Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 13 tháng 01 năm 2022 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ỦY THÁC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ ban hành về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh quản lý hoạt động và nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở, quỹ phát triển đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ỦY THÁC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý nguồn vốn và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng để cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
2. Đối tượng áp dụng
Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Quy chế này.
Điều 2. Quản lý nguồn vốn, hoạt động nhận ủy thác
1. Quản lý nguồn vốn
Quỹ Đầu tư phát triển quản lý toàn bộ nguồn vốn hoạt động và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật của Quỹ Phát triển nhà ở.
Sở Tài chính phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển xác định cụ thể số vốn ủy thác của Quỹ Phát triển nhà ở tại thời điểm Quyết định ủy thác có hiệu lực thi hành.
2. Quản lý hoạt động
Quỹ Đầu tư phát triển quản lý toàn bộ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ (bao gồm các khoản thu, chi; dự phòng rủi ro; phải thu; phải trả;....) của Quỹ Phát triển nhà ở.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn
1. Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm mở tài khoản giao dịch riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng để nhận vốn ủy thác và hoạt động theo quy định.
2. Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm hạch toán tách bạch vốn nhận ủy thác và tài sản hình thành từ vốn nhận ủy thác (nếu có) với nguồn vốn hoạt động và tài sản của Quỹ Đầu tư phát triển.
3. Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng con dấu của mình để thực hiện toàn bộ nhiệm vụ nhận ủy thác.
4. Quỹ Phát triển nhà ở hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhận ủy thác của Quỹ Phát triển nhà ở.
5. Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở đã nhận ủy thác để thực hiện cho vay. Việc cho vay phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật hiện hành và Quy chế này;
6. Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng cho vay.
7. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng để chiếm đoạt và sử dụng nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở không đúng mục đích; tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mức phí Quỹ đầu tư phát triển tỉnh nhận ủy thác quản lý nguồn vốn và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở là 0,9%/vốn ủy thác bình quân năm.
1. Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo Điều 57 Luật Nhà ở và phù hợp với chương trình phát triển nhà ở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thực hiện theo Khoản 6 và Khoản 7 Điều 49 Luật Nhà ở và các đối tượng khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quỹ Đầu tư phát triển xem xét và quyết định cho vay khi các đối tượng cho vay đảm bảo có đủ các điều kiện như sau:
1. Điều kiện cho vay vốn đối với chủ đầu tư dự án
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở;
c) Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;
d) Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Có phương án vay theo quy định tại Quy chế này;
e) Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện cho vay vốn đối với cá nhân
a) Điều kiện chung:
- Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
- Có mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ.
- Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mua nhà ở xã hội; trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống.
b) Vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có dự toán hoặc phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình.
- Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích bình quân dưới 10 m2 sàn/người.
c) Vay vốn để mua nhà ở xã hội: Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Điều 7. Mức cho vay và giới hạn cho vay
1. Mức cho vay:
Căn cứ vào tổng mức đầu tư, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tổng giá trị tài sản đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ vay và khả năng nguồn vốn của Quỹ Phát triển nhà ở tại thời điểm thực hiện. Mức cho vay không vượt giới hạn cho vay tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
a) Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội:
- Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
- Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
b) Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở:
- Trường hợp mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua nhà;
- Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Trong đó, giá trị mua nhà ở xã hội theo hợp đồng mua bán nhà ở xã hội của người mua và chủ đầu tư; giá trị xây dựng mới nhà ở theo Quyết định ban hành đơn giá xây dựng mới biệt thự, nhà ở, nhà kính và đơn giá cấu kiện tổng hợp để xác minh giá trị tài sản là công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm cho vay.
2. Giới hạn cho vay
a) Giới hạn cho vay đối với một dự án không vượt quá nguồn Quỹ Phát triển nhà ở được giao ủy thác quản lý tại thời điểm thực hiện;
b) Giới hạn cho vay đối với một cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở tối đa không quá 500.000.000 đồng/trường hợp.
1. Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình phát triển nhà ở được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và mục đích sử dụng của dự án, thời hạn cho vay phải tuân thủ các quy định hiện hành về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Chính phủ và các quy định hiện hành, cụ thể như sau:
a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
c) Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
d) Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại Điểm a, b và c Khoản này thì được thỏa thuận với Quỹ Đầu tư phát triển về thời hạn cho vay thấp hơn.
2. Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn vay do Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng thỏa thuận phù hợp với thời gian công tác còn lại của đối tượng vay, khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
1. Lãi suất cho vay theo lãi suất cho vay nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.
2. Lãi vay được tính từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân khoản vay đầu tiên theo khế ước nhận nợ cho đến hết ngày khách hàng trả hết nợ gốc và lãi vay.
3. Lãi suất cho vay quy đổi theo tỷ lệ %/năm (365 ngày/năm), phương pháp tính lãi theo số dư nợ vay thực tế và thỏa thuận với khách hàng tại hợp đồng cho vay hoặc phụ lục hợp đồng cho vay.
4. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay quy định tại Khoản 1, Điều này.
5. Lãi suất đối với các khoản nợ lãi chậm trả sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng cho vay nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi trên nợ gốc trong hạn chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định mức vay
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho vay đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
2. Quỹ Đầu tư phát triển quyết định cho vay đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Quỹ Đầu tư phát triển thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay phù hợp như sau:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng cho vay.
2. Cho vay hợp vốn: Quỹ Đầu tư phát triển được làm đầu mối cho vay hợp vốn hoặc cùng hợp vốn với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác để cho vay dự án. Việc cho vay hợp vốn phải lập thành hợp đồng với các điều kiện, điều khoản tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 12. Biện pháp bảo đảm tiền vay
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Quỹ Đầu tư phát triển căn cứ vào đặc điểm của từng dự án đầu tư để lựa chọn một, một số hoặc tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay sau đây:
a) Thế chấp bằng tài sản của khách hàng;
b) Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
c) Thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba;
d) Các biện pháp bảo đảm tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trình tự thủ tục cho vay:
1. Tiếp nhận hồ sơ theo danh mục hồ sơ được ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; Xác minh hiện trạng nhà ở, đất ở đối với cá nhân vay vốn.
3. Xác định biện pháp bảo đảm tiền vay theo Điều 12 Quy chế này và lập Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).
4. Lập Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng.
5. Lập Báo cáo đánh giá rủi ro.
6. Ban hành Quyết định cho vay theo thẩm quyền tại Điều 10 Quy chế này hoặc văn bản trả lời về việc không đồng ý cho vay.
7. Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, Bảng kê rút vốn, Giấy nhận nợ.
8. Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
a) Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Các loại phí phát sinh (nếu có) do bên thế chấp thanh toán, bao gồm:
- Phí công chứng, Phí đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Phí thay đổi thông tin đã đăng ký; Phí gia hạn thời gian đăng đăng ký;
- Phí yêu cầu cung cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Phí yêu cầu cung cấp bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Các loại phí khác (nếu có) theo quy định.
9. Bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm
a) Lập biên bản bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm giữa Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng.
b) Lập biên bản bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm giữa bộ phận nghiệp vụ và kế toán.
10. Giải ngân vốn vay sau khi hoàn thành các thủ tục về vay vốn, tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
a) Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải lập Bảng kê rút vốn vay, Giấy nhận nợ. Rút vốn lần thứ hai trở đi, khách hàng nộp báo cáo tiến độ thực hiện và các chứng từ sử dụng vốn vay của lần rút vốn trước đó kèm theo hồ sơ chứng từ giải ngân vốn vay gửi cho Bộ phận nghiệp vụ kiểm tra, đề xuất giải ngân theo quy định.
b) Bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
c) Trong quá trình giải ngân, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng, Quỹ Đầu tư phát triển trình cấp có thẩm quyền theo Điều 10 Quy chế này xem xét, quyết định tạm dừng giải ngân/thu hồi vốn vay trước hạn,... theo quy định.
11. Kiểm soát vốn vay sau giải ngân
a) Kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tiến hành định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần trong thời gian vay hoặc đột xuất (nếu cần thiết).
b) Việc kiểm tra có thể được thực hiện đồng thời hai hình thức kiểm tra thông qua hồ sơ chứng từ và kiểm tra thực tế tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
c) Kiểm tra tài sản thế chấp: ít nhất một năm một lần về tình hình tài sản thế chấp, dự báo tăng/giảm giá trị tài sản thế chấp, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc bảo quản và sử dụng đối với tài sản thế chấp như nêu tại hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng thế chấp tài sản.
d) Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản thế chấp (nếu có), bổ sung/thay thế tài sản thế chấp (nếu có).
đ) Trường hợp phát hiện tài sản thế chấp có sai lệch so với hợp đồng thế chấp tài sản, tiến hành lập biên bản thực tế và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất hướng giải quyết.
12. Thu hồi nợ gốc hoặc lãi: thực hiện theo Điều 14 Quy chế này.
13. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản sau khi khách hàng thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả nợ vay gồm gốc, lãi và phạt (nếu có) theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký.
14. Các phụ lục, văn bản mẫu được ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 14. Trả nợ gốc và lãi vốn vay
1. Kỳ hạn trả nợ gốc: Khách hàng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng cho vay hoặc thông báo của Quỹ Đầu tư phát triển.
2. Kỳ tính lãi: từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
3. Thời điểm thu lãi tiền vay: Thu lãi hàng tháng theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay.
4. Trường hợp kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trùng vào ngày nghỉ theo quy định thì thời gian trả nợ gốc hoặc lãi được chuyển vào ngày làm việc kế tiếp.
5. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc trong hạn theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp một phần hoặc toàn bộ khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng bằng lãi suất quá hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn;
c) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc trong hạn theo quy định tại điểm a, Khoản 5 Điều này, thì phải trả lãi chậm trả lãi theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Quy chế này;
d) Quỹ Đầu tư phát triển và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau;
đ) Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn được ký kết giữa khách hàng và Quỹ Đầu tư phát triển.
Điều 15. Chuyển nợ quá hạn và cơ cấu nợ
1. Chuyển nợ quá hạn
Giao Quỹ Đầu tư phát triển chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được chấp nhận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị quá hạn.
2. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, Quỹ Đầu tư phát triển trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
3. Thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Giao Quỹ Đầu tư phát triển xem xét, quyết định.
b) Gia hạn nợ vay:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định gia hạn nợ vay đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Giao Quỹ Đầu tư phát triển xem xét, quyết định gia hạn nợ vay đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
4. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
5. Định kỳ hàng năm, Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn trong báo cáo quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 16. Xử lý rủi ro tín dụng
1. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro
a) Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện xem xét trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích;
- Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, người vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích,...) tổ chức kinh tế giải thể hoặc phá sản làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản;
- Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ.
b) Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
c) Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xóa nợ cho khách hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp tận thu theo quy định (bao gồm cả việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ.
d) Một khách hàng có thể được áp dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro.
2. Thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro
Việc xem xét xử lý bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện tại thời điểm thực tế phát sinh rủi ro hoặc theo từng đợt trên cơ sở đề nghị của khách hàng hoặc/và Quỹ Đầu tư phát triển. Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro từng đợt tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
3. Các biện pháp xử lý rủi ro:
a) Cơ cấu thời gian trả nợ (bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ);
b) Khoanh nợ;
c) Xử lý tài sản đảm bảo;
d) Xóa nợ (gốc, lãi).
4. Quy trình xử lý rủi ro:
a) Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro;
b) Quỹ Đầu tư phát triển kiểm tra, xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của hồ sơ;
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về đề nghị xử lý rủi ro;
d) Quyết định xử lý rủi ro của cấp có thẩm quyền theo quy định.
5. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
- Gia hạn nợ vay đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
- Khoanh nợ;
- Xóa nợ (gốc, lãi).
b) Giao Quỹ Đầu tư phát triển xem xét, quyết định:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;
- Gia hạn nợ vay đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở;
- Xử lý tài sản đảm bảo.
6. Hồ sơ xử lý rủi ro:
a) Bản chính Đơn đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng gồm các nội dung chính sau:
- Nguyên nhân gây thiệt hại;
- Mức độ thiệt hại;
- Khả năng trả nợ;
- Kế hoạch trả nợ;
- Số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả;
- Số tiền đề nghị gia hạn nợ; thời gian đề nghị gia hạn nợ.
b) Biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nội dung chính gồm:
- Nguyên nhân đề nghị xử lý rủi ro;
- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản;
- Đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng;
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của tổ chức kinh tế (đối với khách hàng là pháp nhân);
- Phương án khôi phục sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế.
7. Việc xử lý tài sản đảm bảo được thực hiện theo pháp luật về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
8. Quỹ Đầu tư phát triển phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản kết quả thực hiện xử lý rủi ro đối với trường hợp thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b, c, d Khoản 3 Điều này.
Điều 17. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
1. Giao Quỹ Đầu tư phát triển trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đối với nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở để xử lý rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay theo quy định của pháp luật. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được tiến hành vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các khoản nợ không thu hồi được theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Mức trích dự phòng rủi ro:
Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 18. Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở bao gồm doanh thu hoạt động nghiệp vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
1. Doanh thu hoạt động nghiệp vụ: Thu lãi từ hoạt động cho vay.
2. Doanh thu từ hoạt động tài chính:
- Thu lãi tiền gửi;
- Thu từ hoạt động tài chính khác.
3. Thu nhập khác:
- Thu tiền lãi chậm trả từ các hợp đồng tín dụng (nếu có);
- Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập;
- Các khoản thu nhập hợp pháp khác (nếu có).
Điều 19. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thu nhập khác
Các khoản thu phát sinh trong kỳ phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ, Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu phát sinh trong quá trình hoạt động để tính doanh thu hoặc thu nhập khác của Quỹ Phát triển nhà ở, không được để các khoản thu ngoài sổ sách kế toán. Quỹ Đầu tư phát triển phải mở sổ, ghi sổ kế toán để quản lý doanh thu và thu nhập khác; việc quản lý doanh thu và thu nhập khác của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở phải hạch toán tách biệt với Quỹ Đầu tư phát triển.
1. Đối với thu lãi từ hoạt động cho vay
a) Nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở hạch toán số lãi phải thu từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ vào doanh thu đối với các khoản cho vay được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của pháp luật đối với ngân hàng thương mại.
b) Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản cho vay còn lại thì không ghi nhận doanh thu; Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào doanh thu của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở.
2. Đối với thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu phát sinh trong kỳ.
3. Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào doanh thu nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì Quỹ Đầu tư phát triển hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào doanh thu của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở.
4. Đối với doanh thu từ hoạt động khác, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.
Các khoản chi phí phát sinh trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ; Quỹ Đầu tư phát triển phải mở sổ, ghi sổ kế toán và hạch toán vào chi phí tách biệt với chi phí của Quỹ Đầu tư phát triển theo chế độ kế toán hiện hành. Chi phí hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở, bao gồm:
1. Phí ủy thác quản lý nguồn vốn và hoạt động cho Quỹ Đầu tư phát triển.
2. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho vay.
3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
4. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
5. Tất cả các khoản chi được quy định tại điều này phải thực hiện đúng chế độ và nội dung chi, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Điều 21. Quyết toán chênh lệch thu - chi và phân phối chênh lệch thu - chi
1. Chênh lệch thu chi của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí theo quy định.
2. Nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế (nếu có).
3. Hàng năm, Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm lập Báo cáo quyết toán chênh lệch thu - chi và phân phối lợi nhuận của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Các khoản chi phí chi vượt định mức so với quy định tại quy chế này mà không được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận thì Quỹ Đầu tư phát triển phải thu hồi để trả cho Quỹ Phát triển nhà ở. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phê duyệt chi để bồi hoàn phần chi vượt so với định mức.
5. Phân phối chênh lệch thu - chi của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở cụ thể, như sau:
a) Bù đắp chênh lệch thu - chi âm lũy kế đến năm trước (nếu có);
b) Phần chênh lệch thu - chi sau khi đã trừ đi các Khoản quy định tại điểm a Khoản 5 Điều này được bổ sung vào nguồn vốn của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở.
1. Định kỳ, Quỹ Đầu tư phát triển lập các báo cáo:
a) Báo cáo quý:
- Báo cáo tình hình hoạt động nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở;
- Báo cáo tình hình cho vay;
- Báo cáo phân loại và trích lập dự phòng rủi ro.
b) Báo cáo năm:
- Báo cáo tình hình hoạt động nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở;
- Báo cáo tình hình cho vay;
- Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay;
- Báo cáo quyết toán thu - chi và phân phối chênh lệch thu - chi nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở.
2. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo quý được gửi chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý;
b) Báo cáo năm được gửi chậm nhất sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
3. Nơi nhận báo cáo: Các báo cáo quy định tại Khoản 3 Điều này được gửi cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính Lâm Đồng.
4. Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm cung cấp báo cáo đột xuất của Quỹ Phát triển nhà ở theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
6. Kê khai, quyết toán thuế: Quỹ Đầu tư phát triển (Đơn vị nhận ủy thác quản lý nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở) thực hiện kê khai, quyết toán thuế; thu, nộp thuế đối với hoạt động của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở cùng chung với việc kê khai, quyết toán thuế; thu, nộp thuế của Quỹ Đầu tư phát triển.
Điều 23. Công bố thông tin và phương thức công bố thông tin
1. Nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở thực hiện công bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường theo quy định áp dụng đối với Quỹ Đầu tư phát triển. Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện công bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường của nguồn vốn này cùng với việc cung cấp công bố thông tin của Quỹ Đầu tư phát triển.
2. Quỹ Đầu tư phát triển phê duyệt các nội dung công bố thông tin của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở; đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời các thông tin được công bố.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát toàn diện tình hình hoạt động và tài chính của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quy định tại Quy chế này và pháp luật hiện hành; phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm.
2. Sở Tài chính thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng quản lý hoạt động cho vay của nguồn Quỹ Phát triển nhà ở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG VÀ KHÁCH HÀNG
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ Đầu tư phát triển
1. Quỹ Đầu tư phát triển có quyền:
a) Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư khả thi, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của mình hoặc bên thứ Ba trước khi quyết định cho vay.
b) Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh thuộc đối tượng vay vốn, khả năng tài chính của mình trước khi quyết định cho vay.
c) Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc Quỹ Phát triển nhà ở không đủ nguồn vốn để cho vay vốn.
d) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng (được quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm của khách hàng, của bên thứ ba).
đ) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ vay trước hạn khi phát hiện khách hàng, bên thứ ba cung cấp thông tin sai sự thật; vi phạm hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn tín dụng.
e) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng cho vay hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
g) Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ và các bên không có thỏa thuận khác, thì Quỹ Đầu tư phát triển được quyền xử lý tài sản làm bảo đảm tiền vay theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng với khách hàng hoặc bên thứ ba để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
h) Xử lý rủi ro theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.
2. Quỹ Đầu tư phát triển có nghĩa vụ:
a) Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Giải ngân vốn vay theo tiến độ thực hiện dự án.
- Giải ngân vốn vay theo đúng thỏa thuận đã ký kết tại hợp đồng cho vay.
- Thực hiện thu hồi nguồn vốn vay theo quy định của pháp luật.
b) Lưu giữ và bảo quản hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo cấp có thẩm quyền theo Điều 10 Quy chế này ban hành Quyết định về việc đình chỉ, thu hồi vốn vay và khởi kiện khi phát hiện khách hàng vi phạm quy định về sử dụng vốn vay tại Quỹ Đầu tư phát triển.
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình cho vay và thu hồi nợ vay theo quy định hiện hành.
đ) Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được vay vốn.
e) Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay vốn
1. Khách hàng có quyền:
a) Được yêu cầu giải ngân vốn vay khi có đủ hồ sơ theo đúng quy định.
b) Từ chối các yêu cầu của Quỹ Đầu tư phát triển không đúng với quy định của pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
c) Trả nợ gốc và lãi vốn vay trước thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng cho vay mà không phải chịu bất cứ khoản phí và lãi phạt trả trước hạn.
d) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay của Quỹ Đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn, sử dụng vốn vay cho Quỹ Đầu tư phát triển và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng và các cam kết khác.
c) Tạo điều kiện để Quỹ Đầu tư phát triển thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi vay. Cam kết và gửi đủ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, Báo cáo tài chính giữa niên độ và hàng năm khi Quỹ Đầu tư phát triển yêu cầu nhằm thực hiện báo cáo của nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở theo quy định.
d) Thực hiện Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành theo đúng chế độ hiện hành.
đ) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng thỏa thuận về việc trả nợ vay và các nghĩa vụ bảo đảm tiền vay đã cam kết trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
1. Các hợp đồng vay vốn từ nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở của Quỹ Đầu tư phát triển ký kết trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
2. Các hợp đồng vay vốn, phụ lục hợp đồng ký kết từ thời điểm Quy chế này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Quy chế này.
1. Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn Quỹ Đầu tư phát triển trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế này để tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp các văn bản trích dẫn tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện, khi có những vấn đề mới phát sinh dẫn đến một số nội dung trong quy định này không còn phù hợp thì Quỹ Đầu tư phát triển tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung./.
DANH MỤC HỒ SƠ VAY VỐN ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
STT | Hồ sơ | Bản sao | Bản chính/Bản sao y |
I | Hồ sơ pháp lý |
|
|
1 | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy phép hành nghề (nếu có) | □ | x |
2 | Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp/Quy chế hoạt động (nếu có) | x | □ |
3 | Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Chủ đầu tư dự án và Kế toán trưởng. Bản sao CMND/ Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, Chủ đầu tư dự án và Kế toán trưởng | □ | x |
4 | Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị hoặc Nghị quyết đại hội đồng cổ đông (theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động) thống nhất chủ trương vay vốn. | □ | x |
5 | Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty Cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty Hợp danh, Hợp tác xã). | x | □ |
6 | Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền. | □ | x |
II | Hồ sơ kinh tế |
|
|
1 | Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh và Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đã được kiểm toán (đối với chủ đầu tư đã hoạt động sản xuất kinh doanh). | x | □ |
2 | Hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc góp vốn điều lệ đảm bảo tính khả thi (đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập). | x | □ |
3 | Báo cáo tình hình quan hệ tín dụng của chủ đầu tư | x | □ |
Ill | Hồ sơ vay vốn |
|
|
1 | Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu 1a-DA của Quỹ Đầu tư phát triển đính kèm Quy chế này) | □ | x |
2 | Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước | □ | x |
3 | Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có) | □ | x |
4 | Quyết định chủ trương đầu tư/Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền/chủ đầu tư | □ | x |
5 | Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước | □ | x |
6 | Các giấy tờ liên quan đến dự án đầu tư theo quy định | □ | x |
7 | Các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. |
|
|
8 | Hồ sơ khác, tùy từng trường hợp cụ thể mà yêu cầu những hồ sơ sau |
|
|
a) | Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (kèm Báo cáo đánh giá tác động môi trường)/Thông báo chấp nhận cam kết bảo vệ môi trường (kèm bản cam kết bảo vệ môi trường) | x | □ |
b) | Phê duyệt về công tác phòng cháy, chữa cháy của cơ quan thẩm quyền | x | □ |
c) | Hồ sơ bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm máy móc thiết bị (trong trường hợp quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm) | x | □ |
d) | Báo cáo tiến độ thực hiện dự án | x | □ |
e) | Các tài liệu về máy móc thiết bị và dịch vụ thể hiện trong dự án như: hợp đồng nguyên tắc, báo giá... | x | □ |
IV | Các giấy tờ khác có liên quan |
|
|
DANH MỤC HỒ SƠ VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
STT | Hồ sơ | Photo | Sao y | Bản chính |
1 | Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu 1b-CN của Quỹ Đầu tư phát triển đính kèm Quy chế này) | □ | □ | x |
2 | Giấy xác nhận thu nhập của người vay và người đồng trả nợ (nếu có) (theo mẫu 2-CN của Quỹ Đầu tư phát triển đính kèm Quy chế này) | □ | □ | x |
3 | Căn cước công dân của người vay và người đồng trả nợ (trường hợp chưa có căn cước công dân thì bổ sung Giấy CMND và sổ hộ khẩu gia đình của người vay và người đồng trả nợ) | □ | x | □ |
4 | Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp ly hôn cần bổ sung Quyết định ly hôn. | □ | x | □ |
5 | Bảng lương tháng gần nhất của người vay và người đồng trả nợ có xác nhận của cơ quan nơi công tác (nếu có). | □ | x | x |
6 | Quyết định bổ nhiệm, quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của người vay, sổ bảo hiểm xã hội của người vay (căn cứ để xác định người vay có thời gian công tác 3 năm liên tục trở lên) | □ | x | □ |
7 | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: đảm bảo hợp pháp, hợp lệ đủ điều kiện tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay (thế chấp) tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. | □ | x | □ |
8 | Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và Quyết định duyệt mua nhà của UBND tỉnh ban hành đính kèm danh sách (đối với trường hợp vay vốn mua nhà ở xã hội) | □ | x | □ |
9 | Giấy phép xây dựng nhà ở áp dụng với hồ sơ vay xây dựng mới nhà ở (sao y bản chính) | □ | x | □ |
10 | Hồ sơ xin phép xây dựng đã được thẩm tra (nếu có) | □ | x | □ |
11 | Bảng dự toán công trình | □ | x | x |
12 | Các giấy tờ khác có liên quan | □ | □ | □ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY
THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ VAY VỐN/CHỦ ĐẦU TƯ |
Tên đơn vị vay vốn: …………………………………………………………………………………….. - Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………. - Điện thoại liên hệ: ………………………………………….; Số Fax: ………………………………… - Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………………… - Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………. - Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………… - Căn cước công dân số: ……………………………………; cấp ngày ………/……./……………… - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………...do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp ngày: ………/……../………………………………………………………………………….. - Giấy chứng nhận đăng ký thuế số: …………………………do Cục thuế - Tỉnh Lâm Đồng cấp ngày ………../………../…………………………………………………………………………………… |
PHƯƠNG ÁN VAY & KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY |
A. Một số thông tin về dự án: - Chủ đầu tư: ……………………………………………………………………………………………… - Tên dự án: ………………………………………………………………………………………………. - Địa điểm đầu tư: ………………………………………………………………………………………... - Mục tiêu của dự án: …………………………………………………………………………………….. B. Tổng nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn: - Tổng mức đầu tư của dự án: ………………………………………………………………….. đồng; Trong đó: Đầu tư xây dựng CSHT: ………………………………………………………………………. đồng. Đầu tư khác: ……………………………………………………………………………………. đồng. - Nguồn vốn: Vốn tự có: ………………………………………………… đồng (chiếm …….% tổng mức đầu tư). Vốn vay: ………………………………………………….. đồng (chiếm ……...% tổng mức đầu tư). 4. Kế hoạch thực hiện dự án: …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. 5. Phương án vay vốn: - Mục đích vay: ………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. - Số tiền đề nghị vay: ……………………………………………………………………………. đồng. (Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………….. đồng). - Thời gian đề nghị vay: ………………………….. tháng (tương đương …………………… năm). - Lãi suất đề nghị vay: Theo Thông báo của Quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng. - Hình thức bảo đảm nợ vay: ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………..
|
CAM KẾT CỦA ĐƠN VỊ VAY VỐN |
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời cam kết thực hiện đúng nội dung các hợp đồng đã ký với Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. Nếu vi phạm cam kết, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. |
| Lâm Đồng, ngày……..tháng…….năm 20... Đơn vị vay vốn/Chủ đầu tư
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY TIỀN KIÊM PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI VAY |
I. Thông tin về người vay: 1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………… 2. Sinh ngày ……………….. tháng …………………. năm ………….. tại ………………………….. 3. Số CMND: …………………………; cấp ngày …………………… tại Công an …………………. 4. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………….. 5. Nơi công tác: ………………………………………………………………………………………….. 6. Địa chỉ thường trú (hộ khẩu): ……………………………………………………………………….. - Di động: …………………………………….; Cơ quan: ……………………………………………… - Địa chỉ Email (nếu có): ………………………………………………………………………………... 8. Số tài khoản: …………………………….. mở tại Ngân hàng ……………………………………. 9. Tình trạng gia đình: ……………………………………………………. □ Độc thân □ Đã kết hôn - Các con (họ tên và năm sinh): …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. II. Thông tin về người đồng trả nợ (vợ hoặc chồng, con....v...v....): 1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………….. 2. Sinh ngày …………………. tháng ………………năm ……………….. tại …………………….. 3. Số CMND: ………………….; cấp ngày ………………… tại Công an …………………………. 4. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………… 5. Nơi công tác: ………………………………………………………………………………………… 6. Điện thoại liên lạc: Di động: …………………………………..; Cơ quan ……………………….. III. Thông tin liên quan về căn nhà dự định cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới/ mua mới nhà ở xã hội: 1. Nhà ở hiện nay: □ Nhà của cha mẹ; □ Nhà thuê; □ Nhà của bản thân; □ Nhà khác - Địa chỉ nhà đang ở: …………………………………………………………………………………… - Điện thoại: ................................................................................................................................. 2. Nhà ở dự định cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới/ mua mới nhà ở xã hội: - Địa chỉ 1: ……………………………………………………………………………………………….. * Đất: - Diện tích (m2) 2: ……………………………………………………………………………………….. - Hiện trạng sử dụng 3: ………………………………………………………………………………… - Tình trạng pháp lý 4: ………………………………………………………………………………….. * Nhà ở: - Diện tích (m2) 2: ……………………………………………………………………………………….. - Hiện trạng sử dụng 3: ………………………………………………………………………………… - Tình trạng pháp lý 4: ………………………………………………………………………………….. |
PHƯƠNG ÁN VAY & KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY |
I. Thu nhập của người vay và người đồng trả nợ (VNĐ/tháng): 1. Thu nhập của người vay: - Thu nhập từ lương 5: …………………………………………………………………………………. - Thu nhập khác 6: ……………………………………………………………………………………… 2. Thu nhập của người đồng trả nợ - Thu nhập từ lương 7: …………………………………………………………………………………. - Thu nhập khác 8: ……………………………………………………………………………………… 3. Tổng thu nhập của người vay và người đồng trả nợ: ……………………………………………………………………………………………………………. II. Các khoản chi của người vay và các thành viên (VNĐ/tháng) 9: 1. Chi phí sinh hoạt thường xuyên của người vay và các thành viên: - Bình quân: …………………………………………………………………………………………….. - Tương đương: ………………………………………………………………………………………… 2. Các khoản nợ khác phải trả: ………………………………………………………………………. 3. Chi phí phát sinh dự phòng (đau ốm, học tập): ………………………………………………….. 4. Chi phí khác: …………………………………………………………………………………………. * Diễn giải khoản chi phí khác ………………………………………………………………………… 5. Tổng chi phí của cá nhân người vay và các thành viên: (……………………………………….) * Dự kiến số dư sẽ tiết kiệm để trả nợ gốc, lãi vay (VNĐ/ tháng): …………………………………………………………………………………………………………….. III. Tổng số tiền dự kiến vay để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới/ mua mới nhà ở xã hội (VNĐ): 1. Chi phí dự toán của căn nhà/căn hộ dự định cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới 10: …………………………..đồng (Bằng chữ: …………………………………………………………). 2. Số tiền người vay tự có để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới căn nhà là 11: ………………………….đồng (Bằng chữ: ………………………………………………………….). 3. Số tiền đề nghị vay là 12: …………………………đồng (Bằng chữ: ………………………….). IV. Thời hạn đề nghị vay 13: ……………… năm (………….... tháng). V. Lịch trả nợ vay, lãi vay hàng tháng: 1. Lịch trả nợ gốc: Cố định hàng tháng (Căn cứ theo Hợp đồng tín dụng của khách hàng). 2. Lịch trả lãi vay: Theo thông báo của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. |
CAM KẾT CỦA NGƯỜI VAY |
1. Tôi cam kết tôi và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở tại các tổ chức tín dụng khác; 2. Chúng tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật, đồng thời cam kết thực hiện đúng nội dung các hợp đồng sẽ ký với Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng. Nếu cung cấp thông tin không trung thực và vi phạm các cam kết đã ký, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./. |
ĐỒNG KÝ TÊN
| |
NGƯỜI VAY | NGƯỜI ĐỒNG TRẢ NỢ
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NƠI CÔNG TÁC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
GIẤY XÁC NHẬN THU NHẬP VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở
Họ và tên (chữ in hoa): ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: DĐ: ……………………………………. Cơ quan: …………………………….
Nơi công tác: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cơ quan: ……………………………………………………………………………………..
Bộ phận: ………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………….................................
Đối tượng 1:
□ Công chức.
□ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
□ Viên chức.
Ngày vào làm việc 2: …………………………………………………………………………………..
I. Xác nhận thu nhập:
1. Thu nhập từ lương:
- Mức lương chính 3: …………………………………………………………………… VNĐ/ tháng
- Tổng các khoản phụ cấp 4: ………………………………………………………….. VNĐ/ tháng
- Lương thực nhận sau khi trừ BHXH, BHYT, KPCĐ 5: ……………………………. VNĐ/tháng
2. Thu nhập khác 6: …………………………………………………………………….. VNĐ/ tháng
Diễn giải thu nhập khác 7: …………………………………………………………………………….
3. Tổng thu nhập/tháng (1 2) 8: ……………………………………………………….. VNĐ/ tháng
4. Hình thức nhận lương: □ Qua thẻ ATM □ Nhận trực tiếp
5. Thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên: Có □ Không □
* Các khoản vay khác phải trả hàng tháng từ thu nhập do cơ quan xác nhận 9: …………………...VNĐ/tháng.
II. Thực trạng nhà ở:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……….
Lý do: Bổ túc hồ sơ vay tiền tại Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng để cải thiện nhà ở (cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới nhà ở/mua nhà ở xã hội)./.
Xác nhận của cơ quan/đơn vị | ……….., ngày ..... tháng ... năm 20... |
- 1Quyết định 128/2005/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Nghị quyết 274/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- 4Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển đất do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030
- 6Quyết định 3755/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 128/2005/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Luật Nhà ở 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 6Bộ luật dân sự 2015
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 9Nghị quyết 274/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
- 10Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển đất do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030
- 12Quyết định 3755/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025
Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 78/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra