Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 768/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 03 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 160/NQ-CP NGÀY 22/12/2021 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW NGÀY 23/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 tháng 2019;

Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 31/TTr-SLĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh;
- Chi nhánh NHCSXH tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- CVP, PVPVX;
- Lưu: VT, K20.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 160/NQ-CP NGÀY 22/12/2021 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW NGÀY 23/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 11 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững, xác định giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước và phát triển kinh tế, gắn với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.

b) Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác giảm nghèo bền vững.

b) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 160/NQ-CP và Chỉ thị số 05-CT/TW. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

c) Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm của cấp ủy, chính quyền để triển khai thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP và Chỉ thị số 05-CT/TW.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 160/NQ-CP; Chỉ thị số 05-CT/TW và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo.

- Vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Tiếp tục tổ chức Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo”.

- Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo

- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

- Chính quyền các cấp xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bình Định.

3. Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo

- Thực hiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận chất lượng phục vụ các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân về y tế, giáo dục, nhà ở, dinh dưỡng, nước sinh hoạt, vệ sinh và thông tin truyền thông.

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động, chính sách trợ giúp pháp lý. Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; hỗ trợ các mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư và các văn bản triển khai thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng.

- Giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã ven biển, xã đảo.

- Hướng dẫn, vận động các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

4. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

- Tích cực vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để hỗ trợ, đóng góp nguồn lực, tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

- Sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tích hợp với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương giai đoạn 2021 - 2030.

- Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn; tăng nguồn vốn chính sách xã hội.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa.

(Nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành của tỉnh

- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết, Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.

- Bố trí đủ nguồn lực và chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã thành phố đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo, giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan xuất bản, xây dựng các bản tin, phóng sự chuyên đề để đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành của tỉnh liên quan tổ chức tuyên truyền việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện Kế hoạch này.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội đoàn thể tỉnh

- Đẩy mạnh công tác vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và chủ động giám sát công tác này.

- Vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

- Tiếp tục tổ chức các cuộc vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động “Vì người nghèo”, cùng với Nhà nước thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Vận động đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động và cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn.

- Bố trí đầy đủ nguồn lực của địa phương theo quy định; lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các chương trình, đề án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

- Kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về giảm nghèo.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 160/NQ-CP NGÀY 22/12/2021 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW NGÀY 23/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 11 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

I

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo

 

 

 

 

1

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Chính phủ

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tài liệu tuyên truyền; hội nghị triển khai

Hằng năm

2

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Kế hoạch tuyên truyền của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm

3

Truyền thông, vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sản phẩm, tài liệu, sự kiện truyền thông

Hằng năm

4

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã thành phố đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo, giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Văn bản chỉ đạo; các chương trình truyền thông, phóng sự, sản phẩm truyền thông

Hằng năm

II

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo

 

 

 

 

1

Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ban hành kế hoạch, chương trình hành động, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động; các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2021 -2030

2

Xây dựng, xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Chương trình hành động, Kế hoạch, dự án, đề án

Giai đoạn 2021 -2025 và giai đoạn 2021 -2030

III

Hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo

 

 

 

 

1

Đề xuất chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đề xuất chính sách

Giai đoạn 2021 -2030

2

Chính sách trợ giúp pháp lý đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

Sở Tư pháp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chính sách được ban hành và tổ chức thực hiện

Giai đoạn 2021 -2030

3

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành có liên quan

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả

Giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026-2030

4

Triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững gắn với các mô hình kinh doanh bao trùm, tăng cường sự tham gia của người nghèo, đồng bào miền núi, người yếu thế, thu nhập thấp; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi

Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan

Chương trình, đề án tỉnh

Giai đoạn 2021 -2030

5

Hỗ trợ các mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh

Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Mô hình, dự án giảm nghèo

Giai đoạn 2021 -2030

6

Hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chương trình, dự án, đề án

Giai đoạn 2021 -2030

7

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quy hoạch, kế hoạch, dự án di dời dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Giai đoạn 2021-2030

8

Giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp; tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Lao động -Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Dân tộc tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chương trình, dự án

Giai đoạn 2021 -2030

9

Hướng dẫn, vận động các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan

Mô hình, dự án giảm nghèo

Giai đoạn 2021 -2030

IV

Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

 

 

 

 

 

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, nghèo, UBND các huyện có xã đặc biệt khó khăn

Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Giai đoạn 2021-2030

V

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

 

 

 

 

1

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hoàn thiện quy định QLNN về giảm nghèo; kiện toàn cơ quan điều phối về giảm nghèo

Giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026-2030

2

Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ

Sở Nội vụ

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chính sách về tiền lương, phụ cấp thu hút người về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được hoàn thiện

Giai đoạn 2021-2030

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Cơ sở dữ liệu về giảm nghèo

Giai đoạn 2021 -2030

4

Cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá

Giai đoạn 2021-2030

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 768/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 160/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 768/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Lâm Hải Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản