Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 76/2000/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CHUYỂN PHÂN XƯỞNG IV- NHÀ MÁY LƯỚI THÉP BÌNH TÂY THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN LƯỚI THÉP SÀI GÒN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam (tờ trình số 2040/T-TC ngày 30 tháng 11 năm 2000), Phương án của Công ty Thép miền Nam về việc chuyển Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây thành Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn và Biên bản thẩm định ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Bộ Công nghiệp đối với Phương án;
Theo đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Bộ Công nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

(Tại thời điểm thành lập)

Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hoá Phân xưởng IV- Nhà máy Lưới thép Bình Tây (đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Thép Miền Nam, thành viên Tổng Công ty Thép Việt Nam), gồm những điểm chính như sau.

1. Cơ cấu vốn điều lệ.

Vốn điều lệ Công ty cổ phần là: 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng). Trong đó,

- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 21,15%;

- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Phân xưởng: 20,00%;

- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng khác ngoài Phân xưởng: 58,85%.

Giá trị một cổ phần: 100.000 đồng.

2. Giá trị thực tế của Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây (Quyết định số 773/QĐ-T-TC ngày 16 tháng 05 năm 2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam về xác định giá trị Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây) tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2000 để cổ phần hoá là: 7.050.000.000 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Phân xưởng IV là: 7.050.000.000 đồng.

3. Ưu đãi cho người lao động trong Phân xưởng IV.

Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 75 lao động trong Phân xưởng là 10.600 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 318.000.000 đồng. Trong đó, tổng số cổ phần ưu đãi bán trả chậm cho 26 lao động nghèo là 2.120 cổ phần trị giá 148.400.000 đồng.

4. Chấp thuận đề nghị của Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho phép sử dụng một phần tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước của Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây để chi phí cổ phần hoá và đào tạo lại lao động. Nhà máy Lưới thép Bình Tây và Công ty Thép miền Nam làm thủ tục theo quy định, báo cáo Tổng Công ty Thép Việt Nam xem xét, quyết định theo quy định của Nhà nước.

Tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước sau khi trừ đi chi phí cổ phần hoá và đào tạo lại được bổ sung vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty Thép Việt Nam.

Điều 2. Chuyển Phân xưởng IV - Nhà máy Lưới thép Bình Tây thành Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001,

- Tên gọi bằng tiếng Việt Nam : Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn ,

- Tên tiếng Anh: SAIGON STEEL WIRE NETTING STOCK COMPANY, viết tắt là: , SWNS. Co,

- Trụ sở đặt tại: 176/26, Đường Hoà Bình, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Công ty kinh doanh các ngành nghề (tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần):

1. Sản xuất kinh doanh các loại dây, lưới thép, đinh thép và dây kẽm gai.

2. Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp.

Điều 5. Tổng công ty Thép Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Công ty Thép miền Nam, Nhà máy Lưới thép Bình Tây và Phân xưởng IV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập (bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, thông qua Điều lệ Công ty cổ phần).

Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty Thép miền Nam, Nhà máy Lưới thép Bình Tây có trách nhiệm điều hành công việc của Phân xưởng IV cho đến khi bàn giao cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định trước đây trái với Quyết định này.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, Giám đốc Công ty Thép miền Nam, Nhà máy Lưới thép Bình Tây và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 6,
- Văn phòng Chính phủ,
- Ban chỉ đạo ĐMvà PTDN,
- Bộ Tài chính,
- Bộ KHĐT,
- Ngân hàng Nhà nước VN,
- Kho bạc NN,
- Cục TCDN,
- UBND TP Hồ Chí Minh,
- Ban Đổi mới QLDN Bộ CN,
- Công báo,
- Lưu VP, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
 



Lê Quốc Khánh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 76/2000/QĐ-BCN chuyển Phân xưởng IV- Nhà máy Lưới thép Bình Tây thành Công ty cổ phần Lưới thép Sài Gòn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 76/2000/QĐ-BCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Lê Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/01/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản