Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 780/QĐ-TCDN | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
Căn cứ Quyết định 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCDN, ngày 15/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc phê duyệt “Dự án xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp năm 2010”;
Căn cứ Quyết định 79/QĐ – TCDN, ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc thành lập 25 hội đồng nghiệm thu chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp năm 2010 cho 25 nghề;
Căn cứ Tờ trình của Chủ tịch hội đồng nghiệm thu về việc đề nghị ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho 15 nghề: Sửa chữa Tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số; Hàn hơi và Inox; Vi tính văn phòng; May công nghiệp; Quản lý điện nông thôn; Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y; Công nghệ dệt thoi; Sản xuất gốm thô; Sản xuất kính xây dựng; Sản xuất sứ vệ sinh; Gò thúc tranh đồng mỹ thuật; Vẽ trên gốm; Làm vóc vẽ đồ nét; Chạm khắc con giồng; Đúc tượng đồng.
Theo đề nghị của Vụ Dạy nghề chính quy,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và khuyến nghị áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp, tham gia dạy nghề phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đối với các nghề có tên sau:
1. Nghề: Sửa chữa Tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số (Phụ lục 1);
2. Nghề: Hàn hơi và Inox (Phụ lục 2);
3. Nghề: Vi tính văn phòng (Phụ lục 3);
4. Nghề: May công nghiệp (Phụ lục 4);
5. Nghề: Quản lý điện nông thôn (Phụ lục 5);
6. Nghề: Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y (Phụ lục 6);
7. Nghề: Công nghệ dệt thoi (Phụ lục 7);
8. Nghề: Sản xuất gốm thô (Phụ lục 8);
9. Nghề: Sản xuất kính xây dựng (Phụ lục 9);
10. Nghề: Sản xuất sứ vệ sinh (Phụ lục 10);
11. Nghề: Gò thúc tranh đồng mỹ thuật (Phụ lục 11);
12. Nghề: Vẽ trên gốm (Phụ lục 12);
13. Nghề: Làm vóc, vẽ đồ nét (Phụ lục 13);
14. Nghề: Chạm khắc con giống (Phụ lục 14);
15. Nghề: Đúc tượng đồng (Phụ lục 15);
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Dạy nghề chính quy; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp cho các nghề có tên tại
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA TIVI, ĐẦU VCD, DVD VÀ ĐẦU KỸ THUẬT SỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sửa chữa Ti vi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng;
+ Có khả năng nhận biết và xác định được các hiện tượng hư hỏng, phân tích được nguyên nhân và lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa;
+ Có kiến thức hiểu biết về lắp đặt, sử dụng và căn chỉnh các thiết bị điện tử dân dụng;
+ Có khả năng đọc và phân tích nguyên lý làm việc của các mạch điện tử dân dụng;
+ Có kiến thức cơ bản để nhận biết và xác định các loại linh kiện điện tử dân dụng trên trị trường.
- Kỹ năng:
+ Sửa chữa được các hư hỏng thông thường trên các thiết bị điện tử dân dụng;
+ Phân tích phán đoán khoanh vùng và xác định được nguyên nhân hỏng từ hiện tượng hư hỏng trên các thiết bị điện tử dân dụng;
+ Sử dụng, lắp đặt và căn chỉnh được các thiết bị điện tử dân dụng có trên thị trường;
+ Sử dụng tốt các dụng cụ đo kiểm, lựa chọn và thay thế được các linh kiện hỏng một cách chính xác, an toàn.
- Thái độ:
+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, động cơ học tập và giải quyết vấn đề về nghiệp vụ hợp lý;
+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người học nghề Sửa chữa Ti vi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số được bố trí làm việc tại các cơ sở lắp ráp, trạm bảo hành của các công ty sản xuất thiết bị điện tử dân dụng và làm việc tại các cửa hàng buôn bán, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng...
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 16 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 525 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 30 giờ ( Trong đó thi tốt nghiệp: 08 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 525 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 151 giờ; Thời gian học thực hành: 360 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ01 | Kỹ thuật điện tử | 120 | 29 | 88 | 3 |
MĐ02 | Sửa chữa tivi đèn hình CRT | 75 | 20 | 54 | 1 |
MĐ03 | Sửa chữa tivi mầu kỹ thuật số LCD | 75 | 14 | 60 | 1 |
MĐ04 | Sửa chữa đầu VCD | 75 | 15 | 59 | 1 |
MĐ05 | Sửa chữa đầu DVD | 90 | 20 | 68 | 2 |
MĐ06 | Sửa chữa đầu kỹ thuật số | 90 | 20 | 68 | 2 |
Tổng cộng: | 525 | 118 | 397 | 10 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô dun đào tạo nghề.
- Các môn đun cơ sở được giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô đun đào tạo nghề;
- Các mô đun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự;
- Khi người học có nhu cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc thi kết thúc khóa học.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
| - Thực hành nghề. | Bài thi thực hành | 8 giờ |
3. Chú ý khác.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan văn phòng công ty xí nghiệp;
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “HÀN HƠI VÀ INOX”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Hàn hơi và Inox
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản để mô tả được cấu trúc, nguyên lý của các thiết bị dụng cụ hàn hơi và inox;
+ Xác định đúng số lượng, chủng loại vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, đồ gá và thời gian cần thiết cho công việc hàn khí, inox ở các vị trí cơ bản, đạt chất lượng yêu cầu;
+ Xác định chính xác chế độ hàn phù hợp với kích thước, loại vật liệu và kiểu liên kết hàn ở vị trí 1F, 1G;
+ Có kiến thức cơ bản về vận hành và sử dụng thiết bị.
- Kỹ năng:
+ Vận hành thành thạo các thiết bị tạo khí, hàn đủ áp suất và xử lý được các hư hỏng như hở khí, tắc van khí, các chỗ rỗ khí. Gá lắp được phôi hàn khí chắc chắn đúng hình dạng, kích thước, sai lệch kích thước không quá ± 1,5;
+ Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, phương pháp hàn hợp lý, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế theo yêu cầu của sản phẩm;
+ Lập được quy trình công nghệ hàn hợp lý và hàn thành thạo các mối hàn khí ở các vị trí cơ bản đạt độ ngấu, trắc, kín, không xảy ra các khuyết tật và đạt được tính thẩm mỹ ;
+ Kiểm tra và sửa chữa được các dạng sai hỏng và hình dạng, kích thước và khuyết tật ở mối hàn.
- Thái độ:
+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;
+ Chấp hành đúng quy định an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Hàn hơi và Inox” được bố trí làm việc tại xưởng, các phòng chuyên môn trong các công ty, xí nghiệp, trường học.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 10 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 30 giờ ( Trong đó thi tốt nghiệp: 08 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 100 giờ; Thời gian học thực hành: 300giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ01 | Tổng quan về kỹ thuật hàn hơi và Inox | 30 | 10 | 19 | 1 |
MĐ02 | Lắp đặt thiết bị hàn hơi và Inox | 45 | 10 | 34 | 1 |
MĐ03 | Vận hành sử dụng thiết bị hàn hơi và Inox. | 45 | 10 | 33 | 2 |
MĐ04 | Hàn các mối hàn cơ bản ở vị trí hàn 1G | 120 | 25 | 90 | 5 |
MĐ05 | Hàn các mối hàn cơ bản ở vị trí hàn 1F | 120 | 25 | 90 | 5 |
MĐ06 | An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp | 40 | 10 | 29 | 1 |
Tổng cộng | 400 | 90 | 295 | 15 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô dun đào tạo nghề.
- Các môn đun cơ sở được giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô đun đào tạo nghề;
- Các mô đun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự;
- Khi người học có nhu cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc thi kết thúc khóa học.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
| - Thực hành nghề. | Bài thi thực hành | 8 giờ |
3. Chú ý khác.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan công trình đã và đang sửa chữa
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa./.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “VI TÍNH VĂN PHÒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Vi tính văn phòng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;
+ Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần mềm ứng dụng;
+ Có hiểu biết tương đối về kỹ thuật in ấn;
+ Có hiểu biết tương đối về tính năng của các thiết bị đa phương tiện;
+ Có kiến thức cơ bản về Internet và thiết kế Web.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện thuần thục soạn thảo, xử lý và in ấn văn bản;
+ Sử dụng được các thiết bị hỗ trợ, thiết bị đa phương tiện;
+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các tài liệu trên Internet;
+ Thiết kế cơ bản các trang Web phục vụ công việc văn phòng;
+ Lắp đặt được một số mạng cục bộ cơ bản.
- Thái độ:
+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề Vi tính văn phòng được bố trí làm việc tại văn phòng, các phòng chuyên môn trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 30 giờ ( Trong đó thi tốt nghiệp: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 405 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 88 giờ; Thời gian học thực hành: 309 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ01 | Tin học đại cương | 45 | 8 | 36 | 1 |
MĐ02 | Tin học văn phòng | 150 | 30 | 118 | 2 |
MĐ03 | Mạng máy tính | 45 | 15 | 29 | 1 |
MĐ04 | Internet | 45 | 10 | 34 | 1 |
MĐ05 | Thiết kế web | 45 | 10 | 34 | 1 |
MĐ06 | Công nghệ đa phương tiện | 30 | 5 | 24 | 1 |
MĐ07 | Vẽ đồ họa | 45 | 10 | 34 | 1 |
Tổng cộng | 405 | 88 | 309 | 8 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô dun đào tạo nghề.
- Các môn đun cơ sở được giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô đun đào tạo nghề;
- Các mô đun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự;
- Khi người học có nhu cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc thi kết thúc khóa học.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
| - Thực hành nghề. | Bài thi thực hành | 8 giờ |
3. Chú ý khác.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan văn phòng công ty xí nghiệp;
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “MAY CÔNG NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: May công nghiệp
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may công nghiệp;
+ Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm may;
+ Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp;
+ Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công nghiệp;
+ Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may công nghiệp về an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
+ Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy cuốn ống; máy thùa khuyết; máy đính cúc;
+ Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết; đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khóa quần; may cạp quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật;
+ May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may vai; tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng; thùa khuyết đính cúc đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật;
+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi quần âu;
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
- Thái độ:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc;
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc.
2. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề May công nghiệp, học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền may của các doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khóa học: 40giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khóa học 4 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 52 giờ; Thời gian học thực hành: 348 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
LT | TH | KT | |||
MH 01 | Các vấn đề cơ bản về may công nghiệp | 48 | 24 | 21 | 3 |
MĐ 02 | Vận hành thiết bị may | 24 | 4 | 19 | 1 |
MĐ 03 | May các đường may máy cơ bản | 40 | 4 | 35 | 1 |
MĐ 04 | May áo sơ mi | 160 | 12 | 140 | 8 |
MĐ 05 | May quần âu | 128 | 8 | 112 | 8 |
Tổng cộng | 400 | 52 | 327 | 21 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề May công nghiệp;
- Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học:
Số TT | Môn kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian |
| Kiến thức, kỹ năng nghề: Mô đun tích hợp lý thuyết và thực hành | Viết Bài kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 120 phút Không quá 240 phút |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Quản lý điện nông thôn
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Số lượng môn học, mô-đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được quy cách, số liệu kỹ thuật và công dụng của các thiết bị, vật liệu dùng để thay thế sửa chữa lưới điện hạ áp;
+ Mô tả được kết cấu lưới điện hạ áp, cấu tạo nguyên lý làm việc, cách sử dụng các trang thiết bị trên lưới điện hạ áp;
+ Trình bày được các quy trình, quy phạm quản lý, vận hành, kiểm tra sửa chữa lưới điện, chế độ quy định về lập phiếu thao tác, phiếu công tác trong sửa chữa cũng như vận hành, quy trình kinh doanh điện nông thôn, kỹ thuật an toàn điện và phòng chống cháy nổ;
+ Nêu được công dụng, phương pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ đo đếm như: Ampe mét, Ampe kìm, Vôn mét, Terômét, Mêgôm mét, các loại công tơ hữu công và vô công;
+ Trình bày được cách sử dụng các thiết bị dùng phục vụ cho công tác xây dựng lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa trong lưới điện 0,4 kV và trình tự thực hiện;
+ Nêu được quy phạm kỹ thuật xây dựng, cải tạo đường dây 0,4 kV: dựng cột điện, rải dây, căng dây, lấy độ võng, cố định dây dẫn trên sứ, làm tiếp địa đường dây hạ thế;
+ Trình bày được các quy định của Luật Điện lực liên quan đến quản lý vận hành lưới điện hạ áp;
+ Mô tả được quy trình kinh doanh điện nông thôn.
- Kỹ năng:
+ Lắp đặt, sửa chữa được đường dây hạ áp 0,4 kV;
+ Đọc được bản vẽ và trực tiếp lắp đặt điện sinh hoạt;
+ Lắp được các đồng hồ đo lường và bảng điện đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thi công đường dây 0,4 kV, dụng cụ đo như vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha và 3 pha, mêgôm mét, terômét;
+ Tham gia thực hiện được các công việc đào móng, dựng cột, đổ bê tông đúng kỹ thuật các loại cột chữ H, cột ly tâm;
+ Nối thành thạo các loại cáp và dây dẫn hạ áp;
+ Thay thế được các thiết bị trong lưới điện hạ áp;
+ Lắp đặt công tơ, ghi chỉ số công tơ, lập hóa đơn thu tiền điện;
+ Kiểm tra giám sát việc sử dụng điện của các hộ dùng điện, lập biên bản các trường hợp vi phạm để báo cáo cơ quan chuyên môn xử lý;
+ Hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, giảm tổn thất điện năng;
+ Chọn vật tư, thiết bị đúng quy cách, mã hiệu cần thiết cho việc kéo dây từ trục chính vào các hộ dùng điện;
+ Làm được các báo cáo định kỳ, đột xuất về giá điện, về thu chi tiền điện, tổn thất điện năng, tình trạng thực tế về kỹ thuật của lưới điện hạ áp, chấp hành nội quy sử dụng điện... cho cơ quan quản lý;
+ Kiểm tra được điện trở nối đất. Sửa chữa, thay thế được tiếp địa cột, tiếp địa lặp lại của đường dây;
+ Thao tác vận hành các thiết bị lưới điện hạ áp đúng quy trình;
- Thái độ:
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;
+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
+ Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị và của ngành Điện;
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
2. Cơ hội việc làm:
+ Làm việc tại các tổ dịch vụ bán lẻ điện năng, vận hành lưới điện nông thôn các xã, thôn, bản theo hợp đồng với các công ty phân phối điện các tỉnh thành trên toàn quốc;
+ Làm việc tại các công ty xây lắp điện.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo : 03 tháng
- Thời gian học tập : 10 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu : 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 20 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 6 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 389 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 94 giờ; thời gian học thực hành: 295 giờ; thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: 11 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô-đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô-đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MH01 | Những kiến thức cơ bản về điện | 45 | 26 | 16 | 3 |
MH02 | Kỹ thuật an toàn | 30 | 18 | 11 | 1 |
MĐ03 | Quản lý vận hành lưới điện hạ áp | 120 | 20 | 97 | 3 |
MĐ04 | Kinh doanh điện nông thôn | 45 | 10 | 34 | 1 |
MĐ05 | Lắp đặt, sửa chữa lưới điện và thiết bị điện hạ áp | 160 | 20 | 137 | 3 |
| Tổng cộng | 400 | 94 | 295 | 11 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng chương trình cho môn học, mô-đun đào tạo nghề:
- Chương trình các môn học, mô đun được xây dựng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun. Cơ sở dạy nghề nên phối hợp chặt chẽ với các công ty phân phối điện, điện lực các huyện để tổ chức giảng dạy ngay tại các tổ dịch vụ điện các xã, thôn, bản, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nguyên vật liệu, có thể linh hoạt bổ sung một nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, nơi người học sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp. Giáo viên cần xem kỹ điều kiện thực hiện, chương trình, phương pháp và nội dung đánh giá và hướng dẫn chương trình của các môn học, mô đun để tham khảo trước khi giảng dạy.
Về thời gian học tập cần lưu ý:
- Một giờ học thực hành hoặc học theo mô đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một ngày học theo mô đun hoặc thực hành không quá 8 giờ chuẩn. Một tuần học theo mô đun hoặc thực hành không quá 40 giờ chuẩn.
- Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn;
- Một tuần thực học tối thiểu là 25 giờ chuẩn;
Phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô-đun đào tạo nghề xem trong phụ lục kèm theo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
| - Lý thuyết nghề
- Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Viết,vấn đáp,trắc nghiệm
Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 90 phút Không quá 6 giờ |
3. Các chú ý khác:
Chương trình này được sử dụng cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn hoặc những người có nhu cầu học tập; có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc cơ sở sản xuất (các công ty phân phối điện, điện lực các huyện). Giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun và có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp phương pháp thuyết trình, thảo luận, là mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ THÚ Y”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng đào tạo: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y.
Số lượng môn học/mô đun đào tạo: 08
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về cơ sở pháp lý trong bảo vệ thực vật và thú y;
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật và các loài sâu, bệnh hại thường gặp ở cây trồng;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về thuốc thú y và các bệnh thường gặp ở gia súc và gia cầm;
+ Trình bày được các nguyên tắc kinh doanh;
+ Vận dụng các kiến thức bảo vệ thực vật và thú y để kinh doanh có hiệu quả.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y;
+ Nhận biết và sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Phân biệt được các loài sâu, bệnh hại thường gặp trên cây trồng nông nghiệp;
+ Nhận biết được các loại thuốc thú y và chẩn đoán được một số bệnh thường gặp ở gia súc và gia cầm;
+ Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vật tư thú y có hiệu quả.
- Thái độ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và pháp lệnh ngành;
+ Có suy nghĩ tích cực và trách nhiệm với đối tác và khách hàng trong việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vật tư thú y;
+ Có tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và thú y.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi học xong chương trình, người học có thể tự mở được cửa hàng bán và hành nghề tại nhà, tại các cơ sở kinh doanh.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 04 tháng
- Thời gian học tập: 16 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 13 tuần = 520 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 02 tuần = 80 giờ (trong đó thi tốt nghiệp 8 giờ)
- Thời gian hoạt động chung: 01 tuần
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 520 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 100 giờ
- Thời gian học thực hành: 420 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC/MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MĐ | Tên môn học/mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH 01 | Pháp lệnh Bảo vệ thực vật và pháp lệnh Thú y | 20 | 20 | 0 | 1 |
MĐ 01 | Sâu hại cây trồng nông nghiệp | 70 | 10 | 60 | 1 |
MĐ 02 | Bệnh cây nông nghiệp | 75 | 10 | 65 | 1 |
MĐ 03 | Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật | 75 | 10 | 65 | 1 |
MĐ 04 | Thú y cơ bản | 65 | 10 | 55 | 1 |
MĐ 05 | Bệnh ký sinh trùng ở gia súc gia cầm | 75 | 15 | 60 | 1 |
MĐ 06 | Bệnh truyền nhiễm ở gia súc gia cầm | 75 | 10 | 65 | 1 |
MĐ 07 | Kỹ năng kinh doanh | 65 | 15 | 50 | 1 |
Tổng cộng | 520 | 100 | 412 | 08 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo
- Hướng dẫn xác định danh mục mô đun đào tạo nghề: Chương trình nghề gồm 1 môn học và 7 mô đun. Các môn học, mô đun được sắp xếp học theo trình tự như mục III – Danh mục các mô đun, đảm bảo tính tiên quyết trong đào tạo;
- Thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học và mô đun đào tạo nghề như mục III – Danh mục các mô đun, đảm bảo tính tiên quyết trong đào tạo.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Số TT | Môn kiểm tra | Hình thức kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
| Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề:
- Thực hành nghề: - Mô đun tốt nghiệp: (tích hợp lý thuyết và thực hành) |
Viết/ vấn đáp
Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành |
180 phút, VĐ không quá 04 giờ Không quá 08 giờ |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ DỆT THOI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Công nghệ dệt thoi
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Công nghệ dệt thoi;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nhận biết được các kiểu sợi, vải sử dụng trong công nghệ dệt thoi;
+ Trình bày được các phương pháp thực hiện thao tác cơ bản như nối sợi tự do, nối sợi đứt trong quá trình thực hiện công nghệ dệt thoi;
+ Tìm hiểu được sự cần thiết phải mắc sợi và phương pháp guồng, hồ chuẩn bị cho quá trình mắc sợi để dệt vải;
+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác luồn, nối tiếp sợi dọc chuẩn bị cho quá trình dệt vải;
+ Mô tả được quá trình dệt vải trên máy dệt thoi đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của công tác hoàn thiện sản phẩm sau khi dệt.
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các loại sợi phù hợp với mặt hàng vải cần dệt;
+ Thao tác nối sợi tự do, nối sợi đứt đảm bảo thời gian và chất lượng;
+ Thực hiện quá trình guồng, hồ, mắc sợi để tạo thành thùng dệt chuẩn bị cho quá trình dệt đảm bảo yêu cầu chất lượng;
+ Luồn được sợi dọc qua các chi tiết máy trên máy dệt khi lên mặt hàng mới;
+ Nối tiếp được sợi dọc thủ công hoặc bằng máy nối đảm bảo quá trình dệt vải không bị gián đoạn;
+ Vận hành và xử lý các sự cố công nghệ trên máy dệt thoi đạt năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được vải mộc sau khi dệt để hoàn thiện sản phẩm;
+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình dệt vải.
- Thái độ:
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản và gia công guồng, hồ, mắc, dệt vải;
+ Rèn luyện kỹ năng đứng máy dệt để gia công các mặt hàng đảm bảo chất lượng và năng suất;
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình dệt vải trên máy dệt thoi;
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề dệt thoi trong tương lai.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Công nghệ dệt thoi, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất dệt vải tại các làng nghề với các nhiệm vụ:
- Gia công guồng, hồ, mắc sợi để chuẩn bị cho quá trình dệt;
- Gia công dệt các loại vải thông dụng trên máy dệt thoi;
- Hoàn thiện sản phẩm dệt thoi sau khi dệt.
Ngoài ra, khi được bổ sung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng vận hành được các máy hồ, máy mắc, máy dệt hiện đại trong các doanh nghiệp dệt vải hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 330 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 330 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 30 giờ; Thời gian học thực hành: 300 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ 01 | Thao tác cơ bản | 60 | 7 | 50 | 3 |
MĐ 02 | Mắc sợi dọc | 60 | 5 | 52 | 3 |
MĐ 03 | Luồn, nối tiếp sợi dọc | 45 | 8 | 35 | 2 |
MĐ 04 | Dệt vải trên máy dệt thoi | 120 | 11 | 104 | 5 |
MĐ 05 | Hoàn thiện sản phẩm | 45 | 2 | 41 | 2 |
Tổng cộng | 330 | 33 | 282 | 15 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
Căn cứ vào Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề được quy định như sau: lý thuyết chiếm từ 10% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 90%. Cụ thể trong chương trình sơ cấp nghề với thời gian đào tạo 3 tháng Ban chủ nhiệm đã phân bổ thời gian cho các mô đun đào tạo như sau: lý thuyết chiếm 10% , thực hành chiếm 90%.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1. | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết Vấn đáp Trắc nghiệm | Không quá 120 phút Không quá 20 phút/hv Không quá 60 phút |
- Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 4 giờ | |
2 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành | Không quá 8 giờ |
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SẢN XUẤT GỐM THÔ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sản xuất gốm thô
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ và sức khoẻ phù hợp
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 09
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nêu được các vấn đề cơ bản của vật liệu gốm thô như:
Khái niệm chung
Phân loại, công dụng
Công nghệ sản xuất
+ Nêu được những yêu cầu về vệ sinh lao động và an toàn lao động trong các công việc được đào tạo;
+ Trình bày được quy trình: Tập kết nguyên, nhiên liệu, ngâm ủ đất sét, gia công than;
+ Mô tả được cấu tạo, nêu nguyên lý làm việc và quy trình vận hành máy nghiền búa, máy sàng rung;
+ Nêu được cách xác định nguyên, nhiên liệu theo lệnh sản xuất, nạp nguyên liệu vào máy cấp liệu, pha than vào phối liệu;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật bốc xếp sản phẩm tạo hình lên xe bàn, xếp sản phẩm gạch tạo hình cáng phơi, xếp galet vào bể ủ, cấp galet cho tạo hình ngói, cắt via hoàn thiện xếp phơi sản phẩm ngói sau tạo hình;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật hong phơi gạch, ngói mộc sau tạo hình;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật dỡ goòng, phân loại xếp kho sản phẩm;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật đóng kiện, đóng gói sản phẩm.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được sơ đồ công nghệ Sản xuất gốm thô;
+ Thực hiện được việc nhận biết nguyên liệu, nhiên liệu qua mẫu nguyên, nhiên liệu;
+ Thực hiện được các yêu cầu về vệ sinh lao động và An toàn lao động trong các công việc;
+ Thực hiện được công việc ngâm ủ;
+ Thực hiện được công việc gia công than cho sản xuất bằng máy nghiền búa, máy sàng rung và xe thùng;
+ Thực hiện được công việc pha than vào phối liệu;
+ Thực hiện được công việc nạp nguyên liệu vào máy cấp liệu thùng;
+ Thực hiện được công việc loại bỏ phế phẩm tạo hình sau cắt viên, bốc xếp sản phẩm tạo hình lên xe bàn, vận chuyển sản phẩm sau tạo hình lên sân cáng, vận chuyển xếp galet vào bể ủ, lấy galet đã ủ cấp cho tạo hình ngói, cắt via hoàn thiện và xếp dàn cho sản phẩm ngói sau tạo hình, vận chuyển xếp phơi dàn phơi trong nhà phơi;
+ Thực hiện được các công việc hong phơi sản phẩm gạch, ngói sau tạo hình và cấp sản phẩm mộc cho xếp goòng;
+ Thực hiện được các việc dỡ goòng, phân loại và xếp kho sản phẩm;
+ Thực hiện được các công việc đóng kiện sản phẩm gạch xây, đóng gói sản phẩm gạch lát và ngói lợp.
- Thái độ:
+ Có ý thức tích cực trong học tập, tham gia đủ thời gian đào tạo của chương trình;
+ Có thái độ cẩn thận, siêng năng, tập trung và hợp tác trong quá trình thực hiện các công việc.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp khóa học của chương trình dạy nghề Sản xuất gốm thô, trình độ sơ cấp, học viên có thể làm việc được trong các nhà máy Sản xuất gốm thô:
- Giám sát tập kết nguyên, nhiên liệu cho sản xuất;
- Ngâm ủ đất sét;
- Gia công than cho sản xuất;
- Nạp nguyên liệu vào máy cấp liệu;
- Pha than vào phối liệu;
- Bốc xếp sản phẩm sau tạo hình lên xe bàn;
- Vận chuyển xếp phơi dàn phơi trong nhà phơi ngói;
- Hong phơi sản phẩm tạo hình;
- Dỡ goòng, phân loại và xếp kho sản phẩm;
- Đóng kiện, đóng gói sản phẩm.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo : 03 tháng
- Thời gian học tập : 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 436 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 436 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 96 giờ; Thời gian học thực hành: 340 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MH01 | Các vấn đề cơ bản về vật liệu gốm thô | 16 | 12 | 2 | 2 |
MH02 | Vệ sinh lao động và an toàn lao động trong Sản xuất | 16 | 8 | 5 | 3 |
MĐ03 | Gia công và chuẩn bị nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất | 72 | 15 | 49 | 8 |
MĐ04 | Gia công phối liệu | 36 | 8 | 24 | 4 |
MĐ05 | Tạo hình sản phẩm phẩm gạch | 44 | 9 | 31 | 4 |
MĐ06 | Tạo hình sản phẩm ngói | 56 | 12 | 40 | 4 |
MĐ07 | Hong, phơi gạch ngói mộc | 80 | 16 | 56 | 8 |
MĐ08 | Sấy nung sản phẩm | 36 | 4 | 28 | 4 |
MĐ09 | Dỡ goòng, phân loại và xếp kho sản phẩm | 44 | 8 | 32 | 4 |
MĐ10 | Đóng kiện, đóng gói sản phẩm | 36 | 4 | 28 | 4 |
Tổng cộng | 436 | 96 | 295 | 45 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun tạo nghề:
- Hướng dẫn sử dụng môn học/ mô đun đào tạo nghề:
- Phạm vi áp dụng: Các môn học, mô đun đào tạo là các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình dạy nghề Sản xuất gốm thô, trình độ sơ cấp
Một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
+ Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy;
+ Khi hướng dẫn các thao tác kỹ thuật, giáo viên phải vận dụng kiến thức có liên quan để phân tích, giải thích đồng thời các thao tác phải chính xác, dứt khoát và rõ ràng;
+ Khi học viên thực hành các thao tác kỹ thuật, giáo viên phải chú ý quan sát để kịp thời uốn nắn các thao tác chưa đúng của học viên;
+ Sau mỗi bài giảng cần giao bài tập cho từng học viên hay nhóm học viên để giúp học viên nắm vững các kiến thức thiết yếu thông qua kiểm tra đánh giá kết quả;
+ Tăng cường sử dụng tối đa, thiết bị, đồ dùng giảng dạy để đạt hiệu quả giảng dạy.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
- Kiểm tra kết thúc môn học/mô đun:
- Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
- Kiểm tra kết thúc khóa học:
- Học viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề.
- Các môn thi tốt nghiệp:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24h |
- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Các chú ý khác:
- Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang Sản xuất phù hợp với nghề đào tạo (bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa).
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SẢN XUẤT KÍNH XÂY DỰNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sản xuất kính xây dựng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: có sức khỏe, trình độ, học vấn phù hợp với nghề sản xuất kính xây dựng
Số lượng môn học, mô đun môn học: 10
Bằng cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Nắm được các phép tính khối lượng, đo thể tích, công thức thành phần hóa;
+ Nhận biết được tiêu chuẩn về kích thước các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất kính xây dựng;
+ Nắm được quy trình bảo quản trong kho đối với một số nguyên liệu dùng trong sản xuất kính tấm;
+ Vận hành được các thiết bị trong dây chuyền sản xuất kính tấm xây dựng;
+ Nhận biết được những hư hỏng thường gặp khi vận hành thiết bị;
+ Hiểu rõ cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của một số thiết bị trong dây chuyền sản xuất;
+ Nắm được các quy định an toàn trong sản xuất cho người và thiết bị.
- Kỹ năng:
+ Có khả năng quan sát, kiểm tra phát hiện các tình huống xảy ra trong sản xuất;
+ Sử dụng thành thạo một số thiết bị điều khiển tự động, máy vi tính;
+ Sử dụng thành thạo các thiết phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động cá nhân;
+ Thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc, nhiệt tình trong công việc;
+ Có tác phong công nghiệp trong sản xuất;
+ Yêu nghề mà mình đã lựa chọn.
2. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề sản xuất kính, học viên có thể đảm nhiệm một số công việc trong các công đoạn sau của nhà máy sản xuất kính xây dựng:
+ Khu vực kho nguyên liệu;
+ Khu vực gia công nguyên liệu;
+ Khu vực cân trộn phối liệu;
+ Khu vực lò nấu;
+ Khu vực tạo hình;
+ Khu vực ủ;
+ Khu vực cắt bẻ và đóng gói sản phẩm.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 04 tháng.
- Thời gian học tập: 14 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 480 giờ.
- Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ ( trong đó có thi tốt nghiệp:16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 480 giờ.
- Thời gian học lý thuyết: 90 giờ; thời gian học thực hành: 390 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | ||
Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||
MH01 | Công nghệ sản xuất kính tấm xây dựng. | 24 | 17 | 7 |
MH02 | An toàn và bảo hộ lao động trong các nhà máy sản xuất kính | 15 | 8 | 7 |
MĐ03 | Kiểm soát nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất kính xây dựng | 16 | 4 | 12 |
MĐ04 | Gia công và cân trộn phối liệu | 45 | 9 | 36 |
MĐ05 | Nấu thủy tinh | 84 | 12 | 72 |
MĐ06 | Tạo hình theo phương pháp kéo ngang | 56 | 8 | 48 |
MĐ07 | Tạo hình theo phương pháp cán | 56 | 8 | 48 |
MĐ08 | Tạo hình theo phương pháp nổi | 130 | 15 | 115 |
MĐ09 | Ủ thủy tinh | 28 | 4 | 24 |
MĐ10 | Cắt bẻ và đóng gói sản phẩm | 26 | 5 | 21 |
Tổng cộng | 480 | 90 | 390 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Hình thức kiểm tra kết thúc môn học/mô đun: viết, trắc nghiệm, vấn đáp, bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra: 120 phút.
- Thực hành: không quá 8 giờ.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề.
- Các môn thi tốt nghiệp:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 giờ |
- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Các chú ý khác:
- Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất phù hợp với nghề đào tạo ( bố trí thời gian ngoài giờ học chính khóa ).
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SẢN XUẤT SỨ VỆ SINH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Sản xuất sứ vệ sinh
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ phù hợp với nghề Sản xuất sứ vệ sinh
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 10
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
Sau khóa học, người học có khả năng:
+ Nắm vững các phép tính đo khối lượng, thể tích, công thức thành phần hóa của các nguyên liệu, quy trình kiểm soát nguyên liệu;
+ Nắm vững tiêu chuẩn thông số hồ đổ rót; sự đồng nhất của dung dịch; độ lắng và độ linh động của hồ trong dung dịch;
+ Nắm vững quy trình các công đoạn chính của công nghệ sản xuất sứ vệ sinh;
+ Nắm vững, đầy đủ thông tin của lệnh sản xuất; các quy định về ghi chép số liệu trên biểu mẫu; tiêu chí nhận loại hình, nhận dạng nguyên liệu;
+ Nắm vững quy trình vận hành; Nguyên lý cấu tạo và làm việc của thiết bị sản xuất sứ vệ sinh;
+ Nhận biết được các hư hỏng; có phương pháp kiểm tra và điều chỉnh những sai sót thông thường của thiết bị;
+ Nắm vững được các tiêu chuẩn bao bì, tiêu chuẩn phụ kiện cho từng chủng loại sản phẩm;
+ Nắm vững các quy định về an toàn vệ sinh công nghiệp; các quy định về công tác báo cáo; các thông tin chỉ dẫn việc xử lý bảo quản hàng tại kho; các ký mã hiệu hàng hóa.
- Kỹ năng:
+ Biết quan sát, sử dụng các dụng cụ đo, đọc chính xác chỉ số, biết ghi chép, thao tác trên bàn phím di động, tủ điện để điều khiển thiết bị;
+ Có thể kiểm tra, điều chỉnh, phát hiện các sai lệch, đọc lệnh thuần thục;
+ Biết sử dụng mạng internet;
+ Biết sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị phòng chống cháy nổ phù hợp;
+ Hiểu biết rất rõ các biện pháp cứu người bị nạn, thành thạo các loại tài liệu và các loại thiết bị BHLĐ; mang BHLĐ đúng quy định.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc, cẩn thận, tập trung, hợp tác;
+ Chính xác, tỉ mỉ.
2. Cơ hội việc làm:
- Sau khi học xong, người lao động làm việc tốt trong các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh tại các vị trí sau:
+ Gia công chế biến hồ đổ rót;
+ Tạo hình sản phẩm;
+ Sấy mộc cưỡng bức;
+ Hoàn thiện sản phẩm sau sấy;
+ Phun men sản phẩm;
+ Nung sản phẩm;
+ Phân loại sản phẩm;
+ Đóng gói sản phẩm.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo : 04 tháng
- Thời gian học tập : 14 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 480 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 480 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 118 giờ; Thời gian học thực hành: 362 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | ||
Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||
MH01 | Đại cương về vật liệu sứ vệ sinh | 15 | 10 | 05 |
MH02 | An toàn và bảo hộ lao động | 15 | 10 | 05 |
MĐ03 | Gia công chế biến hồ đổ rót | 65 | 15 | 50 |
MĐ04 | Tạo hình sản phẩm | 75 | 15 | 60 |
MĐ05 | Sấy mộc cưỡng bức | 45 | 10 | 35 |
MĐ06 | Hoàn thiện sản phẩm sau sấy | 55 | 12 | 43 |
MĐ07 | Phun men sản phẩm | 55 | 12 | 43 |
MĐ08 | Nung sản phẩm | 45 | 10 | 35 |
MĐ09 | Phân loại sản phẩm | 55 | 12 | 43 |
MĐ10 | Đóng gói sản phẩm | 55 | 12 | 43 |
Tổng cộng | 480 | 118 | 362 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:
- Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:
- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề.
- Các môn thi tốt nghiệp:
TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút |
2 | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24h |
- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Các chú ý khác:
- Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất phù hợp với nghề đào tạo (bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa).
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “GÒ THÚC TRANH ĐỒNG MỸ THUẬT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Gò thúc tranh đồng mỹ thuật
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ phù hợp với nghề cần học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong nghề Gò thúc tranh đồng mỹ thuật;
+ Trình bày được phương pháp sử dụng máy mài, máy khoan, máy hàn hơi, máy phun sơn, đèn khò;
+ Mô tả được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu gò thúc tranh đồng mỹ thuật;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật gò thúc chữ đồng;
+ Mô tả được phương pháp chạm chu vi chữ, gò thúc xuôi, gò thúc ngược, cắt chữ đồng đã gò thúc ra khỏi lá đồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật gò thúc tranh đồng;
+ Mô tả được phương pháp chạm chu vi tranh đồng, gò thúc xuôi, gò thúc ngược, cắt tranh đồng đã gò thúc ra khỏi lá đồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm gò thúc tranh đồng;
+ Trình bày được phương pháp hàn vá khuyết tật, hàn kết nối các chi tiết của sản phẩm, phương pháp tẩy rửa vệ sinh và trang trí bề mặt sản phẩm, phương pháp lắp sản phẩm vào khung tranh.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị dùng trong nghề gò thúc tranh đồng mỹ thuật;
+ Chuẩn bị được nguyên liệu gò thúc tranh đồng đảm bảo kỹ thuật;
+ Gò thúc được chữ đồng theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Chạm được chu vi chữ, gò thúc xuôi, gò thúc ngược, cắt chữ đồng đã gò thúc ra khỏi lá đồng đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Gò thúc được tranh đồng theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Chạm được chu vi tranh đồng, gò thúc xuôi, gò thúc ngược, cắt tranh đồng đã gò thúc ra khỏi lá đồng đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Hoàn thiện được sản phẩm gò thúc tranh đồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Hàn vá được khuyết tật, hàn kết nối được các chi tiết của sản phẩm, tẩy rửa vệ sinh và trang trí được bề mặt sản phẩm, lắp được sản phẩm vào khung tranh đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp gò thúc tranh đồng, trong các xưởng gò thúc tranh đồng tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
- Tự tổ chức sản xuất gò thúc tranh đồng tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 14 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và kiểm tra kết thúc khóa học: 29 giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 82 giờ; Thời gian học thực hành: 438 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ 01 | Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu | 110 | 18 | 84 | 08 |
MĐ 02 | Gò thúc chữ đồng | 140 | 22 | 113 | 05 |
MĐ 03 | Gò thúc tranh đồng | 180 | 30 | 143 | 07 |
MĐ 04 | Hoàn thiện sản phẩm | 90 | 12 | 74 | 04 |
| Tổng cộng | 520 | 82 | 414 | 24 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề gò thúc tranh đồng mỹ thuật đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 520 giờ (Lý thuyết:82 giờ; Thực hành: 438giờ);
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề gò thúc tranh đồng mỹ thuật gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện;
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
a | Lý thuyết nghề | - Viết - Vấn đáp
- Trắc nghiệm | - Không quá 60 phút - Chuẩn bị: 30 phút Trả lời: Không quá 20 phút - Không quá 30 phút |
b | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 4 giờ |
2 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 5 giờ |
3. Các chú ý khác:
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
+ Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề gò thúc tranh đồng tại Thị trấn Lâm (Ý Yên- Nam Định), Đại Bái (Bắc Ninh),các cơ sở gò thúc tranh đồng tại Hà nội;
+ Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề gò thúc tranh đồng. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;
+ Mời một số nghệ nhân gò thúc tranh đồng về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề gò thúc tranh đồng do các nghệ nhân gò thúc tranh đồng là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;
+ Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;
+ Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “ VẼ TRÊN GỐM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Vẽ trên gốm
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ phù hợp với nghề Vẽ trên Gốm
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp chuẩn bị thiết bị dụng cụ và hàng mộc cho vẽ trên gốm;
+ Trình bày được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ,thiết bị,máy móc thông thường dùng trong nghề vẽ trên gốm;
+ Trình bày được các thao tác vẽ cơ bản trên gốm;
+ Trình bày được cách vẽ trang trí lọ gốm;
+ Trình bày được cách vẽ trang trí tranh gốm;
+ Trình bày được cách kiểm tra, chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm.
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được thiết bị dụng cụ và hàng mộc cho vẽ trên gốm;
+ Sử dụng được các thiết bị, máy móc thông thường dùng trong nghề vẽ trên gốm;
+ Thực hiện được các thao tác vẽ cơ bản trên gốm;
+ Vẽ trang trí được sản phẩm lọ gốm theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Vẽ trang trí được tranh gốm theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Kiểm tra và chỉnh sửa được đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm rút kinh nghiệm trước và sau khi nung.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học viên làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ và các xưởng gốm tại các địa phương, làng nghề; Bát Tràng, Hải Dương, Chu Đậu, Đồng Nai, Bình Dương…
- Tự tổ chức sản xuất vẽ trên gốm tại gia đình, làm người bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng tại làng nghề, cửa hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 34 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 54 giờ; Thời gian học thực hành: 346 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ01 | Chuẩn bị thiết bị dụng cụ và hàng mộc | 60 | 10 | 44 | 6 |
MĐ02 | Thao tác vẽ cơ bản trên gốm | 90 | 12 | 71 | 7 |
MĐ03 | Vẽ trang trí lọ gốm | 100 | 12 | 82 | 6 |
MĐ04 | Vẽ trang trí tranh gốm | 120 | 12 | 101 | 7 |
MĐ05 | Kiểm tra, chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm | 30 | 08 | 19 | 3 |
Tổng cộng | 400 | 54 | 317 | 29 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề.
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề vẽ trang trí trên gốm đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:54 giờ; Thực hành:
346 giờ) ;
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề vẽ trang trí trên gốm gồm 5 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III.
Đây là 5 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
| Kiến thức kỹ năng nghề |
|
|
1 | Lý thuyết nghề | - Viết | Không quá 60 phút |
- Vấn đáp | Chuẩn bị 30 phút, trả lời không quá 20 phút | ||
- Trắc nghiệm | Không quá 30 phút | ||
2 | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | - Không quá 4 giờ |
3 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | - Không quá 5 giờ |
3. Các chú ý khác:
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
+ Để học viên có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho học viên tham quan các làng nghề gốm: Bát Tràng ( Hà Nội), Chu Đậu ( Hải Dương), Đông Triều ( Quảng Ninh), Đồng Nai, Bình Dương …
+ Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho học viên đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề gốm. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
+ Mời một số nghệ nhân vẽ trên gốm về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề vẽ trang trí trên gốm do các nghệ nhân vẽ trang trí trên gốm là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho học viên.
+ Tổ chức cho học viên tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;
+ Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “ LÀM VÓC, VẼ ĐỒ NÉT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Làm vóc, vẽ đồ nét.
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo:04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Mô tả được công dụng, cách gọt sửa thép sơn, làm bút vẽ, mài sửa dao trổ, mo sừng, bay xương;
+ Trình bày được cách sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong nghề làm vóc, vẽ đồ nét;
+ Mô tả được phương pháp phân loại sơn sống, sơn chín;
+ Trình bày được phương pháp chuẩn bị mầu vẽ tranh đồ nét;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật làm vóc vẽ đồ nét hoa văn trang trí;
+ Mô tả được phương pháp sửa cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toa sơn, đánh bóng, lau xi hoa văn trang trí;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật làm vóc vẽ đồ nét tranh người;
+ Mô tả được phương pháp sửa cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toa sơn, đánh bóng, lau xi tranh người;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật làm vóc, vẽ đồ nét tranh phong cảnh;
+ Mô tả được phương pháp sửa cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toát sơn, đánh bóng, lau xi tranh phong cảnh.
- Kỹ năng:
+ Gọt sửa thép sơn, làm bút vẽ, mài sửa dao trổ, mo sừng, bay xương đảm bảo kỹ thuật;
+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công dùng trong nghề làm vóc, vẽ đồ nét;
+ Phân loại được sơn sống, sơn chin chuẩn xác;
+ Chuẩn bị được mầu vẽ tranh đồ nét đảm bảo tiêu chuẩn mỹ thuật;
+ Làm vóc, vẽ đồ nét được hoa văn trang trí theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Sửa được cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toát sơn, đánh bóng, lau xi được hoa văn trang trí;
+ Làm vóc, vẽ đồ nét được tranh người theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Sửa được cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toát sơn, đánh bóng, lau xi được tranh người;
+ Làm vóc, vẽ đồ nét được tranh phong cảnh theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Sửa được cốt, bó vải, bó sơn, hom sơn, lót sơn, nghiên cứu mẫu, can bản vẽ lên vóc, vẽ đồ nét, phủ sơn, toát sơn, đánh bóng, lau xi được tranh phong cảnh.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp sơn mài, trong các xưởng sản xuất sơn mài tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
- Tự tổ chức sản xuất làm vóc, vẽ đồ nét tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và kiểm tra kết thúc khóa học: 27 giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 83 giờ; Thời gian học thực hành: 317 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ 01 | Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu | 80 | 14 | 62 | 04 |
MĐ 02 | Làm vóc, vẽ đồ nét hoa văn trang trí | 100 | 21 | 73 | 06 |
MĐ 03 | Làm vóc, vẽ đồ nét tranh người | 110 | 24 | 80 | 06 |
MĐ 04 | Làm vóc, vẽ đồ nét tranh phong cảnh | 110 | 24 | 80 | 06 |
Tổng cộng | 400 | 83 | 295 | 22 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề làm vóc,vẽ đồ nét đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết: 83 giờ; Thực hành: 317 giờ) ;
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề làm vóc, vẽ đồ nét gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện;
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
a | Lý thuyết nghề | - Viết - Vấn đáp
- Trắc nghiệm | - Không quá 60 phút - Chuẩn bị: 30 phút Trả lời: Không quá 20 phút - Không quá 30 phút |
b | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 4 giờ |
2 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 5 giờ |
3. Các chú ý khác:
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
+ Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề ở Duyên Thái (Thường tín, Hà nội); Cát Đằng ( Ý yên, Nam định);
+ Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề sơn mài. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;
+ Mời một số nghệ nhân sơn mài về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề sơn mài do các nghệ nhân sơn mài là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;
+ Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “CHẠM KHẮC GỖ CON GIỐNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Chạm khắc gỗ con giống.
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học phù hợp với nghề Chạm khắc con giống.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Mô tả được các khuyết tật của gỗ, cách chọn gỗ để chạm khắc con giống;
+ Trình bày được công dụng, cách mài, cách sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong nghề chạm khắc gỗ con giống;
+ Mô tả được công dụng, cách sử dụng máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy đa năng trục đơn, máy phun sơn;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khắc chim công;
+ Mô tả được phương pháp pha phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện chim công;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khắc chim đại bàng;
+ Mô tả được phương pháp pha phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện chim đại bàng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khắc con ngựa;
+ Mô tả được phương pháp pha phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện con ngựa;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khắc con sư tử;
+ Mô tả được phương pháp pha phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện con sư tử;
+ Trình bày được phương pháp hoàn thiện sản phẩm chạm khắc gỗ con giống;
+ Mô tả được phương pháp đánh nhẵn, nhuộm mầu sản phẩm, đánh bóng sản phẩm bằng vec ni, phun bóng sản phẩm bằng sơn, đánh bóng sản phẩm bằng sáp ong.
- Kỹ năng:
+ Chọn được các loại gỗ phù hợp để chạm khắc gỗ con giống;
+ Mài được các dụng cụ thủ công dùng trong nghề chạm khắc gỗ con giống;
+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công dùng trong nghề chạm khắc gỗ con giống;
+ Sử dụng được máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy đa năng trục đơn, máy phun sơn;
+ Chạm khắc được chim công theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Pha được phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện được chim công;
+ Chạm khắc được chim đại bàng theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Pha được phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện được chim đại bàng;
+ Chạm khắc được con ngựa theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Pha được phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện được con ngựa;
+ Chạm khắc được con sư tử theo mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;
+ Pha được phôi, đục tạo khối, đục tạo khối chi tiết, đục chi tiết, hoàn thiện được con sư tử;
+ Hoàn thiện được sản phẩm chạm khắc gỗ con giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Đánh nhẵn, nhuộm được mầu sản phẩm, đánh bóng sản phẩm bằng vec ni, phun bóng sản phẩm bằng sơn, đánh bóng sản phẩm bằng sáp ong.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp chạm khắc gỗ con giống, trong các xưởng sản xuất chạm khắc gỗ con giống tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
- Tự tổ chức sản xuất chạm khắc gỗ con giống tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 14 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và kiểm tra kết thúc khóa học: 29 giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 89 giờ; Thời gian học thực hành: 431 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
MĐ 01 | Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị | 140 | 26 | 107 | 07 |
MĐ 02 | Chạm khắc loài chim | 150 | 28 | 116 | 06 |
MĐ 03 | Chạm khắc con giống 4 chân | 150 | 28 | 116 | 06 |
MĐ 04 | Trang sức bề mặt sản phẩm | 80 | 07 | 68 | 05 |
| Tổng cộng | 520 | 89 | 407 | 24 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề chạm khắc con giống đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 520 giờ (Lý thuyết: 89 giờ; Thực hành: 431 giờ) ;
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề chạm khắc gỗ con giống gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
a | Lý thuyết nghề | - Viết - Vấn đáp
- Trắc nghiệm | - Không quá 60 phút - Chuẩn bị: 30 phút Trả lời: Không quá 20 phút - Không quá 30 phút |
b | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 4 giờ |
2 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 5 giờ |
3. Các chú ý khác:
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
+ Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề chạm khắc gỗ ở La Xuyên (Ý Yên- Nam Định), Vân Hà (Hà Nội), Đồng kỵ (Bắc Ninh); các cơ sở chạm khắc gỗ ở Huế, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…
+ Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề chạm khắc gỗ con giống. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.
+ Mời một số nghệ nhân chạm khắc gỗ về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề chạm khắc gỗ do các nghệ nhân chạm khắc gỗ là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học ;
+ Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học;
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “ ĐÚC TƯỢNG ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 780/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề: Đúc tượng đồng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Mô tả được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu đúc tượng đồng;
+Trình bày được công dụng, phương pháp sử dụng máy nhào đất, bễ lò, máy hàn điện, máy hàn hơi, máy cưa cắt sắt cầm tay, máy mài, máy phun sơn;
+ Mô tả được phương pháp trát lò đúc đồng và phương pháp trát lù;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật đúc tượng Phật Di Lặc;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật đúc tượng Bác Hồ;
+ Mô tả được phương pháp nghiên cứu mẫu, chuẩn bị mặt bằng, làm khuôn đúc, làm thao, dựng khuôn, đặt lò, nấu đồng, rót đồng, dỡ khuôn đúc tượng Phật Di Lặc, tượng Bác Hồ;
+ Trình bày được phương pháp hoàn thiện sản phẩm đúc tượng đồng;
+ Mô tả được phương pháp làm sạch sản phẩm, cắt pavia, đòn kê, đòn gánh, hàn ghép, chỉnh sửa khuyết tật, gia công cơ khí bề mặt, chạm nét, trang trí bề mặt sản phẩm đúc tượng đồng.
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được nguyên liệu đúc tượng đồng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng được máy nhào đất, bễ lò, máy hàn điện, máy hàn hơi, máy cưa cắt sắt cầm tay, máy mài, máy phun sơn đảm bảo kỹ thuật;
+ Trát được lò nấu đồng và trát được lù đảm bảo kỹ thuật;
+ Đúc được tượng Phật Di Lặc theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Đúc được tượng Bác Hồ theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Bố trí được mặt bằng, làm khuôn đúc, làm thao, dựng khuôn, đặt lò, nấu đồng, rót đồng, dỡ khuôn đúc tượng Phật Di Lặc, tượng Bác Hồ đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Hoàn thiện sản phẩm đúc tượng đồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Làm sạch được sản phẩm, cắt pavia, đòn kê, đòn gánh, hàn ghép, chỉnh sửa khuyết tật, gia công cơ khí bề mặt, chạm nét, trang trí bề mặt sản phẩm đúc tượng đồng đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
- Thái độ:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và
vệ sinh môi trường.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các cơ sở sau đây:
- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp đúc tượng đồng, trong các xưởng đúc tượng đồng tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
- Tự tổ chức sản xuất đúc tượng đồng tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 14 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và kiểm tra kết thúc khóa học: 35 giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 84 giờ; Thời gian học thực hành: 436 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
MĐ 01 | Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị | 110 | 18 | 85 | 07 |
MĐ 02 | Trát lò đúc đồng | 50 | 08 | 40 | 02 |
MĐ 03 | Đúc tượng phật Di Lặc | 130 | 22 | 100 | 08 |
MĐ 04 | Đúc tượng Bác Hồ | 140 | 22 | 110 | 08 |
MĐ 05 | Hoàn thiện sản phẩm | 90 | 14 | 71 | 05 |
Tổng cộng | 520 | 84 | 406 | 30 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề đúc tượng đồng đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 520 giờ (Lý thuyết:84 giờ; Thực hành: 436giờ) ;
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề đúc tượng đồng gồm 5 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 5 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
a | Lý thuyết nghề | - Viết - Vấn đáp
- Trắc nghiệm | - Không quá 60 phút - Chuẩn bị: 30 phút Trả lời: Không quá 20 phút - Không quá 30 phút |
b | Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 4 giờ |
2 | Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) | Bài thi lý thuyết và thực hành | Không quá 5 giờ |
3. Các chú ý khác:
- Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:
+ Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề đúc tượng đồng tại Thị trấn Lâm (Ý Yên- Nam Định), Đại Bái (Bắc Ninh), Ngũ Xá (Hà Nội), Huế;
+ Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề đúc tượng đồng. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;
+ Mời một số nghệ nhân đúc tượng đồng về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề đúc tượng đồng do các nghệ nhân đúc tượng đồng là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;
+ Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;
+ Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học.
- 1Công văn 5253/BNN-TCCB hoàn thiện chương trình chi tiết và giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 590/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 539/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 783/QĐ-TCDN năm 2011 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Tổng cục trưởng Tổng Cục dạy nghề ban hành
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Quyết định 86/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 5253/BNN-TCCB hoàn thiện chương trình chi tiết và giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 590/QĐ-BNN-TCCB năm 2013 phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 539/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 783/QĐ-TCDN năm 2011 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Tổng cục trưởng Tổng Cục dạy nghề ban hành
Quyết định 780/QĐ-TCDN năm 2011 phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Tổng cục trưởng Tổng Cục dạy nghề ban hành
- Số hiệu: 780/QĐ-TCDN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2011
- Nơi ban hành: Tổng cục Dạy nghề
- Người ký: Nguyễn Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra