- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Dạy nghề 2006
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia kế thừa, tận dụng và phát huy tối đa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển thể dục, thể thao của đất nước và của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và khuyến khích mọi nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia, nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và châu lục.
1. Mục tiêu tổng quát.
Đến năm 2020, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia cơ bản đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân ở các địa phương, vùng, miền; đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nâng cao thành tích thi đấu thể thao và đủ khả năng đăng cai tổ chức thành công các giải thi đấu thể thao thành tích cao của khu vực, châu lục và một số giải thi đấu thể thao thành tích cao của thế giới.
Đến năm 2030, Việt Nam là quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao đạt tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ, có vị trí thứ hạng cao ở châu lục; một số trung tâm thể thao lớn có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể.
a) Đến năm 2020, đất dành cho hoạt động thể dục, thể thao trên cả nước được duy trì ổn định từ 3,5 m2 đến 04 m2/người dân.
b) Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thể thao hiện đại, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các cơ sở đào tạo thể dục, thể thao quốc gia và các công trình khác phục vụ hoạt động thể dục, thể thao do cấp Trung ương quản lý; tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba công trình thể thao cơ bản cấp tỉnh (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi), trong đó có tỷ lệ thích hợp các công trình thể thao đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế; hoàn thành xây dựng một số công trình thể thao phù hợp với các môn thể thao là thế mạnh của từng địa phương; đồng thời cơ bản hoàn thành việc xây dựng các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng.
c) Đến năm 2020, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể lực; tổ chức các hoạt động thể thao cho cán bộ, chiến sĩ; tổ chức huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao; giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
c) Đến năm 2030, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, là quốc gia có nền thể dục, thể thao phát triển ở châu lục.
1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý.
a) Các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia:
Đầu tư nâng cấp, mở rộng các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hiện có, đồng thời xây dựng mới một số trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, bao gồm:
- Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội: Gồm cơ sở I và cơ sở II tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội và cơ sở III tại thị trấn Tam Đảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Gồm cơ sở I tại thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở II tại tỉnh Bình Thuận.
- Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng: Có 01 cơ sở tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ: Xây dựng mới cơ sở I tại quận Ô Môn và cơ sở II tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
- Từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo, đầu tư xây dựng mới các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia: Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Sa Pa; Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nam; Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Lạt; Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Kon Tum; Trung tâm Huấn luyện thể thao biển quốc gia Bình Thuận.
b) Các cơ sở đào tạo thể dục, thể thao quốc gia:
Đầu tư nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các trường đại học thể dục, thể thao:
- Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Gồm cơ sở I tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và xây dựng mới cơ sở II tại tỉnh Hà Nam.
- Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh: Gồm cơ sở I tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng mới cơ sở II tại tỉnh Đồng Nai.
- Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng: Có 01 cơ sở tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
c) Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao phục vụ tập luyện và thi đấu thể thao:
- Đầu tư xây dựng giai đoạn II đối với Khu Liên hợp Thể thao quốc gia tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trong đó tập trung xây dựng các công trình thể thao mới, đáp ứng yêu cầu đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số công trình khác phục vụ hoạt động thể dục, thể thao, trong đó trọng tâm là các công trình: Trung tâm Doping và Y học thể thao, Trung tâm điều hành báo chí và truyền thông thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Viện Khoa học Thể dục, thể thao.
2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia do các Bộ, ngành khác trực tiếp quản lý.
a) Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia trong lực lượng vũ trang:
- Đến năm 2020, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 04 trung tâm thể dục, thể thao quốc phòng tại 04 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Đến năm 2020, hoàn thành đầu tư xây dựng 02 trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao và quân sự vũ trang tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
b) Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường:
Thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường theo quy định của Luật thể dục, thể thao, Luật giáo dục, Luật dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý.
a) Các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng:
- Trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng là trung tâm thể thao hoặc khu liên hợp thể thao cấp tỉnh nhưng có quy mô lớn, chất lượng cao nhằm: Phục vụ hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, cung cấp dịch vụ thể thao chất lượng cao; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên; tổ chức, phối hợp tổ chức các sự kiện với các địa phương lân cận trong vùng; hỗ trợ tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao của các địa phương lân cận trong vùng; tổ chức các giải thi đấu thể thao thành tích cao của vùng, đồng thời hỗ trợ tổ chức hoạt động thi đấu thể thao ở cấp quốc gia, quốc tế.
- Các vùng được chia theo vùng kinh tế - xã hội quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Việc lựa chọn các trung tâm thể thao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, mức độ phát triển của hoạt động thể dục, thể thao, các môn thể thao thế mạnh của địa phương, nhằm phát huy tối đa vai trò, tác dụng của trung tâm thể thao trọng điểm đối với vùng và quốc gia.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm thể thao đóng vai trò là trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng, bao gồm:
+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Tỉnh Thái Nguyên.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng có các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, trong đó trung tâm thể thao của thành phố Hà Nội đồng thời là trung tâm thể thao cấp quốc gia, trung tâm thể thao của tỉnh Nam Định đồng thời là trung tâm thể dục, thể thao vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
+ Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Nghệ An, Khánh Hòa.
+ Vùng Tây Nguyên: Tỉnh Đắk Lắk.
+ Vùng Đông Nam bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm thể thao cấp quốc gia.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thành phố Cần Thơ.
Các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:
+ Tổng diện tích: Từ 40 đến 50 ha.
+ Có sân vận động với khán đài có sức chứa từ 20.000 đến 30.000 chỗ ngồi, có thể đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu thể thao ở cấp quốc gia; có 01-02 sân tập luyện môn bóng đá và điền kinh; có 06 đến 08 sân thi đấu môn tennis; có hệ thống sân tập ngoài trời đối với các môn thể thao như: Bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông...
+ Có 01 khu thể thao dưới nước với khán đài có sức chứa 2.000 chỗ ngồi; 01 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn thi đấu thể thao ở cấp quốc gia, quốc tế với khán đài có sức chứa từ 3.000 đến 4.000 chỗ ngồi; có 03 đến 04 nhà tập.
Các tiêu chí đối với các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể. Các công trình thể thao thuộc các trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng cần đáp ứng những tiêu chí và quy mô lớn hơn, sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình triển khai cụ thể.
b) Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu trên.
- Các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu huấn luyện vận động viên, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao của địa phương và hỗ trợ thi đấu thể thao ở cấp quốc gia.
- Đến năm 2020, hoàn thành việc đầu tư xây dựng các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó chú trọng đầu tư cho các địa phương là nơi tổ chức, tham gia tổ chức các đại hội thể thao quốc gia, quốc tế; giai đoạn sau năm 2020, tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao đã có, đồng thời xây dựng mới các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao của các địa phương còn lại.
Các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:
+ Tổng diện tích đất: Khoảng 15 đến 20 ha.
+ Có 01 sân vận động với khán đài có sức chứa dưới 20.000 chỗ ngồi, có thể đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu thể thao ở cấp tỉnh; có 01 đến 02 sân tập luyện môn bóng đá và điền kinh; có hệ thống sân tập ngoài trời đối với các môn thể thao như: Tennis, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông...
+ Có 01 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn thi đấu thể thao ở cấp quốc gia, với khán đài có sức chứa từ 1.500 đến 3.000 chỗ ngồi; có 01 đến 02 nhà tập; có 01 bể bơi ngoài trời hoặc trong nhà.
Các tiêu chí đối với các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể. Các khu liên hợp thể thao hoặc trung tâm thể thao cần đáp ứng những tiêu chí vượt quy định, sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình triển khai cụ thể.
1. Quán triệt, nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội.
- Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia, góp phần phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao của đất nước, trong đó chú trọng phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển và khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
- Định kỳ khảo sát, đánh giá hiện trạng, công tác quản lý, khai thác các công trình thể thao, bảo đảm việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình thể thao thực hiện theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ việc thực hiện Quy hoạch với quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ.
3. Huy động các nguồn vốn đầu tư.
a) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
- Ngân sách trung ương cấp vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình thể thao do Trung ương quản lý; hỗ trợ một phần cho các địa phương tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Ngân sách địa phương cấp vốn đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình thể thao do địa phương quản lý; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện xã hội hóa trong đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
b) Nguồn vốn huy động từ xã hội hóa:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường và các văn bản khác có liên quan, tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia, trong đó chú trọng huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nhất là từ các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn từ nước ngoài, tập trung vào nguồn vốn ODA, FDI, các nguồn viện trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tăng cường công tác xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục, thể thao để tăng nguồn thu hợp pháp sử dụng cho đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
- Đẩy mạnh hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, nhằm thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
c) Phát triển các hoạt động kinh tế thể thao nhằm hỗ trợ việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia, trong đó thực hiện thí điểm đặt cược thể thao, trước mắt đối với môn đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, xem xét thí điểm đối với môn đua xe đạp lòng chảo, hình thức xổ số thể thao và từng bước mở rộng trong các môn thể thao khác, phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ.
4. Quy hoạch và bố trí sử dụng đất đai.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện cụ thể việc giao đất, cho thuê đất phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch các đô thị, di chuyển các công trình xây dựng công nghiệp ra ngoài đô thị, cần ưu tiên bố trí quỹ đất có vị trí thuận tiện và diện tích phù hợp để xây dựng các công trình thể thao.
5. Danh mục các dự án ưu tiên (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Kinh phí triển khai thực hiện Quy hoạch
Kinh phí triển khai thực hiện Quy hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương chủ động huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện Quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
- Chủ trì hướng dẫn và đôn đốc thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quy hoạch.
- Phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng các công trình thể thao.
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kịp thời kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
2. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quy hoạch; xây dựng Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ trên cơ sở Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ và định kỳ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Cân đối nguồn lực để bảo đảm thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn, định mức đất dành cho hoạt động thể dục, thể thao; hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó dành quỹ đất cho hoạt động thể dục, thể thao.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn thiết kế, suất đầu tư và định mức xây dựng công trình thể thao.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên cơ sở Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Bố trí đất theo quy hoạch được phê duyệt để triển khai xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng đất đai.
- Cân đối nguồn lực và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng các công trình thể thao thuộc phạm vi quản lý của địa phương, chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch thuộc phạm vi quản lý của địa phương và định kỳ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành theo Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT | Tên dự án | Ngân sách nhà nước | ||||
Tổng mức | Giai đoạn 2014 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
| Tổng cộng | 2.202 | 985 | 1.217 | ||
I | CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ THI ĐẤU THỂ THAO | Kinh phí được duyệt trong Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18, Hà Nội 2019 | ||||
1 | Khu Liên hợp thể thao quốc gia | |||||
2 | Trung tâm điều hành báo chí và truyền thông thể thao (Tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia) | |||||
II | CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO | 1.602 | 685 | 917 | ||
1 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội | 150 | 50 | 100 | ||
2 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh | 150 | 50 | 100 | ||
3 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nẵng | 100 | 50 | 50 | ||
4 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Kon Tum | 197 | 50 | 147 | ||
5 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ | 150 | 95 | 55 | ||
6 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Lạt | 150 | 50 | 100 | ||
7 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Sa Pa | 170 | 70 | 100 | ||
8 | Trung tâm Huấn luyện thể thao biển Quốc gia Bình Thuận | 100 | 50 | 50 | ||
9 | Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nam | 150 | 50 | 100 |
| |
10 | Trung tâm Doping và Y học thể thao | 100 | 80 | 20 |
| |
11 | Viện Khoa học Thể dục, thể thao | 85 | 40 | 45 |
| |
12 | Bệnh viện Thể thao Việt Nam | 100 | 50 | 50 |
| |
III | CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC, THỂ THAO | 600 | 300 | 300 |
| |
1 | Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh | 200 | 100 | 100 |
| |
2 | Trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh | 200 | 100 | 100 |
| |
3 | Trường Đại học Thể dục, thể thao Đà Nẵng | 200 | 100 | 100 |
| |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT | Tên dự án | Ngân sách nhà nước | Nguồn kinh phí hợp pháp khác | ||
Tổng mức | Giai đoạn 2014 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | |||
I | BỘ CÔNG AN | 284 | 150 | 134 | - |
1 | Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao và quân sự vũ trang loại I tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội | 142 | 75 | 67 | - |
2 | Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao và quân sự vũ trang loại I tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, thành phố Đồng Nai | 142 | 75 | 67 | - |
II | BỘ QUỐC PHÒNG | 1.000 | 500 | 500 | 150 |
1 | Trung tâm thể dục thể thao Quốc phòng 1 tại thành phố Hà Nội | 400 | 200 | 200 | - |
2 | Trung tâm thể dục thể thao Quốc phòng 2 tại thành phố Hồ Chí Minh | 200 | 100 | 100 | 50 |
3 | Trung tâm thể dục thể thao Quốc phòng 3 tại thành phố Đà Nẵng | 200 | 100 | 100 | 50 |
4 | Trung tâm thể dục thể thao Quốc phòng 4 tại thành phố Cần Thơ | 200 | 100 | 100 | 50 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành theo Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT | Tên dự án | Ngân sách nhà nước | Nguồn kinh phí hợp pháp khác | |||
Tổng mức | Giai đoạn 2014 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
|
| 7.915 | 4.647 | 3.268 | 4.961 | |
I | CÁC TRUNG TÂM THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM LÀM CHỨC NĂNG TRUNG TÂM VÙNG | 6.715 | 3.847 | 2.868 | 4.961 | |
1 | Hà Nội | Kinh phí được duyệt trong Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18, Hà Nội 2019 | ||||
2 | Thành phố Hồ Chí Minh: Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc và các công trình thể thao khác. | 1.000 | 500 | 500 | 2.961 | |
3 | Hải Phòng: Khu liên hợp thể thao thành phố Hải Phòng giai đoạn II và các công trình thể thao khác. | 500 | 300 | 200 | 200 | |
4 | Quảng Ninh: Trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng | 1.000 | 600 | 400 | 400 | |
5 | Thái Nguyên: Khu liên hợp thể thao tỉnh Thái Nguyên | 460 | 347 | 113 | 100 | |
6 | Nam Định Nhà thi đấu và các công trình thể thao khác. | 855 | 600 | 255 | 200 | |
7 | Nghệ An: Trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng | 500 | 300 | 200 | 200 | |
8 | Đà Nẵng: Trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng | 600 | 300 | 300 | 300 | |
9 | Khánh Hòa: Trung tâm thể thao trọng điểm làm chức năng trung tâm vùng | 600 | 300 | 300 | 200 | |
10 | Đắk Lắk: Khu liên hợp thể thao vùng Tây Nguyên | 600 | 300 | 300 | 200 | |
11 | Cần Thơ: Khu liên hợp thể thao vùng Đồng bằng sông Cửu Long | 600 | 300 | 300 | 200 | |
II | CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐĂNG CAI TỔ CHỨC CÁC ĐẠI HỘI THỂ THAO | 1.200 | 800 | 400 | - | |
A | Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc lần thứ 7, năm 2014 | 700 | 700 |
| - | |
1 | Hà Nam: Nhà thi đấu đa năng | 400 | 400 |
| - | |
2 | Thái Bình: Nhà thi đấu đa năng | 300 | 300 |
| - | |
B | Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc lần thứ 8, năm 2018 | 500 | 100 | 400 | - | |
1 | An Giang: Nhà thi đấu và các công trình thể thao khác. | 500 | 100 | 400 | - | |
III | CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÒN LẠI | Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, các địa phương xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương | ||||
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 85/2002/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TƯ ngày về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1110/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 271/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật Dạy nghề 2006
- 5Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Quyết định 85/2002/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TƯ ngày về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 9Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 10Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1110/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1752/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1752/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực