THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 271/2005/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA THÔNG TIN CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin tại công văn số 171/TTr-BVHTT ngày 20 tháng 12 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Trung tâm văn hóa – Thông tin hoặc Nhà Văn hóa trung tâm, Trung tâm Thông tin - Triễn lãm cấp tỉnh.
b) Trung tâm văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện.
c) Nhà Văn hóa cấp xã, Nhà Văn hóa thôn, làng, ấp, bản.
d) Cung Văn hoá, Nhà Văn hóa thuộc các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang (các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo, các trung tâm, các khu vực vui chơi giải trí chuyên biệt không thuộc phạm vi, đối tượng của Quy hoạch này).
2. Quan điểm xây dựng Quy hoạch
a) Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa thông tin của cả nước, là công cụ tuyên truyền, vận động sắc bén, sâu rộng tại cơ sở của Đảng, Nhà nước, đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
b) Việc củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở phải đồng bộ; các nhà văn hóa phải bền, đẹp, có kiến trúc phù hợp với từng địa phương và được xây dựng ở vị trí trung tâm, thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đi đôi với tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ và đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, có hiệu quả theo đúng định hướng của Nhà nước.
c) Nhà nước tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở. Các thiết chế do Nhà nước trực tiếp quản lý phải được tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thực hiện chế độ tự chủ tài chính để thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, chỉ đạo. Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở xã, làng, ấp, bản, buôn… chủ yếu được huy động từ nhiều nguồn vốn đóng góp của xã hội. Đối với các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở ở vùng nghèo, miền núi, biên giới, hải đảo, Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí 100% kể cả xây dựng cơ bản lẫn trang thiết bị.
d) Tăng cường quản lý nhà nước của ngành văn hóa thông tin và đề cao trách nhiệm các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở.
a) Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước.
- Tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa thông tin qua việc tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá ở cơ sở, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Phát huy hiệu quả của sự nghiệp văn hoá thông tin cơ sở trong việc xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có ý thức đấu tranh chống tư tưởng và hành động phản văn hóa dân tộc.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 70% số làng, thôn, ấp, bản, buôn có thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- 80% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- 80% số quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- 90% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- Thiết chế văn hóa thông tin cấp tỉnh: 90% cán bộ văn hóa thông tin cơ sở đạt trình độ đại học trở lên về chuyên môn nghiệp vụ.
- Thiết chế văn hóa thông tin cấp huyện: 70% cán bộ văn hóa thông tin cơ sở đạt trình độ đại học trở lên về chuyên môn nghiệp vụ.
- Thiết chế văn hóa thông tin cấp xã: 30% cán bộ văn hóa thông tin cơ sở đạt trình độ đại học, 70% cán bộ văn hóa thông tin cơ sở đạt trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ.
a) Hệ thống thiết chế văn hóa – thông tin cơ sở thuộc ngành Văn hóa – Thông tin quản lý gồm 4 cấp:
- Thiết chế Văn hóa – Thông tin cấp tỉnh.
- Thiết chế Văn hóa – Thông tin cấp huyện.
- Thiết chế Văn hóa – Thông tin cấp xã.
- Thiết chế Văn hóa – Thông tin làng, thôn, ấp, bản, buôn, khu phố.
b) Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở trực thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang thực hiện theo kế hoạch được giao của ngành kết hợp với định hướng phát triển văn hóa thông tin chung ở địa phương và khu vực.
c) Xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở theo các định mức, tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành và theo các tiêu chí sau:
- Nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
- Các công trình văn hóa phải tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc tại vùng, miền và thuận tiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa thông tin.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ, phù hợp yêu cầu phục vụ cho các hoạt động tại chỗ và lưu động.
- Tổ chức bộ máy theo nguyên tắc chuyên nghiệp hóa cao tất cả các bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hóa, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức.
d) Quy hoạch đất sử dụng:
- Đối với thiết chế văn hóa thông tin cấp tỉnh: 5.000 m2 trở lên;
- Đối với thiết chế văn hóa thông tin cấp huyện: 2.500 m2 trở lên;
- Đối với thiết chế văn hóa thông tin cấp xã, phường, thị trấn: 1.000 m2 trở lên;
- Đối với thiết chế văn hóa thông tin cấp làng, thôn, ấp, bản: 500 m2 trở lên;
Căn cứ theo điều kiện thực tế, từ nay đến 2010 triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:
a) Từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở từ Trung ương đến địa phương bao gồm: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, cơ chế, chính sách hoạt động đào tạo cán bộ.
b) Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đối với cấp huyện và tỉnh (xây dựng hạ tầng, chi hoạt động sự nghiệp chủ yếu cho một số loại hình nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, trang thiết bị chuyên dùng do ngành Văn hóa – Thông tin quy định).
c) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa thông tin cơ sở.
d) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho hệ thống tổ chức văn hóa thông tin cơ sở, có cơ chế, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống này.
đ) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm phát huy hiệu quả xã hội của hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở.
e) Nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động văn hóa thông tin cơ sở.
g) Thực hiện công tác hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật về hoạt động văn hóa thông tin cơ sở.
a) Vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm.
b) Vốn từ ngân sách địa phương.
c) Nguồn ngân sách của các Bộ, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang dành cho hoạt động văn hóa thông tin.
d) Đóng góp của nhân dân, các đoàn thể; tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Bộ Văn hóa – Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch theo các nội dung đã được phê duyệt; hướng dẫn, lồng ghép quy hoạch với các đề án, dự án về văn hóa – xã hội, kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2010 và 2020; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ thực hiện và các vấn đề phát sinh.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức thực hiện Quy hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, đoàn thể căn cứ vào nội dung Quy hoạch và theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa – Thông tin, xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện theo Quy hoạch.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1752/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 461/QĐ-BVHTTDL năm 2013 soạn thảo Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2012-2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 2563/QĐ-BVHTTDL năm 2015 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 32 /1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Quyết định 1752/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 461/QĐ-BVHTTDL năm 2013 soạn thảo Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2012-2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 2563/QĐ-BVHTTDL năm 2015 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 271/2005/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/10/2005
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 8 đến số 9
- Ngày hiệu lực: 22/11/2005
- Ngày hết hiệu lực: 03/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực