Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2007/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 14 tháng 9 năm 2007 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao;
Căn cứ Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
Căn cứ Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư 05/2007/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai;
Căn cứ Quyết định số 2569/QĐ-UBT ngày 29 tháng 9 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa - thông tin giai đoạn 1995 – 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 193/TTr-SVHTT ngày 07 tháng 6 năm 2007 về việc phê duyệt đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2010
(ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Cơ sở pháp lý:
Căn cứ những kết quả đã đạt được sau hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về xã hội hóa hoạt động văn hóa.
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao.
Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Công văn số 4509/BVHTT-KHTC ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010.
Thông tư số 05/2007/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 5 năm 2007 về hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc sử dụng đất đai đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa - thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1995 - 2010.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hoá đến năm 2010 gồm các nội dung chủ yếu:
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
I. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRƯỚC NĂM 1997.
Trước năm 1997, khi Chính phủ chưa ban hành Nghị quyết 90/NQ-CP về phương hướng, chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; hoạt động xã hội hóa văn hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra trong thời kỳ chuyển tiếp từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Các thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến cơ sở đã được hình thành và hoạt động với nhiều loại hình văn hóa, Nhà nước quản lý và hầu như đầu tư toàn bộ cho các hoạt động văn hóa nhưng quy mô hoạt động nhỏ bé, hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu sự đầu tư, dàn trải, hiệu quả thấp. Nhiều sản phẩm và các hoạt động văn hóa tiêu biểu đặc thù thể hiện bản sắc dân tộc bị lãng quên. Bên cạnh đó, theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa đã hình thành tư duy xã hội hóa với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã tạo điều kiện cho một bộ phận các lực lượng ngoài xã hội xây dựng các thiết chế văn hóa và tổ chức các loại hình dịch vụ văn hóa; góp phần làm đa dạng, phong phú đời sống văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và xã hội.
Nhìn chung, xã hội hóa hoạt động văn hóa tại Bà Rịa - Vũng Tàu trước năm 1997, Nhà nước bao cấp là chính, quy mô tổ chức hoạt động nhỏ bé, hạn chế, chưa có những công trình văn hóa, cơ sở dịch vụ văn hóa xứng tầm. Hoạt động văn hóa chưa có những chính sách để thu hút và khuyến khích các nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư và phát triển văn hóa. Tổng quan bức tranh thực trạng xã hội hóa hoạt động văn hóa của địa phương trước năm 1997 như sau:
1. Về thiết chế văn hóa - thông tin:
- Từ năm 1975 đến năm 1986 các thiết chế văn hóa - thông tin hầu hết do Nhà nước đầu tư xây dựng. Từ năm 1987 đến 1996 đã xuất hiện một số thiết chế do tư nhân mở theo tinh thần “Đổi mới cơ chế kinh tế”, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ văn hóa, không có thiết chế hoạt động văn hóa chuyên ngành, cố định, có qui mô lớn. Cụ thể là:
a) Về thiết chế văn hóa công lập:
- Cấp tỉnh có Trung tâm Văn hóa - Thông tin, Thư viện, Bảo tàng, Đoàn ca múa nhạc, Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng (04 rạp chiếu phim, 05 đội chiếu phim lưu động), Công ty Văn hóa - Tổng hợp, Xí nghiệp In tổng hợp Vũng Tàu. Tất cả đều là cơ sở cũ, không bảo đảm quy cách kỹ thuật, không phù hợp chức năng hoạt động, ngoài ra còn có 02 thiết chế ngoài ngành văn hóa - thông tin (Nhà thiếu nhi, Nhà văn hóa Vietsopetro).
- Cấp huyện có 01 nhà văn hóa (thị xã Bà Rịa), 07 thư viện, 03 nhà hát.
- Cấp xã có 19 trung tâm văn hóa trên tổng số 43 xã, phường, thị trấn, trong đó có thiết chế phòng đọc sách.
b) Về thiết chế văn hóa ngoài công lập:
- Toàn tỉnh có 03 đoàn nghệ thuật tư nhân (cải lương, rối nước, mô tô bay); khoảng 280 cơ sở dịch vụ văn hóa (cửa hàng bán sách báo, văn hoá phẩm, bán, cho thuê băng đĩa hình).
2. Về tổ chức hoạt động:
- Xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh thời kỳ trước năm 1997, thể hiện ở các lĩnh vực hoạt động văn hóa như sau:
a) Hoạt động văn hóa - thông tin cơ sở:
Trên cơ sở Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được địa phương triển khai thực hiện và đã có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân. Ngành văn hóa - thông tin phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan đã vận động đăng ký, xây dựng được 46.442 gia đình văn hóa; 21 khu phố, ấp văn hóa được công nhận; không có Xã, phường văn hóa, hướng dẫn thành lập trên 50 đội văn nghệ quần chúng, 120 câu lạc bộ năng khiếu, sở thích sinh hoạt trong các nhà văn hóa từ tỉnh đến xã. Các mô hình văn hóa gia đình, mô hình văn hóa cộng đồng và tập thể như: tụ điểm sinh hoạt văn hóa thiếu nhi, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ năng khiếu, các lễ hội dân gian …đã nhen nhóm hình thành có sự tham gia của các lực lượng ngoài xã hội, nhưng chưa có những chủ trương, định hướng của Nhà nước để phát triển.
b) Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành:
Giai đoạn này tỉnh chưa có nhà xuất bản, chỉ có Xí nghiệp In Vũng Tàu thực hiện chức năng này, nhưng thiết bị kỹ thuật lạc hậu, năng lực in ấn hạn chế; các cơ sở in ấn của tư nhân chủ yếu in lụa, photocoppy, chưa có cơ sở in ấn tư nhân quy mô lớn, sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực này còn hạn chế.
Về phát hành sách, báo, văn hóa phẩm chủ yếu do Nhà nước độc quyền quản lý (Công ty Văn hóa Tổng hợp tỉnh), nhưng lực lượng tư nhân tham gia trong lĩnh vực này khá đông đảo gồm các đại lý sách báo nhỏ, lẻ, điểm cho thuê sách… (125 đại lý) ở khắp các địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong thời điểm này tư nhân đầu tư 02 nhà sách: Nhà sách Lê Quý Đôn, Nhà sách Kiến Thức (tại thành phố Vũng Tàu).
c) Lĩnh vực điện ảnh:
Công ty Điện ảnh và Băng từ là một doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất, phát hành phim ảnh và chiếu phim phục vụ nhân dân. Cơ sở vật chất các rạp chiếu phim là những cơ sở cũ xây dựng trước năm 1975 của tư nhân được Nhà nước trưng dụng. Từ sau năm 1990, hoạt động kinh doanh phim ảnh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong giai đoạn này ngành điện ảnh đã làm tốt công tác chiếu phim lưu động phục vụ ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
d) Lĩnh vực thư viện:
Hệ thống thư viện cấp tỉnh và cấp huyện vẫn duy trì thiết chế công lập do Nhà nước đầu tư quản lý, các cơ sở thư viện là những ngôi nhà cũ, tạm bợ được cải tạo sử dụng, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu. Trước năm 1997, có 01 thư viện tỉnh, 07 thư viện huyện, 43 phòng đọc sách xã, phường và các thư viện thuộc các tổ chức đoàn thể, trường học, công ty, xí nghiệp …
Ngoài nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, hệ thống thư viện đã thực hiện tốt việc vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp hỗ trợ sách báo, tiền bạc, trang thiết bị cho thư viện và tài trợ các hoạt động thư viện .
e) Lĩnh vực bảo tàng và di sản văn hóa:
Nhà Bảo tàng tỉnh đã có phương án kiến trúc nhưng chưa được xây dựng; các di tích, danh thắng được xếp hạng nhưng đang xuống cấp, bị xâm hại, thiếu kinh phí trùng tu. Các di tích, danh thắng thuộc thiết chế tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội bước đầu đã huy động được nguồn lực xã hội đầu tư, tôn tạo, tổ chức quản lý và thực hiện tốt.
Phòng trưng bày, các bộ sưu tập tư nhân, bảo tàng tư nhân chưa hình thành. Một số nhà truyền thống đã có ở các huyện, thị, thành phố, nhưng nội dung hoạt động còn nghèo nàn, hạn chế.
f) Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
Có một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp do Nhà nước quản lý: Đoàn Ca múa nhạc và 03 đoàn nghệ thuật tư nhân: Đoàn Múa rối nước, Đoàn Xiếc mô tô bay, Đoàn Cải lương Kim Thanh. Hoạt động của các đoàn nghệ thuật gặp nhiều khó khăn về trụ sở, thiết bị, diễn viên, nhạc công. 05 nhà hát, rạp hát: Long Điền, Đất Đỏ, Long Hải, Thành Thái (Bà Rịa), Măng Non (Vũng Tàu) được sử dụng một thời gian, sau đó xuống cấp trầm trọng, không hoạt động. Cả tỉnh chưa có một nhà hát, hoặc rạp hát đúng chuẩn.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật đã có sự tham gia cộng tác của nhiều lực lượng xã hội: tụ điểm ca nhạc, câu lạc bộ đờn ca tài tử, đội văn nghệ quần chúng và phong trào văn nghệ quần chúng được phát triển mạnh
g) Lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh:
Một bộ phận của lĩnh vực này được Nhà nước quản lý và tổ chức kinh doanh. Sau đó, từng bước có nhiều lực lượng tư nhân là các nghệ nhân, họa sĩ, nghệ sĩ tham gia. So với các lĩnh vực khác, lĩnh vực này được xã hội hóa mạnh, nhưng vẫn chưa có phòng triển lãm, trưng bày, nhà triển lãm đúng nghĩa, chưa tương xứng với miền đất đầy tiềm năng du lịch của địa phương.
h) Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực văn hóa thông tin:
Bà Rịa - Vũng Tàu không có trường đào tạo văn hóa nghệ thuật, chỉ có các cơ sở văn hóa của Nhà nước và tư nhân tại các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hình thức mở lớp dạy múa, kịch, cải lương, nhạc, họa, nhiếp ảnh …
II. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA SAU NĂM 1997 - 2006.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 90/NQ-CP về phương hướng, chủ trương xã hội hóa hoạt động các giáo dục, y tế, văn hóa (năm 1997), đã có những tác động tích cực đến hoạt động văn hóa của địa phương, tạo điều kiện để các thiết chế văn hóa công lập ổn định và phát triển, giữ vai trò chủ đạo; đồng thời kích thích sự phát triển nhiều đơn vị văn hóa ngoài công lập, các loại hình dịch vụ văn hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội và nhân dân, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư và tổ chức hoạt động văn hóa. Đến năm 2006, ngành văn hóa thông tin tỉnh có 06 đơn vị sự nghiệp (Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Đoàn Ca múa nhạc, Ban Quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo) và 1 doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Văn hóa tổng hợp), 08 Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, thị, thành phố, 03 Trung tâm văn hóa - thông tin cấp huyện được xây dựng mới, 62 trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xã phường, 01 Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh, 10 đơn vị văn hóa ngoài công lập, và hàng trăm cơ sở và loại hình dịch vụ văn hóa khác.
Xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh từ sau năm 1997 - 2006 thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa chuyên ngành như sau:
1. Về hoạt động văn hóa thông tin cơ sở:
- Song song với việc thực hiện xã hội hoá và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã tạo được những mô hình văn hóa mới phù hợp với định hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước, thể hiện qua các mô hình:
a) Mô hình văn hóa gia đình:
Bao gồm câu lạc bộ gia đình văn hóa, thư viện tư nhân. Toàn tỉnh đã có 161.872 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 229 câu lạc bộ gia đình văn hóa, 02 thư viện tư nhân.
b) Mô hình văn hóa cộng đồng:
Việc triển khai xây dựng địa bàn, địa phương đạt danh hiệu văn hóa, tổ dân cư tiên tiến, sinh hoạt câu lạc bộ gia đình văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, cùng với việc xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng bước đầu đã phát huy hiệu quả tinh thần dân chủ ở cơ sở, tăng cường ý thức trách nhiệm của nhân dân. Quá trình vận động đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa, toàn tỉnh đã có 368/498 thôn, ấp, khu phố được công nhận, thôn, ấp, khu phố văn hóa; 15 xã được công nhận xã văn hóa và 01 huyện (Côn Đảo) được công nhận huyện văn hóa.
Thông qua mô hình văn hoá đã góp phần phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
c) Mô hình văn hóa tập thể:
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia hoạt động sáng tạo, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá nghệ thuật, phát huy nền văn hóa dân tộc cổ truyền, từng bước đưa văn hóa về cơ sở, ngành văn hóa thông tin đã phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể vận động cán bộ, nhân dân xây dựng tụ điểm sinh hoạt văn hoá, phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích, tham gia tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội hiện đại.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 62 trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xã phường (62/82 xã phường), 120 đội văn nghệ quần chúng, 242 câu lạc bộ năng khiếu, sở thích (đờn ca tài tử, tuồng cổ, thơ ca, âm nhạc, đọc sách, thư pháp…), 10 tụ điểm ca nhạc quần chúng, 08 vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ; khôi phục tổ chức 03 lễ hội dân gian truyền thống (Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô, Trùng Cửu) và tham gia xây dựng tổ chức 01 lễ hội hiện đại (Lễ hội Đền ơn đáp nghĩa 27 tháng 7).
2. Về lĩnh vực hoạt động văn hóa chuyên ngành:
a) Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành:
- Về xuất bản: hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có nhà xuất bản, vì vậy hầu hết các ấn phẩm tại địa phương đã được các nhà xuất bản các tỉnh hoặc của trung ương thực hiện. Bình quân mỗi năm Sở Văn hóa - Thông tin cấp từ 60 đến 80 giấy phép xuất bản cho các đơn vị, cá nhân trong tỉnh (chủ yếu xuất bản nhất thời theo Luật Xuất bản).
Ngoài ra, hàng năm còn cấp giấy phép xuất bản bản tin theo qui chế xuất bản của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành. Số lượng bản tin của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tăng dần theo từng năm, thể hiện nhu cầu về thông tin, giao lưu văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng.
- Về in: đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có 01 Xí nghiệp in Tổng hợp Vũng Tàu trực thuộc Tỉnh ủy. Ngoài việc in báo Bà Rịa - Vũng Tàu, xí nghiệp còn giải quyết nhu cầu in ấn tại địa phương như: tạp chí, bản tin, các biểu mẫu, các tài liệu tuyên truyền cho các cơ quan và nhân dân trong tỉnh.
Ngoài ra, còn có 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn về in (Công ty trách nhiệm hữu hạn Thắng Nhất, Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Thư) và trên 400 cơ sở in thủ công, photocoppy. Lĩnh vực này phát triển khá phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu in ấn của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
- Về phát hành sách, báo, văn hóa phẩm: toàn tỉnh có 1 công ty văn hóa tổng hợp, khoảng 80 cơ sở ngoài công lập. Hoạt động xã hội hóa trên lĩnh vực này có hướng phát triển phù hợp với nhiều hình thức như: nhà sách, cửa hàng sách, đại lý sách báo, điểm mua bán và cho thuê sách báo cũ…
b) Lĩnh vực điện ảnh:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện chưa có cơ sở sản xuất phim ảnh, chỉ có Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng làm nhiệm vụ phát hành phim, phục vụ nhu cầu xem phim cho nhân dân trong tỉnh nhất là các xã vùng sâu. Hiện có 01 rạp chiếu phim (rạp Điện Biên), 05 đội chiếu bóng lưu động. Cải tạo rạp Thành Thái (Bà Rịa) thành trung tâm dịch vụ văn hóa tổng hợp, liên kết với tư nhân kinh doanh văn hóa phẩm, sách báo và kết hợp chiếu phim.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu xem phim của nhân dân, ngành văn hóa - thông tin đã cấp phép hoạt động cho 41 đại lý cho thuê băng đĩa hình, với tổng số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng/01 cửa hàng.
Tại thành phố Vũng Tàu, tư nhân đã đầu tư xây dựng 01 rạp chiếu phim hiện đại (Cinebox Việt Phú) kết hợp với các loại hình dịch vụ khác với số vốn ban đầu gần 4 tỷ đồng, cơ sở này đã đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2005.
c) Lĩnh vực thư viện:
Từ năm 1997 - 2006 hoạt động thư viện đã tranh thủ được sự quan tâm của các công ty phát hành sách, các nhà xuất bản trong và ngoài tỉnh, tài trợ sách báo, trang thiết bị phục vụ tổ chức các hoạt động thư viện với tổng kinh phí từ 30-35 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, xã hội hóa hoạt động thư viện càng thể hiện rõ nét bằng sự tham gia đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng và duy trì các thư viện, phòng đọc sách tại cơ sở. Hàng năm, hệ thống phòng đọc cơ sở (62 phòng đọc tại Trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng) tiếp nhận từ 12.000 đến 15.000 bản sách, tư liệu từ nguồn xã hội hóa.
Thư viện tỉnh được sự tài trợ từ chương trình của Quỹ Phát triển Văn hóa Thụy Điển - Việt Nam, mỗi năm được tài trợ 300 USD để mua sách báo ngoại văn và chương trình tài trợ sách của tổ chức The British Council (Hội đồng Anh) với 150 bản sách ngoại văn/năm.
Tính chung, cả tỉnh có 01 Thư viện trung tâm tỉnh, 08 thư viện cấp huyện và 62 thư viện, phòng đọc sách do ngành văn hóa - thông tin quản lý, 08 thư viện chuyên ngành, 12 tủ sách Bộ đội Biên phòng, 18 thư viện phòng đọc sách thuộc Công ty Cao su Bà Rịa, 200 thư viện trường phổ thông, 02 thư viện, phòng đọc tư nhân có phục vụ cộng đồng, 20 điểm bưu điện văn hóa và hàng chục điểm cho thuê sách báo.
Hiện nay, đã hoàn thành xây dựng mới Thư viện huyện Xuyên Mộc, Thư viện thị xã Bà Rịa (4 tỷ), Thư viện huyện Côn Đảo (4,8 tỷ). Khởi công xây dựng mới Thư viện tỉnh tại Bà Rịa (42 tỷ). Chuẩn bị đầu tư xây dựng mới: Thư viện huyện Tân Thành, Long Điền; cải tạo, nâng cấp Thư viện huyện Châu Đức, Đất Đỏ. Dự kiến chuyển giao trụ sở Thư viện tỉnh hiện hữu cho Thư viện thành phố Vũng Tàu.
d) Lĩnh vực bảo tàng và di sản văn hóa:
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ và phát huy tác dụng các di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, toàn tỉnh đã vận động nhân dân đầu tư, đóng góp gần 9,5 tỷ đồng vào việc trùng tu chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhờ đó đã tạo được sự thay đổi rõ rệt về diện mạo di tích, thu hút khách tham quan ngày càng đông. Các ban quản trị, ban quản lý, hội đình… phát huy tốt nguồn lực trong nhân dân duy trì hoạt động lễ hội tại các di tích Đình Thần Thắng Tam, Nhà Lớn Long Sơn, Dinh Cô Long Hải, mỗi năm phục vụ trên 2 triệu lượt người đến tham quan.
Chính sách đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống cách mạng cũng được quần chúng nhân dân trong tỉnh hưởng ứng và tham gia tổ chức thực hiện nhiệt tình, trang trọng. Hàng năm vào kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, trên toàn tỉnh đã tổ chức lễ hội “Đền ơn đáp nghĩa” với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, nhân dân đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để trùng tu các đình, đền liệt sỹ, đóng góp 100% kinh phí xây dựng bia vàng ghi danh các anh hùng, liệt sỹ. Đây là một mô hình lễ hội mới đã được phổ biến, phát huy trong toàn tỉnh, đang được Bộ Văn hóa - Thông tin và Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở dự kiến nhân rộng trong toàn quốc.
Tuy nhiên, việc vận động thực hiện trùng tu công trình kiến trúc nhà cổ, xây dựng bảo tàng tư nhân, phòng trưng bày bảo tàng chưa được triển khai hiệu quả.
e) Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
Ngoài Đoàn Ca múa nhạc do tỉnh quản lý, nhằm duy trì, phát triển nghệ thuật truyền thống và biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, hiện nay trong tỉnh còn có 03 đoàn nghệ thuật do tư nhân đầu tư với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng gồm: Đoàn Múa rối nước, Đoàn Xiếc mô tô bay, Đoàn Cải lương Kim Thanh. Các đoàn nghệ thuật trên đều hoạt động theo quy định của pháp luật, dưới sự quản lý của Nhà nước về nội dung và chất lượng nghệ thuật, thường xuyên xây dựng các chương trình, vở diễn mới để phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Trong lĩnh vực này, hiện có 04 nhà hát (Long Điền, Long Hải, Đất Đỏ), rạp Măng Non (Vũng Tàu) do Nhà nước, địa phương quản lý, hiện đang xuống cấp trầm trọng không hoạt động. Rạp Duy Tân (Vũng Tàu) đã được cải tạo, nâng cấp là trụ sở của Đoàn Ca múa nhạc, dùng làm nơi tập luyện của Đoàn và tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
f) Lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh:
Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua có nhiều tiến bộ. Đội ngũ nghệ nhân, họa sĩ, nghệ sĩ, tác giả nhiếp ảnh, các hội, câu lạc bộ thuộc 2 lĩnh vực chuyên ngành trên được củng cố và phát triển. Hoạt động sáng tác ngày càng được nâng cao về mặt số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, cơ sở phục vụ trưng bày, triển lãm, giới thiệu tác phẩm còn thiếu và yếu. Ngoài số ít nhà, phòng triển lãm lồng ghép trong thiết chế trung tâm văn hóa từ tỉnh đến cơ sở và các điểm sao chép, bán tranh của tư nhân, tỉnh chưa có nhà trưng bày, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, phòng tranh đúng nghĩa do Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng.
g) Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực văn hóa - thông tin:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có trường văn hóa nghệ thuật. Do đó, ngành văn hóa - thông tin chỉ duy trì các lớp đào tạo chuyên môn theo kế hoạch hàng năm; phối hợp, liên kết với các ngành, các trường trong nước mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa - thông tin, trong tỉnh còn có các hình thức mở lớp dạy nhạc, họa, múa, thư pháp, đờn ca tài tử… của tư nhân, nhưng chỉ ở dạng dạy kèm, chưa thành trường, lớp giảng dạy chính qui.
Qua hơn 8 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa, hoạt động văn hóa - thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trong: tiềm năng và nguồn lực to lớn của xã hội bước đầu được phát huy; khu vực ngoài công lập phát triển với nhiều loại hình dịch vụ văn hóa đa dạng, phong phú và các phương thức hoạt động mới, khu vực công lập đã có nhiều đổi mới về quản lý và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả nhất định, cùng những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xã hội hóa địa phương:
1. Ưu điểm:
- Nhận thức về xã hội hóa đối với sự nghiệp phát triển văn hóa - thông tin trong tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn ngành văn hóa - thông tin từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai, quán triệt sâu rộng.
- Một số hoạt động thuộc chuyên ngành văn hóa - thông tin cơ sở, thư viện, dịch vụ văn hóa được khuyến khích thực hiện xã hội hóa đã góp phần mở rộng loại hình, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tăng cường xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.
- Hầu hết, các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp có thu đã và đang tích cực thực hiện các mô hình xã hội hoá thích hợp như: mời gọi đầu tư xây dựng thiết chế, liên kết hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận động tài trợ liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật... bước đầu đã huy động được các nguồn lực từ các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân quan tâm hưởng ứng góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương; tăng nguồn thu, giảm chi kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
2. Khuyết điểm, hạn chế:
Quá trình thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hoá trên địa bàn tỉnh bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế và những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và tổ chức thực hiện:
- Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, kém năng động trong cơ chế thị trường; tư tưởng và thói quen bao cấp, giữ độc quyền trong tổ chức phục vụ và hưởng thụ các hoạt động văn hóa - thông tin còn khá nặng nề trong một số cấp lãnh đạo, quản lý các ngành, kể cả ngành văn hóa - thông tin và một bộ phận nhân dân; từ đó dẫn đến sự lúng túng, bị động trong chỉ đạo điều hành.
- Xã hội hoá hoạt động văn hóa còn mang nặng tính chất tự phát, tốc độ xã hội hoá còn chậm so với điều kiện, tiềm năng, nguồn lực hiện có của địa phương. Chưa tạo được những mô hình tiêu biểu về xã hội hóa trong đầu tư xây dựng công trình, thiết chế văn hoá có quy mô lớn.
- Nhận thức đơn giản cho xã hội hóa chủ yếu là huy động sự đóng góp của dân, giảm nhẹ trách nhiệm và kinh phí của Nhà nước đầu tư cho văn hóa (ngân sách bị cắt giảm, khoán trắng cho các tổ chức quần chúng và nhân dân). Có nơi còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khi tham gia xã hội hóa.
- Buông lỏng quản lý và lúng túng trong chức năng định hướng và quản lý các hoạt động văn hóa. Thương mại hóa các hoạt động văn hóa, chỉ coi mục đích lợi nhuận là trên hết, biến các sản phẩm văn hóa thành hàng hóa đơn thuần. Chủ yếu tập trung khai thác các loại hình văn hóa có nhiều lợi nhuận và những khu vực có điều kiện thuận lợi.
- Một bộ phận nhân dân cho rằng: xã hội hóa văn hóa là quá trình nhà nước khoán trắng cho xã hội, cho tư nhân hoạt động văn hóa; do đó không cần sự quản lý định hướng của Nhà nước.
3. Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế:
- Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp xu hướng và nhu cầu xã hội hóa các hoạt động văn hóa đang ngày phát triển. Địa phương chưa có một đề án tổng thể mang tính chiến lược lâu dài về xã hội hóa.
- Một bộ phận tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc đối với mục tiêu, ý nghĩa và biện pháp tổ chức thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa dẩn đến việc điều tra thực trạng, tiềm năng xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm xác định lĩnh vực nhà nước cần đầu tư và lĩnh vực cần huy động nguồn nhân lực trong nhân dân chưa được tiến hành và phân định rõ.
- Cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh nhằm thu hút các nguồn lực trong nhân dân ban hành chậm, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ.
- Công tác điều tra thực trạng tiềm năng và quy hoạch tổng thể xã hội hóa chưa được tiến hành nên việc xác định lĩnh vực cần thiết phải thu hút nguồn đầu tư cho lĩnh vực cần thực hiện xã hội hóa chưa được phân định rõ.
- Hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở còn kém hiệu quả, chưa tạo được đòn bẩy kích thích nhu cầu đầu tư của các đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài công lập tham gia đầu tư, liên kết tổ chức hoạt động.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích ý nghĩa của việc xã hội hóa chưa sâu rộng, chưa tạo được sự quan tâm của xã hội. Việc ban hành các danh mục cần mời gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế… theo Nghị định 73/NĐ-CP chưa được thông tin sâu rộng trong nhân dân.
- Việc khuyến khích động viên, nhân rộng các điển hình tốt trong tổ chức vận động, tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa còn yếu và chưa kịp thời…
4. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh trong 8 năm qua, đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lý, thực hiện xã hội hóa văn hóa như sau:
- Xã hội hóa hoạt động văn hóa là một chủ trương đúng đắn, hợp ý Đảng, lòng dân, có tác động lên toàn bộ đời sống văn hóa - xã hội địa phương; do đó chủ trương này phải được quán triệt sâu rộng trong cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân.
- Tổ chức quản lý, thực hiện chủ trương xã hội hóa phải đồng bộ, nhất quán trong phối hợp thực hiện. Kịp thời ban hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về xã hội hóa văn hóa.
- Thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa phải có những giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện địa phương, đặc thù của từng thiết chế, loại hình văn hóa công lập và ngoài công lập.
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và định hướng về phát triển văn hóa. Đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa trọng yếu cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, làm cơ sở phát triển các thiết chế văn hóa ngoài công lập, và các loại hình dịch vụ văn hóa.
- Huy động mọi nguồn lực xã hội, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là kế sách lâu bền, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, là cơ sở cho kinh tế phát triển vươn xa.
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:
1. Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể, cá nhân, gia đình trong và ngoài nước tham gia các hoạt động văn hóa nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo nguyên tắc: đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư; đúng pháp luật, thực hiện đúng các cam kết của Chính phủ về lĩnh vực văn hóa khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đề cao phương châm quần chúng nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng thụ hưởng sản phẩm văn hóa - nghệ thuật mang tính tự nguyện, tự chi phí ngoài chỉ số phục vụ văn hóa bình quân đầu người của Nhà nước. Đặc biệt chú trọng đến việc vận động tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thiết thực phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh.
2. Xã hội hoá hoạt động văn hóa phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước. Mở rộng xã hội hóa hoạt động văn hóa đồng thời phải xây dựng và củng cố các cơ sở văn hoá của Nhà nước tại địa phương đủ mạnh để giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụ văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước.
Xã hội hóa nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các nguồn lực trong xã hội cho sự nghiệp văn hóa. Xã hội hóa hoạt động văn hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và giảm chi ngân sách của Nhà nước cho văn hóa. Nhà nước phải thường xuyên quan tâm đầu tư, tăng nguồn kinh phí và tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động văn hóa; khuyến khích và khai thác mọi tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển văn hóa.
3. Vận dụng và từng bước hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách về xã hội hóa phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng để mời gọi đầu tư trong và ngoài nước cho hoạt động văn hóa - thông tin. Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong quá trình phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa. Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật; phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và các tổ chức hội nghề nghiệp.
4. Xã hội hóa hoạt động văn hóa không phải là biện pháp tình thế trước mắt mà là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Do đó, không tiến hành xã hội hóa tùy tiện, hình thức, dàn đều giữa các loại hình văn hóa. Công tác quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa cần có bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng khu vực, từng cơ sở. Một mặt cần chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp (công lập) thuộc ngành văn hóa - thông tin sang cơ chế cung ứng dịch vụ công ích, xem xét chuyển đổi một vài đơn vị sự nghiệp khi có đủ điều kiện được tách một phần sang loại hình ngoài công lập (có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị); chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hiện có sang công ty cổ phần.
5. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa cần tập trung đẩy mạnh ở các khu vực thị xã, thị trấn, ở các vùng kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhà nước tiếp tục đầu tư cho các thiết chế văn hóa ở vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các lĩnh vực hoạt động văn hóa dân gian; bảo tồn di sản văn hóa; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm cơ sở vững chắc cho quá trình xã hội hóa hoạt động văn hóa; có cơ chế chính sách ưu đãi cho các tập thể, cá nhân thành lập các cơ sở văn hóa - thông tin ngoài công lập (dân lập và tư nhân).
- Thu hút mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia đầu tư xây dựng được những công trình văn hóa - thông tin tiêu biểu, tích cực hoạt động sáng tạo, phổ biến, cung cấp nhiều sản phẩm, tác phẩm, chương trình văn hóa có chất lượng, phong phú, đa dạng, dân tộc và hiện đại nhằm không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
- Đến năm 2010, đầu tư hoàn thiện các công trình văn hóa cấp tỉnh: Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh… cấp huyện: Trung tâm văn hóa, thư viện các huyện Châu Đức, Tân Thành, Đất Đỏ và thành phố Vũng Tàu.
- Đến năm 2010, các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa đảm bảo từ 30 - 40% nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân thông qua từng loại hình, lĩnh vực dịch vụ văn hóa và huy động vốn từ xã hội chiếm 20%.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, định hướng của Bộ Văn hóa - Thông tin; căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng hoạt động văn hóa - thông tin. Nội dung xã hội hóa các lĩnh vực hoạt động văn hóa - thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 như sau:
1. Về hoạt động văn hóa thông tin cơ sở:
Các đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài công lập đầu tư, tham gia, phối hợp với các tổ chức công lập thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình, cơ quan, trường học, khu phố… đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tham gia xây dựng hương ước, qui ước không trái với quy định của pháp luật; được đăng ký lễ hội mới, lễ hội truyền thống (trừ lễ hội có tính quốc gia) đám cưới, đám tang trên nguyên tắc tự tổ chức và chịu sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước.
a) Mô hình gia đình văn hóa:
Toàn tỉnh có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, có 07 thư viện tư nhân, thư viện gia đình có phục vụ cộng đồng.
b) Mô hình văn hoá cộng đồng:
Có 85 % thôn, ấp, khu phố, 35 % xã, phường đạt danh hiệu văn hóa, 01 thị xã đạt danh hiệu Thị xã Văn hóa.
c) Mô hình văn hoá tập thể:
- Củng cố và xây dựng mới 25 đội văn nghệ không chuyên, 40 câu lạc bộ năng khiếu, sở thích ở xã, phường, cơ quan, đoàn thể và các tổ chức ngoài công lập phục vụ nhân dân và hoạt động văn hoá du lịch trên địa bàn. Khôi phục 01 lễ hội dân gian trong cộng đồng dân tộc Châu Ro (Lễ hội Nhang rừng – Jư rôn – Yang bri).
- Tiếp tục đầu tư, cũng cố 63 trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xã, phường, Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh và hoàn chỉnh việc xây dựng mới 20 trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xã, phường theo hướng xã hội hóa từng phần, hoặc toàn bộ nội dung hoạt động.
- Vận động từ 5 đến 8 đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài công lập tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ gồm: liên hoan, hội diễn, hội thi ngành văn hóa - thông tin và các ngành khác; mở lớp tập huấn, lớp năng khiếu; xây dựng đội, nhóm, câu lạc bộ sở thích về văn hóa nghệ thuật không chuyên trên nguyên tắc tự tổ chức và chịu sự quản lý của Nhà nước.
2. Về hoạt động văn hóa chuyên ngành:
a) Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành:
- Quy hoạch hệ thống hoạt động xuất bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010. Chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới thành lập nhà xuất bản tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vai trò là trung tâm quản lý kế hoạch xuất bản, đồng thời là đầu mối phát hành các tác phẩm văn học - nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần tích cực chủ động trong việc điều phối thị trường xuất bản phẩm ở địa phương.
- Nâng cao năng lực hoạt động của Xí nghiệp in Vũng Tàu để làm nòng cốt cho hoạt động in ấn. Mở rộng chức năng các cơ sở in tư nhân, khuyến khích hoạt động in offset.
- Thực hiện tốt và phát huy hiệu quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm, thông qua phương thức liên doanh, liên kết kinh doanh, mở rộng thị trường; đến năm 2010 mỗi huyện, thị có từ 02 đến 04 nhà sách tư nhân; 70% xã, phường, thị trấn có cửa hàng dịch vụ văn hóa (bán và cho thuê sách, báo, văn hóa phẩm, bán và cho thuê băng đĩa hình, băng đĩa nhạc…).
b) Lĩnh vực phát hành phim và chiếu bóng:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vốn sản xuất phim, xây dựng rạp chiếu phim kết hợp kinh doanh chiếu phim với các dịch vụ khác, được thuê hoặc liên doanh cải tạo, nâng cấp xây mới các rạp chiếu phim hiện có do nhà nước quản lý theo phương thức liên doanh liên kết dài hạnhoặc đầu tư toàn bộ; được phép thành lập các điểm chiếu, đội chiếu phim lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở phát hành phim; được phép nhập khẩu phim nhựa, băng, đĩa hình trình duyệt phát hành tại rạp và phạm vi toàn quốc.
c) Lĩnh vực thư viện:
- Thư viện tỉnh và các thư viện cấp huyện vẫn duy trì cơ chế công lập lâu dài. Khẩn trương hoàn thành dự án xây dựng Thư viện tỉnh; trụ sở thư viện các huyện, đầu tư vốn sách, báo để luân chuyển cho hệ thống thư viện cơ sở kể cả tư nhân. Phấn đấu đến năm 2010, 100% trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn có phòng đọc sách (82 cơ sở) và 100% trụ sở ấp, khóm có tủ sách phục vụ cộng đồng được thư viện nhà nước luân chuyển sách báo.
- Liên doanh, liên kết thành lập phòng khai thác thông tin trên mạng internet trong các thư viện để cung ứng dịch vụ thông tin cho mọi đối tượng.
- Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng thư viện tư nhân, thư viện gia đình.
d) Lĩnh vực bảo tàng và di sản văn hóa:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, tôn tạo, phục dựng, khai thác các di tích và danh thắng có giá trị theo qui hoạch đã được phê duyệt.
- Khuyến khích các Ban Quản lý di tích ở từng địa phương vận động nhân dân, các thành phần kinh tế - xã hội lập qũy bảo vệ, huy động góp vốn, sức người, sức của để gìn giữ, phát huy các di sản văn hoá trên địa bàn. Xây dựng làng nghề truyền thống tiêu biểu; câu lạc bộ nghề truyền thống, câu lạc bộ đội, nhóm văn hóa - văn nghệ dân gian ở địa phương có di sản văn hóa phi vật thể.
- Khuyến khích các nhà sưu tầm tư nhân, hộ gia đình trong và ngoài nước có sở hữu các hiện vật, di vật văn hóa - lịch sử trưng bày, giới thiệu các sưu tập; tổ chức điểm tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích tại địa phương trên cơ sở chịu sự quản lý nhà nước các cấp, các ngành chức năng có thẩm quyền.
e) Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
- Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và Bộ Văn hóa - Thông tin về bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc.
Do đó, đến năm 2010 tỉnh cần duy trì, phát triển Đoàn Ca múa nhạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp dân tộc, hiện đại phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân là chính, với hình thức là một đơn vị sự nghiệp (công lập) có thu tự đảm bảo một phần kinh phí. Đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng nhằm mở rộng chức năng hoạt động, đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng chương trình phục vụ quần chúng trong tỉnh.
- Đối với các nhà hát, rạp hát hiện có: nhà hát Long Điền, Đất Đỏ, Măng Non (Vũng Tàu) xã hội hóa theo mô hình trung tâm văn hóa dịch vụ tổng hợp bằng hai hướng: Nhà nước đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, liên kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; hoặc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ và tổ chức khai thác kinh doanh có thời hạn.
- Tăng cường quản lý tổ chức hoạt động 03 đoàn nghệ thuật do tư nhân thành lập gồm: Đoàn Múa rối nước, Đoàn Xiếc mô tô bay, Đoàn Cải lương Kim Thanh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và có sự kiểm tra về nội dung, chất lượng nghệ thuật, kế hoạch biểu diễn phục vụ nhân dân tại địa phương.
- Khuyến khích, vận động tập thể, cá nhân và gia đình có điều kiện thành lập đoàn nghệ thuật với các thể loại như: sân khấu, ca múa nhạc, xiếc, tạp kỹ; các đơn vị tổ chức biểu diễn; sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; sản xuất và cung cấp dụng cụ biểu diển nghệ thuật (nhạc cụ, âm thanh, ánh sáng) nhằm tăng thêm sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu hoạt động, hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
f) Lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh:
- Khuyến khích các tập thể, cá nhân thành lập câu lạc bộ, gallery, đầu tư sáng tác, công bố tác phẩm, tổ chức triển lãm, bán các tác phẩm về mỹ thuật, nhiếp ảnh. Tổ chức các cuộc thi sáng tác mỹ thuật, nhiếp ảnh với giải thưởng mang tên nhà tài trợ do tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Mở các lớp học tư nhân về hội họa, nhiếp ảnh do các họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh trực tiếp tổ chức và giảng dạy.
g) Lĩnh vực đào tạo nhân lực văn hóa - thông tin:
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường hoặc liên kết với các trường văn hoá - nghệ thuật trong, ngoài tỉnh và các thiết chế văn hóa - thông tin trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn phục vụ nhu cầu phát triển năng khiếu nghệ thuật như: hội họa, âm nhạc, múa, sân khấu, mỹ thuật…vận động thành lập Quỹ phát triển tài năng văn hóa - nghệ thuật.
h) Lĩnh vực thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở:
Trung tâm văn hóa - thông tin cấp tỉnh, cấp huyện; trung tâm văn hóa học tập cộng đồng cấp xã tăng cường, mở rộng phương thức xã hội hóa hoạt động theo hướng:
- Tạo điều kiện tăng nguồn thu bù chi cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tuyên truyền chủ trương của Đảng, phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chuyên môn thuộc ngành văn hóa - thông tin.
- Vận động các đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập thiết chế văn hóa - thông tin, điểm sinh hoạt vui chơi giải trí, đầu tư panô tuyên truyền cổ động trực quan, liên kết xây dựng một số hạng mục công trình trong thiết chế: Trung tâm văn hóa - thông tin cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đến năm 2010 phấn đấu có từ 3 - 5 thiết chế thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
- Chuyển đổi một số mảng hoạt động sang hình thức dịch vụ (có liên kết tập thể, tư nhân) gồm: lớp năng khiếu, sở thích, mỹ thuật, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật.
- Xã hội hóa đối với hình thức hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm. Vận động 2 đến 4 loại hình câu lạc bộ/1 thiết chế văn hóa - thông tin cấp tỉnh, cấp huyện có điều kiện chuyển sang hình thức hoạt động bán chuyên có thu.
- Triển khai thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP, đối với các trung tâm văn hóa - thông tin huyện, thị, thành phố, theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu Nhà nước đảm bảo một phần kinh phí, khuyến khích tăng thu các hoạt động sự nghiệp (Trung tâm Văn hóa - Thông tin thị xã Bà Rịa, huyện Long Điền, Xuyên Mộc).
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về công tác tuyên truyền:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, nhiều hình thức về chủ trương, cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa, những nội dung cần tập trung vận động thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hoá đến mọi đơn vị, cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước. Đặc biệt, chú trọng công tác chỉ đạo quán triệt nội dung đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm tạo chuyển biến về mặt nhận thức, triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị trong ngành văn hóa - thông tin.
2. Tiến hành tổng điều tra, đánh giá thực trạng tiềm năng xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm:
Xác định tổng thể các điều kiện cần thiết cho tiến trình xã hội hóa hoạt động văn hóa trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2010.
- Điều tra, phân tích, đánh giá trạng thái tâm lý xã hội, nhu cầu, thị hiếu công chúng, mức độ hưởng thụ để xây dựng kế hoạch vận động phát triển xã hội hóa phù hợp với thực lực của địa phương.
- Thống kê tổng hợp, đánh giá nguồn lực vốn và tài sản dân dụng, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, phương tiện… trong nhân dân và các thành phần kinh tế có khả năng chuyển hóa thành công trình nhằm chuyển tải các sản phẩm văn hóa - thông tin để vận động tham gia thực hiện xã hội hóa.
- Dự báo các yếu tố tác động tích cực lẫn tiêu cực diễn ra trong quá trình vận động xã hội hóa hoạt động văn hóa để có biện pháp giải quyết đúng đắn, hiệu quả.
3. Về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa:
- Đánh giá, phân loại các đơn vị trong ngành văn hóa - thông tin có khả năng hoạt động dịch vụ để có kế hoạch chuyển đổi sang cơ chế cung ứng dịch vụ (khi có các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế mới được ban hành).
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về chính sách ưu đãi, chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, hỗ trợ ban đầu có thời hạn về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ người lao động ở tổ chức công lập khi chuyển đổi sang tổ chức ngoài công lập; phân định quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, thành phần kinh tế trong xã hội khi tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
- Vận dụng tối đa các điều kiện cho phép của các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Di sản văn hóa; Luật Xuất bản; Luật Doanh nghiệp; Pháp lệnh Thư viện; Pháp lệnh Quảng cáo; Nghị định 59/2002/NĐ-CP; Nghị định 43/2006/NĐ-CP… để mở rộng và đa dạng các hình thức xã hội hóa các hoạt động văn hóa đối với các thành phần kinh tế.
a) Chính sách đào tạo:
Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao hàng năm, chính sách đào tạo tại các đoàn nghệ thuật truyền thống, đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ văn hóa - thông tin.
b) Cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực văn hoá phù hợp với qui hoạch phát triển ngành văn hóa - thông tin trong giai đoạn 2006 - 2010 và những giai đoạn tiếp theo.
- Huy động và đa dạng hóa các hình thức đóng góp trong và ngoài nước.
c) Chính sách tài chính, thuế:
- Được vay vốn dài hạn, trung hạn ưu đãi thấp hơn các ngành kinh tế khác. Được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ trong nước và quốc tế.
- Ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các sản phẩm văn hóa truyền thống.
- Đảm bảo chính sách tài trợ cho các hoạt động văn hóa - thông tin phục vụ vùng sâu, vùng xa.
d) Chính sách đất đai:
- Có chính sách ưu đãi miễn thuế đất và tiền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất vào mục đích xây dựng thiết chế, tổ chức hoạt động văn hóa - thông tin.
- Các thiết chế văn hóa - thông tin như: nhà hát, trung tâm văn hóa, phòng trưng bày, rạp chiếu phim, thư viện, cụm panô phục vụ chính trị được ưu tiên bố trí xây dựng những vị trí thuận lợi để hoạt động có hiệu quả.
e) Chính sách đãi ngộ:
Bảo đảm sự công bằng trong hoạt động giữa tổ chức công lập và ngoài công lập, chính sách thực hiện bình đẳng về hưởng thụ văn hóa giữa các dân tộc, các vùng đặc thù ở địa phương; ưu đãi hưởng thụ văn hoá cho các đối tượng chính sách.
f) Chính sách khen thưởng:
- Công bố hình thức, mức độ khen thưởng của Trung ương và địa phương dành cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa - thông tin có hiệu quả cao.
- Có chính sách khen thưởng các văn, nghệ sĩ lão thành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn hóa - thông tin trong tỉnh.
- Đề nghị Nhà nước trao tặng huy chương, danh hiệu cho các nghệ nhân có công đóng góp trong các lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian, nghề truyền thống… Có chính sách trợ cấp, giúp đỡ các nghệ nhân bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể.
4. Về tổ chức:
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa giai đoạn 2005 - 2010 và triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến năm 2010.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền, các sở, ban, ngành liên quan tiến hành triển khai các công việc thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
1. Sở Văn hoá - Thông tin:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở đến năm 2010.
- Chủ trì phối hợp với các sở liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả (6 tháng, năm) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xã hội hoá hoạt động văn hóa có nội dung phù hợp với tiến độ thực hiện đề án.
- Hướng õân thủ tục và trình tự chuyển đổi cơ sở công lập, bán công sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) đối với hoạt động văn hóa theo hướng dẩn của các bộ, ngành.
2. Cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh):
- Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn xử lý tài sản từ công lập, bán công sang ngoài công lập. Việc chuyển đổi cơ chế chính sách các cơ Sở Văn hóa - Thông tin công lập sang ngoài công lập theo các bước đi phù hợp, chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn, góp vốn, các quy định về kiểm tra, kiểm toán, đánh giá, báo cáo tài chính trong các cơ sở văn hoá ngoài công lập.
- Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ miễn giảm các loại thuế đối với các cơ sở văn hóa ngoài công lập và các loại hình dịch vụ văn hóa theo quy định của Nhà nước ban hành tại Thông tư 91/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính.
- Chính sách khuyến khích đối với cơ sở văn hóa ngoài công lập: ngân sách hỗ trợ không quá 50% lãi vay cho chi phí đầu tư cơ sở, thời hạn hổ trợ không quá 12 tháng; thời gian thực hiện chính sách hổ trợ từ 2007 - 2010.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và các cơ quan hữu quan rà soát và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các cơ sở văn hóa - thông tin ngoài công lập.
- Hướng dẫn việc thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cơ chế cho thuê hạ tầng đối với các cơ sở văn hóa - thông tin ngoài công lập.
5. Sở Xây dựng:
Thực hiện việc quản lý xây dựng theo quy định của pháp luật
6. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
Chủ trì soạn thảo những văn bản quy định cụ thể trong việc thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.
7. Sở Nội vụ:
Hướng dẫn việc chuyển đổi các cơ sở hoạt động văn hóa công lập sang ngoài công lập.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố:
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch triển khai đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn. Vận động các tổ chức, tập thể và cá nhân trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa văn hóa.
- Tổ chức định kỳ sơ kết rút kinh nghiệm và đề xuất kịp thời những vấn đề phát sinh cần được điều chỉnh cho phù hợp trong cơ chế chính sách, động viên, khen thưởng kịp thời những gương điển hình, tiêu biểu trong hoạt động xã hội hóa văn hóa tại địa phương.
9. Các tổ chức chính trị, xã hội:
Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tổ chức vận động các hội, đoàn thể, cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội hóa văn hóa.
- Năm 2007:
Phổ biến sâu rộng trong nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng và ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa trong toàn tỉnh. Đồng thời tiến hành thực hiện xã hội hóa thí điểm một số đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.
Tiến hành tổng điều tra, đánh giá thực trạng tiềm năng xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Năm 2008 :
Thực hiện đạt các mục tiêu cơ bản với các hình thức xã hội hóa trên từng lĩnh vực hoạt động đã xây dựng trong đề án quy hoạch.
- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, chọn loại hình tiêu biểu để làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện trên diện rộng.
- Năm 2009:
Tiếp tục triển khai đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa.
- Năm 2010:
Tổ chức tổng kết kết quả thực hiện đề án, rút kinh nghiệm về xây dựng và phát triển những mô hình xã hội hóa tiêu biểu ở từng lĩnh vực, từng địa phương.
Xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020./.
CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA – THÔNG TIN CÔNG LẬP TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU - NĂM 2006 – 2010
Stt | Các thiết chế sự nghiệp văn hóa – thông tin | Đvt | Năm 2006 | Năm 2010 | ||
Đơn vị sự nghiệp công lập | Đơn vị ngoài công lập | Đơn vị sự nghiệp công lập | Đơn vị ngoài công lập | |||
I | Văn hóa thông tin cơ sở |
|
|
|
|
|
1 | Gia đình văn hóa | hộ |
| 81,8% |
| Toàn tỉnh đạt 85% gia đình văn hóa |
2 | Câu lạc bộ gia đình văn hóa | câu lạc bộ |
| 229 |
| 250 |
3 | Thôn, ấp, khu phố văn hóa | đơn vị |
| 73,8% |
| Toàn tỉnh đạt 85% |
4 | Xã, phường, thị trấn văn hóa | đơn vị |
| 17% |
| 35% |
5 | Huyện, thị, thành phố văn hóa | đơn vị | 1 |
| 2 |
|
II | Sự nghiệp thư viện |
|
|
|
|
|
1 | Thư viện tỉnh | nhà | 1 | 0 | 1 |
|
2 | Thư viện huyện, thị, thành phố | nhà | 8 | 0 | 8 |
|
3 | Thư viện xã, phường thị trấn, Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh | nhà | 62 |
| 83 |
|
4 | Tủ sách khu dân cư Côn Đảo | tủ sách |
| 9 |
| 9 |
5 | Tủ sách Bộ đội Biên phòng | tủ sách | 12 |
| 12 |
|
6 | Thư viện phòng đọc sách Công ty Cao su Bà Rịa | nhà | 18 |
| 18 |
|
7 | Thư viện chuyên ngành | nhà | 8 |
| 8 |
|
III | Sự nghiệp bảo tồn bảo tàng |
|
|
|
|
|
1 | Bảo tàng tỉnh | nhà | 1 |
| 1 |
|
2 | Ban Quản lý di tích | ban | 3 | 3 | 3 | 5 |
3 | Phòng truyền thống xã, phường, Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh | nhà | 62 |
| 83 |
|
IV | Trung tâm Văn hóa -Thông tin |
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm Văn hóa -Thông tin tỉnh | trung tâm | 1 |
| 1 |
|
2 | Trung tâm Văn hóa -Thông tin huyện, thị, thành phố | trung tâm | 4 |
| 5 |
|
3 | Trung tâm Văn hóa -Thông tin xã, phường, thị trấn, Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh | trung tâm | 62 |
| 83 |
|
4 | Nhà Văn hóa Thanh niên | nhà | 1 |
| 1 |
|
5 | Nhà Văn hóa Thiếu nhi | nhà | 1 |
| 1 |
|
6 | Nhà Văn hóa Vietsopetro | nhà | 1 |
| 1 |
|
VI | Sự nghiệp nghệ thuật |
|
|
|
|
|
1 | Đoàn Ca múa nhạc | đoàn | 1 |
| 1 |
|
2 | Đội Văn nghệ không chuyên | đội |
| 120 |
| 145 |
3 | Nhà hát, rạp hát | nhà/rạp | 5 | 0 | 4 | 1 |
VII | Sự nghiệp thông tin triển lãm |
|
|
|
|
|
1 | Đội thông tin tỉnh | đội | 1 |
| 1 |
|
2 | Đội thông tin huyện, thị, thành phố | đội | 8 |
| 8 |
|
3 | Triển lãm | Phòng | 1 |
| 1 |
|
VIII | Sự nghiệp phát hành phim và chiếu bóng |
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm Phát hành phim - Chiếu bóng | trung tâm | 1 |
| 1 |
|
2 | Trung tâm Dịch vụ Văn hóa | trung tâm | 1 |
| 1 | 1 |
3 | Đội chiếu bóng lưu động | đội | 5 |
| 5 |
|
IX | Sự nghiệp xuất bản, in và phát hành |
|
|
|
|
|
1 | Xí nghiệp in Vũng Tàu | xí nghiệp | 1 |
| 1 |
|
2 | Công ty Văn hóa Tổng hợp | công ty | 1 |
|
| 1 |
3 | Nhà Xuất bản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | nhà |
|
| 1 |
|
| Tổng cộng: |
| 211 |
| 333 |
|
Stt | Đơn vị văn hóa ngoài công lập và các loại hình dịch vụ văn hóa | Đvt | Năm 2006 | Năm 2010 | Ghi chú |
A) ĐƠN VỊ VĂN HÓA NGOÀI CÔNG LẬP | |||||
I | Sự nghiệp thư viện |
|
|
|
|
1 | Thư viện tư nhân, thư viện gia đình | nhà | 2 | 7 |
|
2 | Thư viện đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông. | nhà | 1 | 4 |
|
II | Sự nghiệp bảo tồn bảo tàng |
|
|
|
|
1 | Ban Quản lý di tích | ban | 5 | 7 |
|
2 | Lễ hội truyền thống và hiện đại | lễ | 3 | 5 |
|
3 | Phòng trưng bày, triển lãm, cổ vật tư nhân | phòng | 0 | 1 |
|
III | Sự nghiệp nghệ thuật |
|
|
|
|
1 | Đoàn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp tư nhân | đoàn | 3 | 4 |
|
2 | Rạp chiếu phim | rạp | 1 | 2 |
|
3 | Câu lạc bộ năng khiếu, sở thích | câu lạc bộ | 242 | 282 |
|
4 | Tụ điểm ca nhạc hát cho nhau nghe | điểm | 10 | 20 |
|
5 | Khu vui chơi giải trí | khu | 2 | 3 |
|
6 | Câu lạc bộ đờn ca tài tử | câu lạc bộ | 25 | 35 |
|
7 | Câu lạc bộ thơ | “ | 23 | 30 |
|
9 | Câu lạc bộ thư pháp tiếng việt | “ | 5 | 8 |
|
10 | Câu lạc bộ Hit Hop | “ | 1 | 1 |
|
11 | Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng | “ | 18 | 50 |
|
12 | Câu lạc bộ sáng tác biểu diễn | “ | 1 | 1 |
|
IV | Sự nghiệp xuất bản, in, phát hành |
|
|
|
|
1 | Công ty trách nhiệm hữu hạn in ấn | công ty | 2 | 3 |
|
B) Các loại hình dịch vụ văn hóa | |||||
1 | Dịch vụ mua bán sách, báo | cơ sở | 137 | 169 |
|
2 | Dịch vụ cho thuê sách, báo | “ | 40 | 49 |
|
3 | Dịch vụ bán băng, đĩa, hình, nhạc | “ | 140 | 174 |
|
4 | Đại lýcho thuê băng đĩa, hình | “ | 86 | 113 |
|
5 | Dịch vụ vẽ tranh | “ | 4 | 12 |
|
6 | Dịch vụ bán tranh | “ | 11 | 17 |
|
7 | Dịch vụ Internet | cơ sở | 456 | 602 |
|
8 | Dịch vụ video game | “ | 44 | 44 |
|
9 | Cơ sở in lụa, photocoppy | “ | 111 | 154 |
|
10 | Dịch vụ kẻ, vẽ, quảng cáo | “ | 81 | 110 |
|
11 | Vũ trường | điểm | 9 | 12 |
|
12 | Quán bar | “ | 22 | 22 |
|
13 | Tụ điểm ca nhạc | “ | 34 | 56 |
|
14 | Karaoke | “ | 354 | 414 |
|
15 | Dịch vụ đắp tượng | cơ sở | 9 | 25 |
|
16 | Các lễ hội hàng năm | lễ | 43 | 44 |
|
17 | Lớp dạy nhạc | lớp | 17 | 32 |
|
18 | Lớp dạy vẽ | “ | 19 | 29 |
|
19 | Cửa hàng nhiếp ảnh, quay camera | cửa hàng | 108 | 127 |
|
20 | Siêu thị sách | siêu thị | 1 | 2 |
|
| Tổng cộng |
| 2.070 | 2.718 |
|
TT | Các loại hình dịch vụ văn hóa/huyện, thị, thành phố | Vũng Tàu | Bà Rịa | Tân Thành | Châu Đức | Xuyên Mộc | Long Điền | Đất Đỏ | Côn Đảo | Tổng cộng |
1 | Dịch vụ mua bán sách, báo | 37 | 25 | 09 | 29 | 08 | 11 | 17 | 11 | 147 |
2 | Dịch vụ cho thuê sách, báo | 15 | 05 | 14 | 03 | 03 |
|
|
| 40 |
3 | Siêu thị sách |
|
| 01 |
|
|
|
|
| 01 |
4 | Dịch vụ bán băng, đĩa hình băng nhạc | 60 | 14 | 21 | 16 | 05 | 09 | 15 |
| 140 |
5 | Đại lý băng, đĩa, hình | 23 | 05 | 10 | 16 | 05 | 10 | 15 | 02 | 86 |
6 | Dịch vụ vẽ tranh | 01 | 03 |
|
|
|
|
|
| 04 |
7 | Dịch vụ bán tranh | 01 | 10 |
|
|
|
|
|
| 11 |
8 | Dịch vụ kẻ, vẽ, quảng cáo | 35 | 12 | 11 | 10 | 09 |
| 03 | 01 | 81 |
9 | Cơ sở in lụa, photocopy | 34 | 30 | 05 | 30 | 04 | 09 | 03 | 01 | 147 |
10 | Dịch vụ đắp tượng | 04 |
| 02 | 02 |
|
|
| 01 | 09 |
11 | Dịch vụ internet | 126 | 152 | 40 | 22 | 40 | 65 | 10 | 01 | 456 |
12 | Dịch vụ video, game | 31 |
| 13 |
|
|
|
|
| 44 |
13 | Vũ trường | 07 | 01 |
|
|
| 01 |
|
| 09 |
14 | Quán bar | 22 |
|
|
|
|
|
|
| 22 |
15 | Tụ điểm ca nhạc | 07 | 06 | 04 | 03 | 03 | 02 | 09 | 0 | 34 |
16 | Karaoke | 125 | 36 | 33 | 42 | 80 | 31 |
| 07 | 354 |
17 | Tụ điểm trò chơi thiếu nhi khu du lịch văn hóa | 01 |
| 01 |
|
|
|
|
| 02 |
18 | Câu lạc bộ đờn ca tài tử | 04 | 06 |
| 04 | 05 | 06 | 04 |
| 29 |
19 | Câu lạc bộ thơ | 12 | 05 |
| 05 | 01 |
|
|
| 23 |
20 | Câu lạc bộ thư pháp tiếng Việt | 02 | 01 |
|
| 01 |
|
| 01 | 05 |
21 | Câu lạc bộ Hit Hop | 01 |
|
|
|
|
|
|
| 01 |
22 | Câu lạc bộ sáng tác, biểu diễn |
| 01 |
|
|
|
|
|
| 01 |
23 | Lớp dạy nhạc | 11 | 04 |
| 01 |
| 01 |
|
| 17 |
24 | Lớp dạy vẽ | 13 | 01 |
| 01 | 03 | 01 |
|
| 19 |
25 | Cửa hàng nghiếp ảnh, camera | 46 | 20 | 17 | 15 | 03 | 04 | 02 | 01 | 108 |
26 | Các lễ hội hàng năm | 19 | 12 |
| 02 | 03 | 03 | 02 | 02 | 43 |
| Tổng cộng: | 637 | 361 | 174 | 207 | 173 | 153 | 80 | 28 | 1.849 |
PHỤ LỤC 4
TT | Các loại hình dịch vụ văn hóa/huyện, thị, thành phố | Vũng Tàu | Bà Rịa | Tân Thành | Châu Đức | Xuyên Mộc | Long Điền | Đất Đỏ | Côn Đảo | Tổng cộng |
1 | Dịch vụ mua bán sách, báo | 40 | 30 | 11 | 35 | 14 | 20 | 17 | 02 | 169 |
2 | Dịch vụ cho thuê sách, báo | 15 | 08 | 16 | 05 | 05 |
|
|
| 49 |
3 | Siêu thị sách |
|
| 01 |
|
| 01 |
|
| 02 |
4 | Dịch vụ bán băng, đĩa hình băng nhạc | 60 | 24 | 29 | 31 | 05 | 10 | 15 |
| 174 |
5 | Đại lý băng, đĩa, hình | 23 | 08 | 10 | 16 | 19 | 20 | 15 | 02 | 113 |
6 | Dịch vụ vẽ tranh | 02 | 07 |
|
| 03 |
|
|
| 12 |
7 | Dịch vụ bán tranh | 02 | 15 |
|
|
|
|
|
| 17 |
8 | Dịch vụ kẻ, vẽ, quảng cáo | 38 | 22 | 15 | 22 | 09 |
| 03 | 01 | 110 |
9 | Cơ sở in lụa, photocopy | 40 | 50 |
| 40 | 04 | 15 | 04 | 01 | 154 |
10 | Dịch vụ đắp tượng | 20 |
|
| 05 |
|
|
|
| 25 |
11 | Dịch vụ intrenet | 130 | 230 | 52 | 56 | 50 | 65 | 15 | 04 | 602 |
12 | Dịch vụ video, game | 31 |
| 13 |
|
|
|
|
| 44 |
13 | Vũ trường | 07 | 02 | 02 |
|
| 01 |
|
| 12 |
14 | Quán bar | 22 |
|
|
|
|
|
|
| 22 |
15 | Tụ điểm ca nhạc | 13 | 08 | 09 | 09 | 04 | 07 | 05 | 01 | 56 |
16 | Karaoke | 162 | 50 | 35 | 42 | 80 | 38 |
| 07 | 414 |
17 | Tụ điểm trò chơi thiếu nhi khu du lịch văn hóa | 01 |
| 01 |
|
|
|
|
| 02 |
18 | Câu lạc bộ đờn ca tài tử | 03 | 08 | 04 | 04 | 05 | 06 | 04 | 01 | 35 |
19 | Câu lạc bộ thơ | 04 | 08 |
| 08 | 03 |
|
| 01 | 24 |
20 | Câu lạc bộ thư pháp tiếng Việt | 04 | 03 |
| 01 | 01 |
|
| 01 | 10 |
21 | Câu lạc bộ Hit Hop | 01 |
|
|
|
|
|
|
| 01 |
22 | Câu lạc bộ sáng tác, biểu diễn |
| 01 |
|
|
|
|
|
| 01 |
23 | Lớp dạy nhạc | 20 | 07 |
| 02 |
| 02 |
| 01 | 32 |
24 | Lớp dạy vẽ | 14 | 03 |
| 02 | 05 | 01 | 03 | 01 | 29 |
25 | Cửa hàng nhiếp ảnh, camera | 46 | 25 | 23 | 20 | 05 | 04 | 03 | 01 | 127 |
26 | Các lễ hội hàng năm | 19 | 12 |
| 03 | 03 | 03 | 02 | 02 | 44 |
| Tổng cộng: | 707 | 539 | 222 | 308 | 212 | 186 | 91 | 25 | 2.290 |
- 1Quyết định 52/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá lĩnh vực dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Nghị quyết 02/2009/NQ-HĐND về phát triển xã hội hoá dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa X, kỳ họp thứ 19 ban hành
- 3Quyết định 38/2009/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4Quyết định 09/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
- 1Quyết định 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 5Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập
- 6Thông tư 91/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 05/2007/TT-BTNMT hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
- 8Nghị quyết số 90-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá do Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 10Pháp Lệnh thư viện năm 2000
- 11Luật di sản văn hóa 2001
- 12Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
- 13Nghị định 59/2002/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác
- 14Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15Luật Xuất bản 2004
- 16Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 17Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 18Quyết định 52/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá lĩnh vực dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 19Nghị quyết 02/2009/NQ-HĐND về phát triển xã hội hoá dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa X, kỳ họp thứ 19 ban hành
- 20Quyết định 38/2009/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 21Quyết định 09/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 22Nghị quyết 24/2007/NQ-HĐND về đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 23Công văn 4509/BVHTT-KHTC năm 2005 hướng dẫn thực hiện đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010
- 24Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
Quyết định 69/2007/QĐ-UBND về đề án phát triển xã hội hoá hoạt động văn hóa đến năm 2010 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- Số hiệu: 69/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Võ Thành Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra