Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6980/QĐ-UBND.VX

Nghệ An, ngày 12 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 30/7/2013 Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 1276-TB/TU ngày 14/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2419/TTr-SGD&ĐT ngày 25 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Đề án Phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến năm 2020" (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các cơ sở đào tạo có liên quan tổ chức triển khai; Kiểm tra thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và các đơn vị liên quan; Thủ trưởng các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Thị Lệ Thanh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6980/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần mở đầu

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 chỉ rõ "Tăng cường đầu tư của Nhà nước gắn với nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục; đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng các trường đại học, trường dạy nghề chất lượng cao về lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học và dạy nghề hiện có"

Thành phố Vinh đang từng bước thực hiện được vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của vùng Bắc Trung Bộ. Văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế phát triển mạnh; thể dục thể thao, thông tin, phát thanh truyền hình có nhiều tiến bộ mới. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính sách xã hội được quan tâm thực hiện.

Hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên các trường đại học, trường nghề vùng Bắc Trung Bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, sáu tỉnh Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế) có 34 trường đại học và cao đẳng (trong đó 22 trường đại học, Nghệ An có 6 trường), phần lớn các trường mới được nâng cấp từ trường sư phạm, kinh tế của các tỉnh, cho nên thiếu hẳn đội ngũ giảng viên và các trường đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hay kinh tế như luyện kim, điện, khai khoáng, hóa chất... Hầu như chưa có tỉnh nào trong khu vực triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách thu hút nhân tài một cách hiệu quả.

Hiện nay, hệ thống các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng cơ sở vật chất, cơ sở thực hành thực tập chưa đáp ứng được nhu cầu người học, đội ngũ giảng viên có trình độ cao chưa được quan tâm đào tạo, thu hút đúng mức nên chất lượng đào tạo nói chung của các trường trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động trong giai đọan hiện nay.

Nghệ An có truyền thống hiếu học và học giỏi, hàng năm có trên 20 ngàn học sinh đậu vào ĐH, CĐ, đứng tốp đầu của cả nước, học sinh giỏi quốc gia luôn xếp thứ hạng cao trong khối các trường THPT Chuyên toàn quốc. Có nhiều học sinh thi đạt điểm cao, thủ khoa trong các kỳ thi đại học, cao đẳng. Nhưng số học sinh khá giỏi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh đang còn ít.

2. Đối tượng và phạm vi của đề án

Đối tượng và phạm vi của đề án là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3. Những căn cứ xây dựng đề án

3.1. Cơ sở pháp lý

Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 30/7/2013 Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển Giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 4/9/2014 của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW;

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Quyết định 239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ;

Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

Quyết định 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2012-2020;

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;

Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách giải thể trường đại học, học viện;

Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/6/2013 về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020";

Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 13/3/2012 của ban chấp hành tỉnh Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đọan 2011-2020;

Nghị quyết số 23/2011/NĐ-HĐND ngày 9/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Nghị quyết số 92/2011/NĐ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức;

Quyết định số 5579/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020.

Quyết định số 06/QĐ-UBND.VX ngày 16/1/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020,

Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định một số chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Căn cứ Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt "Đề án đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020".

Quyết định số 5260/2013/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nghệ An đến năm 2020,

3.2. Cơ sở thực tiễn

Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Tuy vậy, việc đầu tư, xây dựng hệ thống trường này chưa thực sự ngang tầm, chưa đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Do những khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất trang thiết bị nên chất lượng đào tạo của hệ thống các trường thuộc tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay rất cao. Nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật tay nghề cao, thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lí điều hành. Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đang thiếu những chuyên gia giỏi, những người có đủ năng lực làm việc trong môi trường hợp tác quốc tế.

Theo thống kê của các tỉnh Bắc Trung Bộ nhu cầu lao động cho các dự án đến năm 2015 là 391.000 người, đến năm 2020 là 550.000 người. Đây là cơ hội để các tỉnh trong vùng giải quyết nhân lực tại chỗ, với dân số hơn 11 triệu người, gần 6 triệu người trong độ tuổi lao động (nếu tính cả vùng duyên hải Miền Trung đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 12,5 triệu người chiếm 63% dân số vùng và chiếm 12% lực lượng lao động cả nước), vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu tiềm năng. Trong vòng bốn đến năm năm tới, nếu không có chính sách cụ thể, triển khai đồng bộ và kịp thời công tác đào tạo nguồn nhân lực thì các tỉnh Bắc Trung Bộ thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phần I.

THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Hệ thống mạng lưới trường, lớp

1.1. Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp

Nghệ An có 02 trường đại học trực thuộc tỉnh là Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An; có 02 trường cao đẳng, gồm Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 2 trường đại học tư thục Đại học Vạn Xuân, Đại học Công nghiệp Vinh, 2 trường Đại học trực thuộc Trung ương gồm Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.

Quy mô đào tạo sinh viên đạt trình độ đại học các trường trực thuộc tỉnh tăng mạnh trong những năm vừa qua. Năm học 2013-2014, các trường trực thuộc tỉnh có 1433 sinh viên đại học, 11.996 sinh viên cao đẳng. Ngoài ra còn có 1.233 học sinh, sinh viên hệ vừa làm vừa học, 2.400 học sinh, sinh viên theo học các lớp liên kết đào tạo.

Chất lượng đào tạo đã được nâng lên, nhiều trường đã khẳng định được uy tín trong thị trường lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, các Trường Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An tiếp nhận 120 chỉ tiêu đào tạo cho nước bạn Lào. Trường Đại học Y khoa Vinh hợp tác với Dự án Bắc - Nam, hàng năm Trường gửi giảng viên, sinh viên sang Phần Lan học tập, giảng dạy và ngược lại.

Về cơ cấu ngành nghề đào tạo: nhóm ngành kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn, tiếp đó là sư phạm, y dược. Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ chiếm tỷ trọng thấp. Quy mô phát triển và cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh được thể hiện trong (biểu 01).

1.2. Trung cấp chuyên nghiệp

Nghệ An hiện có 5 trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh quản lý. Ngoài ra, việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp diện chính quy còn được thực hiện ở các trường cao đẳng và cả ở trong trường đại học (Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An). Quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp liên tục tăng trong những năm qua, hiện nay đã chững lại và giảm mạnh. Các giải pháp để phân luồng học sinh sau THCS vào học TCCN được triển khai thực hiện. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã cố gắng để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch, trong đó các trường Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, Trung cấp Việt Anh đều đạt và vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy vậy, các trường Đại học Vạn Xuân, Cao đẳng Hoan Châu, Trung cấp Du lịch miền Trung, Trung cấp Việt Úc gặp khó khăn, tuyển sinh không đạt chỉ tiêu. Số liệu cụ thể về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo (biểu 02).

1.3. Dạy nghề

Đến nay, toàn tỉnh có 64 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, trong đó có 38 cơ sở dạy nghề công lập và 26 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Gồm: 06 trường cao đẳng nghề, 9 trường trung cấp nghề, 33 trung tâm dạy nghề và 16 cơ sở khác có dạy nghề.

Quy mô đào tạo tăng nhanh từ 31.150 người (năm 2006) lên 66.000 người (năm 2010) và 84.000 người (năm 2013). Bình quân giai đoạn 2006-2010 mỗi năm đào tạo trên 45.000 người, giai đoạn 2011-2013 là 84.000 người.

Giai đoạn 2006 - 2010, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo 49.355 lao động kỹ thuật có trình độ Trung cấp nghề (41.445 người) và Cao đẳng nghề (7.910 người) bằng 188% so với giai đoạn 2001-2005 (26.245 người), đạt 80,58% so với chỉ tiêu đề ra.

Giai đoạn 2011-2013, đã đào tạo được 40.939 lao động kỹ thuật (trình độ Cao đẳng nghề 12.250 người và Trung cấp nghề 28.689 người) đạt 100% kế hoạch.

Chất lượng đào tạo nghề có bước chuyển biến tích cực. Hàng năm, tỷ lệ học sinh Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề tốt nghiệp đạt trên 95%. Ngoài ra còn được thể hiện ở kết quả tại các Hội thi tay nghề, Hội giảng giáo viên, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc. Đoàn Nghệ An luôn được Bộ Lao động - TB và XH đánh giá cao và tặng bằng khen.

Một số ngành nghề đào tạo bước đầu đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động như: Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện tử công nghiệp, Hàn, Cơ điện tử, Điện công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, Chế biến sản phẩm ăn uống, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Tiểu thủ công nghiệp...

Thực hiện Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII nhiệm kỳ (2011-2015) với mục tiêu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 48% vào năm 2015. Giai đoạn 2014- 2020, cơ bản giữ nguyên số lượng cơ sở dạy nghề và có tham gia dạy nghề, chỉ dự kiến thành lập mới 2 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề và tập trung đầu tư nâng cấp 2 trường cao đẳng nghề lên thành trường đại học kỹ thuật, 4 trường trung cấp nghề lên thành trường cao đẳng nghề, nâng cấp 3 trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề (Biểu 5).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/6/2013 về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh có 13 trường với 42 danh mục nghề được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lựa chọn và phê duyệt đầu tư nghề trọng điểm, trong đó: 10 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, 07 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và 25 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia.

2. Các điều kiện đảm bảo cho đào tạo nguồn nhân lực hiện nay

2.1. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh năm học 2013-2014 là 787 người (trong đó PGS 2 người, chiếm tỷ lệ 0,25%; Tiến sĩ 21 người, chiếm tỷ lệ 2,7%; NCS 42 người, chiếm tỷ lệ 5,34%; Thạc sĩ 406 người, chiếm tỷ lệ 51,6%; Đại học 299 người, chiếm tỷ lệ 37,99 %) (biểu số 04).

Đội ngũ giảng viên và giáo viên các cơ sở đào tạo TCCN, CĐ, ĐH trong tỉnh có tốc độ phát triển nhanh về số lượng và cơ cấu chất lượng. Nhìn chung, đội ngũ giảng viên cơ hữu cùng với số giảng viên thỉnh giảng cộng tác giảng dạy thường xuyên tại các cơ sở đào tạo cơ bản đảm bảo đáp ứng theo quy định.

Các cơ sở đào tạo đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ như cử đi học nâng cao trình độ; tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GDĐT tổ chức; thường xuyên có những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn. Những trường do các bộ, ngành trung ương quản lý có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính nhằm đãi ngộ, thu hút giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Đối với các trường, cơ sở dạy nghề:

Những năm qua, tỉnh đã chú trọng bố trí giáo viên cho các cơ sở đào tạo nghề trên cơ sở giao chỉ tiêu biên chế cho các trường công lập, đồng thời có cơ chế mở để các trường có điều kiện thu hút, thuê giáo viên giỏi về giảng dạy. Nhờ vậy đội ngũ giáo viên của các trường đào tạo lao động kỹ thuật được bố trí tăng nhanh. Đến nay tổng số giáo viên trong các cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật có 1.323 người, tăng 2,17 lần so với năm 2006 (608 giáo viên).

Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao: Năm 2006, số lượng giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học chỉ có 408 người, chiếm 67%; Đến nay có 1.138 giáo viên trình độ đại học và trên đại học, chiếm 86%;

2.2. Cơ sở vật chất

Về trang thiết bị phục vụ dạy học Cơ sở vật chất các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, không ngừng được đầu tư nâng cấp và mở rộng.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường đại học, cao đẳng được tăng cường. Trường Đại học Y khoa Vinh hoàn thành việc xây dựng thư viện điện tử, mở rộng khuôn viên cơ sở 2 với diện tích 29 ha; Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hoàn thành xây dựng thư viện điện tử, khu ký túc xá học sinh; các trường Đại học Vạn Xuân, Công nghiệp Vinh có cơ sở khang trang, hiện đại; Trường Trung cấp Việt Anh xây mới khu thực hành, thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu đào tạo.

Giai đoạn 2006 - 2010 các trường Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề đều được Tỉnh quan tâm bố trí tăng thêm diện tích đất, đầu tư kinh phí mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đạt chuẩn quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể tổng diện tích đất sử dụng của các cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề của tỉnh là 879.691 m2, trong đó: trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc được cấp thêm 25.000m2; Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại được cấp đất cơ sở 2 diện tích 60.257m2; trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Miền tây và trường Trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An mỗi trường hơn 60.000m2; trường Trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Nghệ An được cấp thêm 45.000 m2, trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc được cấp 33.000m2... Tỉnh đã bố trí 20.000m2 đất cho Tập đoàn dầu khí đầu tư xây dựng phân hiệu trường Cao đẳng nghề dầu khí. Năm 2011 Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh được cấp 31.000 m2 tại xã Nghi Liên để xây dựng cơ sở mới

2.3. Điều kiện về ngân sách, tài chính

Nghệ An chưa cân đối được thu chi ngân sách. Mặc dù thu ngân sách hàng năm trên địa bàn đều có sự tăng trưởng nhưng chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chi thường xuyên. Hàng năm ngân sách Trung ương vẫn phải trợ cấp cân đối trên 50% tổng số chi ngân sách.

Là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2006-2010 chiếm khoảng 32% đến 34% tổng chi NS địa phương.

Đối với dạy nghề, trong những năm qua Nghệ An đã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư khá lớn của Trung ương từ Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề. Các trường: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề cấp huyện đã được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy nghề với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng.

2.4. Cơ chế quản lý

Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung xây dựng và hòan thiện hệ thống văn bản quản lí các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó quan tâm việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Các Sở ban ngành đã chủ động hoặc phối hợp để hướng dẫn, chỉ đạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiến nghị xử lí kịp thời các vi phạm.

II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, yếu kém

Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phòng thiết bị, thí nghiệm, thực hành chưa đảm bảo quy định. Chất lượng các thư viện còn thấp. Đối với các ngành nông, lâm, ngư tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An việc đầu tư xây dựng vườn trại chưa được đầu tư đúng mức.

Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Tỷ lệ giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ còn thấp (tỷ lệ chung là 2,7%; Đại học Y khoa Vinh 4,7%; Đại học Kinh tế Nghệ An 3,9%; Cao đẳng Sư phạm 1,8%; Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật 4,9%), đội ngũ giảng viên giảng dạy đại học chưa đồng bộ, còn thiếu giảng viên đầu đàn và có học vị cao.

Chương trình, giáo trình đào tạo được xây dựng chưa dựa trên thực tế nhu cầu xã hội, của thị trường lao động, không cập nhật sửa đổi thường xuyên nên không sát với thực tế. Tỷ trọng yêu cầu về tự học cho sinh viên và huấn luyện có hướng dẫn của giảng viên như tham quan, khảo sát thực tế, thực tập, trong các chương trình đào tạo chưa được chú trọng.

Quy mô, chất lượng đào tạo của các trường trực thuộc tỉnh có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Thương hiệu đào tạo các ngành thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn chưa cao nên hàng năm tỷ lệ học sinh Nghệ An tốt nghiệp THPT vào học tại các trường đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề các trường trong tỉnh còn thấp.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư cả về cơ chế chính sách lẫn điều kiện song chất lượng lao động, nhất là lao động kỹ thuật, có tay nghề cao trong một số ngành chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng giáo viên ở một số trường nghề còn thấp và chưa đồng đều, tâm lí ngại đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với tình trạng “dạy chay” rất phổ biến. Giáo viên trong các trường nghề vẫn nặng về “dạy chữ”, ít quan tâm “dạy người”.

Tác phong công nghiệp của lao động và chấp hành nội quy doanh nghiệp, giờ giấc làm việc yếu, kém. Đa số HSSV sau khi tốt nghiệp phải tự đi kiếm việc làm, điều này một phần phản ánh chất lượng HSSV tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp.

Chưa có một bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp để làm căn cứ cho việc đánh giá và cấp chứng nhận, cấp bậc nghề cho người tốt nghiệp. Điều này không phân loại được những người có tay nghề giỏi và người có tay nghề yếu khi tốt nghiệp mà chỉ đánh giá qua điểm số tốt nghiệp.

Việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, dạy nghề, ở tỉnh ta hết sức khó khăn. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm còn lớn.

Công tác quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh một số vấn đề còn hạn chế.

2. Nguyên nhân hạn chế yếu kém

Sự phát triển của các trường đại học cao đẳng cả nước từ năm 2007 đến nay tăng 160 trường, trong khi đó quy mô học sinh trung học phổ thông giảm nên công tác tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khó khăn. Đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập và các trường đào tạo nghề.

Việc đào tạo các ngành nghề không theo nhu cầu xã hội mà theo nhu cầu người học dẫn đến một số ngành nghề dôi dư lực lượng lao động, lãng phí nguồn lực của xã hội và của nhân dân.

Đầu vào của một số ngành nghề đào tạo thấp nên chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động. Mặt khác, sinh viên các trường địa phương đào tạo, năng lực hành nghề còn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan sử dụng nhân lực.

Nghệ An là một tỉnh nghèo chưa cân đối được thu chi ngân sách, nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước hạn chế không đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Kinh phí đầu tư của Ngân sách tỉnh cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế.

Nghệ An có địa bàn rộng, phức tạp, đa dạng dẫn đến phân cực giữa các địa bàn (thành phố - nông thôn) về điều kiện thụ hưởng và sự gia tăng chất lượng.

Dân số trong độ tuổi đi học giảm quá mạnh dẫn đến quy mô học sinh giảm mạnh, khó khăn trong công tác tuyển sinh hiện nay và các năm tiếp theo.

Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều dự án đầu tư, các dự án quy mô lớn để tạo điều kiện việc làm cho con em Nghệ An và thu hút nguồn lao động chất lượng cao về làm việc tại Nghệ An.

Các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Đặc biệt là định hướng đào tạo giảng viên có trình độ cao để mở các mã ngành đào tạo mới.

Việc hướng dẫn không rõ hoặc chưa hướng dẫn kịp thời các Nghị định của Chính phủ, sự chồng chéo trong một số văn bản về công tác giáo dục, đào tạo của các cơ quan Trung ương làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý giáo dục đào tạo tại địa phương.

Phần II.

PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO, ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đọan 2011-2020 nêu rõ "Thay đổi cơ bản chất lượng lao động trong toàn hệ thống chính trị, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, Nghệ An có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực của tỉnh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế".

Phát triển các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển Nghệ An và khu vực.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động của vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2015-2020, các cơ sở đào tạo tập trung đào tạo các ngành nghề trọng điểm để giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời đáp ứng nguồn nhân lực cho các dự án, khu công nghiệp và dịch vụ. Theo hướng cơ cấu kinh tế chuyển dịch tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đến năm 2020 tương ứng là 41,9% - 39,9% - 18,2%.

Nguồn nhân lực của Nghệ An được phát triển toàn diện về thể lực và trí lực, năng lực và đạo đức, năng động, chủ động, có năng lực tự học, tự đào tạo cao, khả năng thích nghi và hội nhập vào quá trình phát triển KT-XH của cả nước và hội nhập quốc tế.

Mở rộng hợp lý quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Về quy hoạch mạng lưới: Thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020

Kêu gọi đầu tư lập dự án xây dựng ở Nghệ An Trường Đại học Đông kinh nghĩa thục, Đại học Quốc tế đạt tiêu chuẩn khu vực, đào tạo các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

Nâng cấp cả về quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng hiện có để đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 13 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 4 cao đẳng nghề, đóng góp tích cực hơn vào đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng Bắc Trung bộ và thu hút ngày càng nhiều hơn con em Nghệ An học tại các trường trong tỉnh. Trong đó tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, Cao đẳng nghề Du lịch Thương Mại Nghệ An lên đại học.

- Về cơ sở vật chất: Sau năm 2020 diện tích đất đai và diện tích xây dựng của các trường đạt chuẩn định mức quy định về diện tích tính bình quân trên 1 sinh viên; Đầu tư xây dựng vườn, trại đảm bảo thực hành thực tập. Bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu dành cho sinh viên theo quy định đối với các môn học, ngành học.

Đến năm 2015 phấn đấu 75% và đến năm 2020 phấn đấu 95% số trường dạy nghề được trang bị đồng bộ các thiết bị công nghệ mới vào dạy nghề.

- Về đội ngũ: Đến năm 2020 có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; có trên 30% giảng viên đại học và ít nhất 15% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.

- Về quy mô đào tạo: Với 7 ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh đã được lựa chọn (Khai thác, chế biến khoáng sản; Điện; Bia; Mía đường; Chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa; Trồng và chế biến gỗ, cao su, chè; Hình thành và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao), cần đào tạo khoảng 1.750,5 nghìn lao động năm 2015 và 1.881,8 nghìn lao động năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 400- 450 sinh viên/10.000 dân.

Đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trung. Riêng tỉnh Nghệ An có 75% lao động qua đào tạo (10,75% có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 0,45% có trình độ thạc sĩ trở lên; 3,13% TCCN). Nhu cầu đào tạo nhân lực theo ngành nghề, trình độ chuyên môn cụ thể (Biểu 7).

Tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề, đảm bảo đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đào tạo nghề của vùng Bắc Trung Bộ. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 16.000 lượt người để nâng tỷ lệ đào tạo nghề đạt 61% đến năm 2020.

Đẩy mạnh đào tạo theo yêu cầu xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 có 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Bắc Trung bộ vào năm 2020.

II. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Quy hoạch, thu hút, xây dựng trường đại học, dạy nghề chất lượng cao

Kêu gọi các nhà đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài, lập dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Đông kinh nghĩa thục và Trường Đại học quốc tế trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đào tạo các ngành nghề mới như; công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, ... liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng trên thế giới và khu vực để thu hút học sinh khá giỏi của tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên nâng cấp các trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An lên đại học theo quy hoạch đến năm 2020.

2. Lựa chọn các ngành, nghề đào tạo trọng điểm

a) Đối với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trực thuộc tỉnh

Thực hiện công tác tuyển sinh hàng năm đủ chỉ tiêu được giao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, tuyển sinh đào tạo các ngành nghề cho các khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình), Khu kinh tế Chân Mây (Huế) và nhân lực cho các dịch vụ khác.

Lựa chọn một số ngành, nghề của các cơ sở đào tạo để đầu tư trọng điểm, nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút sinh viên.

TT

Tên trường

Ngành trọng điểm

Tuyển sinh/năm

1

Đại học Y Khoa Vinh

Y đa khoa

250

Điều dưỡng

250

Y tế dự phòng

100

Y tế công cộng

100

Dược sĩ đại học

100

Thạc sĩ

50

2

Đại học Kinh tế Nghệ An

Thú y

100

Khoa học cây trồng

100

Lâm nghiệp

100

3

Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Sư phạm Tiếng Anh

60

4

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

Thanh nhạc (dân ca)

30

Biểu diễn dân ca

30

Trong các năm tiếp theo, các trường đại học, cao đẳng trực thuộc tỉnh chuẩn bị về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, mở các mã ngành mới, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, ...

Đối với các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, có những dự án đặt hàng để các trường nghiên cứu, đào tạo một số ngành mà các trường công lập chưa đủ điều kiện để mở mã ngành và tỉnh đang cần nguồn nhân lực và có định hướng đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho tỉnh.

TT

Tên trường

Ngành trọng điểm

Quy mô đào tạo/năm

1

Đại học Vạn Xuân

Công nghệ sinh học

100

2

Đại học Công nghiệp Vinh

Công nghệ thực phẩm

100

Công nghệ Kỹ thuật hóa học

100

Công nghệ Kỹ thuật nhiệt

100

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

100

3

Trung cấp Việt Anh

Y sĩ đa khoa

200

Đối với các trường dạy nghề: Thực hiện Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/6/2013 về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, tỉnh có 13 trường với 42 danh mục nghề được Bộ Lao động - TB và XH lựa chọn và phê duyệt đầu tư nghề trọng điểm, trong đó: 10 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, 07 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và 25 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Việc đầu tư nghề trọng điểm sẽ góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu về lao động không chỉ ở trong mà cả ở ngoài nước.

TT

Tên trường

Cấp độ:

Quốc tế

Khu vực ASEAN

Quốc gia

1

Trường CĐN Du lịch - Thương mại Nghệ An

Kỹ thuật chế biến món ăn

Hướng dẫn du lịch

Công nghệ sinh học

Quản trị khách sạn

Quản trị nhà hàng

2

Trường CĐN KTCN Việt Nam - Hàn Quốc Nghệ An

Cơ điện tử

Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí

 

Hàn

Điện tử công nghiệp

Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

 

Điện công nghiệp

3

Trường CĐN Kỹ thuật Việt Đức Nghệ An

Sửa chữa máy tàu thủy

Kỹ thuật xây dựng

Hàn

Điện công nghiệp

4

Trường TCN Công nông nghiệp Yên Thành

 

 

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Hàn

May thời trang

5

Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật số 1 Nghệ An

 

 

Kỹ thuật chế biến món ăn

Công nghệ ô tô

Điện dân dụng

6

Trường TCN dân tộc miền núi Nghệ An

 

 

Hàn

Điện dân dụng

7

Trường TCN KT-CN - Thủ công nghiệp Nghệ An

 

 

Kỹ thuật điêu khắc gỗ

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

May thời trang

8

Trường TCN KT-KT Miền Bắc Nghệ An

 

 

May thời trang

Điện công nghiệp

9

Trường TCN KT-KT Miền Tây Nghệ An

 

 

Thú y

Bảo vệ thực vật

Điện công nghiệp

10

Trường CĐN số 4 - BQP

Công nghệ ô tô

Hàn

Điện công nghiệp

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Cắt gọt kim loại

11

Trường TCN Đô Lương

 

 

Kỹ thuật máy nông nghiệp

May thời trang

12

Trường TCN KT-KT Nghi Lộc

 

 

Điện dân dụng

Hàn

13

Trường TCN KT-KT Công nghiệp Vinh

 

 

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

b) Đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ ngành đóng trên địa bàn

Khuyến khích các trường, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên mở các mã ngành mới, các mã ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu đào tạo trong nước và khu vực, thu hút học sinh khá giỏi Nghệ An và các tỉnh lân cận vào học. Trường Đại học Vinh cần thu hút học sinh khá giỏi vào học ngành sư phạm, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho các trường phổ thông. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho các trường nghề của tỉnh.

Hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của tỉnh về đội ngũ giảng viên, chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo.

Tỉnh khuyến khích, ưu tiên quy hoạch các cơ sở thực nghiệm, thực hành trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư.

Triển khai các đề án, dự án chuyển giao công nghệ góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh; các dự án nuôi trồng thủy sản tại các huyện đồng bằng, ven biển, các dự án trồng rừng, chế biến nông lâm sản tại các huyện miền núi.

Phối hợp với tỉnh để thực hiện trách nhiệm về công tác quản lý giáo dục đào tạo hiệu quả nhất.

3. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề

Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các cơ sở đào tạo theo quy định tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Phân cấp quản lí các cơ sở đào tạo theo Thông tư 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Liên Bộ.

Chú trọng công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đọan 2015-2020.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đào tạo, tập trung chỉ đạo về đổi mới về giáo trình, tài liệu đào tạo, thẩm định chặt chẽ việc mở các mã ngành đào tạo mới. Xử lý nghiêm và công khai trước công luận các sai phạm trong đào tạo.

Chủ động có quy định, hướng dẫn kịp thời để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc từ thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.

4. Về thực hiện chính sách đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên

Xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên trẻ đạt trình độ tiến sĩ của đơn vị. Các trường đại học, cao đẳng của tỉnh phải mở lớp tin học, lớp ngoại ngữ bắt buộc các giảng viên có độ tuổi dưới 45 tham gia học tập, đạt trình độ đi nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Hàng năm cử 1-2 giảng viên đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo đề án của Chính phủ; cử 3-5 giảng viên đi nghiên cứu sinh trong nước, có cơ chế chính sách hỗ trợ của trường, của tỉnh.

Các trường tham mưu cho tỉnh chính sách, dành chỉ tiêu để thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ đặc biệt các ngành nông, lâm, ngư mới được mở tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, các ngành nghệ thuật tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.

5. Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo

Các cơ sở đào tạo phải lấy chất lượng làm trọng tâm, tập trung vào chất lượng đào tạo. Chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai về chất lượng, thực hiện giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học.

Phân tầng chất lượng giáo dục, xây dựng và phát triển các chương trình, mô hình các cơ sở giáo dục tiên tiến, chất lượng cao.

Cần có sự phối hợp của 4 bên: Người sử dụng lao động, người học, nhà trường và Nhà nước. Theo đó, người sử dụng lao động cần có đơn đặt hàng nhu cầu lao động, chất lượng lao động đối với cơ sở đào tạo. Nhà trường phải nghiên cứu, hợp tác với người sử dụng lao động để đổi mới chương trình, giáo trình, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo phải được cập nhật phù hợp với thực tiễn để chất lượng đào tạo đáp ứng được năng lực cạnh tranh thị trường. Ngoài ra, cần có chương trình đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng nghiên cứu khoa học,... và giáo dục lòng tự trọng bản thân, tự trọng dân tộc để sinh viên, học sinh vươn lên học tập.

6. Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước gửi sinh viên tu nghiệp nước ngoài các ngành tỉnh đang cần nguồn nhân lực như Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,...

Các trường đại học, cao đẳng hợp tác với các trường đại học nước ngoài có chất lượng cao để cử giảng viên đi tu nghiệp, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi công nghệ. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cao các ngành trọng điểm đã quy hoạch theo mô hình: 1 năm trong nước + 4 năm nước ngoài; 2 năm trong nước + 3 năm nước ngoài; 2 năm trong nước + 2 năm nước ngoài.

Mở rộng quan hệ với các trường đào tạo nghề thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaisia… để thực hiện các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết đào tạo.

Hàng năm các trường phối hợp mời các nhà khoa học, các tổ chức, dự án quốc tế để tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo chuyên đề… nhằm cập nhật phương pháp nghiên cứu tiên tiến về đào tạo nghề cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Tổ chức tốt các chuyến đi học tập ở các trường đào tạo nghề tại nước ngoài cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, học tập kinh nghiệm tổ chức, kinh nghiệm làm việc và mở rộng giao lưu quốc tế.

7. Giải pháp về nguồn lực

Thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng mới hai trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, ưu tiên bố trí đất đai, đảm bảo cho các cơ sở giáo dục và đào tạo có đủ diện tích khuôn viên theo quy định. Đối với các ngành đào tạo nông, lâm, ngư cần có vườn trại thực nghiệm. Trước mắt, đủ điều kiện để thực hành thực tập, sau đó xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi có sản phẩm cho xã hội.

Trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động.

Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động để cùng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, phòng thực hành thực tập, vườn trại để nâng cao chất lượng đào tạo.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo hợp tác với các trường, tổ chức giáo dục đào tạo nước ngoài tham gia đầu tư.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng: Giai đoạn 1 ưu tiên đầu tư xây dựng chuẩn hóa các ngành đào tạo trọng điểm, giai đoạn 2 tiếp tục xây dựng chuẩn hóa và hiện đại hóa ở một số cơ sở trọng điểm, điển hình và quan tâm đến các ngành trọng điểm.

Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn quy định, hiệu quả sử dụng cao. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, liên kết sử dụng thiết bị công nghệ vào hoạt động giảng dạy và thực tập nghề.

Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư cho các ngành trọng điểm đối với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trực thuộc tỉnh từ năm 2014 - 2020 là: 1.051,8 tỷ đồng (Biểu 8, Biểu 9).

Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hoá giáo dục để các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng đầy đủ thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Tăng cường thông tin quảng bá uy tín, chất lượng và tư vấn tìm việc làm sau đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, việc mở các mã ngành đào tạo, công tác hướng nghiệp phân luồng, đào tạo nguồn nhân lực cao cho tỉnh, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn nhằm thực hiện được mục tiêu mà đề án đã đề ra; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh đề án khi cần thiết.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện đề án; Chủ trì phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan phát triển đào tạo nghề theo danh mục các nghề trọng điểm đã được phê duyệt.

Phối hợp với Sở Tài chính quản lý nguồn kinh phí đào tạo lao động kỹ thuật; Thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy nghề nói chung và đào tạo lao động kỹ thuật nói riêng trên địa bàn và việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đào tạo đ­ược giao.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tiếp tục thực hiện đề án Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đọan 2011-2020. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tranh thủ các nguồn tài trợ của Trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức Quốc tế cho đầu tư cơ bản nhằm phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các ngành đào tạo trọng điểm của các trường đại học, cao đẳng. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, cân đối, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển, các chương trình dự án để đầu tư cho các cơ sở đào tạo.

4. Sở Tài chính:

Hàng năm, trên cơ sở khả năng ngân sách, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cân đối nguồn để bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án.

5. Sở Nội vụ:

Tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý giáo dục theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã tham mưu các chính sách đối với học sinh, sinh viên, cán bộ giảng viên triển khai thực hiện đề án; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo của tỉnh.

6. Sở Y tế:

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt để Trường Đại học Y khoa Vinh là trường đại học trọng điểm.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từng bước nâng cấp Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An lên đại học theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Phối hợp với Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên chuyên ngành Dân ca để bảo tồn phát triển Dân ca Nghệ Tĩnh theo dự án của UNESCO.

8. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành liên quan tổ chức thẩm định Quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các huyện, thành, thị bảo đảm quỹ đất và trình tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho thuê đất để xây dựng trường, vườn trại, theo đúng quy định.

10. Sở Khoa học và Công Nghệ:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các cơ sở đào tạo triển khai các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề.

11. Sở Thông tin - Truyền thông:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tăng cường công tác tuyên truyền về năng lực giáo dục và đào tạo, dạy nghề của tỉnh, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa,

Thông tin tuyên truyền để người lao động được đào tạo có cơ hội tìm kiếm việc làm, thu hút nguồn lao động chất lượng cao về làm việc trên địa bàn tỉnh.

12. Các đơn vị liên quan:

Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, các huyện và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các tổ chức cá nhân liên quan cùng phối hợp thực hiện đề án.

 

Biểu 01: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU
NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ THUỘC TỈNH

TT

Tiêu chí

Năm học 09-10

Năm học 10-11

Năm học 11-12

Năm học 12-13

Năm học 13-14

 

I

Quy mô đào tạo đại học

 

 

438

995

1433

 

 

Trong đó: nghề Y

 

 

438

995

1433

 

II

Quy mô đào tạo cao đẳng

8,754

11,754

438

14,664

11,996

 

1

Hệ chính quy

7,594

8,822

9,179

10,757

8,546

 

2

Hệ vừa làm vừa học

1,160

2,932

3,670

3,907

3,450

 

 

Cơ cấu ngành đào tạo cao đẳng hệ chính quy

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm Kỹ thuật, công nghệ, XD, CK, GT…

490

551

500

600

450

 

 

Nhóm Kinh tế, ngân hàng, XH-NV, PL,HC..

4810

5426

6254

6164

4914

 

 

Nhóm Sư phạm

1680

1,680

1,939

1945

2328

 

 

Nhóm Nghệ thuật, Thể dục thể thao

588

590

610

746

650

 

 

Nhóm Y dược

2,013

2,500

2,500

1,775

2,281

 

 

Nhóm nông, lâm

612

558

464

453

449

 

 

Biểu 02: QUY MÔ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2009-2014

TT

Tiêu chí

Năm học 09-10

Năm học 10-11

Năm học 11-12

Năm học 12-13

Năm học 13-14

 

 

Tổng HS TCCN chính quy

8,770

9,864

9,172

5,807

5,026

 

1

Đại học Y Khoa Vinh

2129

2282

2022

1080

679

 

2

Đại học Kinh tế Nghệ An

951

1496

1621

1120

1055

 

3

Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật

65

110

105

133

178

 

4

Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

1059

1083

1045

1034

1438

 

5

TC Kinh tế-Kỹ thuật Hồng Lam

2972

2805

2972

914

236

 

6

TC Du lịch miền Trung,

257

292

80

75

0

 

7

TC Kỹ thuật Công nghệ, Nghệ An

1,143

862

810

740

220

 

8

TC Kỹ thuật Công nghệ Việt Anh

194

943

337

711

1220

 

9

Trung cấp Việt Úc

 

 

 

 

0

0

 

Biểu 3: MẠNG LƯỚI CÁC TCCN, CĐ, ĐH ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên trường

Loại hình

Ghi chú

A

Các trường trung cấp

 

 

1

Trường TC Du lịch miền Trung,

Tư thục

 

2

Trường Trung cấp Việt Úc

Tư thục

 

3

Trường TC VTC

Công lập

NC từ Trường KT truyền thanh

B

Các trường cao đẳng

 

 

1

Trường CĐ SP Nghệ An

Công lập

 

2

Cao đẳng Hoan Châu

Tư thục

 

3

Cao đẳng Việt - Anh

Tư thục

NC từ T.cấp

4

Cao đẳng Ktế-Kthuật Hồng Lam

Tư thục

NC từ T.cấp

5

Cao đẳng Kỹ Thuật Công nghệ

Tư thục

NC từ T.cấp

6

Cao đẳng Bách khoa

Tư thục

Tlập mới ở Hoàng Mai

C

Các trường đại học

 

 

1

Trường ĐH Vinh

 

 

2

Trường ĐH SP Kỹ Thuật Vinh

 

 

3

Trường ĐH Y Khoa Vinh

Công lập

 

4

Trường đại học Vạn Xuân

Tư thục

 

5

Đại học Công Nghiệp Vinh

Tư thục

 

6

Trường ĐH Kinh tế NA

Công lập

 

7

Trường ĐH Nghệ An

Công lập

 

8

ĐH Văn hóa - Nghệ Thuật Vinh

Công lập

Nâng cấp từ CĐ

9

ĐH Du lịch - Thương mại Nghệ An

Công lập

Nâng cấp từ CĐ

10

Đại học Quốc tế

Tư thục

Thành lập mới

11

Đại học Đông kinh nghĩa thục

Tư thục

Thành lập mới

12

ĐH Việt Nam - Hàn Quốc

Công lập

Nâng cấp từ CĐ

13

ĐH Kỹ thuật Việt - Đức

Công lập

Nâng cấp từ CĐ

 

Biểu 04: CƠ CẤU GIÁO VIÊN CHUYÊN NGHIỆP THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Số TT

Tên trường

Tổng số giáo viên

Chia theo trình độ đào tạo

Tiến sĩ

NCS

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

TCCN

1

Trường ĐH Y Khoa Vinh

150

7 1PGS

9

60

73

1

0

2

Trường Cao đẳng Sư phạm

222

4

9

156

52

1

0

3

Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật

61

3

1PGS

5

37

19

 

 

4

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

180

7

18

91

64

0

0

5

Trường TC Kinh tế-Kỹ thuật Hồng Lam

43

0

 

17

24

0

2

6

Trường TC Du lịch miền Trung,

10

0

 

0

9

1

0

7

Trường TC Kỹ thuật Công nghệ

43

0

1

17

20

1

2

8

Trường TC Kỹ thuật Công nghệ Việt Anh

62

 

 

20

32

6

4

9

Trường Trung cấp Việt Úc

16

 

 

8

6

2

0

 

Biểu 05: DỰ KIẾN QUY MÔ CÁC TRƯỜNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên cơ sở

Quy mô đào tạo (người)

Giai đoạn 2014- 2015

Giai đoạn 2016-2020

Cao đẳng

Trung cấp

Cao đẳng

Trung cấp

I

Các cơ sở đào tạo CNKT hiện có

1

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh

1 200

700

2 200

1 200

2

Trường Đại học Y khoa Vinh

 

600

 

1 000

3

Trường Đại học Công nghiệp TP HCM (chi nhánh Nghệ An)

500

600

1 200

1 000

4

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

600

400

1 300

1 000

5

Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc

2 000

600

3 500

1 500

6

Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức

1 500

700

3 200

1 600

7

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An

1 800

700

3 000

1 600

8

Trường CĐ nghề kinh tế – kỹ thuật số 1

600

500

2 000

1 500

9

Trường Cao đẳng nghề số 4

2 000

1 000

3 000

2 500

10

Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nghệ An

400

200

1 000

500

11

Trường Cao đẳng GTVT miền Trung

600

500

1 500

1 500

12

Trường Cao đẳng nghề dầu khí Nghệ An

300

400

1 000

500

13

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương

 

500

1 200

1 000

14

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Miền Tây

 

500

1 200

1 000

15

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An

 

500

1 200

1 000

16

Trường Trung cấp nghề Kinh tế công nghiệp Thủ công nghiệp

 

600

1 500

1 500

17

Trường TC nghề Kinh tế - KTCN Vinh

 

400

 

1 500

18

Trường TC nghề dân tộc miền núi Nghệ An

 

400

 

2 000

19

Trường Trung cấp nghề công nông nghiệp Yên Thành

 

400

 

2 000

20

Trường TC nghề Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc

 

400

 

1 500

21

Trường TC Kỹ thuật Công nghệ Sara

 

300

 

800

22

Trường TC chuyên nghiệp Việt úc

 

250

 

1 000

23

Trường Trung cấp nghề công nghệ và truyền thông Nghệ An

 

300

 

1 000

24

Trường TC Kỹ thuật nghiệp vụ Vinh

 

1 000

 

1 000

25

Trường Trung cấp du lịch miền trung

 

100

 

400

26

Trường TC Dân lập KT Hồng Lam

 

100

 

500

II

Dự kiến các cơ sở đào tạo CNKT nâng cấp và thành lập mới

1

Trường Cao Đẳng nghề Vinalines

1 000

500

1 500

1 000

2

Trường Trung cấp nghề Fuji

 

1 000

 

1 500

3

Trường TCN Diễn Châu (hoặc Thanh Chương) trên cơ sở nâng cấp Trung tâm DN

 

500

 

1 000

4

Khuyến khích các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DN thành lập 03 trường Trung cấp nghề để đào tạo các nghề mũi nhọn mà các cơ sở trên địa bàn Tỉnh chưa đào tạo được, như:

 

 

 

 

+ Trường TCN sản xuất vật liệu mới

 

1 000

 

1 500

+ Trường TCN kỹ thuật công nghệ cao

 

1 000

 

1 500

+ Trường TCN kỹ thuật chế biến sản phẩm nông nghiệp

 

1 000

 

1 500

Tổng cộng

12 500

17 650

29 500

39 600

 

Biểu 6. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

TT

TÊN CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Đại học

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Trung tâm DN

I

Các cơ sở đào tạo nghề hiện có

 

 

 

 

1

Trường ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh

 

 

 

 

2

Trường Đại học Y

 

 

 

 

3

Trường Đại học Công nghiệp Vinh

 

 

 

 

4

Trường CĐ giao thông vận tải Miền Trung

 

 

 

 

5

Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

 

 

 

 

6

Trường CĐ nghề Dầu khí

 

 

 

 

7

Trường CĐ nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An

2018

 

 

 

8

Trường CĐ nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc

2019

 

 

 

9

Trường CĐ nghề kỹ thuật Việt Đức

 

 

 

 

10

Trường CĐ nghề kinh tế – kỹ thuật số I - LĐLĐ Việt Nam

 

 

 

 

11

Trường CĐ nghề số IV - BQP

 

 

 

 

12

Trường TC nghề Công nghệ và truyền thông Nghệ An

 

 

 

 

13

Trường TC nghề Công nông nghiệp Yên Thành

 

 

 

 

14

Trường TC nghề dân tộc nội trú Nghệ An

 

2020

 

 

15

Trường TC nghề kinh tế – KTCN Vinh

 

 

 

 

16

Trường TC nghề kinh tế – kỹ thuật Bắc Nghệ An

 

2018

 

 

17

Trường TC nghề kinh tế – kỹ thuật Miền Tây

 

2019

 

 

18

Trường TC nghề Kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp Nghệ An

 

2018

 

 

19

Trường TC nghề Kinh tế Kỹ thuật Đô Lương

 

 

 

 

20

Trường TC nghề Kinh tế Kỹ thuật Nghi Lộc

 

 

 

 

21

Trường TC Kỹ thuật Công nghệ Sara

 

 

 

 

22

Trường TC chuyên nghiệp Việt Úc

 

 

 

 

23

Trường TC Kỹ thuật nghiệp vụ Vinh

 

 

 

 

25

Trung tâm DN Diễn Châu

 

 

2017

 

26

Trung tâm DN Quỳ Hợp

 

 

2020

 

27

Trung tâm DN Thanh Chương

 

 

2019

 

II

Dự kiến các cơ sở đào tạo thành lập mới

 

 

 

 

1

Trường Cao đẳng nghề Vinalines

 

2018

 

 

2

Trường Cao đẳng nghề Fuji

 

2020

 

 

3

Khuyến khích các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DN thành lập 03 trường Trung cấp nghề để đào tạo các nghề mũi nhọn mà các cơ sở trên địa bàn Tỉnh chưa đào tạo được, như:

 

 

 

 

 

+ Trường TCN sản xuất vật liệu mới

 

 

2017

 

 

+ Trường TCN kỹ thuật công nghệ cao

 

 

2020

 

 

+ Trường TCN kỹ thuật chế biến sản phẩm nông nghiệp

 

 

 

2018

 

+ Trung tâm dạy nghề kết hợp nghề sản xuất của Doanh nghiệp như: Cơ khí, vận hành thiết bị, sản xuất vật liệu,....

 

 

2019

 

 

Biểu 07: NHU CẦU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

I/ Theo trình độ chuyên môn

TT

Trình độ đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Ghi chú

1

Lao động kỹ thuật Đào tạo nghề (từ sơ cấp đến cao đẳng nghề)

1.202.849

84,4%

 

2

Lao động trình độ Trung cấp chuyên nghiệp

69.708

4,9%

 

3

Lao động trình độ Cao đẳng, Đại học

146.527

10,3%

 

4

Lao động trình độ trên đại học

6.202

0.4%

 

5

Tổng cộng

1.425.286

 

 

II/ Theo các ngành nghề chủ yếu

TT

Các ngành nghề chủ yếu

Số lượng

1

Ngành dịch vụ

386.000 người

2

Ngành giáo dục đào tạo:

 

 

+ Mầm non

60% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên

 

+ Tiểu học

100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên

 

+ THCS + THPT

100% giáo viên có trình độ đại học trở lên

 

+ THCN + TC Nghề

20% giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên

 

+ Cao đẳng nghề

35% giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên

 

+ Cao đẳng

100% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 5% tiến sĩ

 

+ Đại học

100% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 35% tiến sĩ

3

Ngành y tế :

 

 

+ Bác sĩ

3.266 người

 

+ Dược sĩ

721 người

4

Công nghệ thông tin và tuyền thông:

 

 

+ Đại học

90% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 30% tiến sĩ về CNTT

 

+ Cao đẳng

70% giảng viên có trình độ thạc sĩ về CNTT trở lên

5

Nhóm ngành Văn hóa, Thể thao

1.150 (trong đó 50% có trình độ đại học)

6

Ngành công nghiệp

482.089 người

7

Ngành nông nghiệp

361 417người

8

Một số ngành khác ( kế toán, ngân hàng)

28.995 người

9

Ngành công nghiệp và khu kinh tế

35.000 người

III/ Theo chủ thể tham gia phát triển

TT

Chủ thể tham gia phát triển

Tổng số

Ghi chú

1

Cán bộ lãnh đạo quản lý

8.150-8.650

 

2

Đội ngũ công chức, viên chức

65.800

 

3

Đội ngũ doanh nhân

96.000

 

4

Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ

9.838

 

 

Biểu 8. DỰ TOÁN ĐẦU TƯ CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị: tỷ đồng.

TT

Ngành

Kinh phí đầu tư hàng năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng

1

Y đa khoa

30

35

40

40

40

40

225

2

Điều dưỡng

10

10

15

15

15

15

80

3

Y tế dự phòng

10

5

5

5

5

5

35

4

Y tế công cộng

10

5

5

5

5

5

35

5

Dược sĩ đại học

10

10

10

10

10

10

60

6

Thạc sĩ

 

 

5

5

5

5

20

7

Thú y

2,6

2,8

3,1

3,4

3,8

4,2

19,9

8

Khoa học cây trồng

2,6

2,8

3,1

3,4

3,8

4,2

19,9

9

Lâm nghiệp

2,6

2,8

3,1

3,4

3,8

4,2

19,9

10

Sư phạm Tiếng Anh

0,8

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

5,8

11

Thanh nhạc (dân ca)

0,15

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

2,15

12

Biểu diễn dân ca

0,15

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

2,15

 

Cộng

78,9

79,9

90,8

92,2

93,4

94,6

524,8

 

Biểu 9: KẾ HOẠCH PHÂN BỔ KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC NGHỀ TRỌNG ĐIỂM
CHO CÁC TRƯỜNG NGHỀ ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nghề

Tổng

Dự kiến kinh phí phân bổ hàng năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trường CĐN du lịch - thương mại Nghệ An

90

15

15

15

15

15

15

2

Trường CĐN KTCN Việt Nam - Hàn Quốc

85

10

15

15

15

15

15

3

Trường CĐN kỹ thuật Việt Đức

57

7

10

10

10

10

10

4

Trường TCN Công nông nghiệp Yên Thành

30

5

5

5

5

5

5

5

Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật số I

30

5

5

5

5

5

5

6

Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An

31

6

5

5

5

5

5

7

Trường Trung cấp nghề KTCN - TCN Nghệ An

25

5

4

4

4

4

4

8

Trường Trung cấp nghề KT - KT Bắc Nghệ An

31

6

5

5

5

5

5

9

Trường Trung cấp nghề KT KT Miền Tây Nghệ An

31

6

5

5

5

5

5

10

Trường Cao đẳng nghề số IV-BQP

60

10

10

10

10

10

10

11

Trường Trung cấp nghề KTKT Đô Lương

25

5

4

4

4

4

4

12

Trường TCN KT KT Nghi Lộc

19

4

3

3

3

3

3

13

Trường TCN KT KT Công nghiệp Vinh

13

3

2

2

2

2

2

Tổng cộng

527

87

88

88

88

88

88

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 6980/QĐ-UBND.VX năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến năm 2020

  • Số hiệu: 6980/QĐ-UBND.VX
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Thị Lệ Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản