quyết yêu cầu, đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật.
2. Tuỳ theo sự phân công của cấp Công đoàn ra quyết định thành lập, Trung tâm tư vấn pháp luật có thể tham gia các hoạt động: Xây dựng chính sách, pháp luật; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phổ biến giáo dục pháp luật.
3. Khi được cấp công đoàn ra quyết định thành lập uỷ quyền đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đối tượng tư vấn trước các cơ quan tiến hành tố tụng, Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động với danh nghĩa của cấp Công đoàn uỷ quyền.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền:
a) Được đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đối tượng tư vấn;
b) Được kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động;
c) Được tiếp nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn;
2. Khi thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ:
a) Tuân theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và các quy định của cấp công đoàn ra quyết định thành lập;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
Điều 11. Điều kiện đề nghị cấp giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật
Cán bộ Công đoàn thuộc cơ quan ra quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị cấp giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật:
1. Có bằng cử nhân luật hoặc tương đương, có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên.
Thời gian công tác pháp luật là thời gian đã làm công tác pháp luật ở các cơ quan, tổ chức khác trước khi làm công tác Công đoàn hoặc thời gian làm công tác tại các Ban, đơn vị thuộc tổ chức công đoàn có liên quan đến công tác pháp luật;
2. Đã được bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật do ngành Tư pháp hoặc Công đoàn tổ chức;
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích.
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi và quyền hạn của Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Được Công đoàn tạo điều kiện tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật;
c) Được bảo đảm về các chế độ, chính sách như đối với cán bộ công tác tại các ban chuyên đề của Công đoàn cấp ra quyết định thành lập và các quyền lợi khác theo quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Tư vấn viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tư vấn pháp luật trung thực, khách quan;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
c) Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật do mình thực hiện.
TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 13. Chế độ tài chính của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật là đơn vị sự nghiệp của Công đoàn, được Công đoàn cấp ra quyết định thành lập bảo đảm tài chính hoạt động, bao gồm chi phí hành chính, chi phí trả lương cho tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật và các chi phí hợp lý khác.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật được thu phí tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn nhằm bù đắp một phần chi phí và cải thiện điều kiện làm việc của Trung tâm.
3. Chế độ chi tiêu tài chính của các trung tâm thực hiện theo kế hoạch được duyệt phù hợp với quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
Điều 14. Tư vấn pháp luật miễn phí
Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí về pháp luật lao động và công đoàn cho các đối tượng sau đây:
1. Đoàn viên Công đoàn;
2. Người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 15. Tư vấn pháp luật thu phí
1. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể thực hiện tư vấn pháp luật thu phí các đối tượng ngoài đối tượng và nội dung tư vấn quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
2. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định 65/2003/NĐ-CP, Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật lập biểu phí áp dụng cho Trung tâm.
Biểu phí phải được niêm yết tại trụ sở Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật phải lập sổ sách theo dõi việc thu, chi theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn; có trách nhiệm báo cáo tài chính, chịu sự kiểm tra, giám sát của Công đoàn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
Điều 16. Đăng ký lại các tổ chức tư vấn pháp luật công đoàn đang hoạt động
1. Văn phòng tư vấn pháp luật của Công đoàn thành lập và hoạt động trước ngày 15/8/2003 (ngày Nghị định 65/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) nếu chuyển đổi thành Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định 65/2003/NĐ-CP thì phải đảm bảo các điều kiện theo Điều 3 của Qui chế này và đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
2. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi Văn phòng tư vấn pháp luật thành Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện theo quy định tại điểm 9.2. Mục 9 Thông tư 04/2003/TT-BTP của Bộ Tư pháp.
Điều 17. Công nhận tư vấn viên pháp luật
Cán bộ đang làm công tác tư vấn pháp luật tại các Văn phòng tư vấn pháp luật của Công đoàn từ 5 năm trở lên được đề nghị Sở Tư pháp cấp giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN
Điều 18. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn
1. Thống nhất quản lý về hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật và các tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật của Công đoàn;
2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn;
3. Hướng dẫn, hỗ trợ các cấp công đoàn về chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo cán bộ, cộng tác viên làm công tác tư vấn pháp luật công đoàn;
4. Chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định về tổ chức, hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật của Công đoàn.
1. Quản lý chỉ đạo trực tiếp Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập, tổ chức hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật.
3. Báo cáo Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm tư vấn pháp luật và Tổng Liên đoàn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do mình thành lập theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
1. Quy chế này được thực hiện trong các cấp công đoàn;
2. Ban pháp luật Tổng Liên đoàn tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này;
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cấp công đoàn báo cáo, đề xuất Tổng Liên đoàn xem xét, giải quyết.
- 1Quyết định 785/2004/QĐ-TLĐ về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Luật Công đoàn 1990
- 3Nghị định 65/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật
- 4Thông tư 04/2003/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 65/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 786/2004/QĐ-TLĐ Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 786/2004/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2004
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Cù Thị Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2004
- Ngày hết hiệu lực: 06/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực