- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Thông tư 04/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 1401/QĐ-UBND năm 2009 huỷ bỏ Quyết định 717/QĐ-UB do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 717/QĐ-UBND | Huế, ngày 13 tháng 03 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ CHỐNG CHẶT PHÁ, KHAI THÁC, KINH DOANH, VẬN CHUYỂN LÂM SẢN TRÁI PHÉP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 và Thông tư số 04/2006/TT- BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 444/TC-QLNS ngày 03/03/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về việc thanh toán chi phí trong lĩnh vực chống buôn lậu, chống kinh doanh hàng giả và chống khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép”.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc công an tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ CHỐNG CHẶT PHÁ, KHAI THÁC, KINH DOANH, VẬN CHUYỂN LÂM SẢN TRÁI PHÉP
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thực hiện Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 và Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính về việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính.
Để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho các đơn vị tham gia bắt giữ, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu trong lĩnh vực chống buôn lậu, chống hàng giả; chống chặt phá, khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép (sau đây gọi tắt là lĩnh vực chống buôn lậu), UBND tỉnh quy định cụ thể các khoản chi phí trong lĩnh vực chống buôn lậu như sau:
I. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan trực tiếp tham gia công tác chống buôn lậu, chống kinh doanh hàng giả và chống khai thác, chặt phá, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép như Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Công an tỉnh, Hải quan, Bộ đội Biên phòng... (gọi chung là các cơ quan chống buôn lậu) khi thanh toán các khoản chi, cho công tác chống buôn lậu đều phải thực hiện theo đúng các quy định tại quyết định này.
II. Nguồn kinh phí để thanh toán chi phí: Các khoản chi phí cho công tác chống buôn lậu được thanh toán từ nguồn thu bán tang vật, phương tiện do các đơn vị chống buôn lậu thực nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính.
III. Nội dung các khoản chi cho công tác chống buôn lậu:
1. Các khoản chi được thanh toán trực tiếp theo chứng từ chi thực tế:
- Chi phí mua tin: mức chi tối đa là 10% số thu bán tang vật, phương tiện tịch thu và không vượt quá 50.000.000 đồng/vụ (Năm mươi triệu đồng). Đối với những tang vật, phương tiện tịch thu là hàng giả, hàng phải tiêu hủy có giá trị thấp, không khống chế chi phí mua tin theo tỷ lệ trên số thu nhưng tối đa không vượt quá 30.000.000 đồng/vụ (Ba mươi triệu đồng).
- Chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản và phương tiện tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp cơ quan ra quyết định tịch thu đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
- Chi chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi thả vào rừng hoặc chuyển giao cho các tổ chức theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý.
- Chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu: chi phí định giá khởi điểm, chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán (nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được hoặc giá trị tăng thêm của tài sản lớn hơn so với giá trị sửa chữa); chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan, phí tổ chức bán đấu giá trả cho doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản nhà nước, chi phí bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện.
2. Các khoản chi được khoán theo tỷ lệ trên số tiền thu được để các cơ quan chống buôn lậu chủ động chi phí:
a. Phương thức và tỷ lệ khoán chi phí: Toàn bộ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện tịch thu thực nộp vào tài khoản tạm giữ sau khi trừ các khoản chi phí quy định tại điểm 1- phần II được trích 30% để cấp cho các các cơ quan chống buôn lậu. Tất cả các khoản chi cho công tác chống buôn lậu mang tính chất thường xuyên, các khoản chi liên quan đến nhiều vụ việc, phát sinh trong quá trình đấu tranh thực hiện nhiệm vụ, các khoản chi cho những vụ việc không có số thu… nằm ngoài các khoản chi quy định tại điểm 1 - phần II được khoán gọn trong phạm vi 30% số thu được trích này.
Trường hợp nhiều đơn vị cùng tham gia xử lý vụ việc thì khoản kinh phí tại điểm 2 của phần III này được cấp cho cơ quan trực tiếp tham gia bắt giữ đối tượng vi phạm.
b. Quản lý và sử dụng:
Toàn bộ số kinh phí 30% trích cho đơn vị chống buôn lậu quy định tại điểm a phần này được xem như 100% và được quản lý, sử dụng như sau:
b.1). Trích 50% để bổ sung các khoản chi mang tính chất thường xuyên và phát sinh trong quá trình đấu tranh thực hiện nhiệm vụ, rất khó thanh toán theo từng vụ việc, gồm các khoản chi:
- Chi phí điều tra xác minh: chi thông tin liên lạc, xăng dầu, sửa chữa phương tiện;
- Chi bồi dưỡng làm thêm giờ; bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước;
- Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, xử lý tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo chế độ quy định hiện hành;
- Chi hội nghị sơ kết, tổng kết công tác chống buôn lậu;
- Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc bắt giữ, tịch thu, bảo quản, xử lý tài sản;
- Các khoản chi liên quan đến các vụ việc không có số thu;
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, đơn vị được sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định, nhưng đảm bảo phải thanh toán đủ các khoản chi phí nói trên.
b.2) Trích 50% để chi cho công tác tuyên truyền, chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia chống buôn lậu bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ, công chức hy sinh khi thi hành công vụ; chi hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính. Đơn vị không được sử dụng kinh phí này để bổ sung kinh phí quản lý hành chính của đơn vị, trong năm chưa chi hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
IV. Về hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí:
Hàng tháng các đơn vị chống buôn lậu tập hợp số thu nộp và các khoản chi phí liên quan gửi về Sở Tài chính để kiểm tra, thanh toán. Cụ thể như sau:
- Công văn đề nghị thanh toán chi phí, trong đó, ghi rõ chủng loại hàng tịch thu, số thu bán hàng hóa tang vật tịch thu, tổng số chi phí đề nghị thanh toán, số tài khoản của đơn vị;
- Bảng kê số thu, chi phí đề nghị thanh toán (có mẫu đính kèm);
- Các quyết định, biên bản xử lý vi phạm,
- Bản kê hàng hóa, tang vật, phương tiện; lý lịch gỗ tịch thu sung quỹ nhà nước được ghi trong các quyết định;
- Các giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính;
- Các hóa đơn bán hàng tịch thu (trường hợp đơn vị được ủy quyền bán), các giấy thông báo số thu bán hàng hóa tang vật tịch thu của các tổ chức doanh nghiệp bán đấu giá;
- Các chứng từ chi phí hợp lý, hợp lệ phù hợp với quá trình diễn biến của hồ sơ vụ vi phạm, gồm: phiếu chi có chữ ký của người nhận, thủ quỹ, kế toán và thủ trưởng đơn vị. Đối với các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp có hợp đồng ghi rõ địa điểm, cự ly, thời gian vận chuyển, số người tham gia bốc xếp. Đối với chi phí mua tin, trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, thì phiếu chi trả tiền mua tin phải có chữ ký người trực tiếp trả tiền cho người cung cấp tin (thay vì người nhận tiền ký). Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả;
V. Tổ chức thực hiện:
Quy định này được áp dụng kể từ ngày ký. Tất cả các vụ việc đang có số thu trên tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính nhưng chưa được xử lý cho phép xử lý theo các quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ VỤ VIỆC CỦA.......................................
(Kèm theo Công văn đề nghị thanh toán chi phí số: ngày......... của.........)
TT | Biên bản | Quyết định | Hàng tịch thu | Số h.đơn (nếu có) | Số tiền bán được | Tổng chi | Trong đó: | ||||||
Số | Ngày | Số | Ngày | Chủng loại | Số lượng | Mua tin | B.xếp | V.chuyển | Chi khác | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
Huế, ngày… tháng… năm 200...
Lập biểu | Kế toán | Thủ trưởng đơn vị |
- 1Quyết định 63/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế về phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại qua đường bưu chính, viễn thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Chỉ thị 06/2008/CT-UBND về biện pháp cấp bách chống buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Quyết định 102/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 5Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2008 quy định mức chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6Quyết định 1401/QĐ-UBND năm 2009 huỷ bỏ Quyết định 717/QĐ-UB do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 1401/QĐ-UBND năm 2009 huỷ bỏ Quyết định 717/QĐ-UB do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Thông tư 04/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 72/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 63/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế về phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại qua đường bưu chính, viễn thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Chỉ thị 06/2008/CT-UBND về biện pháp cấp bách chống buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 9Quyết định 102/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 10Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2008 quy định mức chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Quyết định 717/QĐ-UBND năm 2006 về thanh toán chi phí trong lĩnh vực chống buôn lậu, chống kinh doanh hàng giả và chống khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 717/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Xuân Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực