Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 761/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 12 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2013 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

n cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

n cứ Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định theo dõi, đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính đối với các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

The Công văn số 4382/UBND-NC ngày 07/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 98/TTr-SNV ngày 12/02/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án điều tra xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Điều tra phục vụ việc xác định được Chỉ số cải cách hàng năm 2013 của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố dựa trên các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố đã được phê duyệt tại Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Việc điều tra phải đảm bảo đúng đối tượng, phương pháp điều tra, khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế; nghiêm cấm mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch kết quả khảo sát.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MẪU ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1. Đối tượng

a) Đánh giá đối với Sở, Ban, ngành.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Tổ chức, công dân.

- Đại diện doanh nghiệp.

b) Đánh giá cấp huyện

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Tổ chức, công dân.

- Đại diện doanh nghiệp.

2. Phạm vi và phiếu Điều tra

Tổng số 2.280 phiếu, cụ thể:

a) Đánh giá đối với Sở, Ban, ngành

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: 22 phiếu.

- Thực hiện tại 22 Sở, Ban, ngành: 220 phiếu (10 người/đơn vị x 22 Sở, Ban, ngành).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá 22 Sở, Ban, ngành: 396 phiếu (mỗi huyện 01 phiếu x 22 Sở, Ban, ngành x 18 huyện, thành phố).

- Người dân, doanh nghiệp: 660 phiếu (30 phiếu/đơn vị x 22 Sở, Ban, ngành).

Tổng cộng: 1298 phiếu.

b) Đánh giá cấp huyện

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: 18 phiếu.

- Thực hiện tại 18 huyện, thành phố: 180 phiếu (10 người/huyện x 18 huyện, thành phố).

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đánh giá 18 huyện, thành phố: 244 phiếu (mỗi xã 01 phiếu x 244 xã, phường, thị trấn).

- Người dân, doanh nghiệp: 540 phiếu (30 phiếu /huyện x 18 huyện, thành phố).

Tổng cộng: 982 phiếu.

3. Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin

a) Loại điều tra: Điều tra xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2013 của các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cuộc điều tra xã hội học chọn mẫu với 2280 mẫu (danh sách đối tượng điều tra, đơn vị điều tra theo mẫu).

b) Phương pháp thu thập thông tin: Tổ chức điều tra được thực hiện dưới hình thức phát phiếu hỏi để các đối tượng điều tra trả lời, điền thông tin vào phiếu điều tra.

III. NỘI DUNG TRA

1. Đánh giá đối với Sở, Ban, ngành.

a) Về quyết tâm của Thủ trưởng đơn vị đối với công tác cải cách hành chính; chất lượng các văn bản chỉ đạo, hành CCHC của Sở, Ban, ngành; công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của đơn vị

b) Về văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và văn bản chỉ đạo, điều hành do Sở, Ban, ngành tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành; minh bạch trong tiếp cận văn bản QPPL, văn bản chỉ đạo, điều hành, quy hoạch, kế hoạch do Sở tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành;

c) Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

d) Chất lượng phục vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; đ) Kết quả thực hiện quy chế làm việc của Sở, Ban, ngành.

e) Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở, Ban, ngành; mối quan hệ phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trong giải quyết công việc;

g) Về giải quyết các kiến nghị, đề xuất của huyện, thành phố về những vấn đề quản lý chuyên ngành;

h) Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở, Ban, ngành.

i) Việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, các giải pháp nâng cao thu nhập, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở, Ban, ngành.

k) Mức độ sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc của công chức, viên chức.

2. Đánh giá cấp huyện

a) Về quyết tâm của Thủ trưởng đơn vị đối với công tác cải cách hành chính; chất lượng các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của huyện; công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của huyện.

b) Về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành do huyện tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành; minh bạch trong tiếp cận văn bản văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, quy hoạch, kế hoạch do huyện ban hành.

c) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

d) Chất lượng phục vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

đ) Kết quả thực hiện quy chế làm việc của huyện.

g) Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng chuyên môn thuộc UBND huyện; mối quan hệ phối hợp giữa các phòng, ban đơn vị trực thuộc trong giải quyết công việc.

h) Về giải quyết các kiến nghị, đề xuất của xã, phường, thị trấn trực thuộc;

i) Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức thuộc huyện; tinh thần trách nhiệm đối với công việc của công chức; thái độ phục vụ của công chức thuộc huyện; tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của công chức thuộc huyện.

k) Mức độ sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc của cán bộ, công chức, viên chức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Dự trù kinh phí tổ chức điều tra, gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các công việc điều tra đảm bảo cuộc điều tra được thực hiện đúng phương án quy định;

- Tổng hợp, xử lý số liệu điều tra.

2. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai việc điều tra tại đơn vị theo đúng Phương án được phê duyệt.

3. Sở Tài chính: Xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí điều tra theo đề nghị của Sở Nội vụ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh