ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 755/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 06 tháng 4 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH SỐ NỘI DUNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG KHÔNG GIAN ĐỌC SÁCH MỞ VÀ THÂN THIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2480/QĐ-UBND NGÀY 13/12/2022 CỦA UBND TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án Xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Thông báo số 258-TB/BCSĐ ngày 27/3/2023 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc thông báo kết luận của Ban cán sự Đảng về nội dung tại phiên họp ngày 27/3/2023;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 41/TTr-SGDĐT ngày 5/4/2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh một số nội dung trong Đề án Xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh (Có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố
- Khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng cơ sở hạ tầng hiện có của các trường thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn phương án thiết kế, nội dung, địa điểm liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư.
- Thực hiện các nội dung của Đề án và nội dung được điều chỉnh đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên rà soát, tiếp tục đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn, nếu thấy chưa phù hợp, tính hiệu quả chưa cao kịp thời báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh; hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hiệu quả sau đầu tư. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu để triển khai thí điểm từ đó có sự đánh giá, so sánh, rút kinh nghiệm nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Có giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện đầu tư dự án tại các đơn vị, địa phương theo đúng quy định.
2. Dự án chỉ được triển khai thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các nội dung về công tác chuẩn bị đầu tư và các nội dung khác có liên quan đã nêu trong Đề án được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh; đảm bảo hiệu quả sau đầu tư, đúng quy định, tiết kiệm, không thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách đầu tư.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG
XÂY DỰNG KHÔNG GIAN ĐỌC SÁCH MỞ VÀ THÂN THIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
STT | Nội dung đã phê duyệt tại Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc | Nội dung điều chỉnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Phần thứ ba: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Đề án: “ 2.2.3. Thiết kế và phê duyệt mẫu không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho học sinh cấp Tiểu học, THCS, THPT đáp ứng các yêu cầu chính sau: - Thiết kế mẫu không gian đọc sách và học tập, rèn luyện cho học sinh cấp Tiểu học, THCS, THPT phải có sự nghiên cứu toàn diện trên hệ thống mạng lưới các trường học trên địa bàn toàn tỉnh, cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các đặc điểm hiện trạng và điều kiện tự nhiên theo từng vùng, miền (vùng núi, trung du, đồng bằng) để đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp, hướng tới là mô hình điểm để áp dụng nhân rộng cho các trường học. Tạo hiệu ứng lan tỏa và phát huy đúng mục đích khi đưa vào hoạt động. - Việc bố trí không gian văn hóa đọc cần nghiên cứu kết hợp với không gian cây xanh hiện có, không gian khu vui chơi tạo thành một tổng thể thống nhất. Đặc biệt phải có sự kết nối và liên hệ chặt chẽ với các khối nhà lớp học, khu thư viện truyền thống để dễ dàng cho học sinh tiếp cận. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu xây dựng và hình khối kiến trúc cũng cần có sự nghiên cứu về tỷ lệ, màu sắc, để đảm bảo phù hợp cho từng lứa tuổi, cấp học. Quá trình nghiên cứu cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị tư vấn có chuyên môn tham gia để phát huy cao nhất giá trị sử dụng. - Các khối công trình xây dựng chỉ là một phần cấu thành của không gian này, chủ yếu ở dạng nhà lắp ghép, có quy mô là công trình cấp 4 nhưng phải đảm bảo an toàn cho học sinh và cộng đồng; hồ sơ thiết kế phải được các đơn vị tư vấn có năng lực hoạt động xây dựng theo quy định thẩm tra thiết kế về an toàn công trình trước khi thực hiện. Do tính chất đặc biệt của khí hậu của miền Bắc (mùa hè nóng ẩm, mùa đông hanh khô; chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa) nên việc lựa chọn vật liệu chính sử dụng cho công trình phải đảm bảo bền (xác định rõ thời gian của độ bền vật liệu), an toàn, thân thiện với môi trường và phù hợp với cảnh quan sư phạm. Việc lựa chọn vật liệu cần được cơ quan có chuyên môn kiểm định trước khi đưa vào bản vẽ thiết kế thi công mẫu trình UBND tỉnh duyệt. - Thời gian hoàn thành trong tháng 1 năm 2023.” | Phần thứ ba: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Đề án: “2.2.3. Thiết kế và phê duyệt không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho học sinh cấp Tiểu học, THCS, THPT đáp ứng các yêu cầu chính sau: - Thiết kế không gian đọc sách và học tập, rèn luyện cho học sinh cấp Tiểu học, THCS, THPT phải có sự nghiên cứu toàn diện trên hệ thống mạng lưới các trường học trên địa bàn toàn tỉnh, cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các đặc điểm hiện trạng và điều kiện tự nhiên theo từng vùng, miền (vùng núi, trung du, đồng bằng) để đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp, là mô hình để áp dụng đối với từng trường, vị trí cụ thể. Tạo hiệu ứng lan tỏa và phát huy đúng mục đích khi đưa vào hoạt động. - Thiết kế phải xác định rõ số lượng chỗ ngồi, đảm bảo diện tích cùng một lúc tối đa phục vụ một lớp học. Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết (mùa đông, mùa hè) phù hợp với việc đọc sách ngoài trời. - Việc bố trí không gian văn hóa đọc cần nghiên cứu kết hợp với không gian cây xanh hiện có và bổ sung trồng cây xanh (nếu có), không gian khu vui chơi tạo thành một tổng thể thống nhất. Đặc biệt phải có sự kết nối và liên hệ chặt chẽ với các khối nhà lớp học, khu thư viện truyền thống để dễ dàng cho học sinh tiếp cận. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu xây dựng và hình khối kiến trúc cũng cần có sự nghiên cứu về tỷ lệ, màu sắc, để đảm bảo phù hợp cho từng lứa tuổi, cấp học. - Các khối công trình xây dựng chỉ là một phần cấu thành của không gian này, chủ yếu ở dạng nhà lắp ghép, có quy mô là công trình cấp 4 nhưng phải đảm bảo an toàn cho học sinh và cộng đồng; hồ sơ thiết kế phải được các đơn vị tư vấn có năng lực hoạt động xây dựng theo quy định thẩm tra thiết kế về an toàn công trình trước khi thực hiện. Do tính chất đặc biệt của khí hậu của miền Bắc (mùa hè nóng ẩm, mùa đông hanh khô; chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa) nên việc lựa chọn vật liệu chính sử dụng cho công trình phải đảm bảo bền (xác định rõ thời gian của độ bền vật liệu), an toàn, thân thiện với môi trường và phù hợp với cảnh quan sư phạm. Việc lựa chọn vật liệu cần được cơ quan có chuyên môn kiểm định trước khi đưa vào bản vẽ thiết kế thi công trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | “2.3. Triển khai xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho học sinh cho 100 % trường phổ thông còn lại theo thiết kế mẫu phù hợp, hoàn thành trong quý IV năm 2023 và năm 2024.” | “2.3. Triển khai xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho 100 % trường phổ thông theo thiết kế phù hợp, hoàn thành trong năm học 2023-2024” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 | “2.9. Các đơn vị giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý, vận hành sau đầu tư nhất là trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng. - Độ bền của vật liệu: Căn cứ vào thiết kế mẫu của Sở Xây dựng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt (dự kiến tháng 1/2023); trong thiết kế mẫu quy định rõ chủng loại, vật liệu xây dựng cho Đề án và thời gian cho độ bền của vật liệu sử dụng. - Chi phí bảo trì, sửa chữa: Sau thời hạn bảo hành công trình theo quy định đơn vị sử dụng có trách nhiệm lập dự toán bảo trì (theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ) từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị để thực hiện các công tác bảo trì, sửa chữa và thay thế nhỏ đảm bảo công trình vận hành đạt hiệu quả cao và kéo dài tuổi thọ của công trình.” | “2.9. Các đơn vị giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý, vận hành, sử dụng sau đầu tư nhất là trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng. - Độ bền của vật liệu: Căn cứ vào thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy định rõ chủng loại, vật liệu xây dựng cho Đề án và thời gian cho độ bền của vật liệu sử dụng. - Chi phí bảo trì, sửa chữa: Sau thời hạn bảo hành công trình theo quy định đơn vị sử dụng có trách nhiệm lập dự toán bảo trì (theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ) từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị để thực hiện các công tác bảo trì, sửa chữa và thay thế nhỏ đảm bảo công trình vận hành đạt hiệu quả cao và kéo dài tuổi thọ của công trình.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 | “3.4. Biện pháp khắc phục - Chú trọng tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống nhất ý chí và hành động từ tỉnh tới cơ sở và các sở, ngành liên quan; mở rộng dân chủ trong thảo luận xây dựng Đề án. - Các Sở, Ngành liên quan cần phối hợp để xây dựng một số thiết kế mẫu không gian đọc sách mở có tính phù hợp cao với nhiều nhà trường trong các cấp học; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các đơn vị triển khai thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt. - UBND tỉnh phê duyệt thiết kế mẫu và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện” | “3.4. Biện pháp khắc phục - Chú trọng tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống nhất ý chí và hành động từ tỉnh tới cơ sở và các sở, ngành liên quan; mở rộng dân chủ trong thực hiện xây dựng Đề án. - Các Sở, Ngành liên quan cần phối hợp để tham gia xây dựng thiết kế không gian đọc sách mở có tính phù hợp cao với nhiều nhà trường trong các cấp học; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các đơn vị triển khai thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt. - UBND cấp huyện triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định hiện hành; thực hiện giám sát trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo hiệu quả. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| Phần thứ tư: Lộ trình, kinh phí và nội dung thực hiện trong Đề án | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5 | 1. Giai đoạn đầu tư xây dựng “- Năm 2023: Đầu tư xây dựng thí điểm không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho học sinh tại 27 điểm trường (trong đó: cấp Tiểu học 9 điểm trường, cấp THCS: 9 điểm trường và THPT là 9 điểm trường). - Năm 2024: Đầu tư xây dựng không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho học sinh tại 334 điểm trường (trong đó: cấp Tiểu học 171 điểm trường (19 trường có 2 cơ sở), cấp THCS: 138 điểm trường (01 trường có 02 cơ sở) và THPT là 25 điểm trường (05 trường có 02 cơ sở)). Thống kê các trường xây dựng không gian đọc sách và giai đoạn thực hiện:
| 1. Giai đoạn đầu tư xây dựng “- Năm 2023-2024: Thực hiện quy trình đầu tư xây dựng và hoàn thành bàn giao không gian đọc sách, học tập và rèn luyện cho học sinh tại 361 điểm trường (trong đó: cấp Tiểu học 180 điểm trường, cấp THCS: 147 điểm trường và THPT là 34 điểm trường). Thống kê các trường xây dựng không gian đọc sách và giai đoạn thực hiện:
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 | 2. Khái toán kinh phí tổng mức đầu tư. 2.1. Mức đầu tư dự kiến: 2.1. Mức đầu tư: - Cấp tiểu học: Dự kiến tối đa khoảng 700 triệu đồng/ điểm trường - Cấp THCS: Dự kiến tối đa khoảng 800 triệu đồng/ điểm trường - Cấp THPT: Dự kiến tối đa khoảng 900 triệu đồng/ điểm trường Ngân sách cụ thể cho 01 khu vực được xác định khi triển khai cụ thể tại từng trường (bao gồm cả sách và các thiết bị). 2.2. Tổng kinh phí đầu tư dự kiến: 271.100 triệu đồng, trong đó: - Cấp tiểu học: 178 điểm trường x 700 = 124.600 triệu đồng; - Cấp THCS: 146 điểm trường x 800 = 116.800 triệu đồng; - Cấp THPT: 33 điểm trường x 900 = 29.700 triệu đồng. 2.3. Nguồn kinh phí đầu tư 2.3.1. Kinh phí dự kiến hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước cấp tỉnh (70%): 189.770 triệu đồng, trong đó: - Cấp tiểu học: Hỗ trợ 490 triệu đồng/ điểm trường: 178 điểm trường x 490 = 87.220 triệu đồng; - Cấp THCS: Hỗ trợ 560 triệu đồng/ điểm trường. 146 điểm trường x 560 = 81.760 triệu đồng; - Cấp THPT: Hỗ trợ 630 triệu đồng/ điểm trường. 33 điểm trường x 630 = 20.790 triệu đồng. 2.3.2. Kinh phí từ các nguồn khác (nguồn ngân sách cấp huyện,nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác): 81.330 triệu đồng. 2.4. Phân kỳ đầu tư: 2.4.1. Giai đoạn 2023 - Thực hiện xong 27 điểm trường; tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: 15.120 triệu đồng, trong đó: Cấp tiểu học: 9 điểm trường x 490 = 4.410 triệu đồng; Cấp THCS: 9 điểm trường x 560 = 5.040 triệu đồng; Cấp THPT: 9 điểm trường x 630 = 5.670 triệu đồng. - Dự kiến kinh phí từ nguồn khác(nguồn ngân sách cấp huyện,nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác): 6.480 triệu đồng. 2.4.2. Giai đoạn 2024 - Thực hiện xong 330 điểm trường còn lại; tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: 174.650 triệu đồng, trong đó: Cấp tiểu học: 169 điểm trường x 490 = 82.810 triệu đồng; Cấp THCS: 137 điểm trường x 560 = 76.720 triệu đồng; Cấp THPT: 24 điểm trường x 630 = 15.120 triệu đồng. - Dự kiến kinh phí từ nguồn khác(nguồn ngân sách cấp huyện,nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác): 74.850 triệu đồng.” | 2. Khái toán kinh phí tổng mức đầu tư. 2.1. Mức đầu tư dự kiến: 2.1. Mức đầu tư: - Cấp tiểu học: Dự kiến tối đa khoảng 700 triệu đồng/ điểm trường - Cấp THCS: Dự kiến tối đa khoảng 800 triệu đồng/ điểm trường - Cấp THPT: Dự kiến tối đa khoảng 900 triệu đồng/ điểm trường Ngân sách cụ thể cho 01 khu vực được xác định khi triển khai cụ thể tại từng trường (bao gồm cả sách và các thiết bị). 2.2. Tổng kinh phí đầu tư dự kiến: 271.100 triệu đồng, trong đó: - Cấp tiểu học: 178 điểm trường x 700 = 124.600 triệu đồng; - Cấp THCS: 146 điểm trường x 800 = 116.800 triệu đồng; - Cấp THPT: 33 điểm trường x 900 = 29.700 triệu đồng. 2.3. Nguồn kinh phí đầu tư 2.3.1. Kinh phí dự kiến hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước cấp tỉnh (70%) trong năm 2023: 189.770 triệu đồng, trong đó: - Cấp tiểu học: Hỗ trợ 490 triệu đồng/ điểm trường: 178 điểm trường x 490 = 87.220 triệu đồng; - Cấp THCS: Hỗ trợ 560 triệu đồng/ điểm trường. 146 điểm trường x 560 = 81.760 triệu đồng; - Cấp THPT: Hỗ trợ 630 triệu đồng/ điểm trường. 33 điểm trường x 630 = 20.790 triệu đồng. 2.3.2. Kinh phí từ các nguồn khác (nguồn ngân sách cấp huyện, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác): 81.330 triệu đồng.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 | 4.2. Sở Xây dựng “- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể; lồng ghép các nhiệm vụ của Đề án trong quá trình triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan khác; phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án. - Kiểm tra, thẩm định, có ý kiến cụ thể về 03 mẫu thiết kế do Khuyến học tỉnh và các đơn vị tư vấn trình, hoàn thành trong Quý I/2022. - Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai lập thiết kế mẫu (theo hướng mở) không gian đọc sách học tập và rèn luyện cho các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Các thiết kế mẫu phải thể hiện sự sáng tạo, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tạo ra các quần thể không gian mang tính nghệ thuật, đa chức năng, thoát ra được những khuôn khổ sẵn có và liên thông với không gian toàn trường; từ đó mang đến cho các em học sinh một không gian đọc sách mở, thân thiện; đáp ứng yêu cầu nâng cao văn hóa đọc trong môi trường học đường và cải tạo cảnh quan trường học. Sau khi hoàn thành thẩm định thiết kế mẫu (theo hướng mở tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường) trình UBND tỉnh Quyết định phê duyệt trong tháng 1/2023. - Hướng dẫn UBND các huyện thành phố và các cơ sở giáo dục thực hiện trên cơ sở thiết kế mẫu theo hướng mở (có thể tham khảo nhiều mẫu của các đơn vị hoặc tùy theo không gian, vị trí để lên thiết kế cho phù hợp) và thủ tục đầu tư xây dựng” | 4.2. Sở Xây dựng “- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể; lồng ghép các nhiệm vụ của Đề án trong quá trình triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan khác; phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án. - Hướng dẫn UBND các huyện thành phố và các cơ sở giáo dục thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định”. - Giám sát, kiểm tra việc đầu tư xây dựng các công trình để đảm bảo an toàn và triển khai theo đúng quy định hiện hành. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 |
| 4.4. Sở Giáo dục và Đào tạo bổ sung nhiệm vụ “- Thực hiện lập thiết kế, dự toán và triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho các Trường THPT trên địa bàn tỉnh trong tháng 4/2023.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9 | 4.7. UBND các huyện, thành phố “- Chủ trì tổ chức xây dựng không gian đọc sách mở, thân thiện cho khối TH, THCS trên cơ sở thiết kế mẫu (theo hướng mở) và các quy định hiện hành” | 4.7. UBND các huyện, thành phố bổ sung nội dung: “- Thực hiện lập thiết kế, dự toán và triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện cho các trường TH và THCS trên địa bàn huyện, thành phố trong tháng 4/2023.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10 | 4.9. Thời gian thực hiện “- Giai đoạn 2022-2024 thực hiện mô hình tại 03 điểm trường theo hình thức xã hội hóa. - Giai đoạn 2023 thực hiện hoàn thành 27 điểm trường. - Giai đoạn 2024 thực hiện hoàn thành số điểm trường còn lại” | 4.9. Thời gian thực hiện “- Giai đoạn 2022-2024 thực hiện xây dựng tại 03 điểm trường theo hình thức xã hội hóa. - Giai đoạn 2023-2024 thực hiện hoàn thành toàn bộ số điểm trường trên địa bàn tỉnh.” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11 |
| 3. Phụ lục 1: Danh sách các trường trên địa bàn tỉnh Điều chỉnh toàn bộ các trường trên địa bàn tỉnh thời gian thực hiện - hoàn thành là năm học 2023-2024. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12 | Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 2480/QĐ- UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. |
|
- 1Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2021 về Phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 973/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2021 về Phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 973/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh nội dung trong Đề án Xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 2480/QĐ-UBND
- Số hiệu: 755/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Việt Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực