Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 783/QĐ-TCDN

 Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

Căn cứ Quyết định 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCDN, ngày 15/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc phê duyệt “Dự án xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp năm 2010”;

Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-TCDN, ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc thành lập 30 Hội đồng nghiệm thu chỉnh lý, bổ sung chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp năm 2010 cho 30 nghề;

Căn cứ Tờ trình của Chủ tịch hội đồng nghiệm thu về việc đề nghị ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho 15 nghề: Ren thủ công; Móc thủ công; Họa viên kiến trúc; Chạm khảm tam khí tranh đồng; Cắt, may trang phục nữ; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm; Sửa chữa thiết bị may gia đình; Khảm trai hoa văn dây leo; Kỹ thuật gia công bàn ghế; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu; Trang điểm thẩm mỹ; Nguội căn bản; Sửa chữa cơ điện nông thôn; Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;

Theo đề nghị của Vụ Dạy nghề chính quy,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và khuyến nghị áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề trong toàn quốc có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp tham gia dạy nghề phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020’’ đối với các nghề có tên sau:

1. Nghề: Ren thủ công (Phụ lục 1);

2. Nghề: Móc thủ công (Phụ lục 2);

3. Nghề: Chạm khảm hoa văn phù điêu (Phụ lục 3);

4. Nghề: Trạm khảm tam khí tranh đồng (Phụ lục 4);

5. Nghề: Cắt, may trang phục nữ (Phụ lục 5);

6. Nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực (Phụ lục 6);

7. Nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm (Phụ lục 7);

8. Nghề: Sửa chữa thiết bị may gia đình (Phụ lục 8);

9. Nghề: Khảm trai hoa văn dây leo (Phụ lục 9);

10. Nghề: Kỹ thuật gia công bàn ghế (Phụ lục 10);

11. Nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu (Phụ lục 11);

12. Nghề: Trang điểm thẩm mỹ (Phụ lục 12);

13. Nghề: Nguội căn bản (Phụ lục 13);

14. Nghề: Kỹ thuật gò, hàn nông thôn (Phụ lục 14);

15. Nghề: Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ (Phụ lục 15);

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Dạy nghề chính quy; các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp cho các nghề có tên tại Điều 1 của Quyết định này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
 - Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c)
- Lưu VT, DNCQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “REN THỦ CÔNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Ren thủ công

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Ren thủ công;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Trình bày được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu ren thủ công;

+ Trình bày được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công;

+ Mô tả được phương pháp ren các kiểu cơ bản;

+ Nắm được quy trình kỹ thuật ren hoa lá;

+ Hiểu được quy trình kỹ thuật ren con giống;

+ Mô tả được quy trình kỹ thuật ren các vật dụng đơn giản.

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị được nguyên liệu ren thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sử dụng được các dụng cụ thông thường dùng trong nghề ren thủ công;

+ Ren được các mũi ren cơ bản;

+ Ren được các kiểu ren hoa lá đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Ren được con giống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Ren được các vật dụng đơn giản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học làm việc ở các vị trí sau đây:

- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp thêu ren;

- Làm công nhân sản xuất trong các xưởng, hợp tác xã thêu ren tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;

- Tự tổ chức sản xuất thêu ren tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 39 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 10 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

 - Thời gian học lý thuyết: 49 giờ; Thời gian học thực hành: 351 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu.

40

06

32

02

MĐ 02

Thao tác ren cơ bản

100

12

77

11

MĐ 03

Ren hoa lá

100

14

79

07

MĐ 04

Ren con giống

64

08

51

05

MĐ 05

Ren vật dụng đơn giản

96

12

80

04

Tổng cộng

400

49

322

29

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Ren thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:49 giờ; Thực hành: 351 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề ren thủ công gồm 5 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 5 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện;

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:

- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề Thêu ren tại Thanh Hà (Thanh Liêm – Hà Nam), Văn Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư – Ninh Bình); Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), Ngọc Kiên (Cổ Đông-Sơn Tây – Hà Nội);

- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề thêu ren. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;

- Mời một số nghệ nhân thêu ren về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề Ren thủ công do các nghệ nhân Thêu ren là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;

- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;

- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học./.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “MÓC THỦ CÔNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Móc thủ công

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Móc thủ công;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Trình bày được mẫu móc hoặc sơ đồ móc;

+ Mô tả được tính chất và công dụng của các loại nguyên liệu (Sợi cotong, sợi Vitco, chỉ Phong phú, các loại sợi len, các loại hạt nhựa, hạt Kim sa);

+ Trình bày được kích thước và công dụng các loại kim móc; cấu tạo, công dụng của kéo bấm; cách đọc số đo trên thước dây;

+ Nắm bắt được được phương pháp quấn, móc chỉ và phương pháp móc các kiểu cơ bản: Móc mũi đơn giản; móc mũi móc kép;

+ Mô tả được các móc mũi Kết và mũi Bông dâu;

+ Trình bày được móc mũi móc chùm và móc mũi hạt và con sò, móc mũi móc kép ngoặc;

+ Nắm bắt được nối chỉ và kết thúc mẫu móc;

+ Trình bày được phương pháp móc các loại hoa (hoa Cúc, hoa Đồng tiền, hoa Đồng xu, hoa Thược dược, hoa Hồng, hoa Chong chóng ) ;

+ Trình bày được phương pháp móc một số kiểu mũ (mũ trẻ em, mũ có tai, mũ vuông em bé).

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được dụng cụ phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc;

+ Lựa chọn được nguyên liệu phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc;

+ Quan sát được rõ ràng cấu tạo mẫu móc, màu sắc, tính chất nguyên liệu sử dụng;

+ Thực hiện thành thạo các động tác: Quấn chỉ, móc chỉ, kéo chỉ, đặt kim, đâm kim, bắt chỉ, đổi chỉ, vắt đầu chỉ, dấu đầu chỉ, cắt chỉ, dấu đoạn chỉ dư ;

+ Móc được các mũi móc đơn giản , móc mũi móc kép, móc mũi Kết và mũi Bông dâu;

+ Móc được mũi móc chùm, móc mũi hạt và con sò;

+ Móc được mũi móc kép ngoặc ;

+ Thao tác được việc nối chỉ và kết thúc mẫu móc;

+ Thao tác thành thạo các phần việc khi móc các loại hoa như hoa đồng tiền, hoa đồng xu, hoa Thược dược, hoa hồng, hoa Chong chóng.

+ Thao tác thành thạo các phần việc khi móc các loại mũ vuông em bé, mũ có quai.

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học làm việc ở các cơ sở sau đây:

- Làm thợ thủ công trong các doanh nghiệp nghề móc thủ công;

- Làm thợ thủ công trong các tổ sản xuất tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;

- Tự tổ chức kinh doanh nghề móc thủ công tại các hộ gia đình, gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 10 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

 - Thời gian học lý thuyết: 49 giờ; Thời gian học thực hành: 351 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu

40

04

35

01

MĐ 02

Thao tác móc cơ bản

120

18

95

07

MĐ 03

Móc hoa

120

12

102

06

MĐ 04

Móc mũ

120

15

99

06

Tổng cộng

400

49

331

20

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề móc thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:49 giờ; Thực hành: 351 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:

- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề thêu móc thủ công như làng thêu Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình; Minh Lãng, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; Xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; Quất Động, Thường Tín, Hà Nội…;

- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở thêu, ren, móc thủ công. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;

- Mời một số nghệ nhân móc thủ công về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề móc thủ công do các nghệ nhân ren, móc là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;

- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;

- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học./.

 

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “CHẠM KHẮC HOA VĂN PHÙ ĐIÊU”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Chạm khắc hoa văn phù điêu

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Chạm khắc hoa văn phù điêu;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề chạm khắc hoa văn phù điêu;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy cưa cắt ngang, máy trà nhám, máy phun sơn;

+ Trình bày được quy trình chạm khắc triện lá dây;

+ Trình bày được quy trình chạm khắc cây mai;

+ Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm bằng véc ni,phun sơn.

- Kỹ năng:

+ Chọn được một số loại gỗ thường dùng chạm khắc hoa văn phù điêu;

+ Mài được các loại dụng cụ thủ công chạm khắc hoa văn phù điêu;

+ Sử dụng được các loại dụng cụ thủ công chạm khắc hoa văn phù điêu;

+ Sử dụng được các loại máy bào cầm tay, máy khoan cầm tay, máy cưa lọng, máy trà nhám, máy cưa cắt ngang, máy phun sơn;

+ Chạm khắc được triện lá dây;

+ Chạm khắc được cây mai;

+ Trang sức bề mặt sản phẩm triện lá dây, cây mai bằng véc ni,phun sơn.

- Thái độ:

+ Rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ,gọn gàng, chính xác trong quá trình làm việc;

+ Đảm bảo an toàn lao động.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi hoàn thành khóa học người học có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất sau đây:

- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp, chạm khắc hoa văn phù điêu;

- Sản xuất trong các xưởng sản xuất chạm khắc hoa văn phù điêu tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;

- Tự tổ chức sản xuất chạm khắc một số sản phẩm triện lá dây, cây mai.

II.THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 6 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400giờ

- Thời gian học lý thuyết: 35giờ; Thời gian học thực hành: 365giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH/ MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm Tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Chuẩn bị, sử dụng dụng cụ và thiết bị

80

12

64

4

MĐ 02

Chạm khắc triện lá dây

120

9

103

8

MĐ 03

Chạm khắc cây mai

160

9

143

8

MĐ 04

Trang sức bề mặt sản phẩm Hoa văn phù điêu

40

5

31

4

 

Cộng

400

35

341

24

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Chạm khắc hoa văn phù điêu đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:35 giờ; Thực hành: 365 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Chạm khắc hoa văn phù điêu gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 5 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện;

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

 Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:

- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề chạm khắc gỗ ở La Xuyên (Ý Yên- Nam Định), Đồng kỵ (Bắc Ninh), Phú xuyên - Hà Nội

- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề chạm khắc hoa văn phù điêu. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa

- Mời một số nghệ nhân chạm khắc gỗ về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề chạm khắc gỗ do các nghệ nhân chạm khắc gỗ là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;

- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học;

- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp, trong cơ sở dạy nghề./.

 

PHỤ LỤC 4

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “CHẠM KHẢM TAM KHÍ TRANH ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Chạm khảm tam khí tranh đồng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Chạm khảm tam khí tranh đồng;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

 - Kiến thức:

+ Mô tả được phương pháp chuẩn bị các dụng cụ thủ công, đèn khò, máy mài, máy phun sơn;

+ Trình bày được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất dùng trong nghề chạm khảm tam khí tranh đồng;

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khảm tam khí dây trang trí;

+ Mô tả được phương pháp lấy dấu chạm chu vi dây, hạ nền đây, tán dây nguyên liệu vào vị trí đã lấy nền, mài phẳng dây khảm;

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khảm tam khí hoa văn;

+ Mô tả được phương pháp lấy dấu chạm chu vi hoa văn, hạ nền các họa tiết hoa văn, sang mẫu và cắt các hoa văn, tán các hoa văn đã cắt vào các vị trí đã lấy nền, mài phẳng các hoa văn;

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chạm khảm tam khí tranh đồng;

+ Mô tả được phương pháp lấy dấu chạm chu vi họa tiết trên nền sản phẩm, hạ nền các họa tiết của tranh, sang mẫu và cắt các họa tiết của tranh, tán các họa tiết của tranh đã cắt vào các vị trí đã lấy nền, mài phẳng các họa tiết đã tán;

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm chạm khảm tam khí tranh đồng;

+ Mô tả được phương pháp hun làm Mẫu trên bề mặt sản phẩm, làm Mẫu trên bề mặt sản phẩm bằng tai chua mật mía, làm Mẫu trên bề mặt sản phẩm bằng axit và các phụ gia, sơn sản phẩm.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các dụng cụ thủ công, đèn khò, máy mài, máy phun sơn;

+ Chuẩn bị được nguyên liệu, hóa chất đảm bảo kỹ thuật;

+ Chạm khảm tam khí được dây trang trí theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Lấy được dấu chạm chu vi dây, hạ được nền đây, tán dây nguyên liệu vào vị trí đã lấy nền, mài phẳng dây khảm;

+ Chạm khảm tam khí được hoa văn theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Lấy được dấu chạm chu vi hoa văn, hạ nền các họa tiết hoa văn, sang mẫu và cắt các hoa văn, tán các hoa văn đã cắt vào các vị trí đã lấy nền, mài phẳng các hoa văn;

+ chạm khảm tam khí tranh đồng theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Lấy được dấu chạm chu vi họa tiết trên nền sản phẩm, hạ nền các họa tiết của tranh, sang mẫu và cắt các họa tiết của tranh, tán các họa tiết của tranh đã cắt vào các vị trí đã lấy nền, mài phẳng các họa tiết đã tán;

+ Hoàn thiện được sản phẩm chạm khảm tam khí tranh đồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Hun làm Mẫu được trên bề mặt sản phẩm, làm Mẫu trên bề mặt sản phẩm bằng tai chua mật mía, làm Mẫu trên bề mặt sản phẩm bằng axit và các phụ gia, sơn sản phẩm.

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

- Làm công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp chạm khảm tam khí tranh đồng, trong các xưởng chạm khảm tam khí tranh đồng tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;

- Tự tổ chức sản xuất chạm khảm tam khí tranh đồng tại các gia đình, bán sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1.Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 29 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 5 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 77 giờ; Thời gian học thực hành: 323 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu

80

14

60

06

MĐ 02

Chạm khảm tam khí dây trang trí

62

11

47

04

MĐ 03

Chạm khảm tam khí hoa văn

86

18

63

05

MĐ 04

Chạm khảm tam khí tranh đồng

98

21

72

05

MĐ 05

Hoàn thiện sản phẩm

74

13

57

04

 

Tổng cộng

400

77

299

24

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề

- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Chạm khảm tam khí tranh đồng đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:77 giờ; Thực hành: 323 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Chạm khảm tam khí tranh đồng gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện.

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 3. Các chú ý khác:

Hoạt động ngoại khóa phục vụ chuyên môn nghề:

- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề chạm khảm tam khí tranh đồng tại Thị trấn Lâm (Ý Yên- Nam Định), Đại Bái (Bắc Ninh), Đồng sâm (Thái Bình), các cơ sở chạm khảm tam khí tranh đồng tại Hà nội…;

- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở sản xuất nghề chạm khảm tam khí tranh đồng. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;

- Mời một số nghệ nhân chạm khảm tam khí tranh đồng về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề chạm khảm tam khí tranh đồng do các nghệ nhân chạm khảm tam khí tranh đồng là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;

- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;

- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học./.

 

PHỤ LỤC 5

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “CẮT, MAY TRANG PHỤC NỮ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Cắt, may trang phục nữ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Cắt, may trang phục nữ;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 10

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động để thực hiện các nhiệm vụ của nghề “Cắt, may trang phục nữ”;

+ Nhận biết được tính chất cơ bản nhất của một số nguyên, phụ liệu ngành may;

+ Biết được cách vận hành được máy may công nghiệp 1 kim mũi may thắt nút;

+ Biết phương pháp thiết kế các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy và áo váy;

+ Biết phương pháp may các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy và áo váy.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các nguyên, phụ liệu phù hợp với từng kiểu sản phẩm;

+ Sử dụng thành thạo máy may 1 kim đảm bảo an toàn;

+ Cắt, may được các kiểu quần âu nữ, áo sơ mi nữ, váy, áo váy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hợp thời trang;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trên dây chuyền sản xuất hoặc làm việc độc lập tại các cửa hàng may đo thời trang.

- Thái độ:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập;

+ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và tác phong công nghiệp.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề “Cắt may trang phục nữ”người học có đủ trình độ, khả năng làm việc tại các dây chuyền may trong các doanh nghiệp hoặc tự làm nghề và quản lý cửa hiệu do mình tổ chức;

Ngoài ra sau khóa học, nếu có nhu cầu người học có thể tham gia học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II.THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 405 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 15giờ);

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 405 giờ;

 - Thời gian học lý thuyết: 97 giờ; Thời gian học thực hành: 308 giờ;

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:


Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian của từng môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Vật liệu may

15

13

0

2

MH 02

Thiết bị may

15

5

8

2

MH 03

An toàn lao động

15

13

0

2

MĐ 04

Các đường may cơ bản

30

5

22

3

MĐ 05

Thiết kế áo sơ mi nữ

30

10

17

3

MĐ 06

May áo sơ mi nữ

90

10

75

5

MĐ 07

Thiết kế quần âu nữ

30

5

22

3

MĐ 08

May quần âu nữ

90

10

75

5

MĐ 09

Thiết kế một số kiểu váy cơ bản

30

10

17

3

MĐ 10

May một số kiểu váy cơ bản

60

10

46

4

Tổng cộng

405

91

282

32

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề “Cắt may trang phục nữ”;

Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 6

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY LƯƠNG THỰC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng đào tạo: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của sản phẩm cây ngô, cây lúa, cây sắn;

+ Nhận biết được thời gian thu hoạch ngô, lúa, sắn;

+ Mô tả được quy trình phơi sấy ngô, lúa, sắn bằng ánh nắng mặt trời và máy sấy;

+ Trình bày được các bước lấy mẫu xác định độ ẩm sản phẩm nông sản;

+ Trình bày được các quy trình bảo quản, kiểm tra, xử lý nông sản trong kho;

+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình sơ chế và bảo quản.

- Kỹ năng:

+ Nắm bắt được quá trình thu hoạch đảm bảo thời gian và chất lượng;

+ Thực hiện được quá trình phơi, sấy đảm bảo đạt tiêu chuẩn, an toàn;

+ Thao tác được các bước lắp máy sấy đúng theo quy trình lắp máy;

+ Xử lý khử trùng kho, vệ sinh kho đảm bảo theo tiêu chuẩn;

+ Xử lý sinh vật gây hại, nấm mốc hại nông sản đúng theo tiêu chuẩn, an toàn;

+ Có khả năng kiểm tra, đánh giá, phân loại được nông sản sau khi sấy;

+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình sơ chế và bảo quản.

- Thái độ:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản;

+ Rèn luyện kỹ năng phát hiện các dấu hiệu của nông sản bị sinh vật gây hại;

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề sơ chế và bảo quản.

2. Cơ hội việc làm

- Người học có thể làm việc tại các cơ sở chế biến nông sản phẩm, các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có các hệ thống kho bảo quản sản phẩm cây lương thực.

- Ngoài ra, khi được bổ sung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng vận hành được các máy sấy hiện đại trong các doanh nghiệp hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng.

- Thời gian học tập: 11 tuần.

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 40 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 15 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ.

- Thời gian học lý thuyết: 40 giờ; Thời gian học thực hành: 360 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Sơ chế sản phẩm cây ngô

69

6

60

3

MĐ 02

Bảo quản sản phẩm cây ngô

68

7

58

3

MĐ 03

Sơ chế sản phẩm thóc, gạo

66

7

56

3

MĐ 04

Bảo quản sản phẩm thóc, gạo

65

7

56

2

MĐ 05

Sơ chế sản phẩm cây sắn

72

7

63

2

MĐ 06

Bảo quản sản phẩm cây sắn

60

6

52

2

Tổng cộng

400

40

345

15

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

Trong 6 mô đun được đào tạo nghề sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực, học viên có thể chọn 1 mô đun để học hoặc học cả 6 mô đun.

Thời gian dành cho các mô+đun đào tạo được thiết kế sao cho tổng thời gian của các mô+đun đào tạo bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 7

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM”
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nhận biết được các loại sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm;

+ Có kiến thức cơ bản về sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm bằng các thiết bị, máy móc đơn giản trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm cây công nghiệp;

+ Trình bày được thao tác cơ bản về sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm cây công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các loại sản phẩm cây công nghiệp phù hợp với nhu cầu cần sơ chế và bảo quản;

+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, máy móc để thực hiện sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật và có khả năng khắc phục các sự cố, hư hỏng thông thường;

+ Thao tác được các bước công việc trong sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và hạn chế tổn thất thấp nhất sản phẩm sau khi thu hoạch;

+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được sản phẩm trước và sau sơ chế và bảo quản;

+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm.

- Thái độ:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản trong sơ chế và bảo quản;

+ Rèn luyện kỹ năng đứng máy để sơ chế các sản phẩm đảm bảo chất lượng và năng suất;

+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh trong quá trình sơ chế và bảo quản;

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề trong tương lai.

2. Cơ hội việc làm:

Người được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề “Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm” thường được bố trí làm công nhân tại các nhà máy, xưởng chế biến, các kho dự trữ hoặc tại hộ gia đình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:15 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 340 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Sơ chế sản phẩm cây cà phê

83

15

65

3

MĐ 02

Bảo quản sản phẩm cây cà phê

41

5

35

1

MĐ 03

Sơ chế sản phẩm cây ca cao

78

10

65

3

MĐ 04

Bảo quản sản phẩm cây ca cao

41

5

35

1

MĐ 05

Sơ chế sản phẩm cây chè trong sản xuất chè xanh truyền thống

68

10

55

3

MĐ 06

Sơ chế sản phẩm cây chè trong sản xuất chè đen OTD

68

10

55

3

MĐ 07

Bảo quản sản phẩm chè

36

5

30

1

Tổng cộng

415

60

340

15

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

Căn cứ vào Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề được quy định như sau: lý thuyết chiếm từ 10% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 90%. Cụ thể trong chương trình sơ cấp nghề với thời gian đào tạo 3 tháng Ban chủ nhiệm đã phân bổ thời gian cho các mô đun đào tạo như sau: lý thuyết chiếm 15%, thực hành chiếm 85%.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 8

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY GIA ĐÌNH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Sửa chữa thiết bị may gia đình

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Giới thiệu được công dụng của các thiết bị may gia đình trong thực tế sản xuất may dân dụng;

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các bộ phận và cơ cấu máy cơ bản trong máy may đạp chân, máy may 1 kim; máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ;

+ Phân tích được các nguyên nhân hỏng hóc, tìm được các biện pháp khắc phục của một số sự cố thường gặp;

+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn các loại vật tư, dụng cụ, thiết bị phù hợp với quá trình sửa chữa;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được bộ phận cơ bản của máy may đạp chân, máy may 1 kim; và một số bộ phận máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ;

+ Vận hành và xử lý các sự cố thông thường trên các máy may dân dụng;

+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được một số dạng sai hỏng và đưa ra biện pháp khắc phục;

+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng.

- Thái độ:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện các thao tác trong quá trình sửa chữa ;

+ Rèn luyện kỹ năng sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị may đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề sửa chữa.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề sửa chữa thiết bị may gia đình, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động sửa chữa tại các hộ gia đình, các làng nghề, và xí nghiệp tư nhân may.

 Ngoài ra, khi được bổ sung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng sửa chữa được các thiết bị may hiện đại trong các doanh nghiệp hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 4,5 tháng

- Thời gian học tập: 16,5 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 450 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 45 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 450 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 100 giờ; Thời gian học thực hành: 350 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Sửa chữa máy may đạp chân

90

18

66

6

MĐ 02

Sửa chữa máy may 1 kim

195

41

148

6

MĐ 03

Sửa chữa máy đính cúc

45

12

30

3

MĐ 04

Sửa chữa máy vắt sổ

75

17

53

5

MĐ 05

Sửa chữa máy thùa khuy

45

12

30

3

Tổng cộng

450

100

328

22

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

Căn cứ vào Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề được quy định như sau: lý thuyết chiếm từ 10% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 90%.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 9

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KHẢM TRAI HOA VĂN DÂY LEO”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Khảm trai hoa văn dây leo

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Khảm trai hoa văn dây leo;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, phương pháp sử dụng các dụng cụ như: Dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Nêu được cách chọn, phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai dạng hoa văn, dây leo.

- Kỹ năng:

+ Chuẩn bị được các dụng cụ dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Sử dụng được các dụng cụ khảm trai hoa văn, dây leo đúng kỹ thuật.

+ Sử dụng được các máy phay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Chọn và xử lý được nguyên, vật liệu phù hợp để khảm trai hoa văn, dây leo.

+ Khảm và trang sức bề mặt được một số loại sản phẩm dạng hoa văn, dây leo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

+ Sửa chữa được những sai hỏng của sản phẩm khảm trai hoa văn, dây leo khi gia công.

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

Người làm nghề Khảm trai hoa văn dây leo trong tương lai có thể làm ở các vị trí sau:

- Công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ;

- Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm khảm hoa văn, dây leo tại gia đình;

- Trợ giúp một phần công việc trong việc trùng tu, phục chế các công trình nghệ thuật như: đình, chùa, viện bảo tàng,…..

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 18 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 6 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 48 giờ; Thời gian học thực hành: 352 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Chuẩn bị nguyên vật liệu, sử dụng dụng cụ, máy, thiết bị

60

09

49

02

MĐ 02

Khảm hoa văn trên nền gỗ

120

12

104

04

MĐ 03

Khảm dây leo trên nền gỗ

160

18

138

04

MĐ 04

Trang sức sản phẩm khảm trai

60

09

49

02

Tổng cộng

400

48

340

12

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Khảm trai hoa văn dây leo bao gồm 04 Mô đun đào tạo. Thời gian và phân bổ thời gian trong chương trình được xác định tại biểu III.

- Các Mô đun đào tạo nghề đã được xác định đến tên bài, nội dung chính, nội dung chi tiết của từng bài, từ đó các giáo viên nghiên cứu để giảng dạy.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tiễn sản xuất, các cơ sở đào tạo nghề cho người học tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất của nghề Khảm trai hoa văn dây leo.

- Mời một số nghệ nhân về thỉnh giảng tại cơ sở đào tạo.

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề do các nghệ nhân trình bày.

- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ ở cơ sở đào tạo nghề./.

 

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KỸ THUẬT GIA CÔNG BÀN GHẾ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Kỹ thuật gia công bàn ghế;

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.

+ Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thông dụng.

+ Phân biệt được các khuyết tật của gỗ.

+ Nêu được cách tính giá thành sản phẩm bàn ghế.

+ Nêu được công dụng, quy trình sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm bàn ghế.

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo chức năng một số bộ phận chính và quy trình sử dụng của một số máy cầm tay và máy mộc đa năng dùng gia công các chi tiết bàn ghế.

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật gia công bàn, ghế.

+ Trình bày được những kiến thức về quản lý sản xuất bàn ghế.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công như: Bào thẩm, bào lau, bào ngang, cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh, các loại đục thủ công.

+ Sử dụng được một số máy cầm tay đúng quy trình kỹ thuật như: Máy cưa cầm tay, máy bào cầm tay, máy phay cầm tay, máy khoan cầm tay, máy đánh nhẵn cầm tay.

+ Sử dụng được một số loại máy mộc đúng quy trình kỹ thuật như: Cưa đĩa đa năng, máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy cưa vòng lượn, máy phay trục đứng, máy cưa đĩa đa năng, máy đục lỗ mộng…

+ Lựa chọn đúng chủng loại gỗ dùng để gia công bàn ghế:

+ Gia công được sản phẩm bàn, ghế đơn giản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

- Thái độ:

+ Rèn luyện tính cẩn thận, đức tính yêu nghề.

+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc.

2. Cơ hội việc làm:

- Trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Tự tổ chức, sản xuất kinh doanh sản phẩm bàn ghế.

- Phục chế, sửa chữa các loại bàn ghế thông dụng đã qua sử dụng.

- Trợ giúp một phần công việc trong các công trình gia công, lắp đặt sản phẩm mộc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu.

- Thời gian đào tạo: 03 tháng.

- Thời gian học tập: 11 tuần.

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ.

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 15 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 4 giờ).

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ.

- Thời gian học lý thuyết: 45 giờ, thời gian học thực hành: 355 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã môn học/ mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Chuẩn bị bản vẽ, nguyên liệu và sử dụng dụng cụ thủ công

132

24

104

4

MĐ 02

Sử dụng một số máy mộc cầm tay, máy mộc đa năng

175

15

156

4

MĐ 03

Gia công ghế

47

3

40

4

MĐ 04

Gia công bàn

46

3

40

3

Tổng cộng

400

45

340

15

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề

- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế đã thiết kế xây dựng tổng số giờ 400 giờ (Lý thuyết: 45 giờ, thực hành: 355 giờ);

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế bao gồm 4 mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian trong chương trình được xác định tại biểu III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế;

- Các mô đun đào tạo nghề đã xác định đến tên bài, nội dung chi tiết của từng bài, trên cơ sở ấy giáo viên nghiên cứu soạn thảo để giảng dạy.

2 Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

- Các cơ sở đào tạo nghề cho người học tham quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế ;

- Các cơ sở đào tạo nghề có thể mời một số nghệ nhân có chuyên môn tham gia thỉnh giảng;

- Tổ chức cho người học các buổi học ngoại khoá, hoạt động một số phong trào ở cơ sở./.

 

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN HOA MÀU”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Xác định được thời điểm thu hoạch của hoa màu đúng độ chín, đảm bảo năng suất chất lượng.

+ Hiểu được nguyên lý vận hành các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sơ chế và bảo quản hoa màu.

+ Có kiến thức cơ bản trong việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao bằng các thiết bị, máy móc đơn giản trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm hoa màu.

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản trong việc bảo quản hoa màu đảm bảo đúng kỹ thuật.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

+ Thực hiện được việc bảo quản hoa màu an toàn trong thời gian dài.

+ Vận hành, xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sơ chế

+ Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh kho, máy móc thiết bị sau mỗi giai đoạn sơ chế, bảo quản

- Thái độ:

+ Có tinh thần trách nhiệm với chất lược sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế và bảo quản hoa màu.

+ Tuân thủ quy trình an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong việc sơ chế, bảo quản hoa màu.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, cẩn thận, kiên trì và chịu khó học tập kinh nghiệm, kỹ năng còn thiếu sót.

2. Cơ hội việc làm

Người được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề “Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu” thường được bố trí làm công nhân tại các nhà máy, xưởng chế biến, các kho dự trữ hoặc tại hộ gia đình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 99 giờ; Thời gian học thực hành: 301 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Sơ chế đậu tương

83

19

62

2

MĐ 02

Bảo quản đậu tương

49

13

35

1

MĐ 03

Sơ chế củ lạc

96

21

72

3

MĐ 04

Bảo quản lạc

52

11

39

2

MĐ 05

Sơ chế quả cà chua

56

15

40

1

MĐ 06

Bảo quản quả cà chua

64

20

42

2

Tổng cộng

400

99

290

11

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

 (Nội dung chi tiết trong phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Trong 6 mô đun được đào tạo nghề sơ chế và bảo quản hoa màu, học viên có thể chọn 1 mô đun để học hoặc học cả 6 mô đun;

- Thời gian dành cho các mô đun đào tạo được thiết kế sao cho tổng thời gian của các mô đun đào tạo bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 12

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “TRANG ĐIỂM THẨM MỸ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Trang điểm thẩm mỹ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Trang điểm thẩm mỹ;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nhận thức được vai trò đạo đức của người kỹ thuật viên trang điểm thẩm mỹ;

+ Hiểu được đạo đức, tác phong chuyên nghiệp của kỹ thuật viên trang điểm thẩm mỹ;

+ Hiểu được kiến thức trang điểm theo dạng khuôn mặt; trang điểm cơ bản; trang điểm nâng cao;

+ Mô tả được quá trình chỉnh sửa khuyết điểm theo dạng khuôn mặt;

+ Nhận dạng được những khuyết khiếm trên khuôn mặt;

+ Phân tích được loại da, dạng khuôn mặt trước khi trang điểm.

 - Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các màu mắt phù hợp với làn da, áo quần, hoàn cảnh buổi tiệc;

+ Thao tác kỹ năng vẽ chân mày thành thạo;

+ Thực hiện thành thạo kỹ năng trang điểm nền, mắt, môi;

+ Thực hiện thành thạo các thao tác kỹ năng chăm sóc da trước và sau khi trang điểm;

+ Thực hiện thành thạo trang điểm dạng khuôn mặt, chỉnh sửa khuyết điểm, trang điểm các dạng mắt, trang điểm cơ bản, trang điểm lễ cưới;

+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình chăm sóc khách hàng.

 - Thái độ:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện các kỹ năng;

+ Rèn luyện kỹ năng đứng trang điểm chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả;

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề trang điểm thẩm mỹ;

+ Yêu ngành, yêu nghề, thái độ học tập tích cực, rèn luyện nỗ lực.

2. Cơ hội việc làm:

 Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Trang điểm thẩm mỹ, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động nghề với các nhiệm vụ:

- Chuyên viên trang điểm cho các Trung tâm áo cưới;

- Thành lập Trung tâm dạy nghề trang điểm thẩm mỹ;

- Làm chủ Beautysalon làm đẹp;

- Làm chủ các salon áo cưới.

 Ngoài ra, khi được bổ sung các kiến thức cơ bản vè sư phạm, học viên có khả năng trở thành các giáo viên dạy nghề Trang điểm thẩm mỹ hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 80 giờ; Thời gian học thực hành: 320giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MH 01

Tư vấn và giao tiếp

15

13

0

2

MĐ 02

Chuẩn bị dụng cụ ; an toàn vệ sinh thẩm mỹ nghề Trang điểm thẩm mỹ

15

3

10

2

MĐ 03

Trang điểm và chỉnh sửa khuyết điểm các dạng khuôn mặt và mắt

150

22

123

5

MĐ 04

Trang điểm hằng ngày

60

12

46

2

MĐ 05

Trang điểm cô dâu

90

18

67

5

MĐ06

Trang điểm sân khấu

70

12

54

4

Tổng cộng

400

80

300

20

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng dụng cụ, trang thiết bị và phôi liệu,trình chiếu để giới thiệu rõ về kỹ năng trang điểm,các quy trình trang điểm nâng cao,kỹ năng trang điểm nền,kỹ năng chỉnh sửa các dạng khuôn mặt... sóc da quy trình hoàn thiện trang điểm để làm sinh động bài giảng.

- Nên phân nhóm học viên trong quá trình học tập để trao đổi kiến thức và kỹ năng nghề.

- Giáo viên kèm cặp, uốn nắn trực tiếp các thao tác tạo kỹ năng cho người học khi học tập.

- Ngoài ra thường xuyên tổ chức học ngoại khóa,tham quan các Trung tâm chăm sóc sắc đẹp,các salon trang điểm,các trung tâm áo cưới để phát huy sự nhận thức ,tư duy,sáng tạo của nghề cho người học

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 13

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “NGUỘI CĂN BẢN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Nguội căn bản;

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Nguội căn bản;

Số lượng môn học/ mô-đun đào tạo: 08

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, quy trình vận hành máy mài, máy khoan, máy cắt cằm tay, máy uốn, các tư thế, góc độ khi đứng đục, dũa, cưa, cắt;

+ Đọc được các bản vẽ chi tiết đơn giản trong gia công, chế tạo chi tiết, uốn nắn, cưa cắt, khoan lỗ trên phôi và chi tiết;

+ Biết được các phương pháp uốn, nắn, cưa cắt và khoan lỗ, phương pháp

phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị tai nạn;

+ Biết sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị dùng trong nghề nguội;

+ Đọc được các ký hiệu, mác thép trên phôi.

- Kỹ năng:

+ Gia công, chế tạo được các chi tiết đơn giản đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm và an toàn;

+ Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ của nghề, dụng cụ, thiết bị phòng chống cháy nổ, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra tai nạn;

+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được một số dạng sai hỏng khi gia công chi tiết và đưa ra biện pháp khắc phục.

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công nhân;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc.

2.Cơ hội làm việc

Sau khi học xong chương trình sơ cấp nghề “Nguội căn bản” người học có thể làm việc tại:

- Các nhà máy cơ khí.

- Công ty cổ phần cơ khí .

- Xưởng gia công cơ khí tư nhân và nhiều công ty xí nghiệp cơ khí trong nước.

II.THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIÊU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 tháng.

- Thời gian học tập tuần: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ.

- Thời gian học lý thuyết: 100 giờ Thời gian học thực hành 300 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên học, mô đun

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MH 01

Kỹ thuật nguội căn bản

70

50

16

4

MĐ 02

An toàn và vệ sinh môi trường

40

12

26

2

MĐ 03

Uốn kim loại

40

6

32

2

MĐ 04

Nắn kim loại

40

6

32

2

MĐ 05

Đục kim loại

70

7

59

4

MĐ 06

Dũa kim loại

60

6

51

3

MĐ 07

Cưa, cắt kim loại

40

6

32

2

MĐ 08

Khoan kim loại

40

7

31

2

 

Tổng cộng

400

100

279

21

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nguội căn bản đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:100 giờ; Thực hành: 300 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nguội căn bản gồm 8 môn học/mô đun đào tạo; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 08 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cơ sở dạy nghề đều phải thực hiện;

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cơ sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 14

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “KỸ THUẬT GÒ, HÀN NÔNG THÔN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Kỹ thuật gò, hàn nông thôn;

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật gò, hàn nông thôn;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04;

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề;

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức về vẽ kỹ thuật, dung sai, đo lường và vật liệu cơ khí để đảm bảo đủ cơ sở tiếp thu lý thuyết và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

+ Trình bày được quy trình công nghệ hàn Hàn điện hồ quang;

+ Trình bày được quy trình công nghệ gò một số chi tiết đơn giản;

+ Tổ chức được quá trình sản xuất đảm bảo công tác an toàn lao động và tổ chức sản xuất;

- Kỹ năng:

+ Vận hành thành thạo các thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò chi tiết;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò chi tiết;

+ Vận hành thành thạo các thiết bị dụng cụ để gò một số chi tiết đơn giản;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị dụng cụ để gò một số chi tiết đơn giản;

+ Phát hiện được sự cố, kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng đơn giản của các dụng cụ và trang thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò;

+ Hàn thành thạo các kết cấu hàn không phức tạp ở tất cả các vị trí hàn với phương pháp hàn hồ quang tay. Mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Gò được một số chi tiết đơn giản đảm bảo yêu cầu;

+ Phân tích, đánh giá, kiểm tra chất lượng bề mặt mối hàn và có phương pháp phòng ngừa khuyết tật bề mặt đối với từng loại mối hàn;

+ Phát hiện và sửa chữa được một số sai hỏng trong quá trình gia công chi tiết bằng gò;

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong, học sinh có khả năng làm được các công việc về gò, hàn trong các cơ quan xí nghiệp với các loại máy hàn hồ quang tay và dạng mối hàn cơ bản; gò được các chi tiết không phức tạp để đảm bảo sửa chữa và chế tạo mới được các chi tiết đơn giản của nghề gò hàn. Học sinh có thể tự mình mở xưởng gò hàn để sửa chữa chế tạo các chi tiết gia dụng liên quan tới nghề gò hàn;

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 05 tháng;

- Thời gian học tập: 19 tuần;

- Thời gian thực học tối thiểu: 660 giờ;

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 60 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 12 giờ);

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 660 giờ;

- Thời gian học lý thuyết: 70 giờ; Thời gian học thực hành: 590 giờ;

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

Nguội cơ bản

125

20

100

5

MĐ 02

Gò cơ bản

160

10

144

6

MĐ 03

Hàn điện

315

35

270

10

MĐ 04

Hàn khí

60

5

50

5

Tổng cộng

660

70

564

26

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết tại phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề;

- Các môn học được bố trí giảng dạy theo thứ tự từ Mô đun MĐ 01 đến Mô đun MĐ04 theo đúng thứ tự như trong bảng phụ lục 04. Thời gian học lý thuyết được tính bằng 25 giờ/tuần, thời gian học thực hành là 40 giờ/tuần;

- Thời gian kiểm tra trong các mô đun được tính là thời gian thực hành.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

 

PHỤ LỤC 15

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ “SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ”
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 783/QĐ-TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Tên nghề: Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 09

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình thực hiện sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;

+ Trình bày được các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;

+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các hệ thống và cơ cấu sau đây của máy kéo công suất nhỏ như: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn; Hệ thống điện; Hệ thống truyền lực; Hệ thống điều khiển và di động; Hệ thống thủy lực và cơ cấu treo.

- Kỹ năng:

+ Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;

+ Biết sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động;

+ Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thủy lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ;

+ Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết đơn giản thuộc động cơ,hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn và hệ thống thủy lực của cơ cấu treo.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc trong học tập, thực hành;

+ Cẩn thận, chính xác trong các thao tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng của các chi tiết, cơ cấu của máy kéo công suất nhỏ;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.

2. Cơ hội việc làm:

Người học sau khi học xong chương trình nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” có thể thực hiện các công việc sau:

- Trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình.

- Làm thợ sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo.

- Tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 4 tháng

- Thời gian học tập: 14 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 456 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 72 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 8 giờ)

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 456 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 76 giờ; Thời gian học thực hành: 380 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MÃ MÔ ĐUN

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

MĐ 01

An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ

64

12

44

8

MĐ 02

Sửa chữa cơ cấu biên tay quay

72

12

52

8

MĐ 03

Sửa chữa cơ cấu phân phối khí

40

6

26

8

MĐ 04

Sửa chữa hệ thống cung cấn nhiên liệu

60

8

44

8

Mđ 05

Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi trơn

48

4

40

4

MĐ 06

Sửa chữa hệ thống điện

60

8

48

4

MĐ 07

Sửa chữa hệ thống truyền lực

64

10

46

8

MĐ 08

Sửa chữa hệ thống điều khiển và di động

60

8

44

8

MĐ 09

Sửa chữa hệ thống thủy lực và cơ cấu treo

60

8

44

8

Tổng cộng

528

76

380

72

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

 (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian cho chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học nghề ngắn hạn. Hình thức tổ chức học tập có thể giảng dạy lưu động tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề của ngành Cơ điện nông thôn;

- Chương trình mô đun Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ bao gồm 01 mô đun bắt buộc và 08 mô đun độc lập. Tuy nhiên nếu người học có nhu cầu học tập toàn khóa học thì nên bố trí học mô đun 02,03,04,05 trước khi học mô đun 06,07, 08 và 09;

- Để giảng dạy các mô đun này, giáo viên phải vận dụng được phương pháp giảng dạy theo mô đun; có trình độ và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Cần kết hợp tốt các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên máy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học;

- Mỗi bài thực hành cần có kiểm tra phần lý thuyết thông qua vấn đáp hoặc trắc nghiệm và đánh giá kết quả thực hành của cá nhân hoặc của cả nhóm và tích hợp kết quả chung cho mỗi bài làm cơ sở đánh giá kết quả học tập toàn khóa học.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 30 phút

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá: 10 phút

Trắc nghiệm

Không quá: 30 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 04 giờ

2

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 05 giờ

3. Các chú ý khác:

Để đánh giá kết quả học tập của học viên theo mô đun đào tạo, cần chú ý về phương pháp đánh giá như sau:

- Về kiến thức:

+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian học các bài trong mỗi mô đun;

+ Kết quả học tập các bài trong mô đun của học viên phải đạt điểm trung bình trở lên;

+ Sau khi kết thúc mỗi bài, học viên phải làm một bài kiểm tra kết thúc bài học về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những hư hỏng thường gặp của bộ phận, cơ cấu trong nội dung đào tạo của mô đun (thời gian được phân bố trong mỗi bài của mô đun và theo hình thức tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp).

- Về kỹ năng:

+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian thực hành các bài của mô đun trong chương trình;

+ Đánh giá kết quả kỹ năng nghề của học sinh bằng bảng kiểm và sản phẩm cuối cùng của bài thực hành sau khi kết thúc mỗi bài học (thời gian thực hành được phân bố trong mỗi bài của mô đun).

- Về thái độ:

+ Học viên hoàn thành ít nhất 85% thời gian học các mô đun trong chương trình;

+ Kết quả học tập của học viên phải đạt điểm trung bình trở lên;

+ Đánh giá về thái độ học sinh bằng sổ nhật ký giáo viên./.