Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 681/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 30 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Thông báo số 603-KL/VPTU ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum về ý kiến của đồng chí Dương Văn Trang, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025”, với các nội dung chủ yếu như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản không gian văn hóa công chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum; triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại. Tiếp tục từng bước khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum; giới thiệu, quảng bá giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum đến bạn bè trong và ngoài nước; gắn phát triển kinh tế với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33-NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, vận động sâu rộng trong mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức sâu sắc về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng và trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay.
- Tổng kiểm kê toàn diện hệ thống di sản không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh nhằm xác định không gian sống, số lượng (bộ cồng chiêng và các bản nhạc cồng chiêng), giá trị và phân loại, lập danh mục về cồng chiêng phục vụ quá trình bảo tồn, phát huy giá trị trong những giai đoạn tiếp theo.
- Đến năm 2025, phấn đấu 100% làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh có cồng chiêng; 50% làng đồng bào dân tộc thiểu số khác có sinh hoạt văn hóa cồng chiêng được hỗ trợ cồng chiêng nhằm gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc; thành lập các Câu lạc bộ về văn hóa dân gian, phấn đấu đến năm 2025, 10/10 huyện, thành phố có ít nhất 02 Câu lạc bộ.
- 100% cán bộ văn hóa xã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo tồn cồng chiêng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm văn hóa tại địa phương.
- 10/10 huyện, thành phố tổ chức các lớp truyền dạy về kỹ thuật, kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, xoang và chỉnh âm cồng chiêng trong làng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là lớp trẻ tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ cồng chiêng, mở lớp truyền dạy trong các cấp học và tại các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Khôi phục và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống liên quan đến văn hóa cồng chiêng để tạo môi trường diễn xướng cho cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Thúc đẩy sinh hoạt văn hóa cộng đồng, duy trì các lễ hội truyền thống tốt đẹp có sử dụng cồng chiêng.
2. Phạm vi, thời gian và đối tượng của Đề án
2.1. Phạm vi thực hiện
Công tác bảo tồn và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số được triển khai trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2.2. Thời gian thực hiện: Thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.
2.3. Đối tượng của Đề án
- Thôn, làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ - Chủ thể của di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Kon Tum”; các cấp trường học có con em đồng bào các dân tộc thiểu số đang học tập và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác có sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
3.1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác lãnh chỉ đạo nhiệm vụ trên. Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin, các hình thức quảng bá để các tầng lớp nhân dân hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cũng như tầm quan trọng, vị trí của việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản không gian văn hóa cồng chiêng trong công cuộc xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Các phương tiện truyền thông xây dựng những chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về di sản không gian văn hóa của cồng chiêng trong đời sống của mỗi cộng đồng; phổ biến tuyên truyền về các gương điển hình trong công tác bảo tồn và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong việc nâng cao ý thức của chủ thể văn hóa đối với di sản này.
- Biên soạn và biên tập những tài liệu đã được công bố từ trước đến nay liên quan đến cồng chiêng ở Kon Tum để in thành sách phổ biến tuyên truyền rộng rãi.
- Tăng cường công tác trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tại hệ thống nhà bảo tàng, nhà truyền thống.
3.2. Công tác điều tra thống kê, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực
- Tổng kiểm kê toàn diện hệ thống di sản không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh nhằm xác định không gian sống, số lượng (bộ cồng chiêng, các bản nhạc cồng chiêng và người thực hành cồng chiêng), giá trị và phân loại, lập danh mục về cồng chiêng phục vụ quá trình bảo tồn, phát huy giá trị trong những giai đoạn tiếp theo.
- Nghiên cứu và biên tập và tư liệu hóa về di sản không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần phát huy hiệu quả trong công tác duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc.
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo tồn, phát di sản văn hóa cồng chiêng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm văn hóa tại địa phương và góp phần phát huy hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tại cơ sở.
3.3. Công tác bảo tồn di sản không gian văn hóa cồng chiêng
- Trang bị bộ cồng chiêng, trống cho các làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ; các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum có sinh hoạt văn hóa cồng chiêng không có cồng chiêng; các cấp trường học có con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đang theo học nhằm thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng một cách hiệu quả và đồng bộ. Công tác trang bị cồng chiêng, trống cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số, các trường học, điểm du lịch cộng đồng... được triển khai thực hiện qua việc sưu tầm, mua lại các bộ cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều bộ cồng chiêng để đảm bảo gìn giữ tính truyền thống của di sản văn hóa cồng chiêng.
- Tổ chức truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, múa (xoang) và các bài chiêng truyền thống cho các làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ; các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum có sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; các cấp trường học có con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đang theo học nhằm đẩy mạnh công tác kế thừa về sinh hoạt văn hóa cồng chiêng và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhất là lớp trẻ.
- Thành lập các Câu lạc bộ văn hóa dân gian trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Tổ chức các lớp truyền dạy về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng trong đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động duy trì tổ chức sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai chính sách tôn vinh, đãi ngộ đối với các nghệ nhân cồng chiêng, khuyến khích các gia đình, cộng đồng có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng.
- Sưu tầm, nghiên cứu và khôi phục các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống liên quan đến văn hóa cồng chiêng để tạo môi trường diễn xướng cho cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Thúc đẩy sinh hoạt văn hóa cộng đồng, duy trì các lễ hội truyền thống tốt đẹp có sử dụng cồng chiêng.
3.4. Công tác quảng bá và phát huy
- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển kinh tế du lịch nhằm từng bước đưa di sản văn hóa cồng chiêng trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng của kinh tế du lịch.
- Xuất bản các ấn phẩm liên quan di sản không gian văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần quảng bá nghệ thuật cồng chiêng.
- Xây dựng các đội văn nghệ quần chúng ở các làng dân tộc thiểu số tại chỗ có chú trọng đến việc hình thành các đội cồng chiêng, xoang phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động “Hội thi cồng chiêng” trong các cấp trường học có con em đồng bào dân tộc thiểu số đang học trên địa bàn tỉnh nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của ngành Giáo dục và Đào tạo.....nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và phát huy hiệu quả sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong lớp trẻ hiện nay.
- Duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số ở các cấp trên địa bàn tỉnh; tăng cường tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh bạn tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống, hình ảnh thiên nhiên - con người tỉnh Kon Tum nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum nói riêng đến với bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời, tạo môi trường để đồng bào các dân tộc được giao lưu, giao thoa và kế thừa.
4. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện: 13.306.000.000 (Mười ba tỷ ba trăm lẻ sáu triệu đồng chẵn)
- Năm 2021: 2.145.000.000 đồng.
- Năm 2022: 2.688.000.000 đồng.
- Năm 2023: 2.853.000.000 đồng.
- Năm 2024: 2.762.000.000 đồng.
- Năm 2025: 2.858.000.000 đồng.
Trong đó:
- Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 9.979.000.000 đồng.
- Nguồn ngân sách các huyện, thành phố tự cân đối kinh phí thực hiện: 2.979.000.000 đồng.
- Ngoài ra còn tranh thủ nguồn xã hội hoá của các tổ chức kinh tế xã hội trong tỉnh để thực hiện Đề án (Nếu có): 348.000.000 đồng.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nội dung của theo từng năm để đạt mục tiêu của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí, giám sát, phân bổ kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tăng cường các hoạt động quảng bá, phát huy vai trò, giá trị của cồng chiêng.
- Chủ trì, phối hợp với Dân tộc tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố trong công tác điều tra, nghiên cứu khoa học, đánh giá những giá trị văn hóa cồng chiêng; tập huấn nâng cao năng lực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cồng chiêng nhằm góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay.
- Theo dõi, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền. Tham mưu tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cân đối nguồn vốn đầu tư, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương và theo quy định hiện hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện dạy học các nội dung di sản văn hóa trong các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn hiện hành. Triển khai công tác trao truyền và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trong các cấp trường học có con em đồng bào các dân tộc thiểu số đang theo học trên địa bàn tỉnh.
4. Ban Dân tộc: Phối hợp hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân về bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan, quảng bá, giới thiệu giá trị của văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự hào, tự tin của cộng đồng các dân tộc về văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn): Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về bảo tồn và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát huy vai trò của hội viên, Đoàn viên trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng; phối hợp thực hiện giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức của các hội viên, đoàn viên thuộc phạm vi quản lý.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị, lực lượng và chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng biên giới giữ gìn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng nhằm đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ các dân tộc, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân, góp phần ổn định chính trị, an ninh trật tự nơi vùng biên.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.
- Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo phân cấp, phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế của địa phương.
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn; đồng thời, xây dựng sản phẩm văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách, trong đó, có sản phẩm di sản văn hóa cồng chiêng của các dân tộc thiểu số.
- Hằng năm (trước ngày 10 tháng 12), báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo theo quy định. Thực hiện tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn.
Điều 3: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 1489/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025
- 5Kế hoạch 75/KH-LĐLĐ năm 2022 về "Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh" trong hệ thống công đoàn do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị quyết 56/2020/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 10Quyết định 1489/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 11Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025
- 12Kế hoạch 75/KH-LĐLĐ năm 2022 về "Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh" trong hệ thống công đoàn do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025"
- Số hiệu: 681/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Y Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra