Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 760/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg, ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-UBND, ngày 11/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 79/TTr-SVHTTDL, ngày 13/5/2014 của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

- Phát triển thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh trong cộng đồng dân cư. Kết hợp chặt chẽ thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, thể thao dân tộc và hiện đại;

- Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ, đẩy mạnh các nguồn huy động xã hội để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao.

2. Mục tiêu:

- Tiếp tục cụ thể hoá quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao ngang tầm với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, từng bước đưa sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long phát triển khá so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và trên cả nước;

- Tạo bước đột phá, nâng cao thành tích thể dục thể thao tỉnh nhà; lấy phong trào thể dục, thể thao cho mọi người, thể dục thể thao trong trường học làm nền tảng cơ bản và là tiền đề để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh;

- Phát triển phong trào thể dục, thể thao nhằm thực hiện chủ trương nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, thực hiện xây dựng nông thôn mới; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, phấn đấu đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh đạt mức trung bình khá năm 2015, tăng trưởng bền vững đến năm 2020.

3. Nhiệm vụ:

a) Đối với thể dục, thể thao cho mọi người:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Duy trì và phát triển hệ thống thi đấu giải thể thao các cấp, các môn thể thao Olympic, môn thể thao dân tộc, các loại hình thi đấu thể thao, hội thao, giao lưu, biểu diễn.... đặc biệt duy trì và chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội thể dục, thể thao các cấp tỉnh Vĩnh Long lần thứ VIII năm 2017 - 2018.

b) Đối với thể dục, thể thao trường học:

Xây dựng Kế hoạch liên tịch phối hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trường học. Duy trì công tác giáo dục thể chất nội khoá và đẩy mạnh hoạt động thể thao ngoại khoá, phấn đấu đến năm 2015 có 79,6% số trường, năm 2020 có 89,9% số trường thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khoá; năm 2015 có 91,1%, năm 2020 có 95,8% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định. Hình thành điểm một số lớp năng khiếu thể thao trong trường học theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Định kỳ tổ chức Hội Khoẻ Phù Đổng theo 3 cấp và tham dự toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Phấn đấu thành tích Hội Khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 9 năm 2016 đạt tốp 25, lần thứ 10 năm 2020 đạt tốp 20 tỉnh, thành trên toàn quốc; lấy hoạt động thể dục, thể thao trường học làm nền tảng phát hiện, tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao cho tỉnh và cho quốc gia. Đáp ứng đầy đủ đội ngũ giáo viên thể dục, thể thao ở các cấp học; cơ sở vật chất thể thao trường học được đầu tư theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc gia góp phần xây dựng nông thôn mới.

c) Đối với thể thao thành tích cao:

Tập trung đầu tư các môn thể thao thế mạnh của tỉnh gồm: Điền kinh, bơi lặn, xe đạp, Taekwondo, Vovinam, Karatedo, bắn cung, bóng bàn; từng bước chuyển 2 môn bóng đá, bóng chuyền phát triển theo hướng thể thao bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp, phấn đấu đưa đội tuyển bóng đá thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia, bóng chuyền nam, nữ ở hạng đội mạnh quốc gia; duy trì đầu tư các môn thể thao có tiềm năng phát triển gồm: Canoeing, bi sắt, cử tạ, bi da, cầu mây. Xây dựng lực lượng vận động viên tài năng có khả năng tiếp cận trình độ thể thao khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới, đưa thành tích thể thao tỉnh Vĩnh Long xếp hạng tốp 4 năm 2015 và nằm trong tốp 3/13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL vào năm 2019; nâng dần thứ hạng toàn đoàn và vị thế thể thao thành tích cao của tỉnh tại các kỳ đại hội, giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế, xếp trong tốp 25 tỉnh, thành, ngành tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại Nam Định và tốp 20 tỉnh, thành tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 tại An Giang; xây dựng chính sách ưu đãi của tỉnh đối với huấn luyện viên, vận động viên đặc biệt xuất sắc, mở rộng giao lưu liên kết thể thao giữa Vĩnh Long với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế; đóng góp vận động viên cho các đội tuyển Quốc gia.

4. Chỉ tiêu chủ yếu:

1. TDTT cho mọi người

- Tỷ lệ người tập luyện TDTT TX: Năm 2015 là 28%; năm 2020 là 33%

- Hộ gia đình thể thao năm 2015 là 20%; năm 2020 là 28%.

- Câu lạc bộ TDTT năm 2015 là 1250, năm 2020 là 1750

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên tập luyện (%)

+ Ngoại khoá: Năm 2015 là 79,6% ; năm 2020 là 89,9%.

+ Đạt tiêu chuẩn rèn luyện: Năm 2015 là 91,1% ; năm 2020 là 95,8%.

- Tỷ lệ chiến sỹ khoẻ trong lực lượng vũ trang (%)

+ Quân đội TLTDTT TX năm 2015 là 95,5% ; năm 2020 là 99%

+ Quân đội Đạt tiêu chuẩn CS khoẻ năm 2015 là 84,89% ; năm 2020 là 93,7%

+ Công an TLTDTT TX năm 2015 là 99% ; năm 2020 là 99%

+ Công an Đạt tiêu chuẩn CS khoẻ năm 2015 là 84,89% ; năm 2020 là 93,7%

2. Thể thao thành tích cao

- Số lượng VĐV tập trung đào tạo (người) năm 2015 là 460, năm 2020 là 720

- Số lượng VĐV đạt đẳng cấp (người)

+ Cấp I (người) năm 2015 là 39, năm 2020 là 51

+ Kiện tướng (người) năm 2015 là 13 năm 2020 là 29

- Số lượng VĐV (người) năm 2015 là 398 VĐV, năm 2020 là 577 VĐV

- Số môn thể thao (môn) năm 2015 có 8 môn, năm 2020 là 15 môn trọng điểm.

- Số huy chương đạt được

Năm 2015 là 268 năm 2020 là 378.

- Số lượng HLV năm 2015 là 82, năm 2020 là 136

- Số lượng Trọng tài năm 2015 là 86, năm 2020 là 102

3. Cơ sở vật chất TDTT

- Chỉ tiêu đất (ha) năm 2015 là 0,55m2 / người đến năm 2020 là 1,36m2/ người

- Chỉ tiêu đất cho HS tiểu học (m2/HS) năm 2015 là 1,82m2/hs, năm 2020 là 2,93m2/hs

- Chỉ tiêu đất cho HS THCS (m2/HS) năm 2015 là 2,19m2/hs, năm 2020 là 2,79m2/hs

- Chỉ tiêu đất cho HS THPT (m2/HS) năm 2015 là 1,86m2/hs, năm 2020 là 2,99m2/hs

- Chỉ tiêu đất cho SV ĐH CĐ và THCN (m2/HS) năm 2015 là 4,83m2/hs, năm 2020 là 5,07m2/hs

- Các công trình thể thao năm 2015 là 429, năm 2020 là 473

+ Cấp quốc tế: Các công trình xây dựng tại trung tâm thể thao của tỉnh phải đảm bảo quy chuẩn quốc tế.

+ Cấp quốc gia: Các công trình từ huyện trở lên phải đảm bảo quy chuẩn cấp quốc gia

+ Cấp tỉnh: Các công trình xã phường, thị trấn phải đảm bảo theo quy chuẩn của cấp tỉnh

5. Tổng hợp nhu cầu kinh phí :

(ĐVT: tỷ đồng)

TT

Nội dung

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Xây dựng công trình cấp tỉnh

 

 

30

70

80

40

80

80

2

Xây dựng công trình cấp huyện

 

20

53

78

128

160

10

70

3

Xây dựng công trình cấp xã

 

26,5

36

56

64

72

76

80

4

Kinh phí hoạt động cấp xã

3,3

2,3

2,3

3,7

5,5

4,8

4,8

4,8

5

Kinh phí hoạt động cấp huyện

3,4

2,6

2,9

3,3

4,8

4,1

4,5

4,5

6

TDTT quần chúng cấp tỉnh

1,5

4,6

2,6

1,2

2,4

6,6

5,2

2,1

7

Thể thao thành tích cao

29,5

32,5

36,8

46,5

49,5

56,8

64,6

69,3

8

Lập quy hoạch, đề án TDTT

 

0,03

0,03

0,03

 

 

 

0,30

Tổng cộng

37,7

88,8

163,66

258,73

334,2

344,3

245,1

311

* Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực thể dục, thể thao tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách hàng năm để cân đối phân bổ cho phù hợp. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hoá, vận động tài trợ, kinh doanh dịch vụ lĩnh vực thể dục, thể thao.

* Cơ cấu các nguồn lực ngân sách tài chính dự kiến được huy động

TT

Nội dung

2015

2020

2030

1

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

73.5%

62.5%

41.25%

2

Nguồn xổ số kiến thiết chi cho các công trình phúc lợi xã hội

15%

22.5%

33.75%

3

Nguồn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ

1%

1.5%

3%

4

Nguồn xã hội hoá

10%

12.5

20%

5

Nguồn từ các hoạt động dịch vụ có thu

0.5%

1%

2%

Cơ cấu phân bổ nguồn ngân sách nhà nước theo xu hướng giảm dần và tăng dần các nguồn vốn khác như: Nguồn xổ số kiến thiết chi cho các công trình phúc lợi xã hội; nguồn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ; nguồn từ các hoạt động dịch vụ có thu; nguồn xã hội hoá. Đối với nguồn thu từ các tổ chức phi Chính phủ sử dụng chủ yếu thông qua các tổ chức tình nguyện viên, tổ chức Jica để giúp nâng cao trình độ thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao.

6. Các dự án đầu tư trọng điểm:

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Đề án phát triển thể dục, thể thao trường học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn đến năm 2020.

Sở GDĐT

Sở VHTTDL

8/2014

Đề án đăng cai tổ chức giải bóng chuyền, giải bắn cung Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 tại Vĩnh Long.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, XD,

11/2014

Đề án đăng cai tổ chức Đại hội thể dục thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII năm 2019.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, XD, TC.

01/2015

Đề án thành lập trung tâm huấn luyện thể thao thành tích cao tỉnh Vĩnh Long.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, TC, GDĐT

8/2015

Đề án thành lập trung tâm tổ chức thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Long.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, TC, GDĐT

8/2015

Đề án phát triển bóng đá tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT,TC, TP, NV

8/2016

Đề án phát triển bóng chuyền tỉnh Vĩnh Long.

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TC, TP, NV

8/2016

Đề án thành lập trung tâm thể thao giải trí tỉnh Vĩnh Long

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, TC, TP, NV, TTTT, PTTH

12/2016

Đề án xây dựng hồ bơi tập luyện và thi đấu tỉnh

Sở VHTTDL

Sở KHĐT, TNMT, TC, XD

12/2016

7. Các nhóm giải pháp chủ yếu:

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao:

Xây dựng hệ thống văn bản của tỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy phát triển thể dục thể thao: Chính sách ưu đãi đặc thù cho HLV, VĐV tài năng lập thành tích xuất sắc ở các giải quốc gia và quốc tế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư công trình thể dục thể thao các cấp trong tỉnh.

b) Phát triển hạ tầng thể dục, thể thao:

Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng thể dục thể thao từ cấp tỉnh đến cơ sở đồng bộ theo quy chuẩn của quốc gia. Ưu tiên đầu tư công trình nhà thi đấu, hồ bơi cấp tỉnh… đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành giai đoạn 2 khu tập luyện và thi đấu thể dục thể thao cấp huyện; hoàn thành xây dựng thiết chế thể dục thể thao cho 22 xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới.

c) Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao:

Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV thể thao thành tích cao theo hướng tập trung các môn thể thao thế mạnh của tỉnh, các môn thể thao Olympic và phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp; mở rộng hệ thống các môn thể thao quần chúng, khôi phục các môn thể thao dân tộc, các loại hình trò chơi vận động, trò chơi dân gian; từng bước hình thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống huấn luyện chuyên môn hoá sâu, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình tuyển chọn đào tạo và xây dựng hệ thống các điều kiện đảm bảo đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

d) Huy động vốn đầu tư:

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, vận động tài trợ cho các đội tuyển thể thao của tỉnh, tài trợ tổ chức thi đấu giải thể thao, đầu tư các công trình thể thao các cấp.

Đa dạng hoá các nguồn thu, trong đó tăng dần tỷ trọng các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Tăng nguồn thu từ các hoạt động tổ chức (sự kiện, giải trí thể thao…).

Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, trong đó đặc biệt các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp để tạo nguồn thu. Thí điểm cổ phần hoá một số cơ sở TDTT để huy động các nguồn vốn phát triển của xã hội, sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 2.

1. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch; đồng thời tổng hợp, báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

2. Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục - Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Xây dựng, Tư pháp, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 2579/QĐ-UBND, ngày 27/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2006 - 2010 và định hướng đến 2015 (điều chỉnh, bổ sung).

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 760/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 760/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/05/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trương Văn Sáu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản