Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1215/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 13 tháng 5 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới;
Căn cứ Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 613/TTr-SGDĐT ngày 20/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình này được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
4. Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.
5. Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.
6. Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021.
7. Kế hoạch số 3595/KH-UBND ngày 08/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa đến năm 2025.
8. Kế hoạch số 3912/KH-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch tổ chức biên soạn và triển khai chương trình Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nội dung giáo dục địa phương; bản sắc văn hóa các vùng miền, văn hóa truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hóa chung của thời đại.
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung thống nhất gồm các lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, truyền thống; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị, xã hội, môi trường; chính sách an sinh xã hội; đạo đức,... gắn với vùng đất Quảng Trị.
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Mỗi nhà trường triển khai Chương trình nội dung giáo dục địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục nhà trường và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
4. Chương trình đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm, vừa sức, phù hợp với các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh, tránh trùng lặp với các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương.
2. Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, khả năng tự định hướng nghề nghiệp, khả năng thích ứng cuộc sống,...
3. Phát triển tình yêu, niềm tự hào và gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của sự gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng; có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.
4. Góp phần đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển của địa phương (về con người, văn hóa, kinh tế, xã hội,...), đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực địa phương, sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương trong công tác giáo dục.
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mồi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Đó là các phẩm chất: yêu quê hương, đất nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sống có trách nhiệm; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước; có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương; ý thức bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Chương trình giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.1. Cấp tiểu học
TT | Chủ đề | Nội dung |
1 | Cuộc sống quanh em | - Đặc điểm địa lí, dân cư; lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; các công trình công cộng tại địa phương nơi em sinh sống; phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân ở địa phương; món ăn, sản vật đặc trưng của địa phương. - Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. |
2 | Cảnh đẹp quê em | Những cảnh đẹp quê hương nơi em sinh sống và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Trị. |
3 | Nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước/ Danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử | Những người có công với quê hương nơi em sinh sống (các thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo Đảng, đoàn thể, chính quyền, tổ chức hội các cấp); các danh nhân văn hóa, các nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh ... |
4 | Lễ hội quê em | Một số lễ hội truyền thống nơi em sinh sống và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh. |
5 | Nghệ thuật truyền thống | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở nơi em sinh sống và một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của tỉnh |
6 | Làng nghề truyền thống | Một số làng nghề truyền thống nơi em sinh sống và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh. |
7 | Di tích lịch sử | Một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. |
8 | Kĩ năng sống | Giáo dục kĩ năng quản lý cảm xúc. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm. |
9 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | Một số hiểu biết về đặc điểm bom mìn và vật liệu nổ. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom min và vật liệu nổ. Hậu quả của tai nạn bom mìn và vật liệu nổ. Ứng xử với nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ. |
1.2. Cấp THCS, THPT
MẠCH NỘI DUNG | LỚP 6 | LỚP 7 | LỚP 8 | LỚP 9 | LỚP 10 | LỚP 11 | LỚP 12 |
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Quảng Trị | Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Trị | Biển và đào Quảng Trị | Đặc điểm dân cư, lao động của Quảng Trị | Quảng Trị trong quá trình hội nhập | Địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị | Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở Quảng Trị |
| Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở Quảng Trị |
|
| Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quảng Trị |
|
| |
LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG | Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỷ II | Quảng Trị qua các triều đại phong kiến (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX) | Quảng Trị thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (từ năm 1858 đến năm 1945) | Quảng Trị từ năm 1945 đến nay | Quảng Trị, mảnh đất và con người | Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử tỉnh Quảng Trị | Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Lê Duẩn |
Quảng Trị từ thế kỷ II đến thế kỷ X |
|
| Một số nhân vật, di tích lịch sử tiêu biểu tỉnh Quảng Trị |
|
|
| |
VĂN HÓA | Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích Quảng Trị. | Ca dao, dân ca Quảng Trị | Phong tục, tập quán sinh hoạt của người Quảng Trị | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Quảng Trị | Lễ hội truyền thống ở Quảng Trị | Danh nhân văn hóa tiêu biểu ở Quảng Trị | Nhà văn, nhà thơ Quảng Trị hiện đại (từ 1945 đến nay) |
Truyện cười dân gian Quảng Trị | Tục ngữ Quảng Trị | Từ địa phương Quảng Trị | Danh lam, thắng cảnh ở Quảng Trị | Một số nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở Quảng Trị |
| Văn hóa Quảng Trị trong dòng chảy văn hóa Việt Nam | |
| Một số trò chơi dân gian Quảng Trị |
|
|
|
|
| |
KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP, CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI | Truyền thống hiếu học và tinh thần cần cù vượt khó của người Quảng Trị | Quảng Trị với hoạt động đền ơn đáp nghĩa | Quảng Trị với công tác phòng tránh tai nạn bom mìn | Một số tôn giáo và chính sách tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị | Nhân dân Quảng Trị xây dựng nếp sống văn hóa | Quảng Trị với chính sách an sinh xã hội | Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị |
Ẩm thực truyền thống ở Quảng Trị |
| Bảo tồn, phát triển nghề và làng truyền thống ở Quảng Trị | Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động ở địa phương | Kỹ năng tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề nghiệp ở Quảng Trị | Thị trường lao động, việc làm ở Quảng Trị | Định hướng nghề nghiệp dựa trên những thế mạnh của Quảng Trị | |
|
| Học sinh Quảng Trị với việc phòng, chống tệ nạn ma túy |
|
| Chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị |
| |
MÔI TRƯỜNG | Đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Trị | Thiên tai và biện pháp phòng, chống thiên tai ở Quảng Trị | Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ở Quảng Trị | Quảng Trị ứng phó với biến đổi khí hậu | Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường và sản xuất ở địa phương | Tác động của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường tự nhiên ở Quảng Trị | Sản xuất năng lượng sạch ở Quảng Trị |
|
|
|
|
| Xây dựng môi trường sống "Xanh - Sạch - Đẹp" ở Quảng Trị | Sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị |
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của các lớp
Lớp 1
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Nêu được tên của bản (làng, khu phố) nơi em và gia đình đang sinh sống. - Kể được tên một số công trình công cộng trong bản/làng/khu phố nơi em sống. - Một số nhận biết ban đầu về môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. - Nhận biết được một số nguy hiểm từ môi trường sống đối với bản thân để phòng tránh. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của 1 số cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống (của quê hương) mà em biết. - Biết một số hành động đơn giản góp phần bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống. - Thể hiện được một số việc làm phù hợp lứa tuổi để bảo vệ các cảnh quan quê hương em. |
3 | Nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước | - Nhận biết được về hình ảnh, nêu được một số nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với quê hương nơi em sinh sống và những nhân vật tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị. - Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước. - Thể hiện được lòng biết ơn đối với những người có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. |
4 | Lễ hội quê em | - Kể được tên một số lễ hội truyền thống ở nơi em sinh sống và một số lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị. - Mô tả ở mức đơn giản một số hoạt động chính của lễ hội bằng tranh ảnh hoặc lời nói. - Kể lại một số hoạt động của em khi tham gia lễ hội (nếu có). |
5 | Nghệ thuật truyền thống | - Kể được một số làn điệu dân ca nơi em sinh sống hoặc một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở Quảng Trị. - Hát được một vài câu về làn điệu dân ca địa phương quen thuộc. - Tham gia một số hoạt động nghệ thuật phù hợp lứa tuổi do nhà trường, địa phương nơi em ở tổ chức. |
6 | Kĩ năng sống | - Biết phân biệt được đúng, sai, việc nên làm, việc không nên làm trong sinh hoạt đời sống hàng ngày ở trường cũng như ở nhà. - Kể một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. - Thể hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. |
7 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | - Biết nhận dạng một số loại bom mìn và vật liệu chưa nổ. - Nêu được một số nguyên nhân tai nạn do bom mìn gây ra và cách phòng tránh. - Biết được tác hại của bom mìn đối với nạn nhân và gia đình thông qua câu chuyện được xây dựng mang tính giả định. |
Lớp 2
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Nêu được tên, vị trí của xã/phường/thị trấn nơi em ở dựa vào lược đồ; kể được tên một số bản/làng/ khu phố và công trình công cộng ở xã/phường/thị trấn nơi em ở. - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về xã/phường/thị trấn nơi em sinh sống, một số đặc sản/món ăn truyền thống ở địa phương em. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, chăm sóc, bảo vệ cảnh quan môi trường ở trường học, các khu vực công cộng... |
2 | Cảnh đẹp quê cm | - Kể tên một số cảnh quan thiên nhiên đẹp ở quê em, nơi em sinh sống và một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị. - Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của một số cảnh quan thiên nhiên/danh lam thắng cảnh ở quê hương em, nơi em sinh sống. - Nêu được những việc làm phù hợp để có thể bảo vệ các danh lam thắng cảnh. - Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức. |
3 | Nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước | - Kể (mô tả) được những thông tin cơ bản về những nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với địa phương, xã/phường/thị trấn nơi em sống, những người có công với tỉnh Quảng Trị. - Nêu được một số đức tính tốt đẹp của các nhân vật đó. - Thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm tốt trong học tập và rèn luyện của bản thân. |
4 | Lễ hội quê em | - Nêu được thời gian, địa điểm tổ chức một số lễ hội truyền thống ở nơi em sinh sống và một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Quảng Trị. - Mô tả được một số hoạt động chính của lễ hội bằng tranh ảnh hoặc lời nói. - Nêu được một số yêu cầu cơ bản khi tham gia lễ hội để bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường tại lễ hội. |
5 | Nghệ thuật truyền thống | - Nghe và thể hiện nhận biết ban đầu về một số làn điệu dân ca nơi em sinh sống hoặc một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở Quảng Trị. - Biết hát một làn điệu dân ca đơn giản của địa phương em. - Nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc quen thuộc dùng trong nghệ thuật truyền thống. |
6 | Kĩ năng sống | - Biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. - Thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. - Nhận biết được những tình huống có thể gây mất an toàn với bản thân; kể tên được những việc làm để tự bảo vệ bản thân. - Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy, cô bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn; biết thể hiện lòng biết ơn với thầy cô. - Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng. - Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. |
7 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | - Nêu được nguyên nhân vì sao bom mìn còn sót lại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Biết được nguyên nhân gây tai nạn; cách phòng tránh tai nạn bom mìn. - Biết được tác hại của bom mìn đối với nạn nhân và gia đình ở mức độ phức tạp và yêu cầu cao hơn. - Kể một số việc làm có thể giúp đỡ được người bị nạn do bom mìn gây ra |
Lớp 3
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Xác định được vị trí của huyện/thị xã/thành phố nơi em ở trên lược đồ. - Nêu được các dân tộc đang sinh sống và một số phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương em. - Kể một số việc làm có thể góp phần xóa bỏ thói quen sinh hoạt lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. - Thể hiện được một số hành động bảo vệ môi trường nơi em sinh sống. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Biết và giới thiệu được với mọi người về các danh lam thắng cảnh nơi em sinh sống, của huyện, của tỉnh. - Tham gia các hoạt động như vẽ tranh, làm dự án, viết thư ngõ ..... để cùng bạn bè, người thân bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan quê hương. - Đề xuất thêm một số hoạt động khác có nội dung về bảo vệ cảnh đẹp ở quê hương. |
3 | Nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước | - Biết được những thông tin cơ bản và giới thiệu được về những nhân vật tiêu biểu có nhiều đóng góp với địa phương, huyện/thị xã/thành phố. - Sưu tầm được các tranh ảnh, các câu chuyện cảm động về một số nhân vật đó để cùng giới thiệu cho mọi người được biết. - Bày tỏ được những cảm nhận của em về sự đóng góp của các nhân vật đó, nói được điều em ấn tượng nhất về nhân vật đó. |
4 | Lễ hội quê em | - Nêu được thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa một số lễ hội truyền thống ở địa phương em và một số lễ hội đặc sắc của tỉnh. - Giới thiệu ngắn gọn với thầy cô, bạn bè, người thân về một số lễ hội truyền thống ở địa phương em với các hình thức như: lời nói, vẽ tranh, viết đoạn văn... - Biết tỏ thái độ yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. - Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo tồn các lễ hội. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Tìm hiểu một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở địa phương em và tỉnh. - Kể tên một số nhạc cụ dùng trong biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương. - Biểu diễn/hát được một vài đoạn dân ca, hò vè...mà em yêu thích. - Tham gia các câu lạc bộ dân ca, lễ hội nghệ thuật ở trường/địa phương nơi em ở |
6 | Làng nghề truyền thống | - Kể tên của một số nghề truyền thống ở địa phương em hoặc của tỉnh. - Giới thiệu đơn giản về làng nghề truyền thống ở xã, huyện, tỉnh mà em biết. - Nhận biết được các vật liệu dùng để làm ra sản phẩm. - Biết tỏ thái độ trân trọng các sản phẩm làng nghề ở địa phương. |
7 | Kĩ năng sống | - Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. - Nhận thức được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện những việc làm không đảm bảo an toàn trong ăn uống. - Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể. - Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình. - Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa. |
8 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | - Mô tả được về đặc điểm của bom mìn. - Giới thiệu được những địa điểm nguy hiểm, bom mìn có thể còn sót lại. - Kiên quyết từ chối hành vi nguy hiểm để phòng tránh tai nạn bom mìn. - Kể được những câu chuyện thực tế, cập nhật về tác hại của tai nạn bom mìn. - Biết tỏ thái độ và biết giúp đỡ người bị tai nạn bom mìn. |
Lớp 4
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Xác định được vị trí địa lí tỉnh Quảng Trị trên lược đồ/bản đồ. - Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của tỉnh. - Giới thiệu khái quát về huyện lị, tỉnh lị - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện, của tỉnh Quảng Trị. - Giới thiệu được các phong tục, tập quán nơi em ở và trong tỉnh mà em biết. - Liệt kê các địa chỉ ẩm thực nổi tiếng trong tỉnh hoặc ở địa phương em. - Tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục theo chủ đề của Đội TNTP Hồ Chí Minh và nhà trường về giữ gìn nét đẹp quê hương. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Liệt kê được các danh lam thắng cảnh của tỉnh. - Giới thiệu với bạn bè, người thân về danh lam thắng cảnh mà em ấn tượng thông qua tranh vẽ, tranh ảnh sưu tầm, các bài viết... - Nêu được thực trạng và có những việc làm bảo vệ môi trường cảnh đẹp quê hương. |
3 | Danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử | - Nắm được những thông tin cơ bản về quê quán, thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu, những danh nhân văn hóa, lịch sử ở địa phương (xã, huyện, tỉnh). - Kể được một câu chuyện ngắn thể hiện công trạng của nhân vật đó đối với quê hương em. Bày tỏ được suy nghĩ, cảm nhận, lòng biết ơn của em về nhân vật đó. - Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. |
4 | Lễ hội quê em | - Giới thiệu với thầy cô, bạn bè, người thân về thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa, các hoạt động chính một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh. - Yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. - Tích cực tham gia lễ hội và thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. - Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn các lễ hội. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Biết giới thiệu ngắn gọn một số loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương em. - Bày tỏ cảm nhận/suy nghĩ về những nét đẹp trong ca từ, lối hát, cách biểu diễn của một làn điệu dân ca ở địa phương em. - Bước đầu làm quen với một số nhạc cụ dùng trong biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương. - Kể lại những hoạt động nghệ thuật truyền thống tại địa phương mà em đã tham gia, nhằm góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống. |
6 | Làng nghề truyền thống | - Xác định được vị trí địa lí của một số làng nghề truyền thống trên bản đồ hành chính tỉnh. - Mô tả được quy trình tạo ra một sản phẩm của làng nghề mà em biết. - Nêu giá trị, ý nghĩa các sản phẩm của làng nghề (giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch...). - Nhận biết những tác động của làng nghề đến môi trường và có những việc làm bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với lứa tuổi. - Nêu được những việc làm cụ thể để lưu giữ và phát triển làng nghề. |
7 | Di tích lịch sử | - Kể tên, xác định được vị trí địa lí trên lược đồ/bản đồ hoặc tại thực địa một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh. - Trình bày khái quát lịch sử hình thành và ý nghĩa của các di tích. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo tồn di tích. |
8 | Kĩ năng sống | - Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. - Thể hiện được nền nếp sinh hoạt, bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học. - Biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô. - Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết. - Biết lập kế hoạch và tham gia buổi lao động trong nhà trường. - Thực hiện được hành vi có văn hóa nơi công cộng. |
9 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | - Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn. - Biết được tác hại của bom mìn đối với nạn nhân và gia đình về mặt thể chất và hậu quả về mặt tâm lý, tinh thần của người khuyết tật. - Biết tự liên hệ đã/hoặc sẽ làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Không được kì thị mà cùng học, cùng chơi và giúp đỡ người khuyết tật về mọi mặt theo khả năng của mình. |
Lớp 5
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Cuộc sống quanh em | - Trình bày khái quát lịch sử hình thành, phát triển tỉnh Quảng Trị. - Bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào đối với thiên nhiên và con người tỉnh Quảng Trị. - Nêu và thực hiện được những việc làm góp phần phát triển quê hương. - Tham gia lập kế hoạch và tổ chức buổi giao lưu về chủ đề “Giới thiệu, quảng bá về thiên nhiên, con người Quảng Trị”. |
2 | Cảnh đẹp quê em | - Kể tên, giới thiệu sơ lược về vị trí, cảnh quan và vẻ đẹp của một số danh lam thắng cảnh của tỉnh Quảng Trị. - Phản ánh được thực trạng của môi trường tại khu danh thắng (mà em biết) từ đó đề xuất một số hoạt động cần làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đó. - Tuyên truyền cho cộng đồng về việc giữ vệ sinh môi trường các danh lam thắng cảnh tại địa phương. |
3 | Danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử | - Nắm được những thông tin cơ bản về quê quán, thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu, những người có công với địa phương em, với tỉnh. - Nêu được những đóng góp của họ đối với quê hương, đất nước. - Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. - Tham gia lập kế hoạch và tổ chức buổi giao lưu về chủ đề “Học tập và rèn luyện theo gương các nhân vật tiêu biểu đó”. |
4 | Lễ hội quê em | - Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè, người thân về thời gian, địa điểm và mục đích, ý nghĩa, các hoạt động chính một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh Quảng Trị. - Thể hiện thái độ yêu thích, tôn trọng nét đẹp của lễ hội. - Tích cực tham gia lỗ hội và thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường tại lễ hội. - Tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lễ hội. - Bước đầu thực hiện được một số hoạt động quảng bá nét đẹp lễ hội quê hương đến bạn bè trong nước và thế giới, góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương. |
5 | Các loại hình nghệ thuật truyền thống | - Giới thiệu được một số loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương em. - Nêu được những nét đặc sắc, giá trị nghệ thuật của nghệ thuật truyền thống đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. - Biết cách giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - Tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật của nhà trường, địa phương. |
6 | Làng nghề truyền thống | - Giới thiệu một số làng nghề truyền thống trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị - Nhận xét được giá trị, ý nghĩa của các sản phẩm của làng nghề (giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch...). - Nhận biết những tác động của làng nghề đến môi trường và có những việc làm bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với lứa tuổi. - Trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương, biết quý trọng những người lao động tại các làng nghề. |
7 | Di tích lịch sử | - Kể tên, xác định được vị trí địa lí trên lược đồ/bản đồ hoặc tại thực địa một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Trình bày khái quát được lịch sử hình thành và ý nghĩa của một số di tích tiêu biểu, biết được mối liên hệ giữa các di tích đó với quá trình hình thành và phát triển của địa phương. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo tồn di tích. |
8 | Kĩ năng sống | - Rèn luyện được một số đức tính cần thiết để thích ứng với môi trường học tập mới. - Thể hiện được trách nhiệm, lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình bằng thái độ, lời nói, việc làm cụ thể. - Biết tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình. - Đề xuất được những cách làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn, tình thầy trò. - Giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè và thầy cô. - Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích và các lễ hội truyền thống ở địa phương. |
9 | Giáo dục phòng tránh bom mìn | - Biết được thông tin chi tiết về bom mìn còn sót lại. - Tổng hợp lại tất cả các nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn đã học. - Biết được tác hại bom mìn, vật liệu chưa nổ cản trở lao động sản xuất và đe dọa cuộc sống của con người. - Có hành động phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật nói chung và người khuyết tật do tai nạn bom mìn. - Có kĩ năng làm tuyên truyền viên về giáo dục phòng tránh bom mìn. |
Lớp 6
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Quảng Trị | - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính của Quảng Trị. - Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. - Liên hệ thực tế ở địa phương. |
2 | Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỷ II | - Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Trị từ thời tiền sử cho đến thế kỷ II. - Giáo dục tình yêu quê hương, truyền thống văn hóa, lịch sử và ý chí của con người Quảng Trị. |
3 | Quảng Trị thế kỷ II đến thế kỷ X | - Trình bày được những nét cơ bản về lịch sử Quảng Trị từ thế kỷ II đến thế kỷ X. - Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về quê hương, lòng biết ơn các thế hệ đi trước đã có những cống hiến to lớn cho quê hương Quảng Trị - Bày tỏ được những suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với quê hương Quảng Trị. |
4 | Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích Quảng Trị | - Đọc hiểu nội dung: Đọc, tóm tắt được văn bản; Nêu ngắn gọn ấn tượng chung, cảm xúc, bài học (nội dung, ý nghĩa) rút ra từ văn bản. - Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, nhân vật... - Liên hệ với một số văn bản cùng thể loại để chỉ ra dấu ấn vùng miền trong truyện truyền thuyết, truyện cổ tích Quảng Trị. |
5 | Truyện cười dân gian Quảng Trị | - Đọc hiểu nội dung: Đọc, tóm tắt được văn bản; Nêu ngắn gọn ấn tượng chung, cảm xúc, bài học (nội dung, ý nghĩa) rút ra từ văn bản. - Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, yếu tố gây cười... - Liên hệ với một số văn bản cùng thể loại để chi ra dấu ấn vùng miền trong truyện cười dân gian Quảng Trị. |
6 | Truyền thống hiếu học và tinh thần cần cù vượt khó của người Quảng Trị | - Nêu được truyền thống hiếu học, vượt khó cần cù lao động của người dân Quảng Trị. - Kể tên các tấm gương hiếu học, cần cù, vượt khó của địa phương nơi em sống. - Kể tên những người Quảng Trị đỗ đạt cao trong các kỳ thi và được bổ làm quan hoặc giữ những chức vụ quan trọng. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân về truyền thống hiếu học, cần cù, vượt khó của người dân Quảng Trị. |
7 | Ẩm thực truyền thống ở Quảng Trị | - Biết được văn hóa ẩm thực ở địa phương Quảng Trị. - Giới thiệu được các món ăn, thức uống truyền thống ở Quảng Trị và nét riêng của nó. - Liên hệ trách nhiệm giữ gìn, phát huy ẩm thực truyền thống của địa phương. |
8 | Đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Trị | - Nêu được hiện trạng về đa dạng sinh học ở Quảng Trị. - Nêu được các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở Quảng Trị. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương. - Nêu được các hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên và các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Trị. - Giới thiệu được một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Quảng Trị. - Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học trong đời sống và sản xuất ở nơi em ở. |
Lớp 7
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Trị | - Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Quảng Trị. - Những thuận lợi, khó khăn về diều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tỉnh Quảng Trị. - Liên hệ thực tế nơi em ở. |
2 | Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở Quảng Trị | Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở tỉnh Quảng Trị: - Địa hình với khí hậu. - Địa hình với thủy văn. - Địa hình, khí hậu với thủy văn. - Địa hình, khí hậu, thủy văn với sinh vật. |
3 | Quảng Trị qua các triều đại phong kiến (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX) | - Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của tỉnh Quảng Trị dưới các triều đại phong kiến từ thế kỷ XI đến những năm cuối của thế kỷ XIX - Giáo dục lòng tự hào đối với lịch sử quê hương Quảng Trị |
4 | Ca dao, dân ca Quảng Trị | - Nêu được ấn tượng chung về văn bản (nội dung trữ tình). - Thuộc lòng một số câu/bài ca dao tiêu biểu. - Nhận biết một vài đặc điểm nổi bật về hình thức: thể thơ, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh... - Liên hệ, kết nối: chỉ ra dấu ấn vùng miền trong ca dao Quảng Trị. |
5 | Tục ngữ Quảng Trị | - Đọc hiểu nội dung: nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Đọc hiểu hình thức: nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, cách gieo vần. - So sánh, liên hệ, kết nối: chỉ ra dấu ấn vùng miền trong tục ngữ Quảng Trị. |
6 | Một số trò chơi dân gian Quảng Trị | - Kể tên được một số trò chơi dân gian phổ biến ở địa phương. - Trình bày được thể lệ, cách thức tổ chức một vài trò chơi tiêu biểu khi tham gia các hoạt động phù hợp. - Tổ chức được một vài trò chơi cho các bạn trong lớp. |
7 | Quảng Trị với hoạt động đền ơn đáp nghĩa | - Nêu được các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. - Phân tích được ý nghĩa của các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương. - Liên hệ trách nhiệm của học sinh với các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. |
8 | Thiên tai và biện pháp phòng, chống thiên tai ở Quảng Trị | - Liệt kê được các loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương. - Hiểu được ảnh hưởng của thiên tai đối với đời sống con người. - Biết được một số quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai. - Trình bày được các biện pháp phòng, chống thiên tai. - Thực hành được các kỹ năng phòng tránh một số loại thiên tai phổ biến ở địa phương. |
Lớp 8
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Biển và đảo Quảng Trị | - Trình bày được đặc điểm nổi bật của hải văn, tài nguyên biển. - Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền biển, đảo. |
2 | Quảng Trị thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (từ năm 1858 đến năm 1945) | - Trình bày được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Quảng Trị. - Nêu được sự ra đời và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1930-1945). - Phân tích được những đóng góp của nhân dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương và góp phần giải phóng dân tộc. - Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước có công đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho quê hương Quảng Trị. |
3 | Phong tục, tập quán sinh hoạt của người Quảng Trị | - Trình bày được một số phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng của người dân Quảng Trị. - Có ý thức gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa trong tập quán sinh hoạt của địa phương. |
4 | Từ địa phương Quảng Trị | - Biết được một số lớp từ địa phương đặc trưng của vùng Quảng Trị. - Có ý thức giữ gìn, sử dụng từ địa phương phù hợp với ngữ cảnh. |
5 | Quảng Trị với công tác phòng tránh tai nạn bom mìn | - Nêu được thông tin chi tiết và nhận dạng về bom mìn, vật liệu chưa nổ. - Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh tai nạn bom mìn. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân về phòng, tránh tai nạn bom mìn. |
6 | Bảo tồn, phát triển nghề và làng truyền thống ở Quảng Trị | - Trình bày được các nghề, làng nghề truyền thống ở Quảng Trị. - Phân tích được lợi ích của sự phát triển các nghề, làng nghề truyền thống đối với địa phương. - Đề xuất được các giải pháp để bảo tồn và phát huy các nghề, làng nghề truyền thống ở Quảng Trị. - Có định hướng nghề nghiệp của bản thân phù hợp với nghề truyền thống ở Quảng Trị. |
7 | Học sinh Quảng Trị với việc phòng, chống tệ nạn ma túy | - Biết được một số loại ma túy, chất gây nghiện cơ bản. - Nêu thực trạng, nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống ma túy. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng, chống ma túy. |
8 | Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ở Quảng Trị | - Nêu được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Trị. - Phân tích được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên đời sống xã hội ở Quảng Trị. - Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường ở Quảng Trị. - Viết bài hoặc làm video, bộ sưu tập ảnh để tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương. - Vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường vào thực tiễn vệ môi trường bảo vệ môi trường ở địa phương. |
Lớp 9
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Đặc điểm dân cư, lao động của Quảng Trị | - Phân tích được đặc điểm dân cư Quảng Trị. - Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số Quảng Trị, liên hệ một số vấn đề dân số ở địa phương. - Phân tích được đặc điểm nguồn lao động, mối quan hệ giữa dân số và lao động. - Phân tích được vấn đề lao động, việc làm ở Quảng Trị. - Liên hệ thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm. |
2 | Quảng Trị từ năm 1945 đến nay | - Nêu được những thuận lợi, khó khăn cơ bản sau Cách mạng tháng Tám; những thắng lợi tiêu biểu góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Trình bày được tình hình Quảng Trị sau hiệp định Giơnevơ; phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Trị chiến đấu chống Mỹ và công cuộc xây dựng CNXH và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân Vĩnh Linh (1954-1975). - Nêu được thực trạng kinh tế, xã hội và kết quả đạt được của tỉnh Quảng Trị sau năm 1975 đến năm 1989. - Nêu được những thành tựu trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương từ 1989 đến nay. - Phát huy tinh thần anh dũng trong chiến đấu bảo vệ quê hương; tính tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển quê hương. |
3 | Một số nhân vật, di tích lịch sử tiêu biểu tỉnh Quảng Trị | - Trình bày được những điểm nổi bật của một số nhân vật và di tích lịch sử tiêu biểu của Quảng Trị. - Thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước có công trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương Quảng Trị. - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị. |
4 | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Quảng Trị | - Nhận biết được một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của quê hương Quảng Trị. - Trải nghiệm ít nhất một trong những loại hình nghệ thuật đó. - Viết đoạn văn/bài văn giới thiệu về một loại hình nghệ thuật tiêu biểu. |
5 | Danh lam, thắng cảnh ở Quảng Trị | - Nêu những điểm nổi bật của một số danh lam thắng cảnh của quê hương Quảng Trị. - Trình bày các biện pháp khai thác, bảo vệ, bảo tồn các danh lam thắng cảnh ở Quảng Trị. - Viết bài hoặc làm video giới thiệu về một danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Quảng Trị. |
6 | Một số tôn giáo và chính sách tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị | - Nhận biết được các tôn giáo ở địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Trình bày được một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. - Có nhận thức đúng đắn về các hoạt động tôn giáo. - Phê phán các luận điểm sai trái về lĩnh vực tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để làm điều trái quy định của pháp luật. |
7 | Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động tại địa phương | - Nêu lên được những quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến lao động. - Kể được các điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động tại địa phương. - Nhận biết được khả năng của bản thân có hay không đáp ứng được yêu cầu của một số ngành/nghề lao động tại địa phương |
8 | Quảng Trị ứng phó với biến đổi khí hậu | - Trình bày được tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Trị - Nêu lên được các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Quảng Trị. - Viết bài hoặc làm video hoặc sưu tầm tranh ảnh để tuyên truyền ứng phó ở biến đổi khí hậu ở địa phương. - Vận dụng kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu vào thực tiễn địa phương bằng hình thức phù hợp như đề xuất các sáng kiến, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương; thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng biến đổi môi trường ở địa phương, sự tác động của phát triển sản xuất kinh doanh,... |
Lớp 10
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Quảng Trị trong quá trình hội nhập | - Nêu được đặc điểm của quá trình hội nhập. - Trình bày được vai trò, cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập. - Phân tích được ý nghĩa của quá trình hội nhập. |
2 | Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quảng Trị | - Trình bày được đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của Quảng Trị. - Phân tích được hiện trạng, định hướng và ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Trị. |
3 | Quảng Trị, mảnh đất và con người | - Khái quát được quá trình hình thành (tên gọi), đấu tranh bảo vệ và giành độc lập của nhân dân Quảng Trị qua các giai đoạn: Trong 1000 năm Bắc thuộc đến thế kỷ X; Từ thế kỷ X đến trước khi có Đảng ra đời (1930); từ năm 1930 đến nay. - Nêu được những chiến thắng tiêu biểu của nhân dân Quảng Trị trong lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương. - Nêu được những thành tựu cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,... của quê hương. - Thể hiện được lòng biết ơn, trân trọng những giá trị lịch sử mà các thế hệ đi trước đã dạy công xây dựng. |
4 | Lễ hội truyền thống ở Quảng Trị | - Nêu được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Quảng Trị. - Trình bày được mục đích, cách thức tổ chức và ý nghĩa của những lễ hội đó. - Viết được bài văn giới thiệu về một lễ hội truyền thống đặc sắc tại địa phương. |
5 | Một số nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở Quảng Trị | - Nêu được một số nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở Quảng Trị (dân cư, địa bàn cư trú, lối sống, phong tục tập quán, nhà ở, trang phục, dụng cụ sinh hoạt, hoạt động kinh tế...) - Viết bài văn hoặc làm video/bộ sưu tập tranh ảnh giới thiệu, bày tỏ suy nghĩ của bản thân về một nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu. |
6 | Nhân dân Quảng Trị xây dựng nếp sống văn hóa | - Nêu lên được quan niệm về nếp sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa. - Thể hiện được nếp sống văn hóa trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Đấu tranh, lên án các biểu hiện sống thiểu văn hóa, vi phạm pháp luật. - Tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư”. |
7 | Kỹ năng tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề nghiệp ở Quảng Trị | - Nhận biết được các thông tin nào có liên quan khi tìm hiểu về nghề nghiệp. - Nêu được những kỹ năng cần sử dụng để tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề nghiệp . - Vận dụng các kỹ năng để tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề nghiệp ở địa phương. - Xác định, lựa chọn được một số ngành nghề ở địa phương phù hợp với năng lực của bản thân. |
8 | Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường và sản xuất ở địa phương | - Biết được một số ứng dụng của vi sinh vật trong bảo vệ môi trường và sản xuất. - Biết được một số mô hình ứng dụng vi sinh vật để bảo vệ môi trường và sản xuất của địa phương. - Hiểu được ưu điểm của việc ứng dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường. - Vận dụng kiến thức ứng dụng vi sinh vật vào bảo vệ môi trường và sản xuất ở địa phương. |
Lớp 11
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị | - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của Quảng Trị đối với sự phát triển của các ngành kinh tế. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bổ của các ngành kinh tế của Quảng Trị. - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế ở Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. |
2 | Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử tỉnh Quảng Trị | - Kể tên, xác định được vị trí địa lí, đặc điểm của các di tích lịch sử tiêu biểu trên đất Quảng Trị. - Trình bày được lịch sử hình thành và ý nghĩa của các di tích lịch sử tiêu biểu. - Giới thiệu cho cộng đồng, bạn bè quốc tế di tích lịch sử tiêu biểu trên đất Quảng Trị. - Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp lứa tuổi để góp phần chăm sóc, bảo tồn di tích lịch sử. |
3 | Danh nhân văn hóa tiêu biểu ở Quảng Trị | - Tóm tắt được tiểu sử của một số danh nhân văn hóa tiêu biểu người Quảng Trị và những đóng góp của các danh nhân đó cho quê hương đất nước. - Viết bài hoặc làm video giới thiệu về một danh nhân tiêu biểu trong số các danh nhân đó. |
4 | Quảng Trị với chính sách an sinh xã hội | - Nêu được quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về an sinh xã hội. - Trình bày được một số chính sách về an sinh xã hội của tỉnh Quảng Trị. - Nêu được những thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã hội hiện nay ở Quảng Trị. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh Quảng Trị. |
5 | Thị trường lao động, việc làm ở Quảng Trị | - Nêu được đặc điểm thị trường lao động, việc làm ở Quảng Trị. - Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, sở thích của bản thân đối với cơ hội việc làm ở Quảng Trị. - Xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân dựa trên đặc điểm thị trường lao động, việc làm ở Quảng Trị. |
6 | Chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị | - Nêu được các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị. - Phân tích được ý nghĩa các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị. - Liên hệ được trách nhiệm của bản thân trong thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị. |
7 | Tác động của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường tự nhiên ở Quảng Trị | - Nêu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được tác động của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường tự nhiên ở Quảng Trị. - Nêu được các giải pháp phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên ở Quảng Trị. |
8 | Xây dựng môi trường sống "Xanh - Sạch-Đẹp" ở Quảng Trị | - Nêu được các chính sách, hoạt động bảo vệ môi trường ở Quảng Trị. - Viết bài hoặc sưu tập tranh ảnh hoặc làm video tuyên truyền về hoạt động tạo dựng môi trường sống “Xanh - Sạch - Đẹp" ở địa phương. - Đề xuất được các sáng kiến, các mô hình có ý nghĩa thiết thực để tạo dựng môi trường sống “Xanh - Sạch - Đẹp" ở địa phương. - Tham gia các hoạt động để tạo dựng môi trường sống “Xanh - Sạch - Đẹp" ở địa phương. |
Lớp 12
TT | Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
1 | Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở Quảng Trị | - Trình bày được khái niệm, nội dung và sự cần thiết phải phát triển bền vững. - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh. - Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương. - Nêu được các giải pháp phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đối với Quảng Trị. |
2 | Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Lê Duẩn | - Trình bày được tiểu sử và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với cách mạng Việt Nam, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế; công lao và những đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư đối với quê hương Quảng Trị. - Bày tỏ lòng biết ơn và học tập tấm gương của Tổng bí Thư Lê Duẩn; thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập và lao động để có những thành công của bản thân góp phần xây dựng quê hương. |
3 | Nhà văn, nhà thơ Quảng Trị hiện đại (từ 1945 đến nay) | - Biết được một số nhà thơ, nhà văn Quảng Trị tiêu biểu từ 1945 đến nay và những sáng tác nổi bật của các tác giả đó. - Đọc, nêu cảm nhận/suy nghĩ về tác phẩm của một nhà văn (nhà thơ) Quảng Trị tiêu biểu. |
4 | Văn hóa Quảng Trị trong dòng chảy văn hóa Việt Nam | - Nhận biết được bản sắc riêng của văn hóa Quảng Trị trong dòng chảy chung của văn hóa dân tộc; - Có suy nghĩ, hành động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Quảng Trị và của dân tộc. |
5 | Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị | - Phân tích được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh ở Quảng Trị. - Nêu được các nội dung của phát triển kinh tế gắn liền với cùng cố quốc phòng an ninh. - Liên hệ được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh. |
6 | Định hướng nghề nghiệp dựa trên những thế mạnh của Quảng Trị | - Nêu được một số lợi thế của địa phương Quảng Trị: vị trí địa lí, tài nguyên đất đai, khí hậu, năng lượng, con người... - Phân tích được thế mạnh của một số ngành nghề của Quảng Trị. - Trình bày được nhu cầu về nguồn nhân lực của những ngành, nghề là thế mạnh của Quảng Trị. - Liên hệ khả năng của bản thân đối với các ngành nghề là thế mạnh của Quảng Trị trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân. |
7 | Sản xuất năng lượng sạch ở Quảng Trị | - Nêu được các dạng năng lượng sạch. - Trình bày được tiềm năng của Quảng Trị trong sản xuất năng lượng sạch. - Phân tích được tầm quan trọng của sản xuất năng lượng sạch và những thách thức của phát triển năng lượng sạch ở Quảng Trị. - Giới thiệu được mô hình năng lượng sạch ở Quảng Trị. |
8 | Sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị | - Phân tích được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị. - Trình bày được các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị. - Vận dụng kiến thức sản xuất nông nghiệp sạch vào cuộc sống hàng ngày của gia đình, sản xuất ở địa phương hoặc viết bài, làm video giới thiệu sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị |
VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp vào các hoạt động trải nghiệm và các môn học, ở cấp THCS và THPT nội dung này được giảng dạy với thời lượng 35 tiết/khối, lớp. Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục địa phương, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.
2. Kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại tùy theo tình huống dạy học cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Chú trọng những phương pháp: Dạy học nhóm, dạy học theo dự án. dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề ... Đây là những phương pháp dạy học phổ biến để phát triển năng lực cho học sinh như năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo...đáp ứng mục tiêu của chương trình tổng thể.
3. Kết hợp học tập trên lớp với tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá, thực hiện dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,... nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội... địa phương cho học sinh.
4. Cần chú ý tới những đặc điểm riêng của lứa tuổi để có những phương pháp dạy học phù hợp.
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu càn đạt so với chương trình. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình nội dung giáo dục của địa phương theo hướng điều chỉnh nâng cao tính khả thi.
2. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương cũng như kết quả thực hiện chương trình giáo dục địa phương nhằm quản lý chất lượng các hoạt động dạy học nói chung và chất lượng chương trình giáo dục địa phương nói riêng ở nhà trường.
4. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá: giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh tự đánh giá, đánh giá sản phẩm của học sinh.... Hình thức tổ chức đánh giá, phương thức đánh giá phải bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
5. Kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương được ghi vào hồ sơ của học sinh phù hợp với yêu cầu đề ra của từng nội dung chủ đề: nêu nhận xét hoặc cho điểm. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại.
VIII. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải thích từ ngữ
Các mức độ nhận thức:
Biết: Kể tên, liệt kê, trình bày, nhận biết, nhận ra, phát hiện, tìm kiếm, nêu, mô tả, ghi nhớ.
Hiểu: Phân biệt, tính toán, vẽ, so sánh, phân tích, giải thích, đọc, tóm tắt, trao đổi, làm rõ, đánh giá, biểu diễn, thao tác, bảo quản, sử dụng, khắc phục, liên hệ, nhận định, lựa chọn, nhận thức, xác định.
Vận dụng: Khai thác, tạo lập, vận hành, xác định thông số, chăm sóc, đề xuất, thử nghiệm, điều chỉnh, lập kế hoạch, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, hoàn thiện, thiết kế, phác thảo, thực hiện.
2. Thời lượng thực hiện chương trình
2.1. Cấp tiểu học
TT | Chủ đề | Nội dung | Khối lớp | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1 | Cuộc sống quanh em | - Đặc điểm địa lí, dân cư; Lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; Các công trình công cộng tại địa phương nơi em sinh sống; Phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân ở địa phương; món ăn, sản vật đặc trưng của địa phương; - Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. | x | x | x | x | x |
2 | Cảnh đẹp quê em | Những cảnh đẹp quê hương nơi em sinh sống và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Trị | x | x | x | x | x |
3 | Người có công với quê hương, đất nước | Những người có công với quê hương nơi em sinh sống (các thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lãnh đạo Đảng, đoàn thể, chính quyền, tổ chức hội các cấp); các danh nhân văn hóa, các nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh ... | x | x | x | x | x |
4 | Lễ hội quê em | Một số lễ hội truyền thống nơi em sinh sống và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh | x | x | x | x | x |
5 | Nghệ thuật truyền thống | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở nơi em sinh sống và một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của tỉnh | x | x | x | x | x |
6 | Làng nghề truyền thống | Một số làng nghề truyền thống nơi em sinh sống và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh |
|
| x | x | x |
7 | Di tích lịch sử | Một số di tích lịch sử nơi em sinh sống và một số di tích lịch sử nổi tiếng trên địa bàn tỉnh |
|
|
| x | x |
8 | Kĩ năng sống | Giáo dục kĩ năng tự nhận thức; Giáo dục kĩ năng giao tiếp, hợp tác; Giáo dục kĩ năng quản lý cảm xúc; Giáo dục kĩ năng đồng cảm; Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm; Giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ | x | x | x | x | x |
9 | Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn | Một số hiểu biết về đặc điểm bom mìn và vật liệu nổ Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn và VLN Hậu quả của tai nạn bom mìn và VLN ứng xử với nạn nhân bom mìn và VLN | x | x | x | x | x |
2.2. Cấp THCS, THPT
TT | LỚP 6 | LỚP 7 | LỚP 8 | LỚP 9 | LỚP 10 | LỚP 11 | LỚP 12 | |||||||
Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | Chủ đề | Số tiết dự kiến | |
1 | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Quảng Trị | 4 | Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Trị | 8 | Biển và đảo Quảng Trị | 4 | Đặc điểm dân cư, lao động của Quảng Trị | 6 | Quảng Trị trong quá trình hội nhập | 4 | Địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị | 7 | Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở Quảng Trị | 5 |
2 | Quảng Trị thời kỳ tiền sử đến thế kỷ 11 | 4 | Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở Quảng Trị | 4 | Quảng Trị thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (từ năm 1858 đến năm 1945) | 4 | Quảng Trị từ năm 1945 đến nay | 3 | Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quảng Trị | 4 | Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử tỉnh Quảng Trị | 3 | Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Lê Duẩn | 3 |
3 | Quảng Trị từ thế kỷ II đến thế kỷ X | 4 | Quảng Trị qua các triều đại phong kiến (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX) | 3 | Phong tục, tập quán sinh hoạt của người Quảng Trị | 4 | Một số nhân vật, di tích lịch sử tiêu biểu tỉnh Quảng Trị | 3 | Quảng Trị, mảnh đất và con người | 4 | Danh nhân văn hóa tiêu biểu ở Quảng Trị | 2 | Nhà văn, nhà thơ Quảng Trị hiện đại (từ 1945 đến nay) | 5 |
4 | Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích Quảng Trị. | 3 | Ca dao, dân ca Quảng Trị | 3 | Từ địa phương Quảng Trị | 3 | Một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Quảng Trị | 3 | Lễ hội truyền thống ở Quảng Trị | 4 | Quảng Trị với chính sách an sinh xã hội | 3 | Văn hóa Quảng Trị trong dòng chảy văn hóa Việt Nam | 2 |
5 | Truyện cười dân gian Quảng Trị | 4 | Tục ngữ Quảng Trị | 2 | Quảng Trị với công tác phòng tránh tai nạn bom mìn | 4 | Danh lam, thắng cảnh ở Quảng Trị | 4 | Một số nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc ở Quảng Trị | 4 | Thị trường lao động, việc làm ở Quảng Trị | 3 | Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị | 5 |
6 | Truyền thống hiếu học và tinh thần cần cù vượt khó của người Quảng Trị | 4 | Một số trò chơi dân gian Quảng Trị | 3 | Bảo tồn, phát triển nghề và làng truyền thống ở Quảng Trị | 4 | Một số tôn giáo và chính sách tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị | 4 | Nhân dân Quảng Trị xây dựng nếp sống văn hóa | 3 | Chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng ở Quảng Trị | 3 | Định hướng nghề nghiệp dựa trên những thế mạnh của Quảng Trị | 4 |
7 | Ẩm thực truyền thống ở Quảng Trị | 4 | Quảng Trị với hoạt động đền ơn đáp nghĩa | 4 | Học sinh Quảng Trị với việc phòng, chống tệ nạn ma túy | 4 | Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động ở địa phương | 4 | Kỹ năng tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề nghiệp ở Quảng Trị | 4 | Tác động của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường tự nhiên ở Quảng Trị | 2 | Sản xuất năng lượng sạch ở Quảng Trị | 2 |
8 | Đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Trị | 4 | Thiên tai và biện pháp phòng, chống thiên tai ở Quảng Trị | 4 | Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ở Quảng Trị | 4 | Quảng Trị ứng phó với biến đổi khí hậu | 4 | Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường và sản xuất ở địa phương | 4 | Xây dựng môi trường sống "Xanh - Sạch - Đẹp" ở Quảng Trị | 8 | Sản xuất nông nghiệp sạch ở Quảng Trị | 5 |
9 | Kiểm tra đánh giá | 4 |
| 4 |
| 4 |
| 4 |
| 4 |
| 4 |
| 4 |
| Tổng số tiết/ năm học | 35 |
| 35 |
| 35 |
| 35 |
| 35 |
| 35 |
| 35 |
- 1Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh và Chương trình chi tiết lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- 2Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2020 về ban hành Bộ tiêu chí thẩm định chương trình, tài liệu giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Chương trình giáo dục phổ thông
- 3Quyết định 2001/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 284/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 3Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Công văn 3536/BGDĐT-GDTH năm 2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đến năm 2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 16Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh và Chương trình chi tiết lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- 17Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2020 về ban hành Bộ tiêu chí thẩm định chương trình, tài liệu giáo dục địa phương bậc trung học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo Chương trình giáo dục phổ thông
- 18Quyết định 2001/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 19Kế hoạch 3912/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai chương trình Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 20Quyết định 284/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 21Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học
Quyết định 1215/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Số hiệu: 1215/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Hoàng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra