- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đất đai 2013
- 4Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2013 về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Đầu tư công 2014
- 6Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2014 về tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp của Thủ tướng Chính phủ
- 7Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 8Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 9Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- 12Công văn 10638/BKHĐT-TH năm 2015 về thời gian phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 -2020 và phân bổ vốn năm 2016 cho dự án khởi công mới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Nghị quyết 160/2015/NQ-HĐND Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Yên
- 1Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 2Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 159/2015/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 do Tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 253/QĐ-TTg về Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 769/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 06 tháng 4 năm 2016 |
V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CỦA UBND TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 159/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 619/STC-NS ngày 24/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành và đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ:
1. Mục tiêu
Triển khai thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 ban hành kèm theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sau đây viết tắt là THTK, CLP) năm 2016 trên địa bàn tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh công tác THTK, CLP trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn lực và góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
2. Yêu cầu
- Đẩy mạnh việc THTK, CLP để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016;
- THTK, CLP là trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực để tạo chuyển biến tích cực trong chống lãng phí và thực hành tiết kiệm;
- THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
- THTK, CLP phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị;
- THTK, CLP phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
Năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2016 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tạo cơ sở để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, việc THTK, CLP trong năm 2016 cần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương về THTK, CLP năm 2016;
- Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 159/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016. Tiếp tục thực hiện các Đề án, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định ở các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng các nguồn lực, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2016, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh từ 7,4% trở lên;
- Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong phạm vi ngân sách đã được giao. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay của tỉnh theo đúng quy định;
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương đúng quy định. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí;
- Chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc quản lý, theo dõi và tham mưu phân bổ ngân sách dành cho mua sắm. Chỉ bố trí ngân sách để mua sắm khi thật sự cần thiết và phải phù hợp với các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được cấp có thẩm quyền cho phép mua sắm tài sản phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thủ tục và quy định của nhà nước trong lĩnh vực mua sắm tài sản công.
- Tích cực huy động các nguồn lực với mức lãi suất đảm bảo hiệu quả, chú trọng các nguồn vốn lãi suất thấp, ưu đãi để tạo vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, trọng tâm là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Nam Phú Yên và các dự án phục vụ khởi công Nhà máy Lọc hoá dầu Vũng Rô.
- Chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, nâng cao chất lượng lao động, tăng hiệu suất, hiệu quả lao động để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Phấn đấu tinh giản biên chế hành chính ở mức tối đa trên cơ sở nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước;
- Chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản đã được phê duyệt góp phần nâng tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,3%;
- Triển khai quyết liệt các quy định về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần, quy định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp, giảm mạnh chi ngân sách nhà nước cho khu vực này. Rà soát, phân loại các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần, xây dựng lộ trình và tiến hành lập đề án thực hiện. Đẩy mạnh việc chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ do địa phương ban hành để làm cơ sở cho THTK, CLP.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH VỰC
1. Quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước:
- Trong năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Dự toán năm 2016 bố trí cho các Sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh và các địa phương triệt để tiết kiệm, trong đó:
+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương, trong đó, phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, sử dụng xăng xe, điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí; tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào;
+ Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và cải cách tiền lương trong năm 2016;
+ Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi;
+ Rà soát các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định để ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các chương trình, dự án cần thiết, hiệu quả, cắt giảm các chương trình, dự án có nội dung trùng lặp, kém hiệu quả.
- Tăng cường THTK, CLP thông qua việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn theo thẩm quyền. Từng bước thực hiện đổi mới phương thức quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm của từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý. Triển khai tích cực, hiệu quả Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả việc rà soát, hướng dẫn các quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cụ thể). Đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, từ đó chuyển từ hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách khi tham gia các dịch vụ công.
2. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:
- Trong năm 2016, các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện có hiệu quả. Trình HĐND tỉnh thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và năm 2016; triển khai có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và Kế hoạch đầu tư công năm 2016. THTK, CLP thông qua việc tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu thông qua tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư;
- Tiếp tục triển khai đồng bộ chủ trương, định hướng tái cơ cấu đầu tư công, trọng tâm là đầu tư công theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư; tiến hành rà soát cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thu hồi đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng quá thời hạn quy định không triển khai thực hiện theo cam kết hoặc theo giấy phép; cắt giảm, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; không để phát sinh thêm và xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản;
- THTK, CLP thông qua đổi mới cơ bản cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, hướng dẫn số 10638/BKHĐT-TH ngày 30/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nghị quyết số 160/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND tỉnh Phú Yên về Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Yên. Phấn đấu đảm bảo 100% việc phân bổ vốn đầu tư công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công do cấp có thẩm quyền quyết định. Trong đó, tập trung bố trí vốn đầu tư công hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án quan trọng có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn trả các khoản vốn ngân sách nhà nước ứng trước kế hoạch; các khoản vốn vay ngân sách địa phương đúng nguồn và đúng mục tiêu;
- Chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng để phấn đấu tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng mức đầu tư;
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước;
- Chỉ tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình quan trọng, công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
3. Quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công:
- Triển khai thực hiện việc mua sắm tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện mua sắm tập trung đối với thuốc trong danh mục thuốc mua sắm tập trung;
- Đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm thực hành tiết kiệm; thực hiện nâng cao hiệu suất sử dụng nhà công vụ; thu hồi nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định;
- Thực hiện nghiêm việc xử lý, thu hồi các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định của pháp luật; sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và đất lấn chiếm trái quy định;
- Hạn chế mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền; tổ chức rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 08/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện xử lý kịp thời số xe ô tô dôi dư (nếu có) theo đúng quy định; từng bước thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh theo quy định của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương;
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất sử dụng cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định và trụ sở cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới;
- Thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên:
- Đẩy mạnh việc điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Việc khai thác mới tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch;
- Việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phải ưu tiên gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác và dự trữ khoáng sản, phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh; hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô. Khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước;
- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng để đạt tỷ lệ che phủ rừng 39,3%;
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các dự án sử dụng công nghệ tái chế nước thải và chất thải;
- Xử lý có kết quả các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản;
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng đất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sử dụng đất.
5. Về thành lập các quỹ tài chính có nguồn từ ngân sách nhà nước:
Thực hiện nghiêm việc quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo đúng Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Từng bước đổi mới cơ chế tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo các quy định của pháp luật.
6. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước:
- Tập trung hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đề án đã được duyệt;
- Thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; đăng ký và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý (từ 5% trở lên), trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng;
- Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
7. Quản lý, sử dụng điện năng:
Chống lãng phí, thực hiện giảm tổn thất điện cả năm xuống 7,7%, tiết kiệm điện tương đương 1,5% điện thương phẩm sử dụng trên địa bàn.
8. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về tinh giản biên chế; các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP đã được UBND Tỉnh phê duyệt;
- Giữ ổn định biên chế của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến hết năm 2016;
- Thực hiện quản lý chặt chẽ thời giờ lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, công sở;
- Tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của các nước ASEAN-4; thời gian nộp thuế không quá 119 giờ/năm và thời gian nộp bảo hiểm bắt buộc không quá 49 giờ/năm; rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng xuống tối đa không quá 77 ngày; rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn không quá 14 ngày; giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn dưới 10 ngày và thời gian nhập khẩu xuống còn dưới 12 ngày;
- Thực hiện rà soát và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục tuyển dụng công chức, viên chức (thủ tục thi tuyển công chức, thủ tục xét tuyển dụng công chức, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức), thủ tục thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương để đảm bảo giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tiết kiệm kinh phí.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM
1. Thống nhất công tác chỉ đạo việc THTK, CLP từ UBND tỉnh đến các Sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh và UBND các cấp địa phương:
Căn cứ Chương trình của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm của năm 2016, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm. Quy định kết quả THTK, CLP là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP:
Tiếp tục thông tin, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP. Qua đó nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong THTK, CLP.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện THTK, CLP trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực đối với các ngành, cơ quan, tổ chức nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội;
- Tập trung rà soát các kế hoạch, dự án đầu tư ngay từ khâu định hướng, chủ trương đầu tư, tránh việc định hướng đầu tư và chủ trương đầu tư sai, dẫn đến các dự án đầu tư không đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước thấp;
- Đổi mới việc phân bổ vốn, tập trung vốn cho các công trình sắp hoàn thành;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán các dự án đầu tư ở huyện, xã nhằm nâng cao tiến độ và chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà thầu và hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước;
- Thực hiện công khai thông tin các đơn vị, địa phương, Sở, ngành có dự án chưa hoàn thành công tác kiểm toán, quyết toán.
4. Tăng cường thực hiện công khai, giám sát THTK, CLP:
- Các Sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát THTK, CLP;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật, tập trung thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo quy định. Khuyến khích thực hiện hình thức công khai trên trang thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm ngân sách (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật);
- Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí;
- Đẩy mạnh việc thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường vai trò của người dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
5. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến THTK, CLP. Các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể (giao thành chỉ tiêu) liên quan đến THTK, CLP trong đó:
- Xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực, công trình trọng điểm, cụ thể cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên: Tăng cường công tác theo dõi, quản lý; trong năm 2016 tổ chức ít nhất một cuộc kiểm tra về các nội dung liên quan;
+ Các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước: tăng cường kiểm tra tính tuân thủ các quy định và thủ tục đối với các Chủ đầu tư và cơ quan liên quan; trong năm 2016, tuỳ theo điều kiện, sẽ tổ chức kiểm tra một số công trình, dự án cụ thể;
+ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, công trình phúc lợi và dịch vụ công cộng: thường xuyên theo dõi, cập nhật trong công tác quản lý, đảm bảo việc sử dụng trụ sở làm việc, công trình phúc lợi và dịch vụ công cộng đúng mục đích, phát huy hiệu quả;
+ Tăng cường quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
+ Quản lý chặt chẽ việc mua sắm, trang bị; quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc, trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả;
+ Quản lý kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục.
- Thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc;
- Đối với những vi phạm được phát hiện trong công tác kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong THTK, CLP:
- Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính của các cấp, các ngành gắn với THTK, CLP trong các lĩnh vực; thực hiện có hiệu quả hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước thông qua việc hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên Internet, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong thực hiện các dịch vụ công để vừa rút ngắn thời gian thực hiện, giảm nhân lực quản lý, giảm chi phí xã hội, vừa phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
- Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả pháp luật về phòng, chống tham nhũng, THTK, CLP; đề ra các biện pháp cụ thể để tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ;
- Tăng cường phối hợp triển khai việc THTK, CLP giữa các Sở, ngành, đơn vị, địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện có hiệu quả công tác THTK, CLP; phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về THTK, CLP.
1. Căn cứ Chương trình về THTK, CLP này, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng Chương trình THTK, CLP của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương mình; chỉ đạo việc xây dựng Chương trình THTK, CLP của các cấp, các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Trong Chương trình THTK, CLP của mỗi cấp, mỗi ngành cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiêu chí đánh giá tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện ngay trong năm 2016 để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra.
2. Các Sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ khi có thông tin phát hiện lãng phí để xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2016; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về THTK, CLP và việc thực hiện Chương trình THTK, CLP trong phạm vi quản lý;
- Đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ do địa phương ban hành để làm cơ sở cho THTK, CLP; thực hiện công khai trong THTK, CLP, đặc biệt là công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí;
- Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình của UBND Tỉnh về THTK, CLP và Chương trình THTK, CLP cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong Báo cáo THTK, CLP hàng năm và gửi Sở Tài chính để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm, đồng thời tổng hợp chung toàn tỉnh báo cáo Bộ Tài chính.
3. Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập có trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP của đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với Chương trình THTK, CLP của UBND Tỉnh, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp, biện pháp cần thực hiện ngay trong năm 2016 để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc triển khai, thực hiện Chương trình của UBND tỉnh về THTK, CLP và kiểm tra, thanh tra việc xây dựng, thực hiện Chương trình THTK, CLP của một số Sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh và các địa phương./.
- 1Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 2Chương trình 60/CTr-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội năm 2016
- 3Quyết định 831/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Bình Thuận năm 2016
- 4Quyết định 328/QĐ-UBND ban hành Chương trình của tỉnh Đồng Tháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016
- 5Quyết định 670/QĐ-UBND ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 1067/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tỉnh Hải Dương năm 2016
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 5Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2013 về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Đầu tư công 2014
- 7Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2014 về tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp của Thủ tướng Chính phủ
- 8Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 9Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 10Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn điều lệ Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- 15Công văn 10638/BKHĐT-TH năm 2015 về thời gian phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 -2020 và phân bổ vốn năm 2016 cho dự án khởi công mới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Nghị quyết 160/2015/NQ-HĐND Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Phú Yên
- 17Nghị quyết 159/2015/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 do Tỉnh Phú Yên ban hành
- 18Quyết định 253/QĐ-TTg về Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 20Chương trình 60/CTr-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội năm 2016
- 21Quyết định 831/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Bình Thuận năm 2016
- 22Quyết định 328/QĐ-UBND ban hành Chương trình của tỉnh Đồng Tháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016
- 23Quyết định 670/QĐ-UBND ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 24Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 25Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Thanh Hóa
- 26Quyết định 1067/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tỉnh Hải Dương năm 2016
Quyết định 769/QĐ-UBND Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 769/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Nguyễn Chí Hiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết