UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 678/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 13 tháng 4 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2012 của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tại Tờ trình số 569/TTr-STP ngày 04 tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng) là tổ chức phối hợp, tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; duy trì hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh.
b) Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhiệm vụ được phân công.
d) Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; hướng dẫn xây dựng lực lượng Báo cáo viên pháp luật cấp huyện và Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
đ) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chính phủ; đồng thời, tổ chức thi đua, khen thưởng về việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
e) Quyết định một số vấn đề cụ thể khác có liên quan đến hoạt động của Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và cơ quan Thường trực của Hội đồng.
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Các thành viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó đại diện các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch, đề án hoặc nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể do Hội đồng thông qua.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố.
2. Các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm với Hội đồng về công tác phối hợp và tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo hoạt động của cơ quan Thường trực Hội đồng.
2. Đề xuất số lượng thành viên của Hội đồng với ủy ban nhân dân tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên Hội đồng.
3. Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng; đánh giá, kết luận những vấn đề được thảo luận ở các cuộc họp.
4. Ký ban hành văn bản của Hội đồng, chương trình, kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; giải quyết các công việc đột xuất theo yêu cầu của ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Chính phủ và các kiến nghị của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố và các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh.
5. Báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
6. Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 5 của
Quy chế này khi được ủy quyền.
2. Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
3. Ký ban hành các văn bản của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng
1. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, là người đại diện cho cơ quan, tổ chức đã cử tham gia trong Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng về việc chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị.
2. Thành viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện các nhiệm vụ chung của Hội đồng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng, trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại cuộc họp để cơ quan Thường trực của Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
c) Chủ động trong việc lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại cơ quan, đơn vị đang công tác.
d) Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan được phân công phụ trách việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan Thường trực của Hội đồng về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
đ) Đề xuất với Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị đang công tác.
e) Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, năm và các báo cáo đột xuất khác gửi về cơ quan Thường trực của Hội đồng.
g) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
h) Được tham gia học tập kinh nghiệm, tập huấn và được cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Chủ trì, phối hợp với các thành viên Hội đồng, chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng.
2. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Hội đồng thông qua.
3. Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể là thành viên Hội đồng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
4. Tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các thành viên Hội đồng và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố, xây dựng dự thảo báo cáo để Hội đồng thông qua.
5. Chuẩn bị nội dung, tổ chức các kỳ họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 9. Chế độ sử dụng con dấu của Hội đồng
1. Văn bản của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ký ban hành sử dụng con dấu của ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trường hợp Phó Chủ tịch Hội đồng ký ban hành văn bản của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng sẽ sử dụng con dấu của cơ quan Sở Tư pháp.
1. Hội đồng họp định kỳ 02 lần/năm hoặc họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
a) Đề ra kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết năm về tình hình triển khai công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
c) Đề xuất những biện pháp xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện và lực lượng tuyên truyền viên cơ sở.
d) Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc các thành viên Hội đồng.
2. Các văn bản, kết luận của Hội đồng về việc hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch thực hiện và kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, Hội đồng tổ chức các cuộc kiểm tra đối với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố và cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh để theo dõi tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị, địa phương.
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị nội dung cần kiểm tra có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành nơi đang công tác; sắp xếp, bố trí thời gian tham gia Đoàn kiểm tra theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và các nội dung khác có liên quan để làm việc với Đoàn kiểm tra.
4. Sau kiểm tra, Đoàn kiểm tra có kết luận bằng văn bản gửi cho các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và báo cáo về ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm như sau:
a) Thành viên Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị gửi cơ quan Thường trực của Hội đồng.
Báo cáo 6 tháng trước ngày 15 tháng 6, báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12.
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho Hội đồng về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo 6 tháng trước ngày 25 tháng 6, báo cáo năm trước ngày 25 tháng 12.
2. Cơ quan Thường trực của Hội đồng thường xuyên giữ mối liên hệ với các thành viên để trao đổi thông tin, trao đổi công việc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
Điều 13. Thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, Quy chế này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng./.
- 1Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 17/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 1756/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 678/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- 5Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 9792/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2014 về bãi bỏ Quyết định 20/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục, pháp luật tỉnh An Giang
- 8Quyết định 22/2005/QĐ-UB ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 17/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2011 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 9792/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2014 về bãi bỏ Quyết định 20/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục, pháp luật tỉnh An Giang
- 8Quyết định 22/2005/QĐ-UB ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam
Quyết định 678/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 678/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trương Văn Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2012
- Ngày hết hiệu lực: 03/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực