Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2008/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước, ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hàng nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 700/TTr-STNMT- MT ngày 31 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Các sở, ban ngành, đoàn thể; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương để tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 103/2002/QĐ-CT ngày 03 tháng 9 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 218/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 8 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định chi tiết áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào từng thủy vực cụ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định này quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác; quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải. Tiêu chuẩn được ban hành nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện không mang tính bắt buộc.
6. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
7. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
8. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
9. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
10. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
11. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
12. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nỗ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác, chất thải y tế (theo Quy định này là chất thải ở dạng rắn và lỏng phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo trong các cơ sở y tế).
13. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải.
14. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
15. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
16. Thông tin môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
17. Đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
18. Đề án bảo vệ môi trường là việc phân tích, thống kê, đánh giá hiện trạng môi trường, các tác động môi trường của các cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Đề án bảo vệ môi trường chỉ thực hiện đối với các đơn vị đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
19. Uỷ ban nhân dân cấp xã được hiểu trong Quy định này là Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân phường, Uỷ ban nhân dân thị trấn.
20. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
21. Cụm công nghiệp là khu vực bố trí tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, có chủ đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
22. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
23. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục 1. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
f) Dự án có tiềm ẩn nguy cơ lớn có tác động xấu đối với môi trường.
2. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I của Quy định này.
Điều 5. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của dự án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa; ứng phó sự cố môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
Điều 6. Quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng
1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã) đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn.
2. Chủ đầu tư gửi văn bản thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án và đề nghị Uỷ ban nhân dân, Uỷ Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi thực hiện dự án tham gia ý kiến.
Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được văn bản trả lời thì được xem là Uỷ ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư đồng ý với chủ đầu tư.
4. Các dự án sau đây không phải lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong trường hợp dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đó đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải được cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền theo quy định của pháp luật kiểm tra, xác nhận là thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong Quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan đến bí mật quốc gia.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. 01 (một) văn bản của chủ đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản theo quy định tại Phụ lục II của Quy định này.
2. 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển, có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ đầu tư và đóng dấu ở trang phụ bìa của từng bản báo cáo. Trường hợp số lượng thành viên Hội đồng thẩm định cần nhiều hơn bảy người hoặc trong trường hợp cần thiết khác do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan tổ chức việc thẩm định.
3. 01 (một) báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án.
4. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (nếu được uỷ quyền).
Điều 8. Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời điểm trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư các dự án khai thác khoáng sản trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình hoặc có hạng mục xây dựng công trình trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ đầu tư các dự án không thuộc các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này trình báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi khởi công dự án.
3. Chủ đầu tư tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết.
5. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức thẩm định.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (nếu được uỷ quyền) là cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Danh mục các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Phụ lục III của Quy định này.
Điều 9. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thời gian thẩm định tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua và phải thẩm định lại thì thời gian thẩm định lại thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung
1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung Chủ đầu tư các dự án đã lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng có sự thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung bao gồm a)Những thay đổi nội dung của dự án;
b) Những thay đổi về hiện trạng môi trường tự nhiên và các yếu tố về kinh tế, xã hội cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
c) Những thay đổi về tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;
d) Những thay đổi về chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;
đ) Những thay đổi khác.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
1. Có văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao quyết định phê duyệt.
2. Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, trong đó chỉ rõ: Chủng loại, khối lượng các loại chất thải; công nghệ thiết bị xử lý chất thải; mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với quy chuẩn kỹ thuật; các biện pháp về bảo vệ môi trường.
3. Thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường:
Trên cơ sở sơ đồ nguyên lý của các công trình xử lý môi trường đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, phải tiến hành việc thiết kế chi tiết và xây lắp các công trình này theo đúng quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng;
Sau khi thiết kế chi tiết các công trình xử lý môi trường của dự án được phê duyệt, phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường để theo dõi và kiểm tra.
4. Bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án:
a) Trong qua trình thi công dự án, phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường do dự án gây ra và tiến hành quan trắc môi trường theo đúng yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công của dự án có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan đã phê duyệt và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan này;
c) Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu.
5. Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường:
a) Chủ đầu tư sau khi việc xây lắp các công trình xử lý môi trường đã hoàn thành và được nghiệm thu, phải tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường để kiểm tra các thông số về kỹ thuật và môi trường theo thiết kế đặt ra;
Chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm và thông báo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra.
b) Trường hợp không đủ năng lực để tự tiến hành đo đạc và phân tích các thông số về kỹ thuật về môi trường, phải ký hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực chuyên môn, kỹ thuật để thực hiện việc đo đạc và phân tích;
c) Sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận.
6. Mẫu văn bản báo cáo được quy định như sau:
a) Mẫu văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này;
b) Mẫu tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục V của Quy định này;
c) Mẫu báo cáo về kế hoạch xây lắp các công trình xử lý và bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục VI của Quy định này;
d) Mẫu báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý và bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục VII của Quy định này.
1.Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận bao gồm:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận;
b) Báo cáo mô tả các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo hồ sơ thiết kế và các thông số kỹ thuật của các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường;
c) Công trình xử lý và bảo vệ môi trường phải được giám định kỹ thuật trước khi đề nghị kiểm tra, xác nhận;
d) Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan.
3. Các nội dung cần kiểm tra, xác nhận đối với từng dự án cụ thể được thực hiện theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
a) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
b) Các thiết bị thu gom, lưu giữ và biện pháp xử lý chất thải nguy hại;
c) Các biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường;
d) Biện pháp, thiết bị thu gom, xử lý khí thải, bụi thải;
đ) Biện pháp, thiết bị xử lý tiếng ồn, độ rung;
e) Kế hoạch, biện pháp và điều kiện cần thiết phòng, chống sự cố môi trường.
4. Mẫu văn bản các báo cáo được quy định như sau:
a) Mẫu báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục VIII của Quy định này;
b) Mẫu văn bản đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục IX của Quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Xem xét và đối chiếu hồ sơ thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; trường hợp phát hiện những điểm không phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo, phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để điều chỉnh, bổ sung.
2. Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, xây dựng dự án.
3. Bố trí kế hoạch và tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý những vi phạm xảy ra.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của chủ đầu tư sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ đầu tư.
5. Xem xét và xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường.
6. Lưu giữ và quản lý toàn bộ hồ sơ, văn bản về hoạt động sau thẩm định do chủ đầu tư, các cơ quan và cá nhân có liên quan gửi đến.
Mục 2. CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 14. Đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường
Các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quy mô hộ gia đình và các dự án không thuộc khoản 1 Điều 4 của Quy định này phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 15. Nội dung Bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Thông tin chung;
2. Địa điểm thực hiện;
3. Quy mô sản xuất, kinh doanh;
4. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng;
5. Các tác động môi trường;
6. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;
7. Cam kết thực hiện.
Điều 16. Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
1. 01 (một) văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục X của Quy định này.
3.01 (một) báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo giải trình về đầu tư của dự án.
4. Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được nộp tại Phòng Tiếp nhận hồ sơ của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã nơi đặt dự án hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (nếu được uỷ quyền).
Điều 17. Xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp (nếu được uỷ quyền) có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.
3. Đối tượng quy định tại Điều 14 của Quy định này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 18. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
1.Tổ chức, cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp (nếu được uỷ quyền) chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
Mục 3. ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 19. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường
Chủ khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì phải lập đề án bảo vệ môi trường. Riêng đối với các cơ sở khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Điều 20. Nội dung đề án bảo vệ môi trường
1. Đề án bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có các nội dung chính sau:
a) Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến môi trường;
b) Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường liên quan;
c) Hiện trạng môi trường khu vực bị tác động tiêu cực trực tiếp từ hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
d) Thống kê, đánh giá các nguồn tác động tiêu cực đối với môi trường;
đ) Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.
2. Đề án bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường có các nội dung chính sau:
a) Sơ lược về tình hình hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Thống kê, đánh giá các nguồn thải chính phát sinh từ hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường gồm:
a) Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Quy định này;
c) Một (01) bản sao của một trong các loại: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép hoạt động khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Một (01) bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường gồm:
a) Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Quy định này;
b) Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường được đóng thành quyển có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của tổ chức, cá nhân và đóng dấu ở trang phụ bìa;
c) Một (01) bản sao của một trong các loại: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép hoạt động khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Một (01) bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Điều 22. Phê duyệt và xác nhận đề án bảo vệ môi trường
1. Cơ quan phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường
a) Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Phòng Tài nguyên Môi trường xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Ban Quản lý các Khu công nghiệp phê duyệt, xác nhận các đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung nằm trong các Khu công nghiệp (nếu được uỷ quyền).
2. Thời gian phê duyệt và xác nhận đề án bảo vệ môi trường
b) Thời gian xác nhận đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm chứng thì thời hạn tối đa không quá hai mươi (20) ngày làm việc. Trường hợp đề án bảo vệ môi trường phải lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, thời hạn xác nhận được cộng thêm năm (05) ngày làm việc.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG, QUAN TRẮC, BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Mục 1. QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Điều 23. Ban hành và công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1.Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2.Đối với các chỉ tiêu, thông số, phương pháp không có trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế; các quốc gia khác.
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp.
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3);
C là giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép;
Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải;
Kv là hệ số vùng nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.
2. Quy định về áp dụng hệ số vùng (Kv) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
a) Thị xã áp dụng giá trị hệ số Kv = 0,8;
b) Các thị trấn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp áp dụng giá trị hệ số Kv = 1,0;
c) Các xã thuộc các huyện áp dụng giá trị hệ số Kv = 1,2;
Điều 25. Quy định về xả thải nước thải công nghiệp vào các thủy vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xử lý đạt quy định trong cột A thì được thải vào các thủy vực dùng cho mục đích cấp nước, cụ thể gồm các thủy vực sau:
- Sông Đồng Nai: Từ thượng nguồn đến hết sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Sông Sài Gòn: Từ thượng nguồn đến rạch Cầu Mé (xã Bình Nhâm, Thuận An).
- Sông Thị Tính: Từ thượng nguồn đến ngã ba sông Sài Gòn và Thị Tính.
- Sông Bé: Từ thượng nguồn sông Bé đến ngã 3 sông Bé và sông Đồng Nai.
- Các kênh rạch, sông suối thải vào các thủy vực sông trong các đoạn sông nói trên.
2.Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xử lý đạt quy định trong cột B thì được thải vào các thủy vực khác.
3.Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặt tại các khu vực không có hệ thống thoát nước, nước thải được chứa trong các hồ, mương tự thấm phải xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trong cột A.
4.Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả thải nước thải công nghiệp vào các thủy vực trước đây được quy định là mục đích bảo vệ thủy sinh nay các thủy vực này được theo quy định dùng cho mục đích cấp nước thì chủ các cơ sở này phải cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt quy định tại cột A (thải vào các thủy vực dùng cho mục đích cấp nước). Thời gian áp dụng quy định mới được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/L);
C là giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép;
Kq là hệ số lưu lượng (dung tích) nguồn tiếp nhận nước thải;
Kf là hệ số lưu lượng theo nguồn thải.
3.Quy định áp dụng hệ số lưu lượng (dung tích) nguồn tiếp nhận (Kq) trong công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào sông Đồng Nai áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,1;
b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào sông Sài Gòn áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,0;
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào sông Bé, sông Thị Tính, các kênh rạch khác thuộc thủy vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9;
d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào hồ Dầu Tiếng áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,0;
đ) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thải nước thải vào các hồ khác áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6;
e) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặt tại các khu vực không có hệ thống thoát nước, nước thải được chứa trong các hồ tự thấm áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.
Điều 27. Quy định về áp dụng quy chuẩn kỹ thuật ngành
1. Đối với một số ngành có quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trước đây đang áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật chung khi có quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành tương ứng với ngành của đơn vị mình thì chuyển sang áp dụng quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
Mục 2. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG, BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
1. Chương trình quan trắc môi trường gồm:
a) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh;
b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;
c) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Trách nhiệm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh;
b) Sở, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.
Điều 29. Nội dung chương trình quan trắc môi trường
1.Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gien.
2. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến, các nguồn tác động xấu lên môi trường;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải.
Điều 30. Quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải
1. Quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải
a) Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm cả khu dân cư, đô thị; khu, cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là chủ nguồn thải) phải lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải hoặc cống thải của cơ sở mình;
b) Thiết bị quan trắc lưu lượng thải gồm thiết bị đo lưu lượng tự động, đồng hồ, máng đo thủy lực;
c) Quy định về việc lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước thải cụ thể như sau:
- Chủ các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 2.000 m3 trong ngày đêm trở lên (trừ các cơ sở nằm trong các Khu, cụm công nghiệp) hoặc các khu, cụm công nghiệp tập trung bắt buộc phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng tự động và máng đo thủy lực.
- Chủ các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 500 m3 đến 2.000 m3 trong ngày đêm bắt buộc phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và máng đo thủy lực.
- Chủ các nguồn thải có lưu lượng nước thải nhỏ hơn 500 m3 trong ngày đêm bắt buộc phải lắp đặt máng đo thủy lực.
d) Chủ các nguồn thải đã đi vào hoạt động trước khi ban hành quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải thì phải tiến hành thực hiện theo quy định tại Điều này, thời gian chậm nhất để hoàn thành là 31 tháng 12 năm 2010.
2. Quy định về việc quan trắc chất lượng nước thải:
a) Chủ các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 2.000 m3 trong ngày đêm trở lên (trừ các cơ sở nằm trong các khu, cụm công nghiệp) hoặc các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung bắt buộc phải lắp đặt thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động;
b) Thiết bị quan trắc nước thải tự động phải được xây dựng và lắp đặt đúng với quy chuẩn kỹ thuật do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định. Thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động phải được kết nối vào hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 31. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn thải
1. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn nước thải
a) Chủ các nguồn thải khi xây dựng cửa xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung phải lắp đặt hố gas ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vị trí hố gas phải được đặt cạnh hàng rào bên ngoài cơ sở sản xuất để các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương giám sát việc xả thải;
b) Nắp hố gas phải được thiết kế và lắp đặt sao cho dễ quan sát được nước thải trong hố gas đồng thời dễ dàng thao tác mở nắp khi cần thiết. Nghiêm cấm việc xây dựng các cửa xả thải ngầm.
2. Quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn khí thải
a) Chủ các nguồn thải trong quá trình hoạt động có phát sinh khí thải và phát thải qua các ống khói thì phải xây dựng điểm quan trắc khí thải trên ống khói;
b) Vị trí của điểm quan trắc phải được thiết kế sao cho thuận lợi cho việc quan trắc, lấy mẫu; đường kính của điểm quan trắc tối thiểu là 50 mm.
3. Chủ các nguồn thải đã đi vào hoạt động trước khi ban hành quy định về việc xây dựng điểm quan trắc nguồn thải thì phải tiến hành thực hiện theo quy định tại điều này, thời gian chậm nhất để hoàn thành là 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 32. Quy định về lập báo cáo và nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
1. Quy định về lập báo cáo hiện trạng môi trường
a) Định kỳ 5 năm một lần Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để trình Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Hàng năm hoặc hai năm một lần, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng một hoặc nhiều vấn đề môi trường báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Báo cáo chuyên đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phổ biến đến Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cộng đồng cư dân để biết và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường;
c) Hàng năm, các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã lập báo cáo về “Tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương”. Báo cáo này bao gồm các nội dung về hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn gây tác động môi trường; tình hình về chất thải, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ xử lý; đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, địa phương; dự báo các thách thức về môi trường; kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của Sở, ngành và địa phương gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương theo định kỳ.
2. Nội dung báo cáo hiện trạng môi trường
a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất;
b) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước;
c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí;
d) Hiện trạng và diễn biến số lượng, trạng thái, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
đ) Hiện trạng và diễn biến chất lượng, trạng thái các hệ sinh thái; số lượng, thành phần các loài sinh vật và nguồn gen;
e) Hiện trạng môi trường các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và làng nghề;
f) Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
g) Các vấn đề môi trường bức xúc và nguyên nhân chính;
h) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện môi trường;
i) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của tỉnh;
j) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Điều 33. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, công bố, cung cấp thông tin về môi trường
1. Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2. Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành thống kê, lưu trữ và lập cơ sở dữ liệu về môi trường trong địa bàn tỉnh; hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về số liệu môi trường.
3. Các Sở, ngành, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các nguồn thải, chất lượng môi trường, tác động môi trường do hoạt động của cơ sở. Số liệu về môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh được chủ cơ sở quản lý nội bộ và được giao cho cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương khi có yêu cầu.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường của đơn vị đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động.
6. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Điều 34. Công khai thông tin dữ liệu môi trường
1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;
c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường;
d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
Điều 35. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động;
b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết.
2. Trong các trường hợp sau đây thì phải tổ chức đối thoại về môi trường:
a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;
b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;
c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:
a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
b) Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.
4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối thoại đối với các dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối thoại đối với các đối tượng khác không thuộc quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ
Điều 36. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm quy hoạch về đất đai cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng sau đây:
a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;
b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;
d) Hệ thống cây xanh, vùng nước;
đ) Khu vực mai táng.
2. Đối với các đô thị, khu dân cư mới, chủ đầu tư phải lập quy hoạch bảo vệ môi trường cùng quá trình lập quy hoạch chi tiết và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với quy hoạch đô thị, khu dân cư.
3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.
Điều 37. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung
1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;
c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường, tổ chức không gian đô thị và khu dân cư trên mặt đất và dưới mặt đất được kết nối hợp lý.
2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư;
b) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường;
c) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường;
d) Có diện tích cây xanh, thảm cỏ không thấp hơn mức tối thiểu theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành.
3. Chủ đầu tư xây dựng khu dân cư mới phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng.
4. Đối với các khu dân cư đã đi vào hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực thì chủ đầu tư phải kiểm tra, đối chiếu với các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này, nếu chưa đảm bảo các yêu cầu quy định phải có kế hoạch cải tạo và bổ sung để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thời gian hoàn thành việc cải tạo và bổ sung đảm bảo các các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Điều 38. Quy định về hệ thống cây xanh đô thị
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm quy hoạch và đảm bảo nhân lực, kinh phí trong phát triển hệ thống cây xanh đường phố, công viên các khu dân cư trong thị xã và các thị trấn trong phạm vi quản lý đảm bảo đến năm 2010 diện tích cây xanh tối thiểu trên đầu người tại thị xã và các thị trấn là 5 m2 và đến năm 2020 là 10 m2.
2. Tổ chức được Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã giao nhiệm vụ phát triển và quản lý cây xanh, công viên có trách nhiệm lập các dự án phát triển cây xanh đô thị trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; thường xuyên trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường, độ che phủ cao và an toàn.
3. Chỉ được trồng cây xanh đô thị trong danh sách cây trồng, hạn chế trồng cây ăn quả; cây có tính độc hại; cây trồng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông; không làm hại móng nhà, các công trình ngầm và không gây nguy hiểm do trồng cây dễ gãy đổ.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và phát triển cây xanh trong các đô thị, khu dân cư; phải tận dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh. Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước, cần phải có giải pháp quy hoạch đảm bảo cảnh quan môi trường khi không có nước.
5. Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và dãy cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục.
Điều 39. Bảo vệ môi trường đối với nhà cho người lao động thuê để ở
1. Nhà cho người lao động thuê để ở phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường tối thiểu sau đây:
a) Diện tích mỗi phòng ở không được nhỏ hơn 9 m2; chiều rộng thông thủy của phòng tối thiểu không dưới 2,4 m; chiều cao thông thủy của phòng ở chỗ thấp nhất không dưới 2,7 m; diện tích bình quân cho mỗi người thuê để ở không nhỏ hơn 3 m2;
b) Bảo đảm cung cấp nước sạch tối thiểu 100 lít/người/ngày đêm và phải có đường ống thoát nước kết nối với hệ thống thoát nước của khu vực;
c) Phải có chỗ nấu ăn, chỗ giặt và chỗ phơi quần áo; chỗ phơi quần áo với diện tích tối thiểu 0,4 m2/người;
d) Khu vệ sinh bao gồm xí, tiểu, tắm nếu được xây dựng khép kín trong phòng ở phải có tường ngăn cách với chỗ ngủ và phải đảm bảo hợp vệ sinh; nếu sử dụng khu vệ sinh chung thì phải có chỗ vệ sinh cho nam riêng, nữ riêng và mỗi chỗ vệ sinh tối đa phục vụ cho 10 người;
đ) Chất thải từ xí, tiểu phải được xử lý qua bể tự hoại được xây dựng đúng quy cách (bể tự hoại phải có 3 ngăn và thể tích bình quân tối thiểu là 0,3 m3/người). Nhà cho thuê có quy mô từ 30 phòng trở lên hoặc số người thuê lớn hơn 150 người phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ bể tự hoại và nước thải sinh hoạt khác của người lao động thuê để ở đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực;
e) Phải có chỗ tập kết rác thải hợp vệ sinh và rác thải phải được thu gom hàng ngày để không làm ô nhiễm môi trường;
f) Nhà cho thuê có từ 10 phòng trở lên hoặc số người thuê lớn hơn 30 người phải bảo đảm diện tích cây xanh hoặc khoảng trống tối thiểu 2 m2/người.
2. Tổ chức, cá nhân có nhà cho người lao động thuê để ở phải có trách nhiệm:
a) Lập bản cam kết bảo vệ môi trường và nộp về Uỷ ban nhân dân các huyện, thị để xem xét nếu xây dựng nhà trọ có quy mô từ 10 phòng trở lên hoặc số người thuê lớn hơn 30 người;
b) Chỉ được cho người lao động thuê ở sau khi thực hiện đầy đủ nội dung cam kết bảo vệ môi trường (nếu có) và các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cho thuê từ trước khi Quy định này có hiệu lực thì phải đối chiếu với các Quy định này nếu chưa đảm bảo phải cải tạo, sửa chữa lại nhà cho thuê để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này trước ngày 31 tháng 12 năm 2010;
c) Tổ chức thu dọn thu gom toàn bộ rác thải phát sinh; vệ sinh nhà tắm và các công trình vệ sinh; bảo trì và sửa chữa thường xuyên nhà ở để đảm bảo nhà ở cho thuê an toàn, sạch đẹp;
d) Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường riêng cho khu nhà mình quản lý và phổ biến cho người thuê thực hiện.
3. Trách nhiệm của người thuê nhà để ở:
a) Tuân thủ hợp đồng thuê nhà ở và các nội quy về bảo vệ môi trường do chủ nhà quy định;
b) Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở và các công trình công cộng trong khu nhà thuê để ở; không đổ rác thải và nước thải ngoài nơi quy định; tham gia dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng trong khu nhà thuê để ở.
Điều 40. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đô thị
1. Sơ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị quy hoạch hệ thống giao thông trong các đô thị trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải đảm bảo quy chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, xác nhận. Ô tô phải có giấy chứng nhận đạt quy chuẩn môi trường do Bộ Giao thông Vận tải cấp mới được lưu hành.
3. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.
4. Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;
b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.
Điều 41. Thu gom, xử lý và thoát nước thải đô thị
1. Các đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Thu gom và xử lý được toàn bộ nước thải phát sinh từ đô thị, khu dân cư;
b) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại nước thải đô thị cần xử lý, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường;
c) Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phải được lắp đặt hệ thống quan trắc theo quy định tại Điều 30 của Quy định này;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải được thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Quy định này.
2. Đối với các đô thị, khu dân cư mới, chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mới được bàn giao và đưa vào hoạt động.
3. Đối với các đô thị hiện hữu gồm thị xã Thủ Dầu Một và thị trấn của các huyện, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng lập dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn mình quản lý; đảm bảo đến năm 2015 khoảng 50% nước thải của các đô thị hiện hữu được thu gom xử lý và đến năm 2020 thì 100% nước thải của các đô thị hiện hữu được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
4. Các tổ chức quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị phải có trách nhiệm:
a) Vận hành thường xuyên hệ thống, đảm bảo toàn bộ nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường;
b) Thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của hệ thống.
5. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động thải ra nước thải sinh hoạt có trách nhiệm:
a) Phải xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của mình qua bể tự hoại được xây dựng đúng quy cách (bể tự hoại phải có 3 ngăn và thể tích bình quân tối thiểu là 0,3 m3/người) trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của đô thị;
b) Không được xả nước thải chưa xử lý và chất thải rắn vào nguồn nước và những khu vực ngoài quy định;
c) Nộp phí xử lý nước thải, phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.
6. Thoát nước đô thị:
a) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và tổ chức thực hiện các dịch vụ thoát nước trên địa bàn mình quản lý;
b) Sở Xây dựng chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thẩm định phương án phí thoát nước và giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 42. Quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị
1. Chất thải rắn đô thị trong Quy định này là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của người dân ở đô thị và khu dân cư. Chất thải rắn đô thị được phân làm hai nhóm chính:
a) Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng;
b) Chất thải rắn phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn đô thị có trách nhiệm:
a) Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý;
b) Thu gom và chuyển chất thải rắn đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh tại địa bàn quy định;
c) Nộp đủ và đúng thời hạn phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định.
3. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị lập quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 43. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng;
b) Bố trí đủ các công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;
c) Có đủ lực lượng thu gom, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
d) Kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với các cá nhân vi phạm quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng trong phạm vi mình quản lý và gửi tổ chức, cá nhân có chức năng xử lý.
3. Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp sau đây:
a) Phạt tiền;
b) Buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng;
c) Tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tự công cộng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
Điều 44. Quản lý và xử lý chất thải y tế
1. Chất thải y tế phải được thu gom, phân loại, lưu trữ và vận chuyển theo quy định như sau:
a) Chất thải rắn y tế phải được thu gom và phân loại ngay tại nguồn phát sinh, mỗi loại chất thải đựng trong các túi hoặc thùng theo quy định, cụ thể: Túi đựng chất thải y tế phải là túi nhựa PE hoặc PP, thùng đựng chất thải phải làm bằng nhựa HDPE có thành dầy, cứng và có nắp đậy; túi và thùng đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định (màu vàng đựng chất thải lâm sàng, màu xanh đựng chất thải sinh hoạt và màu đen đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và thuốc gây độc tế bào);
b) Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại;
c) Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho và lối đi; có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến; có mái che, nền không thấm và có hàng rào bảo vệ;
d) Đối với các cơ sở y tế lớn như bệnh viện và trung tâm y tế của các huyện, thị thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tối đa tại cơ sở là 48 giờ; đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám chữa bệnh tư nhân, trạm y tế xã, phường thời gian lưu giữ tối đa không quá 1 tuần;
đ) Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải thực hiện bằng thiết bị và phương tiện chuyên dụng không để rơi vãi và rò rỉ chất thải ra ngoài; phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại không được dùng vào mục đích khác và phải được vệ sinh sau mỗi lần chuyên chở.
2. Các cơ sở y tế phải có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ đăng ký với Sở Y tế về khối lượng và các loại chất thải y tế phát sinh được chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày;
b) Thực hiện việc thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải y tế theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Nếu cơ sở y tế có đủ điều kiện tự vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại thì phải làm thủ tục đăng ký để được cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại theo quy định; khi không có khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại của mình thì phải hợp đồng với các cơ sở vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại được cơ quan thẩm quyền về môi trường cấp giấy phép;
d) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom và xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn môi trường;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra.
3. Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng lập quy hoạch về quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Mục 1. QUY ĐỊNH BỐ TRÍ CÁC NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP
Điều 45. Nguyên tắc bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp
Cơ sở công nghiệp được quy hoạch xây dựng mới phải đáp ứng tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh và huyện, thị đã được phê duyệt;
2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;
3. Ngành nghề hoạt động phù hợp hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực;
4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư; khu bảo tồn thiên nhiên; khu di tích lịch sử văn hóa.
Điều 46. Quy định chi tiết bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp
1. Việc bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh được quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
2. Đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động nếu không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương lại nằm đan xen trong khu dân cư, vùng đô thị thì phải tiến hành di dời theo thời gian quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc diện di dời theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 47. Yêu cầu bảo vệ môi trường với các khu, cụm công nghiệp
Các khu, cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
1. Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
2. Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;
3. Đảm bảo mạng lưới thoát nước mưa tách riêng với mạng lưới thoát nước thải công nghiệp;
4. Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, đảm bảo toàn bộ nước thải của các khu, cụm công nghiệp được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận tương ứng;
5. Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở công nghiệp trong khu, cụm công nghiệp;
6. Diện tích đất dành cho mục đích trồng cây xanh phòng hộ môi trường không thấp hơn mức tối thiểu theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành; đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người lao động;
7. Có hệ thống quan trắc môi trường, cửa xả thải đúng theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Quy định này và có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Điều 48. Trách nhiệm của Công ty phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp
Công ty phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp có trách nhiệm:
1. Chỉ được tiến hành thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp sau khi dự án được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Chỉ được triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 47 của Quy định này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Đối với các khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực thì phải kiểm tra, đối chiếu với các yêu cầu quy định, nếu chưa đảm bảo phải có kế hoạch cải tạo và bổ sung để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 47 của Quy định này trước ngày 30 tháng 6 năm 2009.
3. Thực hiện đầy đủ các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các quy định pháp luật khác.
4. Xây dựng quy định chung về bảo vệ môi trường đối với khu, cụm công nghiệp mình quản lý; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường chung của khu, cụm công nghiệp.
5. Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để chất thải từ khu, cụm công nghiệp chưa được xử lý đạt quy chuẩn thải ra môi trường.
6. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nằm trong các khu, cụm công nghiệp đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thải; đảm bảo toàn bộ nước thải phải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
7. Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp xây dựng báo cáo môi trường với tần suất 03 tháng/lần và báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
8. Nộp thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Điều 49. Trách nhiệm của các doanh nghiệp nằm trong khu, cụm công nghiệp
1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê chuẩn hoặc theo như bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
2. Thực hiện các quy định riêng về bảo vệ môi trường do Công ty phát triển hạ tầng ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát của Công ty phát triển hạ tầng.
3. Phải thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý cục bộ tiếng ồn và khí thải ngay tại nguồn đạt quy chuẩn Việt Nam đối với tiếng ồn và khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
4. Phải xử lý cục bộ nước thải của mình đạt quy chuẩn do Công ty phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp quy định và đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp; nghiêm cấm việc xả thải nước thải vào hệ thống thoát nước mưa.
5. Trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức phân loại, thu gom, lưu trữ hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại có giấy phép về quản lý chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.
6. Tự tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp xây dựng báo cáo môi trường với tần suất 03 tháng/lần và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để kiểm tra.
7. Đóng góp kinh phí cho Công ty phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng, thu gom và xử lý chất thải của mình theo hợp đồng thỏa thuận; nộp thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP KHÔNG NẰM TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 50. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp
Cơ sở công nghiệp không nằm trong các khu, cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
1. Có hệ thống kết cấu hạ tầng thoát nước mưa và nước thải; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường;
2. Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi khí độc ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
3. Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu trữ chất thải rắn và thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;
4. Có hệ thống quan trắc môi trường đúng theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Quy định này.
Điều 51. Trách nhiệm của chủ cơ sở công nghiệp
Chủ cơ sở sản xuất công nghiệp phải có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê chuẩn hoặc theo như bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; chỉ được đưa cơ sở sản xuất vào hoạt động khi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về môi trường được quy định tại Điều 50 của Quy định này;
2. Trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức phân loại, thu gom, lưu trữ hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại có giấy phép về quản lý chất thải nguy hại theo quy định hiện hành;
3. Tự tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp xây dựng báo cáo môi trường với tần suất 03 tháng/lần và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để kiểm tra;
4. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra về an toàn và bảo vệ môi trường;
5. Nộp thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Điều 52. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, phục hồi môi trường sau đây:
1. Thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường;
2. Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
3. Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh;
4. Khoáng sản phải được lưu giữ, vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường;
5. Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
6. Phục hồi môi trường sau khi kết thúc thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
7. Nộp đầy đủ phí tài nguyên và phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Mục 4. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
Điều 53. Quản lý và xử lý khí thải công nghiệp
Các cơ sở công nghiệp trong quá trình hoạt động có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm:
1. Kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt quy chuẩn môi trường;
2. Hạn chế sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường;
3. Thực hiện các biện pháp tổng hợp về công nghệ, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải để giảm thiểu khối lượng và thành phần khí thải độc hại;
4. Thành phần hóa chất độc hại thu hồi từ bụi và khí thải phải được phân loại và quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 54. Quản lý và xử lý nước thải công nghiệp
1. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về quản lý và xử lý nước thải công nghiệp sau đây:
a) Mạng lưới thoát nước mưa phải tách riêng với mạng lưới thoát nước thải công nghiệp;
b) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, đảm bảo toàn bộ nước thải của khu công nghiệp giai đoạn hoạt động ổn định được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận tương ứng;
c) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nước chung của khu vực phải có các hố gas và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
d) Phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
2. Các cơ sở công nghiệp nằm trong các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải xử lý cục bộ nước thải của mình đạt tiêu chuẩn do Công ty phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp quy định và đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp;
3. Các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về quản lý và xử lý nước thải công nghiệp sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thoát nước mưa và nước thải; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nước chung của khu vực phải có các hố gas và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
c) Phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải;
d) Thực hiện các biện pháp tổng hợp về công nghệ, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải để giảm thiểu lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải.
Điều 55. Quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại
1. Chất thải rắn công nghiệp trong Quy định này được hiểu là vật chất ở thể rắn thải ra từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
2. Chất thải công nghiệp nguy hại phải được quản lý và xử lý theo đúng quy định quản lý chất thải nguy hại tại Điều 56 của Quy định này.
3. Các cơ sở công nghiệp trong quá trình hoạt động làm phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải có trách nhiệm:
a) Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ;
b) Phân loại chất thải tại nguồn theo nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp;
c) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý đối với các chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải tiêu huỷ và chôn lấp, thanh toán phí dịch vụ theo hợp đồng.
Điều 56. Quản lý, xử lý chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được thu gom, phân loại, lưu trữ và vận chuyển theo quy định như sau:
a) Chất thải nguy hại phải được kiểm soát và phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc và dán nhãn theo đúng quy định;
b) Các chất thải nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải nguy hại;
c) Chất thải nguy hại phải được đóng gói và bảo quản trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không để rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường;
d) Nơi lưu giữ chất thải nguy hại phải cách xa nơi nhà ăn và lối đi; có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến; có mái che, nền không thấm và có hàng rào bảo vệ;
đ) Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải thực hiện bằng thiết bị và phương tiện chuyên dụng; phải theo đúng lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.
2. Các cơ sở công nghiệp trong quá trình hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại được quy định tại Phụ lục XIII của Quy định này;
b) Phân loại, thu gom, lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
d) Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý đối với các chất thải nguy hại và thanh toán phí dịch vụ theo hợp đồng.
Điều 57. Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở nằm trong tiêu chí sau:
a) Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm thông thường vượt quy chuẩn về môi trường cho phép từ 5 (năm) lần trở lên;
b) Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm nguy hại vượt quy chuẩn về môi trường cho phép từ 3 (ba) lần trở lên;
c) Có 01 (một) thông số ô nhiễm thông thường vượt quy chuẩn về môi trường cho phép từ 05 (năm) lần trở lên và 01 (một) thông số ô nhiễm nguy hại vượt quy chuẩn về môi trường cho phép từ 03 (ba) lần trở lên;
d) Có giá trị trung bình của 02 (hai) thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn về môi trường cao nhất từ 06 (sáu) lần trở lên;
đ) Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn về môi trường trở lên và có ít nhất 01 (một) thông số ô nhiễm thông thường vượt quy chuẩn về môi trường từ 10 (mười) lần trở lên;
e) Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn về môi trường trở lên và có ít nhất 01 (một) thông số ô nhiễm nguy hại vượt quy chuẩn về môi trường từ 5 (năm) lần trở lên;
f) Có chứa chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho phép;
g) Có pH nước thải bằng hoặc nhỏ hơn hai (≤ 2) hoặc lớn hơn mười hai phẩy năm ( > 12,5);
h) Có nhiệt độ nước thải lớn hơn bốn mươi lăm (450 C).
2. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ bị xử lý bởi các hình thức như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường;
b) Tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
c) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
d) Cấm hoạt động;
đ) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập danh sách và đề xuất biện pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định.
Điều 58. Quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;
c) Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu:
a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;
b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu;
c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu được quy định tại Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chậm nhất là 5 (năm) ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất;
c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 59. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng, vật nuôi phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc sản xuất, kinh doanh, tồn trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh phải theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng. Đảm bảo quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất trong thực phẩm.
3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Nguồn nước thủy lợi phải đảm bảo đạt quy chuẩn về chất lượng nước thủy lợi. Không được xả, đổ nước thải, chất thải rắn chứa chất thải nguy hại, dầu mỡ vào nguồn nước, kênh, mương, rạch phục vụ nông nghiệp.
Điều 60. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, thức ăn, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc thú y, hóa chất, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch của tỉnh và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Chất thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường về chất thải;
b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;
c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
5.Các dự án nuôi trồng thủy sản (thâm canh/bán thâm canh) có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, dự án nuôi trồng thủy sản quảng canh có diện tích mặt nước từ 50 ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án.
6. Không quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng, cá bè trong toàn bộ diện tích hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hòa (trong tương lai) nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt và du lịch.
7. Các điểm nuôi cá bè trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai phải đảm bảo đúng quy hoạch, đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường nước sông.
a) Các điểm nuôi cá bè phải đảm bảo khoảng cách đến điểm thu nước vào các nhà máy nước trên 1.000 m;
b) Mật độ bè nuôi cá không được quá dầy. Bè nuôi cá có thể đặt thành từng cụm bè, nhưng chiều ngang của cụm bè không được chiếm quá 30% chiều rộng mặt sông lúc mặt nước thấp nhất tại khu vực đặt bè. Các bè khi đặt song song nhau phải cách nhau ít nhất 5m, khi đặt nối đuôi nhau phải cách nhau ít nhất 50m và đặt lệch hàng để dòng chảy thông thoáng hạn chế ô nhiễm nguồn nước;
c) Các chủ bè phải thường xuyên xem xét mức độ tiêu thụ thức ăn trong bè cá, thu gom, loại bỏ lượng thức ăn dư thừa quá mức để hạn chế gây ô nhiễm nước;
d) Chỉ sử dụng những loại thức ăn được phép sử dụng cho nuôi trồng thủy sản;
đ) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ bè nuôi cá như: Chất thải sinh hoạt, bao bì thuốc thú y, thủy sản, bao cám, xác cá chết… phải được thu gom xử lý theo chất thải rắn, không được vứt xuống sông.
8.Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch nuôi cá bè trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trước 31 tháng 12 năm 2009 để làm cơ sở quản lý.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Điều 61. Phân loại cơ sở chăn nuôi
1. Loại 1: Là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô:
- Gia súc: Từ 1.000 đầu gia súc trở lên.
- Gia cầm: Từ 20.000 đầu gia cầm trở lên, đối với đà điểu từ 200 con trở lên và đối với chim cút từ 100.000 con trở lên.
2. Loại 2: Là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô:
- Gia súc: Dưới 1.000 đầu gia súc.
- Gia cầm: Dưới 20.000 đầu gia cầm, đối với đà điểu là dưới 200 con và đối với chim cút dưới 100.000 con.
Điều 62. Yêu cầu về vị trí đối với cơ sở chăn nuôi
1. Vị trí xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Phải có khoảng cách bảo vệ vệ sinh đối với trường học, công sở, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà máy, xí nghiệp, khu vực dân cư và trục đường giao thông chính. Khoảng cách bảo vệ vệ sinh đối với cơ sở chăn nuôi loại 1 là trên 500m, đối với cơ sở chăn nuôi loại 2 là trên 300m.
3. Vị trí xây dựng cơ sở chăn nuôi phải ở phía dưới nguồn nước, cách điểm thu nước vào các nhà máy nước phục vụ sinh hoạt trên 1.000m.
Điều 63. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối cơ sở chăn nuôi
1. Các cơ sở chăn nuôi loại 1 phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành hoạt động chăn nuôi.
2. Cơ sở chăn nuôi loại 2 phải thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi tiến hành hoạt động chăn nuôi.
3. Phải đảm bảo vệ sinh môi trường đối với dân cư xung quanh.
4. Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.
5. Chất thải rắn chăn nuôi phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi trường.
6. Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh theo quy định của ngành thú y.
7. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
8. Cơ sở chăn nuôi phải làm hàng rào bao quanh. Từ hàng rào vào khu chuồng trại đảm bảo có một vành đai xung quanh, trên diện tích của vành đai không được phép đổ phân và các chất thải khác. Vành đai xung quanh có chiều rộng tối thiểu là 20 m đối với cơ sở chăn nuôi loại 1 và 10 m đối với cơ sở chăn nuôi loại 2.
9. Trên các phần diện tích không xây dựng của cơ sở cần tạo mặt bằng thuận tiện cho việc thoát nước, trồng cây xanh, trồng cỏ hoặc lát bằng vật liệu xây dựng để đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Điều 64. Yeu cầu về xử lý chất thải trong cơ sở chăn nuôi
1. Phải có đủ diện tích để bố trí nơi chứa chất thải, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh.
2. Nghiêm cấm thải trực tiếp chất thải chưa xử lý đạt quy chuẩn quy định ra môi trường xung quanh.
3. Trong quá trình chăn nuôi, các chủ cơ sở phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải đảm bảo tuân thủ đúng các quy chuẩn môi trường Việt Nam. Tuỳ theo quy mô, diện tích của cơ sở chăn nuôi mà lựa chọn biện pháp xử lý chất thải cho phù hợp, đảm bảo nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi cho thải ra môi trường.
4. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, hệ thống thoát nước phải luôn được nạo vét, không để ứ đọng, tránh phát sinh mùi hôi, ruồi, muỗi.
5. Phải định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý chất thải, nếu chưa đảm bảo theo quy chuẩn quy định thì phải sửa chữa hệ thống xử lý trong thời gian nhanh nhất.
6. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi phải được thu gom, bố trí nơi lưu chứa chất thải rắn; thùng chứa, bể chứa phải làm bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín, không rò rỉ, thấm hút, chảy tràn. Thường xuyên dùng các hóa chất khử trùng, tiêu độc, vôi bột… để sát trùng nơi chứa chất thải rắn, xung quanh chuồng trại.
7. Không tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở quá 24 giờ mà không có biện pháp xử lý thích hợp. Phương tiện vận chuyển chất thải phải đảm bảo kín, không rò rỉ, không thoát mùi hôi, không gây rơi vãi.
8. Khuyến khích bổ sung vào thức ăn, nước uống, chất thải các chất được phép sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để giảm thiểu mùi hôi, khí độc sinh ra từ phân, chất thải.
9. Trong trường hợp phát sinh dịch bệnh, mọi hoạt động chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định của cơ quan thú y và cơ quan y tế cấp tỉnh, không để dịch bệnh lây lan và lây truyền bệnh cho con người.
10. Việc xử lý, thiêu đốt, chôn vật nuôi trong trường hợp dịch bệnh phải được thực hiện ở vị trí xa khu dân cư, xa nguồn nước, các công trình văn hóa, lịch sử, điểm du lịch và phải được tiến hành theo hướng dẫn của cơ quan môi trường hoặc cơ quan thú y của tỉnh.
Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 65. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
1. Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phải tuân thủ quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường và không để lây nhiễm cho gia cầm, gia súc và con người.
2. Tùy theo quy mô, công suất của dự án giết mổ gia súc, gia cầm, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
3. Các dự án giết mổ có công suất thiết kế từ 1.000 gia súc/ngày trở lên và 10.000 gia cầm/ngày trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng.
4. Các chất thải từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phải được xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
5. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có tường rào bao quanh, có dải cây xanh cách ly theo tiêu chuẩn xây dựng. Phải có đủ diện tích để bố trí nơi chứa chất thải, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh, không để nước thải, chất thải rắn chảy và phát tán vào khu dân cư, khu sản xuất, kinh doanh và nguồn nước mặt, nước ngầm.
6. Không giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm, thủy cầm bị bệnh. Trong trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm, thủy cầm bị bệnh phải nhanh chóng tổ chức tiêu huỷ theo phương pháp và vị trí do cơ quan thú y quy định.
Điều 66. Yêu cầu về vị trí đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
1. Vị trí xây dựng phải phù hợp với quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
2. Vị trí xây dựng phải đảm bảo khoảng cách bảo vệ vệ sinh đối với trường học, công sở, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà máy, xí nghiệp, khu vực dân cư ít nhất là 200m, cách trục đường giao thông chính ít nhất là 100m và cách nhà máy sản xuất các chất gây nhiễm bẩn, hóa chất có mùi hôi, hóa chất độc… ít nhất 500m.
3. Có nguồn tiếp nhận nước thải đảm bảo đủ tiếp nhận nước thải của cơ sở sau khi xử lý.
Điều 67. Yêu cầu về xử lý chất thải trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
1. Nghiêm cấm thải trực tiếp chất thải chưa xử lý đạt quy chuẩn quy định ra môi trường xung quanh.
2. Chất thải phải được xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi cho thải ra môi trường. Tuỳ theo quy mô, diện tích của cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm mà lựa chọn biện pháp xử lý chất thải cho phù hợp, đảm bảo nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải.
3. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình giết mổ phải được thu gom, bố trí nơi lưu chứa chất thải rắn; thùng chứa, bể chứa phải làm bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín, không rò rỉ, thấm hút, chảy tràn. Không tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở quá 24 giờ mà không có biện pháp xử lý thích hợp. Phương tiện vận chuyển chất thải phải đảm bảo kín, không rò rỉ, không thoát mùi hôi, không gây rơi vãi.
4. Thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm, khu vực giết mổ sạch sẽ, hệ thống thoát nước phải luôn được nạo vét, không để ứ đọng, tránh phát sinh mùi hôi, ruồi, muỗi.
5. Phải định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý chất thải, nếu chưa đảm bảo theo quy chuẩn quy định thì phải sửa chữa hệ thống xử lý trong thời gian nhanh nhất.
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
Điều 68. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước mặt
1. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của loài người, do đó mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Nguồn nước mặt (sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm) phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Mọi hoạt động liên quan đến việc khai thác sử dụng nước mặt, xả thải vào nguồn nước đều phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước.
3. Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh phải có trách nhiệm tham gia kiểm soát các nguồn thải, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố gây ô nhiễm trên các sông, suối, kênh, rạch, ao hồ… trên địa bàn tỉnh.
4. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
5. Việc phát triển mới các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu đô thị có quy mô trên 50.000 dân phải được xem xét tổng thể trong toàn lưu vực sông về các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ thủy văn, chất lượng nước, khả năng tiếp nhận chất thải của các nguồn tiếp nhận.
Điều 69. Kiểm soát, bảo vệ môi trường nước mặt
1. Tất cả các nguồn thải phải được xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi cho thải vào nguồn nước mặt.
2. Nghiêm cấm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải các loại chất thải rắn, chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và các chất nguy hại khác vào nguồn nước.
3. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông, hồ và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông, hồ, kênh, rạch...
4. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt quy chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của sông, suối, kênh, mương, rạch…
5. Các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường nước mặt, tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 70. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nước mặt
1. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động thải chất thải vào nguồn nước mặt phải xử lý đạt quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án ngăn dòng chảy kênh mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch; dự án khai thác nước mặt có công suất thiết kế từ 50.000m3 nước/ngày đêm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước thì phải thực hiện theo các quy định của quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Điều 71. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Nước dưới đất (nước ngầm) là tài nguyên hết sức quan trọng, do đó mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Nguồn nước dưới đất phải được bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Các hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước duới đất phải tuân thủ đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và các quy định có liên quan.
3. Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại nước thải, hóa chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
4. Đối với những vùng đã có mạng lưới cấp nước thì các tổ chức, cá nhân phải sử dụng nguồn nước này.
5. Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Điều 72. Quy định về bảo vệ môi trường nước dưới đất
1.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được phép thải các loại chất thải rắn, chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và các chất nguy hại khác vào nguồn nước dưới đất.
2.Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất có trách nhiệm triển khai các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất và phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò, khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
3. Cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải rắn, chất thải nguy hại, kho chứa hóa chất, kho nhiên liệu, kho thuốc trừ sâu, phân hóa học phải xây dựng nền, móng bờ ngăn đảm bảo an toàn kỹ thuật không để hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án khai thác nước dưới đất có công suất thiết kế từ 10.000m3 nước/ngày đêm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất tùy theo quy mô phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh trước khi tiến hành.
6. Tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất phải có đầy đủ các điều kiện về chuyên môn kỹ thuật; phương tiện thiết bị thi công phải đảm bảo yêu cầu đối với hoạt động khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật và phải có giấy phép hành nghề.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường cú trách nhiệm:
a) Xây dựng mạng lưới quan trắc nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc diễn biến trữ lượng và chất lượng nước dưới đất và hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả quan trắc, đánh giá về nước dưới đất để có các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước dưới đất;
b) Xây dựng hoàn chỉnh đề án Điều tra hiện trạng, quy hoạch khai thác và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bình Dương trình uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành để tổ chức thực hiện.
Điều 73. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
3. Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường.
5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền.
6. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Điều 74. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:
a) Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh;
d) Định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
f) Hướng dẫn và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Điều 75. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và# đề án bảo vệ môi trường.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện.
7. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Phối hợp với Sở Xây dựng, chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, thị tổ chức quy hoạch triển khai công tác thoát nước, xử lý nước thải, vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải, phát triển cây xanh, vệ sinh môi trường.
9. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện việc phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở địa phương, thành lập và chỉ đạo các đơn vị vệ sinh môi trường địa phương đảm bảo thu gom, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Điều 76. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1. Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá ấp, khu phố và gia đình văn hóa.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.
3. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
4. Hòa giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải.
5. Quản lý hoạt động của ấp, khu phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Điều 77. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các sở ngành liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các công trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
2. Sở Xây dựng
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; gắn kết chặt chẽ bảo vệ chất lượng môi trường trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng đô thị. Thực hiện đúng Quy định bảo vệ môi trường của ngành xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá ô nhiễm không khí, nước, đất, ồn, rung tại các công trình xây dựng và hướng dẫn các công ty xây dựng triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;
c) Triển khai các chương trình cải tạo các kênh rạch, xây dựng hệ thống thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp; trạm xử lý nước thải tập trung cho các thị xã và các thị trấn;
d) Chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chỉ đạo ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, quy hoạch, thiết kế, xây dựng các trạm trung chuyển và bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, quy hoạch, xây dựng và quản lý các công trình, công viên cây xanh.
3. Sở Công thương
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường do hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành khác trong công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại, bảo vệ môi trường công nghiệp, kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về hướng dẫn và giám sát các đơn vị, cá nhân trong thực hiện các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;
b) Chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ môi trường ở các công trình thủy lợi, cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn, chống xói mòn đất, quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Giao thông - Vận tải
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông. Tổ chức đăng kiểm về khí thải, độ ồn, độ rung đối với các phương tiện giao thông cơ giới để đảm bảo đạt quy chuẩn. Thiết kế, xây dựng các tuyến đường bộ, đường thủy, bến xe, bến tàu gắn với bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải ở khu vực thị xã Thủ Dầu Một và các thị trấn đông dân;
b) Thực hiện quy chế bảo vệ môi trường ngành Giao thông vận tải theo Quyết định số 2242QĐ/KHKT-PC ngày 12 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an giao thông trong thanh tra, kiểm tra trong việc xả khí thải, ồn, rung do các phương tiện giao thông gây ra.
6. Sở Y tế
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về bảo vệ môi trường trong hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
b) Thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999;
c) Chủ trì thực hiện Chương trình thu gom và xử lý nước thải trong các cơ sở y tế;
d) Hướng dẫn và kiểm tra bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong hướng dẫn xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm và giám sát chất lượng môi trường tại các cơ sở y tế.
7.Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo tài chính theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các công trình, dự án bảo vệ môi trường.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore:
a) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn, giám sát về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp, các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp;
b) Tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
c) Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã.
9. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống các tội phạm trong lĩnh vực môi trường;
b) Điều tra, khởi tố, xử lý hình sự các hành vi vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Hình sự.
Điều 78. Trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh tham gia bảo vệ môi trường.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm đại diện cộng đồng dân cư tham gia ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn.
THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 79. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
1. Thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô vừa và nhỏ không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I và III của Quy định này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.
4. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là 02 (hai) lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị khiếu nại, tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Quy định về ứng phó sự cố môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố.
2. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở tại địa bàn huyện, thị nào thì người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời.
3. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì phải khẩn cấp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
4. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Điều 82. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.
3.Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Quy định này.
Điều 83. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc; yêu cầu các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Stt | Dự án | Quy mô |
1 | Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 66/2006/NQ11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội. | Tất cả |
2 | Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa được xếp hạng nhưng được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ. | Tất cả |
3 | Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ | Tất cả |
Nhóm các dự án về xây dựng | ||
4 | Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư | Có diện tích từ 50 ha trở lên |
5 | Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề | Tất cả |
6 | Dự án xây dựng siêu thị, chợ | Từ 200 điểm kinh doanh trở lên |
7 | Dự án xây dựng trung tâm thể thao | Diện tích từ 10 ha trở lên |
8 | Dự án xây dựng bệnh viện | Từ 50 giường bệnh trở lên |
9 | Dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ | Từ 100 phòng nghỉ trở lên |
10 | Dự án xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí | Diện tích từ 10 ha trở lên |
11 | Dự án xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch (gồm cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất) tại các khu vực ven biển, trên các đảo | Lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên |
12 | Dự án xây dựng sân gôn | Từ 18 lổ trở lên |
13 | Dự án xây dựng nghĩa trang (theo hình thức hung táng, hỏa táng và hình thức khác) | Tất cả |
14 | Dự án xây dựng công trình ngầm | Tất cả |
15 | Dự án xây dựng có tầng hầm | Tầng hầm sâu từ 10 m trở lên |
16 | Dự án xây dựng công trình chiến đấu, trung tâm huấn luyện quân sự, trường bắn, cảng quốc phòng | Tất cả |
17 | Dự án xây dựng kho tàng quân sự | Tất cả |
18 | Dự án xây dựng khu kinh tế quốc phòng | Tất cả |
19 | Dự án xây dựng trại giam, trại tạm giam | Tất cả |
Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng | ||
20 | Dự án sản xuất xi măng | Công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/năm trở lên |
21 | Dự án để nghiền clinker sản xuất xi măng | Công suất thiết kế từ 1.000.000 tấn xi măng/năm trở lên |
22 | Dự án sản xuất gạch, ngói | Công suất thiết kế từ 10.000.000 viên quy chuẩn/năm trở lên |
23 | Dự án sản xuất vật liệu xây dựng khác | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về giao thông | ||
24 | Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm (đường xe điện ngầm, đường hầm) | Chiều dài từ 500 m trở lên |
25 | Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III | Tất cả |
26 | Dự án cải tạo, nâng cấp đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III | Chiều dài từ 50 km trở lên |
27 | Dự án xây dựng đường ô tô cấp IV | Chiều dài từ 100 km trở lên |
28 | Dự án xây dựng đường sắt | Chiều dài từ 50 km trở lên |
29 | Dự án xây dựng đường sắt trên cao | Tất cả |
30 | Dự án xây dựng cáp treo | Chiều dài từ 500 m trở lên |
31 | Dự án xây dựng các cầu vĩnh cửu trên đường bộ, đường sắt | Chiều dài từ 200 m trở lên (không kể đường dẫn) |
32 | Dự án xây những công trình giao thông | Đòi hỏi tái định cư từ 1.000 người trở lên |
33 | Dự án xây dựng cảng sông, cảng biển | Tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
34 | Dự án xây dựng cảng cá | Tiếp nhận tàu cá ra vào từ 100 lượt/ngày trở lên |
35 | Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay | Tất cả |
36 | Dự án xây dựng bến xe khách | Diện tích từ 0,5 ha trở lên |
37 | Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng | Công suất thiết kế từ 30.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ | ||
38 | Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân | Tất cả |
39 | Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ | Tất cả |
40 | Dự án điện nguyên tử, điện nhiệt hạch | Tất cả |
41 | Dự án nhiệt điện | Công suất thiết kế từ 30 MW trở lên |
42 | Dự án phong điện (sản xuất điện bằng sức gió) | Diện tích từ 100 ha trở lên |
43 | Dự án quang điện (điện mặt trời) | Diện tích từ 100 ha trở lên |
44 | Dự án thủy điện | Hồ chứa có dung tích từ 300.000 m3 nước trở lên |
45 | Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện cao áp | Chiều dài từ 100 km trở lên |
46 | Dự án sản xuất dây, cáp điện | Công suất từ 2000 tấn nhôm/năm trở lên (hoặc tương đương) |
Nhóm các dự án điện tử, viễn thông | ||
47 | Dự án xây dựng trạm phát, trạm thu - phát vô tuyến | Công suất thiết kế từ 2 KW trở lên |
48 | Dự án sản xuất các thiết bị điện, điện tử | Công suất thiết kế từ 10.000 thiết bị/năm trở lên |
49 | Dự án sản xuất linh kiện điện, điện tử | Công suất thiết kế từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
50 | Dự án xây dựng tuyến viễn thông | Chiều dài từ 100 km trở lên |
51 | Dự án sản xuất cáp viễn thông | Tất cả |
Nhóm các dự án về thủy lợi, khai thác và trồng rừng | ||
52 | Dự án công trình hồ chứa nước, hồ thủy lợi | Dung tích hồ chứa từ 300.000 m3 nước trở lên |
53 | Dự án công trình thủy lợi | Bao phủ diện tích từ 200 ha trở lên |
54 | Dự án lấn biển | Tất cả |
55 | Dự án kè bờ sông, bờ biển | Có chiều dài từ 1.000 m trở lên |
56 | Dự án có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, rừng đặc dụng | Diện tích từ 5 ha trở lên |
57 | Dự án có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên | Diện tích từ 20 ha trở lên. |
58 | Dự án trồng rừng và khai thác rừng | Trồng rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên; khai thác rừng diện tích 200 ha trở lên |
59 | Dự án xây dựng vùng trồng cây công nghiệp tập trung: Cao su, sắn, mía, cà phê, ca cao, chè, hồ tiêu | Diện tích từ 100 ha trở lên |
60 | Dự án xây dựng vùng trồng rau, hoa tập trung | Diện tích từ 100 ha trở lên |
Nhóm các dự án về khai thác khoáng sản | ||
61 | Dự án khai thác khoáng sản (trên đất liền) làm vật liệu xây dựng | Công suất khai thác từ 50.000 m3 vật liệu/năm trở lên |
62 | Dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp mặt bằng | Công suất khai thác từ 100.000 m3 vật liệu/năm trở lên |
63 | Dự án khai thác, nạo vét tận thu khoáng sản lòng sông làm vật liệu xây dựng | Công suất từ 50.000 m3 vật liệu/năm trở lên |
64 | Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất) | Có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) từ 100.000 m3/năm trở lên |
65 | Dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có chứa các chất độc hại hoặc có sử dụng hóa chất | Tất cả |
66 | Dự án chế biến khoáng sản rắn | - Công suất thiết kế từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên - Có lượng đất đá thải ra từ 500.000 tấn/năm trở lên đối với tuyển than |
67 | Dự án khai thác nước dưới đất | Công suất khai thác từ 10.000 m3 nước/ngày đêm trở lên |
68 | Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) để đóng chai | Công suất khai thác từ 120 m3 nước/ngày đêm trở lên |
69 | Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) để làm dịch vụ (tắm, chữa bệnh và các mục đích khác) | Công suất khai thác từ 500 m3 nước/ngày đêm trở lên |
70 | Dự án khai thác nước mặt | Công suất khai thác từ 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên |
Nhóm các dự án về dầu khí | ||
71 | Dự án khai thác dầu, khí | Tất cả |
72 | Dự án lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn) | Tất cả |
73 | Dự án sản xuất sản phẩm hóa dầu (chất hoạt động bề mặt, chất hóa dẻo, metanol) | Tất cả |
74 | Dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí | Tất cả |
75 | Dự án kho xăng dầu | Dung tích chứa từ 1.000 m3 trở lên |
76 | Dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí | Tất cả |
Nhóm các dự án về xử lý chất thải | ||
77 | Dự án tái chế, xử lý chất thải rắn các loại | Tất cả |
78 | Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại | Tất cả |
79 | Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt | Quy mô cho từ 500 hộ dân trở lên hoặc quy mô cấp huyện |
80 | Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung không nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cụm làng nghề | Tất cả |
81 | Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung | Công suất thiết kế từ 1.000 m3 nước thải/ngày đêm trở lên |
82 | Dự án thu mua và sơ chế phế liệu (kể cả phế liệu nhập khẩu) | Công suất thiết kế từ 3.000 tấn/năm |
83 | Dự án vệ sinh súc rửa tàu (các loại) | Tất cả |
84 | Dự án phá dỡ tàu cũ (các loại) | Tất cả |
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim | ||
85 | Dự án luyện kim đen, luyện kim màu | Công suất thiết kế từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
86 | Dự án cán thép | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
87 | Dự án đóng mới, sửa chữa tàu thủy | Tầu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
88 | Dự án đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy toa xe, ô tô | Công suất thiết kế từ 500 phương tiện/năm trở lên |
89 | Dự án sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe máy | Công suất thiết kế từ 10.000 phương tiện/năm trở lên |
90 | Dự án cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
91 | Dự án mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
92 | Dự án sản xuất nhôm định hình | Công suất thiết kế từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
93 | Dự án sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự | Tất cả |
Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ | ||
94 | Dự án chế biến gỗ | Công suất thiết kế từ 5.000 m3/năm trở lên |
95 | Dự án sản xuất ván ép | Công suất thiết kế từ 100.000 m2/năm trở lên |
96 | Dự án sản xuất đồ mộc gia dụng | Công suất thiết kế từ 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
97 | Dự án sản xuất hàng mỹ nghệ | Công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
98 | Dự án sản xuất thủy tinh, gốm sứ | Công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
99 | Dự án sản xuất sứ vệ sinh | Công suất thiết kế từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên |
100 | Dự án sản xuất gạch men | Công suất thiết kế từ 1.000.000m2/năm trở lên |
101 | Dự án sản xuất bóng đèn, phích nước | Công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát | ||
102 | Dự án chế biến thực phẩm | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
103 | Dự án giết mổ gia súc, gia cầm | Công suất thiết kế từ 1.000 gia súc/ngày trở lên; 10.000 gia cầm/ngày trở lên |
104 | Dự án chế biến thủy sản | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
105 | Dự án sản xuất đường | Công suất thiết kế từ 20.000 tấn đường/năm trở lên |
106 | Dự án sản xuất cồn, rượu | Công suất thiết kế từ 100.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
107 | Dự án sản xuất bia, nước giải khát | Công suất thiết kế từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
108 | Dự án sản xuất bột ngọt | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
109 | Dự án chế biến sữa | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
110 | Dự án chế biến dầu ăn | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
111 | Dự án sản xuất bánh, kẹo | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
112 | Dự án sản xuất nước đá | Công suất thiết kế từ 3000 cây đá/ngày đêm (loại 50 kg/cây) hoặc từ 150.000 kg nước đá/ngày đêm trở lên |
Nhóm các dự án chế biến nông sản | ||
113 | Dự án sản xuất thuốc lá | Công suất thiết kế từ 30.000 bao/năm trở lên |
114 | Dự án chế biến nguyên liệu thuốc lá | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
115 | Dự án chế biến nông sản ngũ cốc | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
116 | Dự án xay xát, chế biến gạo | Công suất thiết kế từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
117 | Dự án chế biến tinh bột sắn | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
118 | Dự án chế biến hạt điều | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
119 | Dự án chế biến chè | Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
120 | Dự án chế biến cà phê | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với phương pháp chế biến ướt; từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với phương pháp chế biến khô; từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan |
Nhóm các dự án chế biến và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản | ||
121 | Dự án chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
122 | Dự án chế biến phụ phẩm thủy sản | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
123 | Dự án chế biến bột cá | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
124 | Dự án nuôi trồng thủy sản (thâm canh/bán thâm canh) | Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên |
125 | Dự án nuôi trồng thủy sản quảng canh | Diện tích mặt nước từ 50 ha trở lên |
126 | Dự án nuôi trồng thủy sản trên cát | Tất cả |
127 | Dự án chăn nuôi gia súc tập trung | Từ 1.000 đầu gia súc trở lên |
128 | Dự án chăn nuôi gia cầm tập trung | Từ 20.000 đầu gia cầm trở lên; đối với đà điểu từ 200 con trở lên; đối với chim cút từ 100.000 con trở lên |
Nhóm dự án sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật | ||
129 | Dự án sản xuất phân hóa học | Công suất thiết kế từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
130 | Dự án kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật | Sức chứa từ 2 tấn trở lên |
131 | Dự án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | Tất cả |
132 | Dự án sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
133 | Dự án sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm | ||
134 | Dự án sản xuất dược phẩm | Công suất thiết kế từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
135 | Dự án sản xuất vắc xin | Tất cả |
136 | Dự án sản xuất thuốc thú y | Công suất thiết kế từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
137 | Dự án sản xuất hóa mỹ phẩm | Công suất thiết kế từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
138 | Dự án sản xuất chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo | Công suất thiết kế từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
139 | Dự án sản xuất bao bì nhựa | Công suất thiết kế từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
140 | Dự án sản xuất sơn, hóa chất cơ bản | Công suất thiết kế từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
141 | Dự án sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
142 | Dự án sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ | Tất cả |
143 | Dự án sản xuất thuốc nổ công nghiệp | Tất cả |
144 | Dự án sản xuất muối | Diện tích từ 100 ha trở lên |
Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm | ||
145 | Dự án sản xuất bột giấy và giấy (từ nguyên liệu) | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm năm trở lên |
146 | Dự án sản xuất giấy từ bột giấy, tái chế | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm năm trở lên |
147 | Dự án sản xuất văn phòng phẩm | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc | ||
148 | Dự án dệt có nhuộm | Tất cả |
149 | Dự án dệt không nhuộm | Công suất từ 100.000.000m vải/năm trở lên |
150 | Dự án sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc có công đoạn giặt tẩy | Công suất thiết kế từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên |
151 | Dự án sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc không có công đoạn giặt tẩy | Công suất thiết kế từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
152 | Dự án giặt là công nghiệp | Công suất thiết kế 50.000 sản phẩm/năm trở lên |
153 | Dự án sản xuất sợi tơ tầm và sợi nhân tạo | Công suất thiết kế 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
Nhóm các dự án khác | ||
154 | Dự án chế biến mủ cao su | Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
155 | Dự án chế biến cao su | Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
156 | Dự án sản xuất giầy dép | Công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
157 | Dự án sản xuất săm lốp cao su các loại | Công suất thiết kế từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên đối với ô tô, máy kéo; từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên đối với xe đạp, xe máy |
158 | Dự án sản xuất ắc quy, pin | Công suất thiết kế từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
159 | Dự án thuộc da | Tất cả |
160 | Dự án sản xuất ga CO2 chiết nạp hóa lỏng | Công suất thiết kế từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
161 | Dự án sản xuất các thiết bị, sản phẩm chữa cháy | Tất cả |
162 | Dự án khác, cải tạo, nâng cấp, mở rộng | Có tính chất, quy mô, công suất tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 161 trừ dự án số 25 và 26 của Phụ lục này) |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
…………….(1)……………. Số: ……/….. V/v: thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án …..…… (2)……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày……. tháng…….năm…..
|
Kính gửi: ……………………(3)………………………………….
Chúng tôi là: ........(1)......., Chủ Dự án:…..(2)....... sẽ do ….(4)…… phê duyệt
Địa điểm thực hiện dự án: …………………………………………………….
…..................................................….........…………………………………….
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………..
.…...........................................................................……………........................
Điện thoại: ..........,Fax: ......................... E-mail .............……………………...
Xin gửi đến quý………..(3)……….. những hồ sơ sau:
- Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án (hoặc báo cáo đầu tư);
- Bảy (07) báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng, Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi cũng xin bảo đảm rằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng
tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị …..…..(3)………. thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án./.
Nơi nhận: | …………(5)……….. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên đầy đủ của Dự án;
(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định;
(4) Cơ quan phê duyệt Dự án;
(5) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LIÊN NGÀNH, LIÊN TỈNH THUỘC TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thế giới và khu di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia.
2. Dự án nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân.
3. Dự án nhà máy nhiệt điện công suất thiết kế từ 300 MW đến dưới 500 MW có địa điểm nằm cách khu đô thị, khu dân cư tập trung dưới 02 km; dự án nhà máy nhiệt điện khác công suất từ 500 MW trở lên.
4. Dự án nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m3 nước trở lên hoặc làm ảnh hướng đến nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
5. Dự án có chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên hoặc chặt phá rừng tự nhiên khác từ 200 ha trở lên theo quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt.
6. Dự án nuôi trồng thủy sản trên cát có diện tích từ 100 ha trở lên.
7. Dự án nhà máy lọc, hóa dầu; dự án nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hóa học công suất từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án sản xuất ắc quy công suất thiết kế từ 300.000 Wh/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án nhà máy, xưởng sản xuất có chứa chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ.
8. Dự án khai thác dầu khí; dự án khai thác khoáng sản rắn công suất từ 500.000 m3/năm trở lên (kể cả đất, đá thải, quặng nghèo); dự án khai thác khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm; dự án khai thác nước dưới đất công suất 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên, khai thác nước mặt công suất thiết kế từ 500.000 m3 nước/ngày đêm trở lên;.
9. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và vui chơi giải trí có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án xây dựng cảng cho tàu trọng tải từ 50.000 DWT; dự án luyện gang thép có công suất thiết kế từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
10. Dự án tái chế chất thải nguy hại, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại.
11. Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 10.
12. Các dự án khác nêu tại Phụ lục 1 nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
MẪU VĂN BẢN BÁO CÁO UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN VỀ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……..……(1)……………. Số:………………/…………… V/v: báo cáo nội dung Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án……(2)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: …………..….(3)……………..(*)
Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, ……….(1)……… xin báo cáo quý Uỷ ban về việc Dự án……(2)…… của chúng tôi đã được…..(4)….. cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (xin gửi kèm theo đây bản sao của Quyết định này).
…..(1)….. xin báo cáo để quý Uỷ ban biết, đồng thời rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của quý Uỷ ban trong quá trình triển khai Dự án./.
Nơi nhận: | …………..(5)…………. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(*) Trường hợp Dự án nằm trên địa bàn của nhiều huyện thì phải gửi cho tất cả các huyện đó;
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên Dự án;
(3) Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
(4) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
(5) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.
MẪU BẢN TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên dự án: (đúng như tên trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư)
1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án:
1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án:
1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án:
1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail...).
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Mô tả vị trí địa lý (tọa độ, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông...), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử...) và các đối tượng khác xung quanh khu vực Dự án.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH
Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất
IV. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Các loại chất thải phát sinh
4.1.1. Khí thải:
4.1.2. Nước thải:
4.1.3. Chất thải rắn:
4.1.4. Chất thải khác:
(Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đầy đủ các thông tin về: Nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần).
4.2. Các tác động khác
Nêu tóm tắt các tác động do: Sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
5.1. Xử lý chất thải
- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của Dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
5.2. Giảm thiểu các tác động khác
Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của Dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
VI. CAM KẾT THỰC HIỆN
Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động khác nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam./.
| Chủ dự án (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
MẪU BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: …….(2)………
KẾ HOẠCH XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của Dự án………….(3)………….
1. Địa điểm thực hiện dự án: …………………………………………………
2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án:…………………………………….
Địa chỉ liên hệ:…………………………………..............................................
Điện thoại:…………., Fax:……………, E-mail:……………………………
3. Tên cơ quan, doanh nghiệp thực hiện xây lắp các công trình:…………….
Địa chỉ liên hệ:…………………………………..............................................
Điện thoại:………., Fax:…………, E-mail:………………………………….
4. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (nêu chi tiết tiến độ thực hiện; thời gian hoàn thành kèm theo thiết kế chi tiết của công trình):
4.1. Các công trình xử lý nước thải:
4.2. Các công trình xử lý khí thải:
4.3. Các công trình xử lý chất thải rắn:
4.4. Các công trình xử lý và bảo vệ môi trường khác:
5. Đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh, thay đổi nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (nếu có, nêu rõ cụ thể những nội dung điều chỉnh, thay đổi; phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường của sự điều chỉnh, thay đổi này)./.
Nơi nhận: | ………….(4)……….. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
(3) Tên Dự án;
(4) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án.
MẪU BÁO CÁO KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi:………………….(2)…………………………
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của Dự án: …………………(3)……………………………………………….
1. Địa điểm thực hiện Dự án: …………………………………………………..
2. Tên cơ quan chủ dự án: ………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………
…...................................................................
Điện thoại:………, Fax: ………., E-mail:………………………………………
3. Tên cơ quan được thuê thực hiện đo đạc, phân tích về môi trường: (trường hợp có thuê)
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………….
Điện thoại:….……, Fax: ……….., E-mail:…………………………………….
4. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm: …………………………..
5. Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu và phân tích về môi trường:
- Thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích;
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích;
- Vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu (sơ đồ kèm theo);
- Số lần đo đạc, lấy mẫu và phân tích;
- Thông số đo đạc, lấy mẫu và phân tích./.
Nơi nhận: | …………..(4)…………. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
(3) Tên Dự án;
(4) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án.
MẪU BÁO CÁO VỀ VIỆC HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO VÀ YÊU CẦU CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: …………………(2)………………….
BÁO CÁO VỀ VIỆC HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO VÀ YÊU CẦU CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của Dự án:……………………………………….................................................
1. Địa điểm thực hiện dự án: …………………………………………………
2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: ………………………………………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………
Điện thoại:……, Fax: ………., E-mail:………………………………………
3. Tên cơ quan được thuê đo đạc, phân tích về môi trường: (nếu có)
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………
…..........................................................................
Điện thoại:………, Fax: ………., E-mail:………………………………………
4. Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu:
5. Thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng
6. Kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý về môi trường
6.1. Công trình xử lý chất thải khí (trình bày theo mẫu bảng dưới đây)
6.2. Công trình xử lý chất thải lỏng (trình bày theo mẫu bảng dưới đây)
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích (**); Tiêu chuẩn đối chiếu | Lưu lượng thải (Đơn vị tính) | Hàm lượng thải đối với những thông số ô nhiễm đặc trưng (*) cho Dự án | ||
Thông số A (Đơn vị tính) | Thông số B (Đơn vị tính) | v.v… | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Lần 1 |
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
Lần 3 |
|
|
|
|
TCVN……………. |
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án là những thông số ô nhiễm do dự án trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra.
(**) Số lần đo đạc, lấy mẫu tối thiểu là 03 (ba) lần vào những khoảng thời gian khác nhau trong điều kiện hoạt động bình thường để bảo đảm xem xét, đánh giá về tính đại diện và ổn định của chất thải.
6.3. Công trình xử lý chất thải rắn
(Kết quả được trình bày dựa theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại).
6.4. Các công trình xử lý môi trường khác (nếu có)
7. Kết quả thực hiện các nội dung khác về bảo vệ môi trường
(Kết quả được trình bày dựa theo những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo và yêu cầu kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường).
8. Cam kết
Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận: | …………..(3)…………. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;
(3) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VỀ VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO VÀ YÊU CẦU CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. V/v: đề nghị xác nhận việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: ……….(2)………..
Chúng tôi là: ……(1)……, Chủ dự án…………..(3)………………………….
Địa điểm thực hiện dự án:………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………….
Điện thoại:…………., Fax:…………, E-mail:……………………………….
Xin gửi đến quý….(2) ….hồ sơ gồm:
- 03 (ba) bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (trường hợp dự án nằm trên diện tích đất của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm).
- 01(một) hồ sơ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý và bảo vệ môi trường;
- 01 (một) bộ các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị quý …….(2)…….. kiểm tra, xác nhận kết quả thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án./.
Nơi nhận: | …………(4)…………. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(3) Tên Dự án;
(4) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. V/v: đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án ….(2)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: ……………………(3)………………………………..
Chúng tôi là: ..........(1).........…., Chủ dự án:…………....(2)...............................
Địa điểm thực hiện dự án:...................................................................………….
Địa chỉ liên hệ:........................................................................................……….
Điện thoại:............., Fax: ...................... E-mail .................…………………….
Xin gửi đến …………….(3)……………….. những hồ sơ sau:
- Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của Dự án;
- Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng, Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi cũng xin bảo đảm rằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là đúng sự thực và đang có hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai trái chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị ….…(3)…… xem xét, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án./.
Nơi nhận: | ……………(4)…………. (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án;
(2) Tên đầy đủ của Dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký;
(4) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ Dự án.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT, XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. V/v: đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của .…(2)…..” | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi:………….(3)…………….
Chúng tôi là: …….. (1) ………, Chủ cơ sở/khu ………. (2) ……….
- Địa điểm hoạt động: …………………………………………………………..;
- Địa chỉ liên hệ: …….………………………………………………………….;
- Điện thoại: …......................; Fax: …………....; E-mail: ……………………..
Xin gửi quý ….... (3) ….. những hồ sơ sau:
- Đề án bảo vệ môi trường (số lượng bản Đề án bằng tiếng Việt được quy định tại khoản 2, Điều 20 của Quy định này);
- 01 (một) bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hoặc giấy phép đầu tư/hoặc giấy chứng nhận đầu tư/hoặc giấy phép hoạt động khác;
- Các hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư có liên quan (nếu có).
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: Cơ sở/khu … của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị … (3) … phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi./.
Nơi nhận: | … (4) … (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bao ṿ môi trường;
(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..….. Số: ……../………. V/v đề nghị xác nhận hoàn thành các nội dung đề án bảo vệ môi trường của “… (2) …” | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
Kính gửi: ……….… (3)………..…
Chúng tôi là: ….… (1)….. …, Chủ cơ sở/khu …..… (2) ……..
- Địa điểm hoạt động: ………………………………………………………...;
- Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………;
- Điện thoại: ….............................; Fax: ….................; E-mail: ….....................
Xin gửi đến quý …..... (3) …........ những hồ sơ sau:
a) Ba (03) báo cáo việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận.
b) Ba (03) bộ kết quả phân tích mẫu chất thải sau xử lý.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường và các số liệu, tài liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng: Cơ sở/khu ……… của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.
Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, pháp lý của hồ sơ. Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị ……… (3) ….. kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi./.
Nơi nhận: | … (4) … (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bao ṿ môi trường;
(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
……………(1)………..…..
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày… tháng … năm… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(hoặc Đơn đề nghị điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại)
Kính gửi: ................(2)....................
1. Phần khai chung:
Tên chủ nguồn thải (tổ chức hoặc cá nhân):……..……………………………..
Địa chỉ văn phòng:………………………………………………………………
Điện thoại: ….............; Fax: ……..........; E-mail: ….........................................
Tài khoan số: …............................ tai Ngân hàng ...............................................
Chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) số: ....... ngày cấp: ..... nơi cấp:..........
Giấy đăng ký kinh doanh số:............... ngày cấp: .......... nơi cấp: ...................
Tên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại: …………………..................................
Loại hình cơ sở:..................................................................................................
Địa chỉ cơ sở:......................................................................................................
Điện thoại :............ ; Fax:............... ; E-mail: ...................................................
Tên người liên hệ: .................., Chức vu : .........................................................
Mã số quản lý chất thải nguy hại (trường hợp điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải):
2. Dữ liệu sản xuất:
(i) Danh sách nguyên liệu thô/hoá chất và số lượng sử dụng trung bình trong 01 tháng:
TT | Nguyên liệu thô/hóa chất | Số lượng (kg) |
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
(ii) Danh sách sản phẩm và sản lượng trung bình trong 01 tháng:
TT | Tên sản phẩm | Sản lượng (kg/tháng) |
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
3. Dữ liệu về chất thải:
(i) Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 01 tháng:
TT | Tên chất thải | Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) | Số lượng (kg) | Mã chất thải nguy hại |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… | Tổng số lượng |
|
|
|
(ii) Chất thải khác phát sinh trung bình trong 01 tháng:
TT | Tên chất thải | Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) | Số lượng (kg) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
… | Tổng số lượng |
|
|
4. Danh sách các cán bộ, nhân viên tham gia quản lý chất thải nguy hại:
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Chức danh | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
5. Danh sách các hồ sơ, giấy tờ đi kèm:
- ……………;
- ……………;
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc điều chỉnh) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại./.
| .............(3)............ (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức đăng ký chủ nguồn thải (nếu là tổ chức);
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương nơi đăng ký chủ nguồn thải;
(3) Cá nhân đăng ký chủ nguồn thải hoặc thủ trưởng hay người được uỷ quyền của tổ chức đăng ký chủ nguồn thải.
* Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại gồm:
1. Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nếu có).
Tất cả các bản sao nêu trên không cần công chứng nhưng phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
- 1Quyết định 63/2012/QĐ-UBND về Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 3Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 1Quyết định 12/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 68/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 35/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 68/2008/QĐ-UBND và 12/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 63/2012/QĐ-UBND về Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 5Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 3Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật Tài nguyên nước 1998
- 6Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT hướng dẫn Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 10Quyết định 71/2008/QĐ-TTG về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 04/2008/TT-BTNMT hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 68/2008/QĐ-UBND về Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 68/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2008
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra