Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 685/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 16 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC NINH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT LỚP 1 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 910/TTr-SGDĐT ngày 15/6/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh và Chương trình chi tiết lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

(có khung Chương trình giáo dục địa phương và Chương trình chi tiết lớp 1 kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai biên soạn Chương trình chi tiết và Tài liệu giáo dục địa phương từng lớp trong các cấp học phổ thông theo khung Chương trình Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh và Chương trình chi tiết lớp 1 đã được phê duyệt tại Quyết định này. Việc biên soạn thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- VP UBND tỉnh: PCVP VX, CVP;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH BẮC NINH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT LỚP 1 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
(Kèm theo quyết định số 685/QĐ-UBND ngày 16/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh).

Bắc ninh, tháng 6 năm 2020MỤC LỤC

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Cấp tiểu học

1.1.Nội dung khái quát

1.2. Khung ma trận chung

1.3. Khung ma trận nội dung cụ thể

1.4. Nội dung cụ thể dành cho lớp Một

2. Chương trình cấp THCS, THPT

2.1. Nội dung khái quát

2.2. Khung ma trận chung cấp THCS, THPT

2.3. Khung ma trận cấp THCS

2.4. Khung ma trận cấp THPT

VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

4. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.

5. Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.

6. Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021.

7. Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 20/6/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

8. Kế hoạch số 1650 /KH-SGDĐT ngày 18/10/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nội dung giáo dục địa phương; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.

2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung của quê hương Bắc Ninh mang tính thống nhất, gồm các lĩnh vực: các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống địa phương; các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường tại địa phương.

3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Mỗi nhà trường triển khai Chương trình giáo dục địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

4. Đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù hợp với các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh, tránh trùng lặp với các môn học và hoạt động giáo dục kháctrong Chương trình giáo dục phổ thông.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản và thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương.

2. Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giúp học sinh có khả năng tự định hướng nghề nghiệp, thích ứng cuộc sống,…

3. Gắn giáo dục trong nhà trường với cộng đồng địa phương; gắn kiến thức đã học với những vấn đề đặt ra của tỉnh Bắc Ninh và cộng đồng nơi học sinh sinh sống. Trên cơ sở đó, giúp học sinh nâng cao vốn hiểu biết của mình về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của tỉnh Bắc Ninh; phát triển tình yêu, niềm tự hào và gắn bó với quê hương; ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống và thế mạnh của quê hương; vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của địa phương; thích ứng với cuộc sống xã hội và định hướng nghề nghiệp.

4. Góp phần đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển của địa phương (về con người, văn hóa, kinh tế-xã hội.…), đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực địa phương, sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương trong công tác giáo dục.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Cụ thể như sau:

- Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước.

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.

- Nhân ái, chăm chỉ, trung thực.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực

Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Các năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học.

+ Năng lực tìm hiểu, khám phá.

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.

+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Cấp Tiểu học

1.1. Nội dung khái quát

(Xây dựng dựa trên Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Lĩnh vực

Nội dung

1

Lịch sử truyền thống,văn hóa của địa phương

- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương.

- Lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân/nhân vật tiêu biểu.

- Phong tục, tập quán địa phương.

2

Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

- Địa lí, dân cư.

- Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên.

- Ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

3

Chính trị - xã hội, môi trường của địa phương

- Một số vấn đề về chính trị - xã hội.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống.

- Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương pháp luật.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.

1.2. Khung ma trận chung

STT

Chủ đề

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Quê hương em

x

x

x

x

x

2

Di tích - Danh thắng

x

x

x

x

x

3

Danh nhân/nhân vật tiêu biểu

x

x

x

x

x

4

Lễ hội truyền thống

x

x

x

x

x

5

Làng nghề truyền thống

x

x

x

x

x

6

Dân ca Quan họ và các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian

x

x

x

x

x

1.3. Khung ma trận nội dung cụ thể

Nội dung giáo dục địa phương

Yêu cầu cần đạt

Tích hợp Hoạt động trải nghiệm

Tên chủ đề

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Quê hương em

- Nêu được những nét khái quát về vị trí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường, phong tục tập quán địa phương em.

- Biết được một số hoạt động của người dân ở địa phương.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về thiên nhiên, con người ở địa phương.

- Bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương.

- Hoạt động hướng vào bản thân

Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên

+ Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của di tích, danh thắng, cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

+ Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.

+ Biết bảo vệ vẻ đẹp của di tích, danh thắng, cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

+ Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

- Hoạt động hướng đến xã hội

+ Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật.

+ Tham gia một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích và các lễ hội truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

Thôn, làng, khu phố em ở

Xã, phường, thị trấn em ở

Huyện,thị xã,thành phố em ở

Tỉnh Bắc Ninh của em

Tự hào Bắc Ninh quê em

Di tích- Danh thắng

- Giới thiệu được một số di tích - danh thắng của địa phương.

- Kể tên một số di tích, danh thắng ở địa phương em.

- Có ý thức bảo vệ di tích, danh thắng của địa phương.

Lăng và đền Kinh Dương Vương

Chùa Dâu

Chùa Phật Tích

Đền Đô và lăng các vị vua nhà Lý

Giới thiệu khái quát về 4 di tích Quốc gia đặc biệt

Danh nhân/nhân vật tiêu biểu.

- Nhận biết được hình ảnh, nêu được tên, ngày tháng năm sinh, quê quán của một số nhân vật tiêu biểu ở Bắc Ninh.

- Biết được việc làm, đóng góp chính của nhân vật đó đối với quê hương.

- Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

Vua Bà - Thủy tổ Quan họ

Nhân vật tiêu biểu về lịch sử:

Huyền Quang Lý Đạo Tái

Nhân vật tiêu biểu về khoa bảng: Lê Văn Thịnh

Nhân vật tiêu biểu về văn học: Hàn Thuyên

Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý

 

 

 

 

 

Lễ hội truyền thống

- Giới thiệu những nét chính của lễ hội truyền thống ở địa phương.

- Kể tên một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương nơi em ở (em biết).

- Tôn trọng những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

- Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước bằng những việc làm cụ thể.

Lễ hội Kinh Dương Vương

Lễ hội chùa Dâu

Lễ hội chùa Phật Tích

Lễ hội đền Đô

Nghi lễ và trò chơi Kéo co thôn Hữu Chấp

Làng nghề truyền thống

- Giới thiệu được những nét cơ bản về làng nghề truyền thống của địa phương.

- Kể tên một số sản phẩm của làng nghề.

- Liên hệ với làng nghề truyền thống nơi em ở (nếu có).

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để bảo vệ và phát triển làng nghề truyền thống.

Làng nghề gốm Phù Lãng

Tre trúc Xuân Lai

 

Đồ mộc chạm khắc Phù Khê

 

Đồ đồng Đại Bái

Tranh Đông Hồ và các làng nghề truyền thống tiêu biểu

Dân ca Quan họ và các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian

- Giới thiệu một số nghệ sĩ, nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh tiêu biểu

- Biết một số làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Giới thiệu một số giai thoại về nguồn gốc dân ca Quan họ.

- Thể hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Bài hát Quan họ ru bé Bông ngủ

- Bé Bông học hát Quan họ

- Bà kể cháu nghe

 

- Tên bài liên quan đến quả cau, lá trầu

- Tên bài liên quan đến cây tre, cây trúc, cây đa, cây gạo

- Tên bài liên quan đến loài chim

- Những bài Lý trong Quan họ

- Giới thiệu về nghệ nhân Quan họ

 

 

- Nghĩa của tên “Quan họ“

- Giới thiệu về nghệ sĩ Quan họ

 

 

- Những giai thoại về nguồn gốc dân ca Quan họ

- Quan họ - Di sản vô giá của quê hương

 

 

1.4. Nội dung cụ thể dành cho lớp 1

STT

Tên chủ đề

Mục tiêu

Nội dung cụ thể

1

Thôn, làng, khu phố em ở

- Nhận biết được tên của thôn, làng,khu phố nơi em ở.

- Tên thôn, làng, khu phố nơi em ở.

- Giới thiệu được mức độ đơn giản quang cảnh và một số hoạt động của người dân nơi em ở.

- Quang cảnh thôn, làng, khu phố em ở.

- Môi trường xung quanh nơi em ở.

- Một số hoạt động của người dân nơi em ở (buôn bán, làm vườn, làm ruộng, làm công nhân...)

- Bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương.

- Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi em ở.

- Những việc em nên làm để bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương.

- Một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh nơi em sống luôn sạch, đẹp.

2

Lăng và đền Kinh Dương Vương

- Nêu được những nét chính về lăng và đền Kinh Dương Vương.

- Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Đây là nơi thờ những người có công khai mở nước (Thủy tổ Việt Nam).

- Kể tên những di tích, danh thắng của địa phương nơi em ở (em biết).

- Di tích, danh thắng nơi em ở (em biết).

- Thực hiện được một số việc làm để bảo vệ các di tích, danh thắng phù hợp với lứa tuổi.

- Việc em nên làm để bảo vệ di tích, danh thắng.

3

Vua Bà - Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh

- Biết được những nét chính về Vua Bà - Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh .

- Những nét chính về Vua Bà, một nhân vật huyền thoại (tên, đền thờ, lễ hội, đóng góp của Vua Bà).

- Kể được tên nhân vật tiêu biểu của địa phương mà em biết.

- Nhân vật tiêu biểu của địa phương mà em biết.

- Bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương.

- Những việc em nên làm để bày tỏ lòng biết ơn với những người có công với quê hương.

4

Lễ hội Kinh Dương Vương

- Giới thiệu những nét chính của lễ hội Kinh Dương Vương.

- Lễ hội Kinh Dương Vương là lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm ở huyện Thuận Thành.

- Hoạt động chính: lễ phục ruộc (rước nước), các trò chơi dân gian

- Kể tên những lễ hội truyền thống ở địa phương nơi em ở (nếu có).

- Kể tên lễ hội truyền thống nơi em ở(nếu có).

- Tôn trọng những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

- Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể.

- Thể hiện những việc làm cụ thể khi tham gia lễ hội.

5

Làng nghề gốm Phù Lãng

 

- Biết được những nét chính về làng nghề gốm Phù Lãng.

- Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Kể được tên một số công đoạn và sản phẩm của nghề làm gốm.

- Một số công đoạn chính để làm gốm.

- Một số sản phẩm gốm: lọ, bình, ấm, chum, vại...

- Kể được tên, sản phẩm chính của làng nghề truyền thống nơi em ở (nếu có).

- Kể tên, sản phẩm chính của làng nghề truyền thống nơi em ở (nếu có).

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để bảo vệ làng nghề truyền thống.

- Việc em nên làm để bảo vệ làng nghề truyền thống.

6

Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh

- Kể tên một số làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Kể tên một số làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh: Lý cây đa, cây trúc xinh, mười nhớ, còn duyên, đi cấy,…

2. Cấp THCS, THPT

2.1. Nội dung khái quát

(Xây dựng dựa trên Công văn số 1106/BGDĐT- GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Lĩnh vực

Nội dung

1

Lịch sử truyền thống, văn hóa của địa phương

Về lịch sử, truyền thống: Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; di tích lịch sử; bảo tàng; danh nhân văn hóa.

Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật.

2

Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Về địa lí địa phương: Địa lí tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế xã hội; địa lí du lịch.

Về kinh tế, hướng nghiệp: Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế chủ lựccủa địa phương.

3

Chính trị - xã hội, môi trường tại địa phương.

 

Về chính trị-xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống.

Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.2. Khung ma trận chung cấp THCS, THPT

Lĩnh vực

Chủ đề

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

2.2.1. Lịch sử truyền thống, văn hóa của địa phương

Lịch sử, truyền thống

 

Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương

x

x

x

x

x

x

x

Di tích, danh thắng, bảo vật Quốc gia

x

x

x

x

x

x

x

Danh nhân/nhân vật tiêu biểu

x

x

x

x

x

x

x

Văn hóa

Lễ hội truyền thống

x

x

x

x

x

x

x

Dân ca Quan họ Bắc Ninhvà các loại hình trình diễn dân gian

x

x

x

x

x

x

x

Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật.

x

 

 

x

 

 

 

2.2.2. Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Địa lí địa phương

Địa lí tự nhiên

x

 

 

 

x

 

 

Địa lí dân cư

 

x

 

 

 

 

x

Địa lí kinh tế-xã hội

 

 

 

x

 

 

x

Địa lí du lịch

 

 

x

 

 

x

 

Kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Các ngành nghề, làng nghề truyền thống

 

 

x

 

x

x

 

Các ngành kinh tế chủ lực của địa phương

 

 

 

x

x

 

 

Thị trường lao động

 

 

 

x

x

x

x

2.2.3.Chính trị - xã hội, môi trường tại địa phương

Chính trị - xã hội

Chính sách an sinh xã hội

 

x

x

 

 

x

 

Các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống

x

x

x

x

x

x

x

Môi trường

Bảo vệ môi trường

x

 

 

x

x

x

x

Tổng các chủ đề

9

8

9

11

11

11

10

2.3. Khung ma trận cụ thể cấp THCS

Lĩnh vực/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Bài học

Ghi chú

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

2.3.1. Lịch sử truyền thống,văn hóa của địa phương

Lịch sử, truyền thống

Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương

 

- Nắm được sự hình thành và phát triển của địa phương qua các giai đoạn lịch sử.

- Trình bày được những nét chính về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự của địa phương qua các giai đoạn lịch sử.

- Liên hệ được những kiến thức đã học với việc tham quan thực tế địa phương.

Bắc Ninh từ thời nguồn gốc đến đầu thế kỉ X

 

Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Bắc Ninh từ năm 1918 đến nay

 

Di tích- Danh thắng; bảo vật Quốc gia

- Biết được khái niệm di tích, danh lam, thắng cảnh.

- Giới thiệu được một số di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh tại địa phương.

- Nêu được vai trò của một số di tích, danh thắng.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để bảo vệ các di tích, danh thắng tại địa phương.

Chùa Bút Tháp

Văn Miếu Bắc Ninh

Đình Đình Bảng

Các bảo vật Quốc gia của Bắc Ninh

 

Danh nhân/nhân vật tiêu biểu

- Liệt kê được các nhân vật tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử.

- Giới thiệu được những nét chính về đóng góp của các nhân vật ở mỗi giai đoạn lịch sử.

- Bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về các nhân vật tiêu biểu của địa phương.

- Trân trọng những đóng góp của các nhân vật tiêu biểu đối với quê hương, đất nước.

Danh nhân/nhân vật tiêu biểutỉnh Bắc Ninh (từ nguồn gốc đến đầu thế kỉ X)

(Kinh Dương Vương,Cao Lỗ, Lư Cao Sơn, Trần Bắc Lực Sỹ, Côn Nương, Diệu Tiên, …)

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểutỉnh Bắc Ninh (từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI)

(Huyền Quang, Thái Thuận, Nguyễn Giản Thanh,Nguyễn Đăng Nguyễn Công Truyền…)

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểutỉnh Bắc Ninh(từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX)

(Lê Quýnh, Nguyễn Cao, Phạm Quang Tiến,Vũ Trinh …)

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểutỉnh Bắc Ninh (từ năm 1918 đến nay)

(Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Trần Đức Thảo, Nguyễn Đức Thìn, …)

 

Văn hóa

Lễ hội truyền thống

- Kể tên được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương.

- Biết được ý nghĩa tổ chức lễ hội.

- Mô tả được những hoạt động cơ bản trong lễ hội truyền thống địa phương.

- Trân trọng và thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống.

Lễ hội Thập Đình

Lễ hội làng Diềm

Lễ hội Đồng Kỵ

Khái quát về các lễ hội ở Bắc Ninh

 

Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh

 

- Trình bày được một số đặc điểm của dân ca Quan họ Bắc Ninh: Giai thoại thủy tổ Quan họ; trang phục Quan họ; vùng và các làng Quan họ; nguồn gốc văn hóa Quan họ: Tục kết chạ giữa các làng Quan họ; Quan họ thiết đãi bạn trong ngày hội; Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mùa xuân; Quan họ trẩy hội Lim tìm bạn kết nghĩa; nghệ thuật diễn xướng Quan họ; nghề chơi Quan họ - Có tinh mới tường; truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Quan họ.

- Kể được được một số làn điệu Quan họ Bắc Ninh.

- Thể hiện được những việc làm để giữ gìn văn hóa Quan họ cũng như phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Giai thoại thủy tổ Quan họ

- Trang phục Quan họ nữ

- Giới thiệu về Vùng và các làng Quan họ

- Nguồn gốc văn hóa Quan họ: Tục kết chạ giữa các làng Quan họ

-Trang phục Quan họ nam

- Đặc trưng lối hát của DCQH

- Quan họ thiết đãi bạn trong ngày hội

- Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mùa xuân

- Quan họ trẩy Hội Lim tìm bạn kết nghĩa

- Nghệ thuật diễn xướng Quan họ

- Nghề chơi Quan họ - Có tinh mới tường

-Truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Quan họ

 

Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương pháp luật

- Biết được những biểu hiện của nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương pháp luật.

- Xác định được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn minh như giao tiếp ứng xử, tham gia giao thông.

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để góp phần xây dựng nếp sống văn minh.

Văn hóa giao tiếp, ứng xử

 

 

Tham gia giao thông

 

2.3.2. Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Địa lí địa phương

Địa lí tự nhiên

- Dựa vào lược đồ/bản đồ xác định được vị trí địa lí của địa phương.

- Trình bày được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

- Liên hệ thực tế với địa phương nơi em ở.

- Vị trí địa lí tỉnh Bắc Ninh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bắc Ninh

 

 

 

 

Địa lí dân cư

- Biết được quy mô dân số của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

- Biết được tình hình gia tăng dân số của tỉnh.

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư của tỉnh.

- Phân tích được tác động của phân bố dân cư đến vấn đề khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động của tỉnh.

- Nêu được đặc điểm của các loại hình quần cư và một số đô thị lớn của tỉnh.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

- Dân số và gia tăng dân số

 

- Phân bố dân cư và quần cư.

- Một số đô thị ở Bắc Ninh

 

 

 

 

Địa lí kinh tế - xã hội

- Dựa vào lược đồ nêu được các đơn vị hành chính của tỉnh.

- Nêu được khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh.

- Nêu được một số ngành kinh tế của tỉnh và sự phát triển của các ngành đó.

- Biết được một số trung tâm kinh tế và thế mạnh của các trung tâm kinh tế của tỉnh.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

 

 

- Khái quát đơn vị hành chính của tỉnh

- Khái quát kinh tế tỉnh Bắc Ninh

- Một số ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh

- Một số trung tâm kinh tế của tỉnh (TP Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn)

 

Địa lí du lịch

- Biết được bề dày lịch sử đã tạo nên cho Bắc Ninh có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn.

- Giới thiệu được một số điểm du lịch của tỉnh.

 

 

- Vùng đất Kinh Bắc

- Một số điểm du lịch Kinh Bắc

 

 

2.3.3. Kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

 

Các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống

- Nêu được một số ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống.

- Trình bày được khái lược lịch sử phát triển của nghề, làng nghề.

- Trình bày được thực trạng phát triển của nghề, làng nghề.

 

 

- Nghề thủ công mĩ nghệ

- Chế biến thực phẩm

 

 

Các ngành kinh tế chủ lựccủa địa phương

- Nêu được một số ngành kinh tế chủ lựccủa tỉnh.

- Trình bày sự phân bố các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

- Trình bày được tác động của các ngành kinh tế chủ lực đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

 

 

 

 

- Một số ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

- Sự phân bố các ngành kinh tế chủ lựccủa tỉnh.

 

- Tác động của ngành kinh tế chủ lựcđến phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh

 

Thị trường lao động

- Biết được thực trạng lao động, việc làm của tỉnh Bắc Ninh.

- Nêu được sức hút về thị trường lao động của tỉnh Bắc Ninh.

- Nêu được một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

- Bước đầu có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

 

 

 

- Thực trạng lao động và việc làm tỉnh Bắc Ninh

- Sức hút về thị trường lao động và việc làm tỉnh Bắc Ninh

- Sức ép về sức hút của lao động đến vấn đề xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

 

2.3.4. Chính trị - xã hội, môi trường địa phương

Chính trị - xã hội

Chính sách an sinh xã hội

- Nêu được một số chính sách an sinh xã hội nổi bật của tỉnh Bắc Ninh.

- Phân tích được ý nghĩa của các chính sách này đối với đời sống của người dân tỉnh Bắc Ninh.

 

Khái quát các chính sách an sinh xã hội tỉnh Bắc Ninh

 

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh

 

 

Các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống.

- Nêu được các biểu hiện của bình đẳng giới, bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bất bình đẳng giới, bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó với bất bình đẳng giới, khi bị bạo lực học đường.

- Biết cách sử dụng mạng xã hội an toàn.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền thể hiện lối sống văn minh, sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng, chống bất bình đẳng giới, bạo lực học đường.

Kĩ năng thể hiện lối sống văn minh

Bình đẳng giới

Kĩ năng an toàn trên mạng xã hội

Phòng tránh bạo lực học đường

 

Môi trường

Bảo vệ môi trường

- Trình bày được một số vấn đề về môi trường nơi em ở và môi trường tỉnh Bắc Ninh.

- Nêu được tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường.

Một số vấn đề môi trường nơi em sống

 

 

Một số vấn đề môi trường tỉnh Bắc Ninh

 

2.4. Khung ma trận cụ thể cấp THPT

Lĩnh vực/

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Bài học

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Ghi chú

2.4.1. Lịch sử truyền thống, văn hóa của địa phương

Lịch sử, truyền thống

Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương

 

- Kể được những di sản văn hóa ở Bắc Ninh thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,…

- Biết và mô tả được một số làng cổ ở Bắc Ninh.

- Nhận xét được một số thuận lợi và khó khăn đối với Bắc Ninh trong thời kì hội nhập.

- Thể hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa địa phương, góp phần phát triển quê hương, đất nước.

Di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh

Làng cổ ở Bắc Ninh

Bắc Ninh - hội nhập và phát triển

 

Di tích - Danh thắng;

- Giới thiệu được một số di tích lịch sử tiêu biểu của địa phương.

- Xác định được vị trí, thời gian hình thành của các di tích lịch sử.

- Biết được vai trò của các di tích lịch sử.

- Giới thiệu được về một số di tích lịch sử của địa phương.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp nhằm phát huy truyền thống hiếu học, yêu nước…)

Các di tích lịch sử, văn hóa ở Bắc Ninh.

(Trong đó có 1 bài: Truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh)

Các di tích, công trình kiến trúc- nghệ thuật ở Bắc Ninh

Các di tích lịch sử cách mạng ở Bắc Ninh

 

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểu

- Trình bày được thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu trong các lĩnh vực khác nhau.

- Nhận xét được vai trò, đóng góp của những nhân vật đó với quê hương, đất nước.

- Thể hiện được một số việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn với những nhân vật tiêu biểu.

 

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểuvề khoa bảng ở Bắc Ninh (Nguyễn Quan Quang, Nguyễn Quang Bật, Vũ Kiệt, Nguyễn Đăng Đạo ….)

Danh nhân/ nhân vật tiêu biểutrong các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở Bắc Ninh (Thiền sư Vạn Hạnh; Hàn Thuyên, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Huy Du….)

Các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu ở Bắc Ninh (Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Quang Đạo, Hoàng Quốc Việt, Ngô Gia Tự, …)

 

Văn hóa

Lễ hội truyền thống

- Biết được thời gian, địa điểm diễn ra các lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh.

- Mô tả được những hoạt động chính diễn ra trong lễ hội.

- Biết được những nét văn hóa đặc sắc của địa phương thông qua lễ hội.

- Giới thiệu được về một lễ hội của địa phương.

Hội Lim

 

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh

 

Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh và các loại hình trình diễn dân gian

 

- Trình bày được một số đặc điểm của dân ca Quan họ Bắc Ninh: Đặc điểm lời ca trong Quan họ; các giọng trong hình thức diễn xướng dân ca Quan họ Bắc Ninh (giọng lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn); cây đàn thanh đới trong Quan họ; bọn Quan họ; nhà chứa Quan họ; nghệ thuật hát đối đáp; ngôn ngữ giao tiếp trong Quan họ, ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt “Miếng trầu”; lễ hội và tín ngưỡng Quan họ; Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Kể được một số làn điệu Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Thể hiện được những việc làm để giữ gìn văn hóa Quan họ cũng như phát triển Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Tuyên truyền với các hình thức khác nhau về vẻ đẹp của văn hóa Quan họ và Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Đặc điểm lời ca trong Quan họ

- Giới thiệu các giọng trong hình thức diễn xướng Dân ca Quan họ Bắc Ninh (giọng lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn)

- Cây đàn thanh đới trong Quan họ

 

- Bọn Quan họ

- Nhà chứa Quan họ

- Nghệ thuật hát đối đáp

- Ngôn ngữ giao tiếp trong Quan họ, ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt “Miếng trầu”.

- Khái quát về các loại hình trình diễn dân gian ở tỉnh Bắc Ninh.

- Bảo tồn và phát huy giá trị của Dân ca Quan họ Bắc Ninh

 

Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương pháp luật

- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ cương pháp luật, truyền thống đoàn kết của địa phương.

- Biết sống hòa nhập, hợp tác với mọi người.

- Có ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức, pháp luật.

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật

Hành động vì cộng đồng

 

2.4.2. Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Địa lí địa phương

Địa lí tự nhiên

- Nêu được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

- Trình bày được vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Sử dụng và bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

 

 

 

Địa lí dân cư

- Nêu được đặc điểm dân số và nguồn lao động của địa phương.

- Trình bày tác động của dân số và nguồn lao động đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

- Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhận xét về đặc điểm dân số và nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh.

- Trình bàyđược những chuyển biến tích cực và hạn chế về chất lượng cuộc sống của tỉnh Bắc Ninh.

- Nêu được một số chính sách của tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

 

- Dân số và nguồn lao động

- Tác động của dân số và nguồn lao động đối với phát triển kinh tế, xã hội.

- Chất lượng cuộc sống

 

Địa lí kinh tế - xã hội

- Trình bày được một số nguồn lực cơ bản tác động tới sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

- Biết được sự thay đổi về kinh tế của tỉnh.

- Trình bày được điều kiện, thực trạng phát triển một số ngành kinh tế của tỉnh.

- Phân tích vai trò của một số trung tâm kinh tế của tỉnh.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

 

- Một số nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh

- Sự thay đổi về kinh tế tỉnh

- Một số ngành kinh tế của tỉnh

- Một số trung tâm kinh tế lớn của tỉnh

 

Địa lí du lịch

- Nêu được các loại tài nguyên du lịch của tỉnh Bắc Ninh.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân phát triển du lịch của tỉnh.

- Phân tích tác động của phát triển du lịch địa phương đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

- Giới thiệu được một số điểm du lịch của địa phương.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

- Tài nguyên du lịch

- Thực trạng phát triển du lịch

- Một số điểm du lịch

- Định hướng phát triển du lịch

 

 

Kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

Các ngành kinh tế chủ lực của địa phương

- Trình bày được khả năng phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

- Nêu được thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần phát triển các ngành kinh tế chủ lực. 

- Khả năng phát triển một số ngành kinh tế chủ lực.

- Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ lực.

- Một số giải pháp phát triển các ngành kinh tế chủ lực

 

 

 

Các ngành nghề, làng nghề truyền thống

- Nêu được một số ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của địa phương

- Nêu được những thay đổi của ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống.

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành nghề, làng nghề.

- Liên hệ thực tế địa phương.

 

- Một số làng nghề thủ công truyền thống

- Vai trò của làng nghề thủ công truyền thống

- Hiện trạng làng nghề thủ công truyền thống

- Giải pháp phát triển làng nghề bền vững

- Một số ngành nghề tiêu biểu

- Vai trò của ngành nghề với kinh tế - xã hội địa phương

- Tác động của ngành nghề tới văn hóa, xã hội.

- Định hướng phát triển ngành nghề

 

 

Thị trường lao động

- Biết được những ngành nghề xã hội cần.

- Trình bày được những ngành nghề là thế mạnh của tỉnh/địa phương.

- Biết được một số cơ sở đào tạo nghề của tỉnh.

- Tự nhận thức được khả năng và sởtrường của mình để lựa chọn những môn học, ngành học phù hợp.

- Khái quát một số ngành nghề hiện nay.

- Ngành nghề em yêu thích

Một số cơ sở đào tạo nghề của tỉnh

 

Thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp

 

2.4.3. Chính trị - xã hội, môi trường địa phương

Chính trị - xã hội

Chính sách an sinh xã hội

- Biết được mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc trung ương

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng thành phố trực thuộc trung ương

- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi để Bắc Ninh hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc trung ương.

 

 

 

Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương

 

 

Các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống

- Hiểu và phân tích được vai trò của kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội, kỹ năng định hướng nghề nghiệp, kĩ năng ra quyết định đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc đối với bản thân.

+ Vận dụng các kỹ năng trong xử lý những tình huống gặp phải trong cuộc sống và định hướng nghề nghiệp gắn với sự phát triển của địa phương.

Phòng chống tệ nạn xã hội

Kỹ năng định hướng nghề nghiệp

Kĩ năng ra quyết định đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

 

Môi trường

Bảo vệ môi trường

- Biết được thực trạng môi trường và những chính sách của Bắc Ninh về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường.

Môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Môi trường các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Chính sách của tỉnh Bắc Ninh về bảo vệ môi trường

 

VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Nội dung giáo dục địa phương được tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm và các môn học ở cấp Tiểu học và giảng dạy thành môn học Giáo dục địa phương với thời lượng 35 tiết/khối lớp ở cấp THCS và THPT. Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục địa phương, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.

2. Kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại tùy theo tình huống dạy học cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Chú trọng những phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề … để phát triển các năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo… đáp ứng mục tiêu của chương trình tổng thể.

3. Kết hợp học tập trên lớp với tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, ngoài nhà trường; thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,… nhằm gắn dạy học với thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội… của địa phương cho học sinh.

4. Cần chú ý tới những đặc điểm riêng của lứa tuổi để có những phương pháp dạy học phù hợp.

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình nội dung giáo dục của địa phương theo hướng điều chỉnh nâng cao tính khả thi.

2. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá học sinh, cha mẹ học sinh đánh giá và đánh giá của cộng đồng… Hình thức tổ chức đánh giá, phương thức đánh giá phải bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực cho học sinh, gia đình học sinh và xã hội.

4. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Đối với cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được lồng ghép đánh giá trong Hoạt động trải nghiệm.

5. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương cũng như kết quả thực hiện chương trình giáo dục địa phương nhằm quản lý chất lượng các hoạt động dạy học nói chung và chất lượng chương trình giáo dục địa phương nói riêng ở nhà trường.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.

2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.

3. Bộ Giáo và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, Hà Nội

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Hà Nội

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH về việc Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH về việc Biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021, Hà Nội.

9. Trần Đình Luyện (chủ biên), Lễ hội Bắc Ninh, Sở Văn hóa -Thông tin Bắc Ninh xuất bản năm 2003; tái bản năm 2011.

10. Bảo tàng Bắc Ninh, Địa danh, địa giới tỉnh Bắc Ninh, xuất bản năm 2010.

11. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, năm 2015.

12. Trần Đình Luyện - Nguyễn Công Hảo, Di tích và lễ hội tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (tập 1), Nhà Xuất bản Mỹ thuật, năm 2016.

13. Trần Đình Luyện, Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh, năm 2006.

14. Đinh Khắc Thuân (Chủ biên), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, năm 2009.

15. Trần Đình Luyện (Chủ biên), Bảo tồn Di sản văn hóa làng tranh dân gian Đông Hồ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, năm 2013.

16. Đỗ Tuấn Anh dịch, Bắc Ninh dư địa chí, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 1997.

17. Nguyễn Văn Phong (Chủ biên), Làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, năm 2014.

18. Lê Viết Nga (Chủ biên), Các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh, năm 2014.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh và Chương trình chi tiết lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  • Số hiệu: 685/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/06/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Văn Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản