Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 766/2003/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2003-2005;
Căn cứ Quyết định số 564/2003/QĐ-LĐTBXH ngày 07/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Nhà xuất bản Lao động - Xã hội vào Công ty in Lao động - Xã hội thành Nhà xuất bản Lao động - Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Giám đốc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Nơi nhận | KT.BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo quyết định số /2003/QĐ-LĐTBXH ngày tháng năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 2: Nhà xuất bản được kinh doanh theo quy định của pháp luật các mặt hàng sau:
1- Xuất bản sách, tạp chí và các xuất bản phẩm khác theo quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí;
2- In sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm khác;
3- Phát hành sách và các xuất bản phẩm khác;
4- Kinh doanh vật tư, thiết bị về xuất bản, in, phát hành và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
1- Tư cách pháp nhân theo pháp luật của Việt Nam;
2- Tên giao dịch quốc tế: Labour and Social Affairs Publishing House;
3- Trụ sở chính tại Ngõ Hoà Bình 4 - Phường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội;
4- Điện thoại: 8241706 - 9346023; Fax: 04.9348283
5- Điều lệ tổ chức, hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành và một số đơn vị trực thuộc;
6- Vốn và tài sản; tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; trả nợ và thu nợ trong phạm vi vốn được Nhà nước giao;
7- Con dấu và Tài khoản tại Ngân hàng trong nước;
8- Bảng cân đối tài sản, các quỹ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị khác trong Nhà xuất bản Lao động Xã hội hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ XUẤT BẢN
1- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ được giao nếu có nhu cầu sử dụng các nguồn vốn, quỹ mà nội dung sử dụng khác với quy định của quỹ đó thì phải theo nguyên tắc vay trả, đúng quy định hiện hành.
2- Huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Nhà xuất bản tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh;
3- Cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Riêng đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị thuộc dây chuyền công nghệ đồng bộ phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận;
4- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Nghiêm cấm việc đầu tư vốn, tài sản vào các doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước mà người quản lý, điều hành, người sở hữu chính là vợ, chồng, bố, mẹ, con của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng Nhà xuất bản;
5- Thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ; tỷ lệ trích và chế độ quản lý sử dụng các quỹ này theo quy định của Bộ Tài chính;
6- Hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá và các ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo chính sách giá của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí;
7- Hưởng các chế độ ưu đãi khi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước;
8- Nhượng bán, thanh lý tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật, hư hỏng không có khả năng phục hồi để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Riêng những tài sản là đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ in phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận. Khi nhượng bán, thanh lý tài sản phải định giá và tổ chức đấu giá theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 7: Nhà xuất bản có quyền quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh như sau:
1- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường và quy định của pháp luật;
2- Ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác;
3- Xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, trang thiết bị để phát triển, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký kinh doanh theo khả năng và nhu cầu thị trường; bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;
4- Đề nghị thành lập các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước theo quy định của Pháp luật;
5- Lựa chọn thị trường, được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước;
6- Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá;
7- Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm theo quy định của Nhà nước;
8- Tuyển chọn, thuê mướn, ký hợp đồng lao động, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của Pháp luật; thực hiện quyền tự chủ trả lương, trả thưởng cho người lao động trên cơ sở tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đơn giá tiền lương đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
9- Được mời, làm việc với doanh nghiệp nước ngoài; Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng Nhà xuất bản Lao động Xã hội ra nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép; các thành viên khác của Nhà xuất bản Lao động Xã hội ra nước ngoài do giám đốc quyết định.
II - NGHĨA VỤ CỦA NHÀ XUẤT BẢN
1- Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao kể cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác (nếu có) để sản xuất kinh doanh;
2- Trả nợ các khoản tín dụng trực tiếp vay, thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của Nhà xuất bản tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận từ Nhà xuất bản và Công ty in Lao động xã hội;
3- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, vốn, tài sản, đất đai, các quỹ, hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độ khác; chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của các hoạt động tài chính;
4- Công khai báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật;
5- Nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước khác theo quy định của pháp luật;
Điều 10: Nhà xuất bản có nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
1- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do Nhà xuất bản thực hiện;
2- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm và hàng năm phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt;
3- Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác;
4- Đầu tư cơ sở vật chất; đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị và phương thức quản lý; thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản, tích luỹ để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh;
5- Thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, quy chế dân chủ trong quản lý, xây dựng, phát triển của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật;
6- Thực hiện các quy định của Nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia;
7- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, bất thường theo quy định của Nhà nước, của đại diện chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo;
8- Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 11: Nhà xuất bản thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2- Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Nhà xuất bản theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật; Tổng biên tập Nhà xuất bản giúp giám đốc điều hành hoạt động xuất bản và chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công;
3- Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê của Nhà xuất bản, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
4- Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, văn phòng đại diện, các chi nhánh trong nước…; việc thành lập, sáp nhập, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng và mối quan hệ các đơn vị này do giám đốc Nhà xuất bản quyết định và báo cáo đại diện chủ sở hữu.
Điều 13: Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1- Ký nhận vốn, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao; có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn;
2- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị; liên doanh, liên kết, đề án quản lý Nhà xuất bản trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt
3- Quyết định phương án nhượng bán, thanh lý tài sản không phải là đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị thuộc dây chuyền công nghệ đồng bộ;
4- Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Nhà xuất bản;
5- Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương của Nhà xuất bản phù hợp với quy định của Nhà nước;
6- Ban hành qui chế tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, nội qui lao động, kỉ luật phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để áp dụng trong Nhà xuất bản;
7- Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, kế toán trưởng của Nhà xuất bản;
8- Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Nhà xuất bản;
9- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ phù hợp với những quy định của Nhà nước;
10- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các chức vụ tương đương thuộc Nhà xuất bản;
11- Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có thẩm quyền khác về kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật;
12- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức đoàn thể đối với việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc theo quy định của pháp luật.
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NHÀ XUẤT BẢN
1- Tham gia thảo luận xây dựng, bổ sung, sửa đổi thoả ước lao đông tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Giám đốc nhà xuất bản;
2- Thảo luận và thông qua các quy chế sử dụng các quỹ liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động;
3- Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả quản lý; yêu cầu Giám đốc thực hiện bảo hộ lao động, điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh, môi trường, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động.
1- Vốn điều lệ của Nhà xuất bản đảm bảo không nhỏ hơn mức vốn pháp định, gồm:
- Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm sáp nhập hai đơn vị: Nhà xuất bản trước đây và Công ty in Lao động xã hội;
- Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung;
- Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung vốn theo quy định hiện hành;
- Các nguồn vốn khác.
2- Khi có sự tăng, giảm vốn điều lệ, Nhà xuất bản phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và phải công bố vốn điều lệ đã được điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 18: Nhà xuất bản được thành lập các quỹ sau:
1- Quỹ đầu tư phát triển;
2- Quỹ dự trữ tài chính;
3- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;
4- Quỹ khen thưởng;
5- Quỹ phúc lợi.
Mức trích lập và sử dụng các quỹ nói trên theo quy định hiện hành.
Điều 19: Tự chủ về tài chính của Nhà xuất bản.
1- Nhà xuất bản hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, tự chịu trách nhiệm về các khoản lãi, lỗ trong kinh doanh, có trách nhiệm bảo toàn, phát triển nguồn vốn kinh doanh kể cả vốn liên doanh, liên kết.
2- Trách nhiệm vật chất của Nhà xuất bản trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức vốn điều lệ Nhà xuất bản tại thời điểm công bố gần nhất.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN KHÁC
1- Việc thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể Nhà xuất bản và các đơn vị sản xuất kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của Nhà xuất bản;
2- Phê chuẩn điều lệ, các nội dung bổ sung, sửa đổi điều lệ;
3- Phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, chiến lược sản phẩm dịch vụ, liên doanh, liên kết, huy động vốn và đào tạo cán bộ, công nhân;
4- Phê duyệt phương án chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý các tài sản là đất đai, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện trong dây chuyền công nghệ đồng bộ;
5- Bổ sung vốn điều lệ cho Nhà xuất bản theo quy định;
6- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng; ngoài 3 chức danh trên còn bổ nhiệm Tổng biên tập Nhà xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;
7- Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho Nhà xuất bản;
8- Thẩm định đơn giá tiền lương hàng năm;
9- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Bộ.
- 1Quyết định 370/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 29/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5Quyết định 710/QĐ-LĐTBXH năm 2015 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 766/2003/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 766/2003/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/2003
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Duy Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra