Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 76/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH RAU QUẢ

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Chánh văn phòng Bộ,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

10TCN 566-2003: Hạt đậu Hà Lan đóng hộp

10TCN 567-2003: Dứa quả tươi xuất khẩu

10TCN 568-2003: Chuối tiêu tươi xuất khẩu

Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 THỨ TRƯỞNG




 Bùi Bá Bổng

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc

*****

 

 

TIÊU CHUẨN

HẠT ĐẬU HÀ LAN  ĐÓNG HỘP
10TCN 566 – 2003
Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2003/QĐ-BNN Ngày 23 tháng 7 năm 2003

1.       Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm  chế biến từ hạt Đậu Hà Lan, có tên La tinh là Pisum sativum L. , tên tiếng Anh là Garden pea, được đóng hộp, ghép kín, thanh trùng và bảo quản.

2.       Yêu cầu kỹ thuật

 Hạt đậu Hà Lan đóng hộp phải được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ đã được cấp có thẩm quyền duyệt y.

2.1     Yêu cầu nguyên liệu, vật liệu

2.1.1 Hạt đậu Hà Lan được dùng để đóng hộp có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Màu sắc: Hạt đậu Hà Lan  phải có màu sắc đặc trưng từ xanh lục đến xanh lục ánh vàng; không dùng những hạt có màu vàng, màu nâu hoặc những hạt đã bị biến màu. Hạt đậu khô sau khi đã ngâm hoàn nguyên cho phép lẫn những hạt màu vàng, màu trắng, nhưng không  quá 5% theo khối lượng.

Mùi: Phải có mùi  đặc trưng của hạt đậu tốt, không có  các mùi  lạ.

Hình thức:

- Đường kính của hạt đậu tươi và hạt đậu khô sau khi đã ngâm nước để hoàn nguyên không lớn hơn 9mm.

- Kích thước hạt đậu phải tương đối đồng đều trong cùng một lô hàng.

- Hạt đậu không bị sâu mọt, không bị vỡ mảnh, không bị lép, không bong tróc vỏ, không được phép có tạp chất.

- Hạt đậu khô sau khi đã ngâm nước để hoàn nguyên không được nhăn nheo.

2.1.2. Đường kính: Đường kính trắng loại I, theo TCVN 6959:2001

2.1.3. Muối ăn: Theo TCVN 3974 - 84

2.1.4. Các chất phụ gia thực phẩm: theo quy định số 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

2.1.5. Hộp sắt:

Theo 10TCN 172 – 93: Hộp sắt hàn điện dùng cho đồ hộp thực phẩm.

2.2. Yêu cầu thành phẩm

2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan: 

Màu sắc: Hạt đậu  có màu xanh lục nhạt đến xanh ánh vàng đặc trưng của sản phẩm.

Hình thái: Hạt đậu trong một hộp phải tương đối đồng đều, mềm, bở, không sượng, không nhũn nát. Cho phép có hạt  bị nứt, tỷ lệ hạt bị nứt không quá 10% so với khối lượng cái của hộp.

Hương vị: Hương thơm đặc trưng của sản phẩm, có vị bùi, mặn, ngọt, hài hoà.

Dung dịch: Từ trong đến đục nhẹ, có màu xanh lục nhạt đặc trưng của sản phẩm; cho phép lẫn ít thịt của hạt đậu Hà Lan, không được phép có tạp chất lạ.

2.2.2. Chỉ tiêu lý, hoá

2.2.2.1. Khối lượng

Khối lượng tịnh của mỗi loại bao bì phải đúng với khối lượng tịnh ghi trên  nhãn.

Khối lượng cái: Không nhỏ hơn 55% khối lượng tịnh.

2.2.2.2. Hàm lượng chất khô hoà tan:

Không dưới 7%.

2.2.2.3. Hàm lượng muối ăn

 Không quá 0,6 %.

2.2.2.4. Hàm lượng kim loại nặng tuân theo quyết định 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

             Cụ thể:   

           Chì (Pb)            không quá                     0,3 mg/kg

           Đồng (Cu )        không quá                      5,0 mg/kg

           Kẽm (Zn)          không quá                      5,0 mg/kg

           Thiếc (Sn)         không quá                     200,0 mg/kg

2.2.3 Chỉ tiêu vi sinh vật

Theo quyết định 867/1998/ QĐ-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

            Cụ thể:    

                         Vi sinh vật                            Giới hạn cho phép trong 1g

                                                                               hay 1ml thực phẩm

E.coli                                                    0                                                   

                                    S.aureus                                                           0                                      

                                    Cl.perfringens                                        0                                                                  TSBT NM-M                                                  0

 

3.       Phương pháp thử

3.1. Lấy mẫu:  Theo TCVN 4409-87.

3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý và hoá

 Theo các TCVN sau:

 TCVN 5072-90: Đồ hộp- Phương pháp lấy mẫu.

 TCVN 4410-87: Đồ hộp- Phương pháp thử cảm quan.

 TCVN 4411-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp.

TCVN 4413-87: Đồ hộp- Phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học.

TCVN 4414-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng chất khô hoà tan bằng khúc xạ kế.

TCVN 4415-87: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng nước.

TCVN 4589-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi.

TCVN 4590-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng xenluloza thô.

TCVN 4591-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định hàm lượng muối ăn natri clorua.

TCVN 4594-88: Đồ hộp- Phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột.

TCVN 3216-94: Đồ hộp rau quả- Phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm.

3.3 Kiểm tra hàm lượng các kim loại nặng

 Theo các TCVN sau:

 Xác định kim loại nặng- Qui định chung: TCVN 1976-88.

 Xác định hàm lượng chì:            TCVN 1978-88

 Xác định hàm lượng đồng:         TCVN 5368-91 hoặc TCVN 6541- 1999

 Xác định hàm lượng kẽm:          TCVN 5487-91

 Xác định hàm lượng thiếc:         TCVN 1981-88 hoặc TCVN 5496-91       

3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật

      Theo TCVN 280-68: Đồ hộp rau quả- Phương pháp kiểm nghiệm si sinh vật.

4.       Bao gói, ghi nhãn,bảo quản và vận chuyển

Bảo quản và vận chuyển: Theo TCVN 167- 86

- Ghi nhãn:Theo quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

*****

 

TIÊU CHUẨN

 DỨA QUẢ TƯƠI XUẤT KHẨU
FRESH PINEAPPLE FOR EXPORT
10TCN 567- 2003
 Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2003/QĐ-BNN ngày 23 tháng 7 năm 2003

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dứa quả tươi thuộc các nhóm giống dứa Queen (Bắc Bộ, Nam Bộ), Dứa Cayenne để xuất khẩu.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Dứa quả tươi xuất khẩu được phân thành 3 hạng và phải đạt những yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Hạng chất lượng

Hạng đặc biệt

Hạng 1

Hạng 2

1. Hình dạng bên ngoài

Quả dứa

 

Phải nguyên vẹn, tươi, sạch, hình dáng phát triển tự nhiên, có chồi ngọn và một phần cuống quả. Không được có vết nứt dù vết nứt nông và đã lành.

Vỏ quả

 

- Không có vết tổn thương chưa lành hay vết giập mới.

- Không có dấu hiệu rám nắng.

- Không có côn trùng.

Chồi ngọn

 

- Chiều dài chồi

ngọn

- Không lớn hơn  150% so với chiều cao thân  quả.

 

- Không lớn hơn 150% so với chiều cao thân quả. Cho phép chồi ngọn được cắt bớt một phần nhưng vết cắt của phần chồi ngọn còn lại trên quả phải khô, lành, sạch, không thâm đen hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

- Hình dáng chồi ngọn

 

- Hình dáng tự      nhiên, đẹp, thẳng so với trục của thân   quả.

-Cho phép chồi ngọn hơi cong so với trục của thân quả.

 

Cuống quả

Có độ dài không lớn hơn 2cm, mặt cắt vuông góc với cuống quả, sạch, lành, khô, được sát trùng bằng chất diệt nấm cho phép.

2. Khuyết tật trên vỏ quả

Các vết xước,

xây xát nhẹ đã

lành

Không cho phép, ngoại trừ một vài vết xước rất nhỏ.

Cho phép, với tổng diện tích các vết  xước, xây xát không lớn hơn 4% diện tích toàn bộ vỏ quả.

Cho phép, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thịt quả bên trong, và không ảnh hưởng  trong quá trình bảo quản, vận chuyển .

3. Độ chín

Độ chín 1

 

Dứa quả tươi xuất khẩu được phân thành 3 độ chín nhận biết theo màu sắc của vỏ quả như sau:

-          Dứa quả đã được mở mắt toàn quả, đã bắt đầu có kẽ vàng từ 1 đến 2 hàng mắt ở phần cuống quả.

Độ chín 2

- Màu vàng ngoài vỏ quả chiếm từ 1/3 chiều cao quả trở xuống

Độ chín 3

- Màu vàng ngoài vỏ quả chiếm từ 1/3 đến 2/3 chiều cao quả.

4. Trạng thái, màu sắc thịt quả bên trong

-          Thịt quả chắc, không bị nhớt, không mềm nhũn, không khô xốp.

-          Mặt cắt ngang quả không được có vết nâu hoặc thâm.

-          Màu sắc thịt quả từ  trắng ngà đến vàng tùy theo độ chín.

5. Mùi vị của thịt     quả

 Thịt quả có mùi thơm nhẹ đến thơm đặc trưng của dứa chín, có vị chua ngọt đến ngọt. Không có mùi vị lạ.

6. Tỉ lệ cho phép 

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở hạng đặc biệt, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 1, không lớn hơn 5% khối lượng.

Tỉ lệ  quả không đạt yêu cầu ở hạng 1, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 2, không lớn hơn 10% khối lượng.

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở các hạng trên, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả, không lớn hơn 10% khối lượng.

 

 

 

 

 

2.2. Khối lượng quả dứa tươi xuất khẩu (kể cả chồi ngọn) được phân thành 3 cỡ  tương ứng với từng nhóm giống, như quy định trong Bảng 2

Bảng 2

Tên nhóm giống

Khối lượng quả (g)

 

Nhỏ (S)

Trung bình (M)

To (L)

Dứa Queen Bắc bộ

Dứa Queen Nam bộ

Dứa Cayenne

500 – đến dưới 700

700 – đến dưới 900

1000 - đến dưới 1300 

700 –  đến dưới 1000

900 –  đến dưới 1200

1300 –  đến dưới 1600

1000 – 1300

1200 – 1500

1600 – 2000

2.3. Chỉ tiêu vệ sinh 

Chỉ tiêu vệ sinh của Dứa quả tươi xuất khẩu theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT ngày  4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” và đáp ứng các yêu cầu sau:

-          Không có vi sinh vật với số lượng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

-          Không có các đối tượng sâu bệnh, theo hợp đồng thương mại quy định (nếu có), hoặc đối tượng kiểm dịch thực vật của nước mua hàng.

-          Không chứa bất cứ chất nào do vi sinh vật gây ra với lượng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

2.4. Chỉ tiêu dư lượng hóa chất bảo quản và hóa chất bảo vệ thực vật

Hàm lượng dư lượng hóa chất bảo quản và hóa chất bảo vệ thực vật của Dứa quả tươi xuất khẩu theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT ngày  4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.  

3. Phương pháp thử

3.1. Lấy  mẫu

Theo TCVN 5102-90 (ISO 874 – 1980)

3.2. Tiến hành thử

3.2.1.Xác định hình dạng bên ngoài, độ chín quả, khuyết tật trên vỏ quả:

Quan sát vỏ quả, chồi ngọn, cuống quả bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng và đánh giá kết quả.

3.2.2. Xác định côn trùng, sâu bệnh, nấm bệnh:

a/ Dụng cụ: kính lúp có độ phóng đại 7 – 10 lần

b/ Tiến hành: quan sát từng quả bằng mắt thường hay kính lúp để phát hiện côn trùng, sâu bệnh, nấm bệnh và đánh giá kết quả.

3.2.3. Xác định trạng thái bên trong và mùi vị của thịt quả:

a/ Dụng cụ: dao mỏng, sắc

b/ Tiến hành:

-          Dùng dao sắc cắt nhẹ nhàng tạo mặt cắt ngang vuông góc với trục quả dứa, ở vị trí có đường kính lớn nhất, và ở một vài vị trí khác.

-          Xác định trạng thái, mùi vị thịt quả ở mặt cắt ngang lớn nhất bằng cảm quan rồi đánh giá kết quả.

-          Quan sát thịt quả ở các mặt cắt ngang để phát hiện vết nâu, thâm, hoặc các biểu hiện không bình thường khác trên thịt quả rồi đánh giá kết quả.

3.2.4. Xác định khối lượng quả, cỡ quả:

a/ Dụng cụ: cân có độ chính xác ±20g

b/ Tiến hành:

Cân các quả dứa trong kiện mẫu đã được lấy ngẫu nhiên theo mục 3.1.

So sánh giá trị cân được với quy định về khối lượng tương ứng với cỡ quả, quy định trong Bảng 2.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

4.1. Bao gói

4.1.1. Thùng carton

Thùng carton phải khô, sạch, không bị mốc mọt, không có mùi lạ gây ảnh hưởng đến phẩm chất quả. Thùng carton phải có tính chịu lực tốt, có tính ổn định cao khi xếp chồng để có khả năng bảo vệ quả bên trong, trong quá trình đóng gói, vận chuyển đường dài. Thành thùng phải được đục lỗ để thông gió tốt.  

4.1.2. Cách xếp dứa

Dứa quả tươi được xếp nằm ngang thành 2 hàng trong thùng carton. Phần cuống quả quay ra thành thùng, phần chồi ngọn quay vào trong. Mỗi chồi ngọn được xếp xen giữa 2 thân quả của hàng dứa đối diện. Dứa quả tươi được đóng gói 6 quả hoặc 8 quả trong một thùng carton. Cho phép kiểu đóng gói khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

4.1.3. Dứa quả tươi đóng gói trong một kiện hàng phải tương đối đồng đều về độ chín,  khối lượng, cỡ quả. Chỉ được đóng gói một cỡ quả trong 1 kiện hàng. Khối lượng tịnh mỗi kiện hàng tùy thuộc vào cỡ quả, giống dứa.

Cho phép sử dụng loại bao bì khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

4.2. Ghi nhãn

4.2.1. Quả dứa tươi xuất khẩu được dán nhãn trước khi được đóng gói vào thùng carton. Ghi nhãn hàng hóa theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các hạng chất lượng khác nhau nhãn phải được thiết kế khác nhau.

4.2.2. Thùng carton phải được in ký mã hiệu ở mặt ngoài bao bì rõ ràng, bằng mực không phai theo các nội dung quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với nội dung về chỉ tiêu chất lượng phải ghi rõ hạng chất lượng và cỡ quả.

Cho phép ký mã hiệu in trên thùng carton thể hiện tên người nhập khẩu và/hoặc các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng  thương mại.

4.2.3 Trong mỗi kiện hàng có phiếu đóng gói với các nội dung sau:

-          Tên sản phẩm

-          Tên đơn vị đóng gói hoặc/ và tên người đóng gói

-          Khối lượng tịnh

-          Ngày đóng gói.

4.3. Bảo quản

4.3.1. Kho bảo quản dứa quả tươi xuất khẩu phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng quả. Kho không được chứa hóa chất độc hại hay hàng hóa có mùi vị lạ chung với dứa quả tươi xuất khẩu.

4.3.2. Nếu khoảng cách vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa thì dứa quả tươi xuất khẩu được đưa vào kho mát, có làm lạnh nhân tạo, sau  khi thu hái càng sớm càng tốt. Thời gian lưu dứa tại kho không được quá 48 giờ kể từ khi thu hái đến khi vận chuyển hàng ra cảng.

4.3.3. Nhiệt độ bảo quản  tối ưu của dứa quả tươi tùy thuộc vào giống dứa, độ chín, điều kiện vệ sinh, thời gian vận chuyển đến nơi tiêu thụ, nhưng không được thấp hơn +8oC

4.3.4. Các kiện dứa phải được xếp cách tường ít nhất 0,6 m, được xếp lên các bục gỗ cách nền ít nhất 0,3m và phải đảm bảo độ thông gió cho các kiện hàng. Các kiện dứa được xếp cao khoảng từ 5 – 8 kiện, tùy theo chất lượng bao bì carton và khối lượng tịnh của kiện dứa tươi.

4.4. Vận chuyển

4.4.1. Các phương tiện vận chuyển dứa quả tươi từ nơi thu hái về nhà đóng gói và kho bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có mái che, không có mùi lạ và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến phẩm chất quả.

4.4.2. Dứa quả tươi xuất khẩu bằng đường biển có thể vận chuyển bằng tàu lạnh hoặc bằng container có làm lạnh nhân tạo.

4.4.3. Cách xếp các kiện hàng lên các phương tiện vận chuyển (xe hoặc container)

Các kiện hàng phải được xếp chắc chắn, tránh rủi ro cho sản phẩm tươi bên trong  trong quá trình vận chuyển.

Các kiện hàng nên được xếp sát nhau thành một khối chắc chắn,  các lỗ thông gió trên thành kiện hàng phải được xếp thẳng hàng để đảm bảo độ thông gió cho sản phẩm tươi bên trong.

 Cho phép tạo khe hở để đảm bảo độ thông gió trong một khối hàng bằng cách: cứ mỗi hai hàng ngang kiện hàng tính từ cuối xe hoặc container được chèn nẹp gỗ dày khoảng 1cm theo phương thẳng đứng. Các nẹp gỗ được chèn sao cho không  được che lỗ thông gió trên thành kiện hàng.

 

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phĩc

*****

 

TIÊU CHUẨN

CHUỐI TIÊU TƯƠI XUẤT KHẨU
Fresh Cavendish Banana for export
10TCN 568- 2003
 Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2003/QĐ-BNN ngày 23 tháng 7 năm 2003

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chuối tiêu tươi (tên khác là chuối già),  dùng để xuất khẩu ở dạng nải hoặc dạng chùm.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Chuối tiêu tươi xuất khẩu được phân thành 3 hạng và phải đạt những yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 1

Bảng 1:

Tên chỉ tiêu

Hạng chất lượng

Hạng đặc biệt

Hạng 1

Hạng 2

1. Hình dạng bên ngoài

 

Quả chuối

 

- Quả chuối phải nguyên vẹn, phát triển tự nhiên, không giập, gãy, nứt. Không cho phép quả dính đôi, dị dạng.

 

Vỏ quả

- Vỏ quả phải xanh, tươi, khô ráo, sạch sẽ. Không cho phép vỏ quả bị rám nắng, rám muội, thâm đen, dính nhựa, dính bụi đất.

 

Cuống chuối

- Mặt cắt cuống chuối phải khô, không thâm đen và phải được xử lý bằng hóa chất bảo quản thích hợp để tránh hư, thối cuống.

Nải, chùm chuối

 

- Chuối được cắt thành từng nải hoặc chùm tùy theo yêu cầu của hợp đồng thương mại và được cắt sát cuống buồng, loại bỏ toàn bộ phận thân buồng. Cho phép tỉa không quá 2 quả hỏng trong một nải, nhưng không ảnh hưởng đến hình thức chung của nải chuối.

- Không cho phép đóng gói chuối còn nhựa ướt, chưa khô, có dấu hiệu bị nấm mốc, chớm thối hoặc còn sót phân thân buồng.

Khuyết tật trên vỏ quả

 

Hạng đặc biệt

- Cho phép vỏ quả có vết xước nhẹ nhưng không ảnh hưởng  đến chất lượng và hình thức quả.

- Tổng diện tích vết xước trên bề mặt mỗi quả, không lớn hơn 1cm2.

- Số quả có vết xước  không lớn hơn 1/4 số quả của 1 nải.

Hạng 1 và 2

- Cho phép quả có vết sẹo, vết xước, vết muội nhẹ cũ trong quá trình sinh trưởng của quả nhưng không ảnh hưởng  đến phẩm chất quả.

- Cho phép quả có vết xước nhẹ mới do va chạm cơ học trong quá trình thu hái, vận  chuyển, đóng gói nhưng không gây hư hỏng  đến thịt quả bên trong, và trong quá trình bảo quản, vận chuyển sau.

- Tổng diện tích các vết  xước trên bề mặt mỗi quả, không lớn hơn 3cm2.

- Số quả có  vết xước  trên vỏ quả không lớn hơn 1/3 số quả của 1 nải.

2. Độ chín

Chuối tiêu tươi xuất khẩu phải đạt độ chín thu hoạch (có độ già 75 – 80%), biểu hiện cụ thể là :

- Vỏ quả có màu xanh lục hoặc xanh sáng;

- Cạnh quả chuối hơi tròn nhưng rõ cạnh;

- Vỏ quả còn dính sát vào thịt quả và khó bóc;

- Thịt quả cứng, chắc, bẻ dễ gãy, có màu trắng ngà. Khi bẻ quả có tơ nhựa dính và trong, nhựa không chảy thành giọt. Thịt quả còn vị chát, chưa có mùi đặc trưng của chuối chín.

3.Kích thước, khối lượng

 

 

 

Chiều dài quả,  cm, không nhỏ hơn

 

17

 

15

 

13

 

Đường kính quả,  mm, không nhỏ hơn

32

30

 

28

 

Nải chuối:

 

 

 

- Số quả một nải, không lớn hơn

25

 

25

 

25

- Khối lượng nải, kg, không nhỏ hơn

1,7

1,5

1,3

 

Chùm chuối:

- Số quả một chùm

6 - 8

6 - 8

8

4. Tỉ lệ  cho phép

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở hạng đặc biệt, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 1, không lớn hơn 5% khối lượng.

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở hạng 1, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 2, không lớn hơn 10% khối lượng.

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở các hạng trên, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả, không lớn hơn 10% khối lượng.

 

 

 

 

 

 

3. Phương pháp thử

3.1. Lấy  mẫu

Theo TCVN 5102-90 (IS0 874 – 1980)

3.2. Tiến hành thử

3.2.1. Xác định hình dạng bên ngoài

Quan sát vỏ quả, cuống quả, cuống nải bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng và đánh giá kết quả.

3.2.2. Xác định độ chín

-          Quả chuối tiêu tươi đại diện để xác định độ chín là quả ở giữa và ở hàng ngoài của nải chuối, có hình dáng bình thường, không dị dạng  trong kiện mẫu lấy ngẫu nhiên từ lô hàng theo mục 3.1

-          Cắt  đôi quả chuối ở vị trí giữa quả :

+ Quan sát màu sắc của vỏ quả, trạng thái liên kết giữa vỏ quả và thịt quả và hình dáng cạnh của vỏ quả.

+ Quan sát màu sắc, trạng thái thịt quả.

+ Quan sát trạng thái tơ nhựa của quả chuối.

+ Xác định mùi vị thịt quả bằng cảm quan.

3.2.3. Xác định kích thước quả

a/ Xác định chiều dài quả

-          Quả đại diện để xác định chiều dài quả là quả có chiều dài lớn nhất, ở hàng ngoài của nải chuối.

-          Tiến hành đo chiều dài đường cong ngoài của quả, kết quả là trung bình cộng của các giá trị đã đo nói trên.

b/ Xác định đường kính quả

-          Quả đại diện để xác định đường kính quả là quả ở giữa nải chuối, và ở hàng ngoài của nải chuối.

-          Cắt ngang quả ở vị trí giữa quả. Tiến hành đo khoảng cách hẹp nhất giữa hai cạnh của mặt cắt kể cả chiều dày của vỏ quả.

-          Kết quả là trung bình cộng của các giá trị đã đo nói trên.

3.2.4. Xác định số quả của nải chuối

-          Tiến hành đếm số quả các nải chuối trong kiện mẫu đã được lấy mẫu ngẫu nhiên theo mục  3.1.

-          So sánh giá trị đếm được với quy định về số quả trong một nải chuối ở mục 3.1

3.2.5.  Xác định khối lượng nải chuối

-          Tiến hành cân  các nải chuối trong kiện mẫu đã được lấy mẫu ngẫu nhiên theo mục 3.1.

-          So sánh giá trị cân được với quy định với khối lượng nải chuối ở mục 3.2

3.2.6. Xác định tỉ lệ quả không đạt

-          Cắt rời những quả không đạt yêu cầu trong nải chuối và cân khối lượng những quả không đạt.

-          Tỉ lệ quả không đạt là tỉ lệ giữa khối lượng những quả không đạt yêu cầu của các nải chuối được lấy mẫu ngẫu nhiên theo mục 3.1. với tổng khối lượng của các nải chuối này.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

4.1. Bao gói

4.1.1. Chuối tiêu tươi xuất khẩu được đóng gói trong trong bao polyethylene và được đặt trong thùng  carton:

- Bao polyethylene được dán đáy. Chất lượng và độ dày của màng polyethylene phải đảm bảo để bao không bị rách trong quá trình đóng gói chuối.

- Thùng carton phải khô, sạch, không bị mốc mọt, không có mùi lạ gây ảnh hưởng đến chất lượng quả. Thùng carton phải có tính chịu lực tốt, có tính ổn định cao khi xếp chồng để có khả năng bảo vệ chuối tươi bên trong trong quá trình đóng gói, vận chuyển đường dài. Thành thùng phải được đục lỗ, đảm bảo thông gió tốt.

Cho phép sử dụng loại bao bì khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

4.1.2. Khi xếp chuối vào bao polyethylene phải xếp đứng nải hay chùm theo kiểu xếp thìa, cuống chuối quay vào trong. Chuối không được xếp quá hai lớp, giữa hai lớp phải được lót bằng giấy mềm.

Đối với chuối đóng gói dạng nải: cho phép đóng gói thêm 1 – 2 chùm chuối trong một kiện để điều chỉnh khối lượng tịnh theo yêu cầu. Chùm chuối dùng điều chỉnh khối lượng tịnh là 1/2 nải nhỏ hoặc 1/3  nải lớn.

Sau khi xếp và cân điều chỉnh khối lượng tịnh của chuối trong mỗi kiện, miệng bao polyethylene phải được dán kín hoặc gấp kín lại và gài nhẹ nhàng giữa các quả chuối.

4.1.3. Khối lượng tịnh mỗi kiện không nhỏ hơn 10kg và không lớn hơn 18kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.

4.2. Ghi nhãn

4.2.1. Chuối tươi xuất khẩu được dán nhãn trước khi được đóng gói vào thùng carton. Nhãn hàng hóa phải tuân theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và phải ghi rõ tên sản phẩm kèm theo tên giống và hạng chất lượng.

Nhãn của các hạng chất lượng khác nhau phải được thiết kế khác nhau.

4.2.2. Thùng carton phải được in ký mã hiệu ở mặt ngoài bao bì rõ ràng, bằng mực không phai theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, và ghi rõ hạng chất lượng, số nải trong kiện hàng và nhiệt độ bảo quản tối ưu.

Cho phép ký mã hiệu in trên thùng carton thể hiện tên người nhập khẩu và/ hoặc các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng  thương mại.

4.2.3 Trong mỗi kiện hàng có phiếu đóng gói với các nội dung sau:

-          Tên sản phẩm

-          Tên đơn vị đóng gói hoặc/ và tên người đóng gói

-          Khối lượng tịnh

-          Ngày đóng gói.

4.3. Bảo quản

4.3.1. Kho bảo quản chuối tiêu tươi xuất khẩu phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng quả. Kho không được chứa hóa chất độc hại, hay hàng hóa có mùi vị lạ với chuối tiêu tươi xuất khẩu.

4.3.2. Nếu khoảng cách vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa thì chuối tiêu tươi xuất khẩu nên được đưa vào kho mát có làm lạnh nhân tạo, sau  khi thu hái càng sớm càng tốt. Thời gian lưu chuối tại kho không được quá 48 giờ kể từ khi thu hái đến khi vận chuyển hàng ra cảng.

4.3.3. Nhiệt độ bảo quản tối ưu của chuối tươi tùy thuộc vào độ chín, điều kiện vệ sinh, thời gian vận chuyển chuối tiêu tươi đến nơi tiêu thụ. 

Đối với chuối tiêu tươi  ở độ chín thu hoạch (độ già 75 –80%), nhiệt độ bảo quản tối ưu là 12 ¸ 14OC, với độ ẩm tương đối của không khí từ  85 - 90% ở điểm lạnh nhất của kho bảo quản.

4.3.4. Các kiện chuối phải được xếp cách tường ít nhất 0,6m, được xếp lên các bục gỗ cách nền ít nhất 0,3m, và phải đảm bảo độ thông gió cho các kiện hàng. Các kiện chuối được xếp cao khoảng từ  5 – 8 kiện,  tùy theo chất lượng bao bì carton và khối lượng tịnh của kiện chuối tiêu tươi.

4.4. Vận chuyển

4.4.1. Các phương tiện vận chuyển chuối tiêu tươi xuất khẩu  từ nơi thu hái tới nhà đóng gói và kho bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có mái che, không có mùi lạ và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Chuối tiêu tươi xuất khẩu phải được chèn lót để chống va chạm khi vận chuyển, tốt nhất là vận chuyển bằng xe chuyên dùng có dàn treo để treo buồng chuối khi vận chuyển.

4.4.2. Chuối tiêu tươi xuất khẩu bằng đường biển có thể vận chuyển bằng tàu lạnh hoặc bằng container lạnh.

4.4.3. Cách xếp các kiện hàng lên các phương tiện vận chuyển (xe hoặc container)

Các kiện hàng phải được xếp chắc chắn, tránh rủi ro cho sản phẩm tươi bên trong trong quá trình vận chuyển.

Các kiện hàng được xếp sát nhau thành một khối chắc chắn,  các lỗ thông gió trên thành kiện hàng phải được xếp thẳng hàng để đảm bảo độ thông gió cho sản phẩm bên trong.

Cho phép tạo khe hở để đảm bảo độ thông gió trong một khối hàng bằng cách: cứ mỗi hai hàng ngang kiện hàng được chèn nẹp gỗ dày khoảng 1 cm theo phương thẳng đứng. Các nẹp gỗ được chèn sao cho không  được che lỗ thông gió trên thành kiện hàng.  

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 76/2003/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành rau quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 76/2003/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/07/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản