Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/1999/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 6 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH VÀ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ PHÂN CẤP

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;

- Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyên khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Chỉ thị số 11/1998/CT-TTg ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 10/1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của chính phủ và cải tiến các thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

- Căn cứ Quyết định 233/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng(sau đây viết tắt là UBND thành phố) quyết định cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được Chính phủ phân cấp đáp ứng được các điều kiện sau :

1- Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, kinh tế-kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được duyệt;

2- Có quy mô vốn đầu tư từ 5 triệu đô la Mỹ trở xuống (kể cả các giấy phép đầu tư dã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp trong phạm vi hạn mức vốn đầu tư được phân cấp), trừ những dự án quy định tại Điều 2 Quyết định này;

3- Có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đáp ứng quy định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ;

4- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là DNCVĐTNN), bên nước ngoài hợp doanh tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài;

5- Thiết bị, máy móc và công nghệ phải đáp ứng các quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng các quy định đó phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý kinh tế - kỹ thuật chấp thuận bằng văn bản trước khi cấp giấy phép đầu tư;

6- Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

Điều 2 :

1- UBND thành phố không cấp giấy phép đầu tư cho các loại dự án sau :

a) Các dự án nhóm A theo quy định tại Điều 93 Nghị định 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

b) Các dự án thuộc lĩnh vực sau :

- Thăm dò, khai thác và dịch vụ dầu khí;

- Sản xuất điện;

- Xây dựng cảng biển, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt;

- Xi măng, luyện kim, sản xuất đường, sản xuất rượu, bia, thuốc lá;

c) Các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất của thành phố Đà Nẵng;

d) Các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư.

2- Đối với các dự án thuộc điểm a, b khoản 1 Điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án và tham mưu cho UBND thành phố có văn bản đề nghị Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét, cấp giấy phép đầu tư.

3- Đối với các dự án thuộc điểm c khoản 1 Điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý các KCN và chế xuất Đà Nẵng để thẩm định theo Quyết định số 273/1998/QĐ-UB ngày 13 tháng 01 năm 1998 của UBND thành phố ban hành Quy chế phối hợp trong việc thẩm định dự án đầu tư nước ngoài vào các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 3 :

1- Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiếp nhận hồ sơ dự án được chủ đầu tư lập đúng với quy định tại khoản 2 Điều này (ít nhất là 08 bộ hồ sơ trong đó tối thiểu phải có 01 bộ chính). Việc thẩm định dự án được thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ (các Điều 83, 92, 96 và 100);

2- UBND thành phố khuyến khích các chủ đầu tư lập hồ sơ theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư gồm các văn bản sau :

a) Đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư;

b) Hợp đồng liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức liên doanh) hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);

c) Điều lệ liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức liên doanh) hoặc Điều lệ doanh nghiệp (nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);

d) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên tham gia đầu tư;

e) Giải trình kinh tế - kỹ thuật (nếu không thể hiện trong đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư);

f) Hồ sơ chuyển giao công nghệ và các tài liệu liên quan đến việc chuyển giao công nghệ (nếu có chuyển giao công nghệ);

g) Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu dự án thuộc lĩnh vực phải lập đánh giá tác động môi trường trước khi cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường);

h) Hồ sơ xin thuê đất;

i) Chứng chỉ quy hoạch;

k) Thiết kế sơ bộ do chủ đầu tư lập, trong đó thể hiện : qui hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, bố trí dây chuyền công nghệ và các công trình kỹ thuật hạ tầng;

l) Tài liệu có liên quan khác (nếu có).

Điều 4 : Trong quá trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư đối với những dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy pliép đầu tư của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (sau đây gọi tắt là các Sở) có liên quan; tổng hợp và lập báo cáo thẩm định dự án trình UBND thành phố xét duyệt cấp giấy phép đầu tư.

Điều 5 : Trách nhiệm của các Sở được quy định như sau :

1- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định :

a) Về mặt kiến trúc đối với những dự án có công trình xây dựng (chỉ xem xét về việc các công trình đó có sử dụng kiến trúc nước ngoài và ảnh hưởng đến nền kiến trúc Việt Nam và mỹ quan của các công trình xung quanh hay không);

b) Quy hoạch tổng mặt bằng của dự án (chỉ xem xét việc bố trí mặt bằng đó có ảnh hưởng môi trường xung quanh hay không);

c) Thẩm định phần thiết kế chi tiết công trình theo các quy định tại Thông tư số 01/BXD-CSXD ngày 15 tháng 4 năm 1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam sau khi dự án được cấp giấy phép đầu tư.

2- Sở Địa chính - Nhà đất chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ cho thuê đất theo Điều 4 Thông tư số 679/TT-ĐC ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định :

a) Hồ sơ theo quy định tại mục II. 1 của Thông tư số 490/1998/ TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hưởng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;

b) Phần thiết bị, chuyển giao công nghệ.

4- Các Sở khác có liên quan đến dự án căn cứ vào chức năng của ngành có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về quy hoạch và các vấn đề khác thuộc phạm vi quản lý của ngành.

5- Đối với những dự án mà nội dung có các vấn đề cần phải xin ý kiến của các Bộ, ngành thì Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố có văn bản xin ý kiến của các Bộ, ngành về các vấn đề đó trước khi tiến hành thẩm định hồ sơ dự án.

6- Đối với những dự án phức tạp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể tổ chức cuộc họp tư vấn gồm đại diện của các ngành có liên quan để tham mưu trình UBND thành phố xem xét, quyết định.

7- Đối với những dự án không được phân cấp giây phép đầu tư thì dược thực hiện theo Quyết định số 72/1999/QĐ-UB ngày 14 tháng 6 năm 1999 của UBND thành phố ban hành Quy định về việc hình thành, xem xét và quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng.

Điều 6 :

1- Ngoài việc tiếp nhận, xem xét và đề nghị UBND thành phố quyết định bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư với các dự án đã được phân cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và trình UBND thành phố quyết định bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư đối với các giấy phép đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp trong phạm vi hạn mức vốn đầu tư được phân cấp.

2- Trong trường hợp do bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư mà vượt quá hạn mức vốn đầu tư được phân cấp, thay đổi đối tác nước ngoài, thay đổi mục tiêu dự án, giảm tỷ lệ xuất khẩu, giảm tỷ lệ góp vốn pháp định của Bên Việt Nam so với quy định tại giấy phép đầu tư; chuyển hình thức liên doanh sang đầu tư 100% vốn nước ngoài thì trước khi đề nghị UBND thành phố quyết định bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm tham mưu đề xuất cho UBND thành phố xem xét và có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

Điều 7 : Thời hạn thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư được quy định cụ thể như sau :

1- Đối với những dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của UBND thành phố và các dự án có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu đạt 80% sản phẩm thì trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nộp hồ sơ dự án hợp lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ (không kể thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ dự án), chủ đầu tư sẽ được UBND thành phố cấp hoặc từ chối cấp giấy phép đầu tư.

2- Trong thời gian không quá 2 (hai) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án hợp lệ, nếu vấn đề có liên quan đến các Sở khác thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm làm văn bản yêu cầu kèm hồ sơ dự án gửi cho các Sở để lấy ý kiến tham gia thẩm định.

3- Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án (kể cả phần sửa đổi, bổ sung dự án) và văn bản yêu cầu thẩm định do Sở kế hoạch và Đầu tư chuyển, các Sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và các quy định tại Điều 5 Quyết đinh này có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn nêu trên mà các Sở không có ý kiến trả lời bằng văn bản thì coi như chấp thuận nội dung dự án và chịu trách nhiệm về sự chấp thuận đó.

4- Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp và lập bản báo cáo thẩm định dự án trình UBND thành phố xét, cấp giấy phép đầu tư cho chủ dự án.

5- Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được bản báo cáo thẩm định dự án của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố xét, cấp giấy phép đầu tư. Chánh Văn phòng UBND thành phố chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi và lập thủ tục trình Chủ tịch UBND thành phố ký Giấy phép đầu tư.

Điều 8 : Mọi yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 15 ngày kề từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Thời hạn này không được tính vào thời hạn xét, cấp giấy phép đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định này.

Điều 9 :

1- Đối với những dự án đề nghị bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền phân cấp giấy phép của UBND thành phố thì thời hạn xem xét hồ sơ được áp dụng như Điều 7 Quyết định này.

2- Trong trường hợp do bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư mà quy mô đầu tư vượt quá mức tổng vổn đầu tư được phân cấp, thay đổi đối tác nước ngoài, thay đổi mục tiêu dự án, giảm tỷ lệ xuất khẩu, giảm tỷ lệ góp vốn pháp định của Bên Việt Nam so với quy định tại giấy phép đầu tư, chuyển hình thức liên doanh sang đầu tư 100% vốn nước ngoài thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố để đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét và chấp thuận trước khi UBND thành phố có quyết định bổ sung, sửa đổi giấy phép đầu tư.

Điều 10 : Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình UBND thành phố quyết định việc chấm dứt hoạt động của DNCVĐTNN thuộc thẩm quyền UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư và thu hồi giấy phép đầu tư do UBND thành phố đã cấp trong những trường hợp sau :

1- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư;

2- Do đề nghị của một hoặc các bên và được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận;

3- Theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và quy định của giấy phép đầu tư;

4- Do bị tuyên bố phá sản;

5- Trong những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11 :

1- Khi chấm dứt hoạt động theo một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, và 5 Điều 10 Quyết định này, DNCVĐTNN, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

2- Đối với DNCVĐTNN bị tuyên bố phá sản thì được giải quyết theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Điều 12 :

1- Sở Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức bộ phận chuyên trách để thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định và chuẩn bị giấy phép đầu tư trình UBND thành phố ký đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được Chính phủ phân cấp và kể cả các dự án do sửa đổi, bổ sung giấy phép thuộc phạm vi Điều 9 Quyết định này.

2- Các Sở có liên quan đến việc cấp giấy phép đầu tư phải kiện toàn, củng cố bộ phận chuyên môn thuộc Sở để thường xuyên theo dõi và tham gia thẩm định các dự án đầu tư khi được yêu cầu.

Điều 13 :

1- Nghiêm cấm các công chức, viên chức, nhân viên thuộc các Sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây khó khăn, phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình xét, cấp giấy phép đầu tư. Nếu vi phạm các quy định có liên quan của Nhà nước và các điều khoản của Quyết định này thì tùy mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2- Thủ trưởng các Sở phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về các hành vi vi phạm của các nhân viên thuộc phạm vi trách nhiệm mình quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 14 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3147/QĐ-UB ngày 26 tháng 8 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ phân cấp.

Điều 15 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các DNCVĐTNN tại thành phố Đà Nẵng căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 15 (để thực hiện),
- Chính phủ (để b/c),
- TVTU, TTHĐNDTP (để b/c),
- CT & các PCT UBND TP,
- Các Sở ,Ban, ngành,
- Các Hội, đoàn thể
- VPTU, CPVPUBND, CVVPUBND,
- DNCVĐTNN tại Đà Nang,
- Lưu VT, KTĐN

TM.UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bá Thanh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 71/1999/QĐ-UB về thẩm định và cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phân cấp

  • Số hiệu: 71/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/06/1999
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Nguyễn Bá Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản