Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2009/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 6 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp-Thường trực Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.
Điều 2. Giao Chủ tịch Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh có nội dung trái với Quyết định này đều bị bãi bõ;
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; các thành viên Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (sau đây viết tắt là Hội đồng).
Quy chế này điều chỉnh hoạt động của Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng, các Tiểu ban, Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc của Hội đồng tỉnh.
Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Hội đồng là tổ chức giúp UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở tỉnh và địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL); duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPL.
2. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện PBGDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chế độ họp của Hội đồng
1. Định kỳ, sáu tháng đầu năm và kết thúc năm, Hội đồng tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp PBGDPL và triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tiếp theo.
2. Hội đồng có thể họp bất thường theo nhiệm vụ của công tác PBGDPL trong từng thời kỳ hoặc do yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số.
2. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành.
Điều 6. Phương thức hoạt động của Hội đồng
1. Hoạt động của Hội đồng được triển khai theo phương thức vừa bao quát, toàn diện và cụ thể về các hoạt động phối hợp PBGDPL, vừa phân công phụ trách từng mảng công việc theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực PBGDPL.
2. Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch, đề án ngắn hạn, dài hạn hoặc về nội dung PBGDPL cụ thể do Hội đồng thông qua.
Điều 7. Mối quan hệ giữa các thành viên của Hội đồng
Quan hệ giữa các thành viên của Hội đồng là quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Hội đồng cũng như nhiệm vụ riêng của mỗi cá nhân đã được Hội đồng và các Tiểu ban phân công.
1. Hội đồng của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp công tác PBGDPL của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Hội đồng của các huyện, thành phố, thị xã.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Hội đồng các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm báo cáo thường xuyên và định kỳ về tình hình hoạt động PBGDPL với Hội đồng của tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng được phép sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh; các giao dịch, hoạt động liên quan đến công tác PBGDPL sử dụng con dấu của cơ quan thường trực Hội đồng.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức Hội đồng gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng;
2. Các Tiểu ban của Hội đồng;
3. Cơ quan thường trực của Hội đồng;
4. Tổ giúp việc của Hội đồng.
Điều 11. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cử.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
- 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp.
- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Chủ tịch Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện PBGDPL;
c) Ký ban hành các văn bản của Hội đồng, chương trình, kế hoạch phối hợp PBGDPL hàng quý, hàng năm và các kết luận của Hội đồng;
d) Chủ trì các phiên họp định kỳ hoặc bất thường của Hội đồng;
đ) Quyết định việc huy động và phân bổ, sử dụng kinh phí từ các nguồn có được để hỗ trợ cho công tác PBGDPL;
e) Định kỳ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác PBGDPL của các ngành, các cấp trong tỉnh;
f) Xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL theo đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ quan, ban, ngành, Hội đồng của các huyện, thành phố, thị xã;
g) Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện các công việc được quy định tại Khoản 3 của Điều này.
5. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của các Tiểu ban theo chương trình, kế hoạch của Hội đồng và chương trình, kế hoạch của các Tiểu ban.
Điều 12. Các thành viên Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, được cơ quan, ban, ngành, tổ chức nơi người đó đang công tác cử và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia vào một Tiểu ban của Hội đồng;
b) Tham dự các phiên họp của Hội đồng. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng, đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Hội đồng;
c) Đề xuất với Hội đồng, với các Tiểu ban của Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL; đề nghị Hội đồng, các Tiểu ban của Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL ở cơ quan, tổ chức mình;
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách thực hiện kế hoạch PBGDPL của tỉnh, của Hội đồng và thường xuyên thông tin cho Cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác PBGDPL liên quan tới hoạt động của cơ quan, đơn vị mình;
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc trưởng Tiểu ban mà mình là thành viên;
f) Được cung cấp tài liệu PBGDPL.
Điều 13. Các Tiểu ban của Hội đồng
1. Hội đồng gồm có 06 tiểu ban sau đây:
a) Tiểu ban 1: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho người dân thành thị, người dân nông thôn và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở thành phố Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Nguyễn Hữu Diệp-Phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Trưởng tiểu ban;
- Ông Lê Hữu Quý-Tổng Biên tập Báo Hà Tĩnh: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Trần Quốc Việt-Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Nguyễn Huy Lợi-Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thành viên.
b) Tiểu ban 2: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Lộc Hà, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Trịnh Xuân Diệu-Phó giám đốc Sở Nội vụ: Trưởng tiểu ban;
- Bà Phan Thư Hiền-Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Phan Trung Thành-Phó giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Lê Hoàn-Thường trực Hội Luật gia tỉnh: Thành viên.
c) Tiểu ban 3: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Kỳ Anh và huyện Hương Khê, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Trần Công Trường-Phó giám đốc Công an tỉnh: Trưởng tiểu ban;
- Ông Vũ Nam Phong-Phó chính uỷ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Nguyễn Hoàng Cầm-Phó chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh: Phó trưởng tiểu ban;
- Bà Phạm Thị Hà-Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Thành viên.
d) Tiểu ban 4: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Nguyễn Minh Châu-Giám đốc sở Giao thông và Vận tải: Trưởng tiểu ban;
- Ông Trần Trung Dũng-Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Bùi Việt Hùng-Phó bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Bùi Đắc Thế-Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Thành viên.
đ) Tiểu ban 5: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Thạch Hà và huyện Đức Thọ, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Nguyễn Trí Lạc-Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Trưởng tiểu ban;
- Ông Trần Danh Tương-Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Trần Trung Thành-Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Phó trưởng tiểu ban.
e) Tiểu ban 6: Tiểu ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho người nước ngoài ở Hà Tĩnh và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở thị xã Hồng Lĩnh và huyện Vũ Quang, gồm các thành viên sau đây:
- Ông Trần Tiến Dũng-Phó trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh: Trưởng tiểu ban;
- Ông Hồ Sỹ Mão-Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Nguyễn Chí Thanh-Phó giám đốc sở Ngoại vụ: Phó trưởng tiểu ban;
- Ông Lê Đình Khang-Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh: Thành viên.
2. Các tiểu ban mời đại diện lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia hoạt động của tiểu ban để tăng cường phối hợp công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực PBGDPL được phân công. Cơ chế hoạt động của đại diện các cơ quan, tổ chức không có đại diện là thành viên Hội đồng do tiểu ban quy định.
3. Căn cứ vào địa bàn, đối tượng, lĩnh vực PBGDPL được giao, các tiểu ban của Hội đồng có thể phân công các thành viên hoặc nhóm thành viên phụ trách về từng địa bàn, từng loại đối tượng, lĩnh vực hoặc về từng hình thức PBGDPL để phát huy tính chủ động và tính chuyên môn sâu trong hoạt động của tiểu ban.
4. Các tiểu ban của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết của tiểu ban;
b) Đề ra nội dung, biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực mà tiểu ban được phân công;
c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Phối hợp với cơ quan thường trực chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động của Hội đồng;
đ) Thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức và địa phương có liên quan đến hoạt động của các tiểu ban của Hội đồng;
e) Đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL theo sự phân công của Hội đồng;
f) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng.
Điều 14. Cơ quan thường trực của Hội đồng
1. Cơ quan thường trực của Hội đồng là sở Tư pháp.
2. Giúp việc trực tiếp cho cơ quan thường trực của Hội đồng là phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc sở Tư pháp.
3. Cơ quan thường trực có nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì việc chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác PBGDPL;
b) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức là thành viên của Hội đồng để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL theo quyết định của Hội đồng;
c) Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác PBGDPL của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức và địa phương để Hội đồng thông qua, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;
d) Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng;
đ) Hàng năm, tổ chức ký kết và triển khai thực hiện các chương trình phối hợp PBGDPL với các ngành liên quan; bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ làm công tác này;
e) Chịu trách nhiệm xuất bản Bản tin Tư pháp Hà Tĩnh, các ấn phẩm và tài liệu PBGDPL khác;
f) Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 15. Tổ giúp việc của Hội đồng
1. Tổ giúp việc của Hội đồng được thành lập theo quyết định của Phó chủ tịch thường trực Hội đồng, gồm đại diện lãnh đạo và một số cán bộ, công chức của sở Tư pháp, của một số cơ quan, tổ chức thành viên Hội đồng.
2. Tổ giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng các chế độ theo quy định.
3. Tổ trưởng tổ giúp việc của Hội đồng do Phó chủ tịch thường trực Hội đồng cử, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm trước Phó chủ tịch thường trực Hội đồng về kết quả công tác của tổ.
4. Tổ giúp việc của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng thực hiện các công việc của Hội đồng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức;
b) Giúp cơ quan thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
c) Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác PBGDPL hàng năm trình Hội đồng;
d) Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung PBGDPL trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ;
đ) Tham mưu nội dung, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL để Hội đồng thông qua;
e) Tổng hợp, theo dõi và báo cáo Hội đồng về hoạt động phối hợp PBGDPL của các sở, ban, ngành và Hội đồng của địa phương;
f) Thành viên Tổ giúp việc được cung cấp tài liệu PBGDPL.
Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động PBGDPL được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác PBGDPL thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có gì vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, Giám đốc sở Tư pháp - thường trực Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL tỉnh có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 02/2003/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 3Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 31/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 4274/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 5550/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 3807/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 678/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- 9Nghị quyết 166/2015/NQ-HĐND về Quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 02/2003/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Bình
- 7Quyết định 31/2009/QĐ-UBND sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 4274/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 5550/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 3807/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 678/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- 11Nghị quyết 166/2015/NQ-HĐND về Quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 12Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 17/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 17/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra