- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Thông tư 71 TC/HCSN-1995 quy định chế độ trang bị điện thoại tại nhà riêng cho cán bộ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể do Bộ Tài chính ban hành
- 3Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 4Nghị định 38/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 5Thông tư 98/1998/TT-BTC quy định trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại, FAX trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 6Quyết định 122/1999/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 695/1999/QĐ-UB | Hà Nam, ngày 31 tháng 7 năm 1999 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/ 6 /1994;
- Căn cứ pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 38/ 1998/ NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh, Quyết định số 122/1999/ QĐ - TTg ngày 10 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và Nghị định trên (Thông tư số 93, 94, 71, 98... của Bộ tài chính);
- Để thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở tài chính - Vật giá.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định tạm thời về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/1999.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thi hành quyết định này./.
Nơi nhận | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM |
VỀ THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỰC HÀNH, TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ.
Ban hành kèm theo quyết định số 695 ngày 31 tháng 7 năm 1999 của UBND tỉnh Hà nam.
Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.
Mọi cán bộ, công chức Nhà nước đều phải có ý thức tiết kiệm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước cụ thể là tiết kiệm trong chi tiêu hội nghị, trong sử dụng điện nước, máy điện thoại, máy điều hoà, ô tô...
Điều 5: Về quản lý biên chế, quỹ lương.
Các đơn vị được NSNN cấp kinh phí tiền lương phải thực hiện đúng những quy định hiện hành về biên chế, tiền lương. Trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương nghiên cứu việc khoán quỹ lương, các đơn vị có thể áp dụng cơ chế khoán, phần tiết kiệm hơn so với mức khoán, đơn vị được phép sử dụng để mua sắm phương tiện làm việc, chi khác trong đơn vị.
Nghiêm cấm việc sử dụng lao động, quỹ lương vượt quá chỉ tiêu được duyệt.
Việc tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết, hội thảo, hội nghị chuyên đề... để triển khai các chế độ chính sách và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ (sau đây gọi chung là hội nghị) phải bảo đảm tính thiết thực hiệu quả tránh phô trương, hình thức; xác định rõ nội dung, số lượng đại biểu, thời gian họp; nghiên cứu kết hợp những công việc có nội dung phù hợp để tổ chức hội nghị.
Thời gian tổ chức hội nghị không quá 1 ngày, tổ chức các lớp tập huấn không quá 7 ngày. Trường hợp đặc biệt cần thêm thời gian phải được Thường trực Tỉnh uỷ hoặc Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản.
Hội nghị triệu tập cán bộ quy mô toàn tỉnh phải được sự nhất trí bằng văn bản của thường trực Tỉnh uỷ (đối với khối Đảng, Đoàn thể) và UBND tỉnh (đối với khối chính quyền).
Hội nghị triệu tập cán bộ quy mô toàn Huyện thị phải được sự nhất trí bằng văn bản của thường trực Huyện, thị uỷ (đối với khối Đảng, Đoàn thể) và UBND Huyện, thị xã (đối với khối chính quyền).
Tất cả các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở tuyệt đối không dùng thuốc lá để tiếp khách và không hút thuốc trong phòng họp.
- Mức tiền ăn hội nghị cấp tỉnh là 20.000 đ/ ngày/ người, cấp Huyện 15.000 đ/ ngày/ người. Tiền thuê chỗ ngủ cho đại biểu dự hội nghị cấp tỉnh không quá 50.000 đ/ ngày/ người. Mức chi trong các kỳ họp định kỳ hoặc đột xuất của cấp uỷ, HĐND, UBND tỉnh, huyện thị xã thực hiện theo quy định hiện hành.
Nội dung chi hội nghị gồm:
- Tiền thuê hội trường (nếu có), tiền tài liệu phục vụ hội nghị (riêng tài liệu tập huấn được in bán không tính lãi) tiền thuê xe đưa đón đại biểu (nếu có).
- Chi tiền ăn, thuê chỗ ngủ cho đại biểu dự hội nghị không hưởng lương từ Ngân sách (theo mức quy định trên).
- Các khoản chi khác như tiền nước uống, báo cáo viên, làm thêm giờ, trang trí hội trường được quy định như sau:(Chế độ đối với báo cáo viên: Báo cáo viên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh tương đương, giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành áp dụng mức chi: 100.000 đ/ buổi; Báo cáo viên cấp vụ, viên, báo cáo viên là Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh mức chi là 80.000 đồng/ buổi; Báo cáo viên là Tỉnh uỷ viên hoặc cán bộ đầu ngành của tỉnh mức chi 60.000đồng/ buổi; Báo cáo viên cấp Huyện, thị xã mức chi 40.000 đ/ buổi; Báo cáo viên cấp xã, phường, thị trấn mức chi 30.000 đ/ buổi; Báo cáo viên là cán bộ đã nghỉ hưu thì căn cứ chức vụ, học hàm, học vị trước khi nghỉ hưu để tính theo các mức trên.).
Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí hội nghị để chi phí vào các mục đích khác trái với quy định.
- Riêng mức chi phục vụ đại hội Đảng thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng.
- Khách Trung ương, tỉnh bạn về làm việc với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh thực hiện theo chế độ hiện hành.
Trường hợp khách Trung ương là Bộ trưởng, thứ trưởng và các chức danh tương đương về làm việc với các sở, ban, ngành thì thủ trưởng các sở, ban, ngành cần báo cáo thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể về nội dung làm việc và chế độ đón tiếp khách.
Thủ trưởng các cơ quan đơn vị khi cử cán bộ công chức đi công tác phải căn cứ vào yêu cầu công việc để xem xét quyết định (số lượng cán bộ và thời hạn đi công tác) đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương UBND tỉnh thống nhất quy định mức chi công tác phí như sau:
- Tiền mua vé tầu, xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác theo giá cước thông thường Nhà nước quy định. Trường hợp đi bằng phương tiện mà Nhà nước không quy định giá cước thì tính theo giá cước của phương tiện đi cùng hướng tuyến.
- Cán bộ công chức đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay bao gồm:
+ Các đồng chí Bí thư, Phó bí thư, Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và UBND tỉnh, uỷ viên UBND tỉnh.
+ Giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh.
+ Các đồng chí Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và UBND các Huyện, Thị xã.
+ Cán bộ là chuyên viên chính và các chức danh có mức lương từ hệ số 4,47 trở lên. Trường hợp phải giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã xem xét quyết định.
- Phụ cấp công tác phí nhằm hỗ trợ cán bộ, công chức khi đi công tác có thêm tiền để trả đủ mức ăn bình thường hàng ngày.
- Cán bộ công chức đi công tác ra ngoài tỉnh phụ cấp 15.000 đ/ngày, nếu thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng biên giới được hưởng mức phụ cấp 30.000 đ/ngày.
- Trường hợp đi công tác bằng xe cơ quan chỉ được thanh toán tiền ăn, nghỉ không được thanh toán tiền công tác phí.
Cán bộ công chức đi công tác phạm vi trong tỉnh: Căn cứ mức chi công tác phí trong dự toán hàng năm đã được thông báo và tình hình thực tế của cơ quan, Thủ trưởng cơ quan có thể áp dựng mức khoán công tác phí sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng cán bộ công chức theo mức như sau:
+ Đối với cán bộ phải thường xuyên đi công tác từ 7 ngày/ tháng trở lên có thể áp dụng mức khoán tối đa không quá 40.000 đ/tháng.
+ Đối với cán bộ phải thường xuyên đi công tác từ 14 ngày/ tháng trở lên có thể áp dụng mức khoán tối đa không quá 60.000 đ/tháng.
+ Đối với cán bộ phải thường xuyên đi công tác lưu động từ 20 ngày/ tháng trở lên như lực lượng làm công tác kiểm lâm, quản lý thị trường, quản lý đê ... thì có thể áp dụng mức khoán tối đa không quá 90.000 đ/tháng).
- Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế nhưng tối đa không quá mức 70.000 đ/người/ ngày ở thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. 50.000 đ/người/ ngày ở các tỉnh, thành phố khác. Trường hợp phải thuê phòng riêng (do đi một mình hoặc đoàn có lẻ người, khác giới) mức thanh toán không quá 100.000 đ /người/ ngày ở thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 70.000 đ/người/ ngày ở các Tỉnh, thành phố khác. Cán bộ đi công tác tại các Huyện trong tỉnh được thanh toán theo hoá đơn theo thực tế nhưng tối đa không quá 30.000 đ/ngày / người. (trường hợp nghỉ ở nhà khách Huyện thì không được thanh toán).
Các đơn vị tổ chức ngày lễ, kỷ niệm phải triệt để tiết kiệm, không phô trương hình thức.
- Kỷ niệm ngày thành lập ngành mời đại biểu trong phạm vi toàn tỉnh chỉ tổ chức theo chu kỳ 5 năm 1 lần và phải được sự đồng ý của thường trực Tỉnh uỷ hoặc chủ tịch UBND tỉnh. Những năm lẻ chỉ tổ chức nội bộ cơ quan không thông báo lịch tiếp khách đến các cơ quan khác.
- Lễ đón nhận huân chương, huy chương ... phải tổ chức kết hợp trong ngày lễ kỷ niệm hoặc hội nghị sơ kết, tổng kết. Mức chi áp dụng thống nhất theo chế độ chi hội nghị, không dùng công quĩ để liên hoan, chiêu đãi, tặng quà khách tham dự.
- Trong ngày lễ kỷ niệm, đại hội ... chỉ có các đoàn thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND mới tặng lẵng hoa.
- Thiếp chúc tết chỉ sử dụng trong quan hệ đối ngoại (với Trung ương, tỉnh bạn, khách nước ngoài). Tỉnh chỉ có 01 (một) thiếp chung của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và Mặt trận tổ quốc tỉnh. Các cơ quan, đơn vị không in thiếp chúc tết. Những cơ quan có nhu cầu cần in lịch tết phải được Chủ tịch UBND tỉnh duyệt.
Không dùng kinh phí ngân sách để chi cho việc chiêu đãi, tặng quà trong lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình, trừ trường hợp đặc biệt thì chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 10: Chế độ trang bị, mua sắm phương tiện thiết bị làm việc.
- Việc mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị và các tài sản khác (gọi chung là thiết bị) trong các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
- Mua sắm các lô hàng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện bằng hình thức đấu thầu. Trường hợp đặc biệt lô hàng có giá trị trên 100 triệu nhưng là hàng đặc chủng, ít đơn vị sản xuất cung ứng phải thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm và phải có quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền duyệt.
- Thiết bị được mua sắm, trang bị phải là hàng sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trừ trường hợp hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc hàng trong nước có mức giá cao hơn, chất lượng thấp hơn hàng nước ngoài thì được mua hàng nhập khẩu.
Điều 11: Chế độ trang bị, sử dụng thông tin liên lạc (điện thoại, fax)
Việc trang bị các phương tiện thông tin liên lạc phải căn cứ vào nhu cầu công việc của từng cơ quan, đơn vị đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả không được dùng vào việc riêng.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc mua sắm, trang bị và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong đơn vị theo đúng quy định tại Thông tư số 98/ 1998 - TT - BTC ngày 14 tháng 7 năm 1998 của Bộ tài chính (V/v quy định trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại trong các cơ quan đơn vị Nhà nước).
Điện thoại di động chỉ trang bị cho các đồng chí trong thường trực Tỉnh uỷ, Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Chánh văn phòng tỉnh uỷ, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành: Công an, Quân đội, Chi cục trưởng chi cục phòng chống lụt bão (trong mùa mưa bão). Các trường hợp khác nếu cần phải có văn bản báo cáo xin sử dụng điện thoại di động, trên cơ sở đó tập thể các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định bằng văn bản. Những trường hợp đang sử dụng nhưng không đúng quy định này, phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh.
Việc trang bị điện thoại tại nhà riêng thực hiện theo Thông tư số 71 TC/HCSN ngày 30 tháng 9 năm 1995 của Bộ tài chính về việc quy định trang bị điện thoại tại nhà riêng cho cán bộ làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Phạm vi, đối tượng được trang bị điện thoại cố định tại Nhà riêng phục vụ cho công việc chung ngoài giờ hành chính gồm:
- Bí thư, Phó bí thư, Chánh văn phòng Tỉnh uỷ, Trưởng, phó các ban của Tỉnh uỷ.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Chánh văn phòng UBND tỉnh.
- Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã.
- Giám đốc, phó giám đốc các Sở, ban, ngành đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh.
Những trường hợp đang sử dụng nhưng không đúng quy định này, phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh.
Chi phí trang bị điện thoại tại nhà riêng gồm chi phí lắp đặt máy (loại máy thông thường) chi trả thuê bao hàng tháng. Riêng cước phí điện thoại gọi đường dài thường xuyên chỉ áp dụng với các máy của các đồng chí Thường trực, Thường vụ, trưởng các ban của Tỉnh uỷ, Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Chánh văn phòng Tỉnh uỷ, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể. Những trường hợp khác khi có nhu cầu gọi điện thoại đường dài, phải được thủ trưởng cơ quan đồng ý thì mới được thanh toán.
Việc chi trả thanh toán cước phí điện thoại đường dài, cước phí điện thoại di động (đối với trường hợp được phép sử dụng) phải có bảng kê ghi rõ ngày gọi, người gọi, số máy cần liên hệ và đúng với quy định mới được thanh toán.
Căn cứ vào dự toán kinh phí hàng năm đã được duyệt các sở, ban, ngành UBND các huyện, thị xã có thể quy định mức khoán đối với từng loại máy, có thể áp dụng như sau: Đối với máy điện thoại di động tối đa là 350.000 đ/tháng, máy điện thoại cố định tại nhà riêng của thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể tối đa là 200.000 đ/tháng, cấp phó các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp tương đương của tỉnh tối đa là 150.000 đ/ tháng.
Cán bộ, công chức Nhà nước không được lạm dụng dùng điện thoại trong cơ quan, đơn vị vào việc riêng. Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động, điện thoại đặt cố định tại cơ quan và nhà riêng gọi ra nước ngoài về việc riêng. Trường hợp cần gọi ra nước ngoài vì việc chung phải được Thường trực Tỉnh uỷ và Thường trực huyện, thị uỷ (đối với khối Đảng, đoàn thể của tỉnh và huyện thị) và tập thể các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh và huyện, thị xã (đối với khối chính quyền) quyết định.
Việc mua sắm trang bị, sử dụng xe ô tô phải thực hiện đúng theo quyết định số 122/1999/QĐ - TTg ngày 10 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Các chức danh: Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó bí thư, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh uỷ sử dụng xe ô tô theo quy định của Chính phủ.
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp và từng cơ quan được trang bị xe ô tô sử dụng chung để đưa đón cán bộ, công chức, nhân viên khi đi công tác theo quy định sau:
+ Đối với các cán bộ quản lý cấp trưởng, Phó các sở, ban, ngành và cấp tương đương ở tỉnh, Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch huyện, thị xã và cấp tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,5 trở lên và chuyên viên cao cấp được bố trí xe ô tô con khi đi công tác trong và ngoài tỉnh.
+ Đối với cán bộ, công chức, nhân viên khác được cử đi công tác, căn cứ vào tính cấp bách, khẩn trương của công việc, thủ trưởng cơ quan có thể bố trí xe cho cán bộ, công chức, nhân viên đi công tác.
- Xe ô tô phục vụ yêu cầu công tác chung cho các cơ quan HCSN trong tỉnh được trang bị như sau:
+ Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh được trang bị mỗi văn phòng tối đa không quá 3 xe với mức giá mua mới không quá 400 triệu đồng/ một xe.
+ Các Sở, Ban, Ngành và các tổ chức tương đương thuộc Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được trang bị mỗi cơ quan nhiều nhất là ba xe với mức giá mua mới không vượt quá 400 triệu đồng / một xe. (Những Chi cục có nhiệm vụ quản lý chuyên ngành phạm vị hoạt động rộng trực thuộc sở thì được trang bị mỗi chi cục một xe với mức giá mua mới không quá 350 triệu đồng / một xe).
+ Văn phòng huyện uỷ, Thị uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã trực thuộc Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh được trang bị mỗi cơ quan tối đa không quá ba xe với mức giá mua mới không quá 400 triệu đồng / một xe.
+ Các tổ chức chính trị xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trang bị mỗi cơ quan nhiều nhất là hai xe với mức giá mua mới không quá 350 triệu đồng / một xe.
+ Trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bệnh viện của tỉnh mỗi đơn vị được trang bị một xe với mức giá mua không quá 350 triệu đồng / một xe (Không kể xe ca, xe tải, xe cứu thương, xe chuyên dùng khác).
+ Số lượng xe và mức giá quy định như trên là tối đa tuỳ theo yêu cầu công tác và khả năng Ngân sách, Sở tài chính - Vật giá tham mưu trong việc điều chuyển xe cũ hoặc mua thêm xe mới; UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ trước khi quyết định.
Điều 13: Chế độ nhà công vụ, nhà làm việc.
Tỉnh Hà Nam mới được chia tách trụ sở làm việc, nhà công vụ và các công trình kiến trúc đều được xây dựng mới khi đưa vào sử dụng thuộc tài sản công phải đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn chế độ quy định. Những trụ sở chưa khởi công cần tính toán lại phù hợp nhu cầu sử dụng để điều chỉnh diện tích xây dựng cho phù hợp . UBND tỉnh rà soát, sắp xếp các đơn vị sử dụng công sở đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 14: Chế độ tiết kiệm trong quản lý sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ định mức kinh tế, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu hành chính (chế độ công tác phí, hội nghị, chế độ sử dụng xe con, chế độ sử dụng điện thoại, fax...) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, các DNNN ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu hành chính trong các doanh nghiệp đăng ký với cơ quan tài chính (Cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp) đảm bảo quản lý sử dụng vốn, tài sản, quản lý chi phí, doanh thu, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo đúng chế độ hiện hành. Các đơn vị không được dùng xe ô tô hàng ngày để đưa đón Thủ trưởng từ nơi ở đến nơi làm việc.
Tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quy định này được công bố trên đài báo và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để mọi cán bộ, công chức, viên chức biết thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 608/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2015
- 2Quyết định 1146/2002/QĐ-UB quy định về việc thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 242/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn năm 2013 -2015 do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Công văn 2142/UBND-KTTH năm 2012 về thực hiện Chỉ thị tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Thông tư 71 TC/HCSN-1995 quy định chế độ trang bị điện thoại tại nhà riêng cho cán bộ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể do Bộ Tài chính ban hành
- 3Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 4Nghị định 38/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 5Thông tư 98/1998/TT-BTC quy định trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại, FAX trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành
- 6Quyết định 122/1999/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 608/QĐ-UBND năm 2012 về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2015
- 8Quyết định 242/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn năm 2013 -2015 do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 9Công văn 2142/UBND-KTTH năm 2012 về thực hiện Chỉ thị tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Hà Nam ban hành
Quyết định 695/1999/QĐ-UB Quy định tạm thời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 695/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/1999
- Ngày hết hiệu lực: 12/11/2002
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực