Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 676/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015; Luật Thủy sản năm 2017; Luật Chăn nuôi năm 2018; Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT- BNNPTNT ngày 24/12/2019 và Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT;

Thực hiện Công văn số 5177/BNN-TY ngày 08/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ các Kế hoạch của UBND tỉnh: Kế hoạch số 730/KH-UBND ngày 09/4/2019 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31/01/2022 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022 - 2030; Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25/3/2022 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 1258/KH-UBND ngày 06/9/2021 về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 221/TTr-SNNPTNT ngày 24/10 /2022 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 (cụ thể có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I. Tình hình chung:

1. Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:

Ước tổng đàn gia súc, gia cầm 9 tháng đầu năm 2022 của tỉnh: Đàn trâu 15.780 con, đạt 109% kế hoạch; đàn bò 429.648 con đạt 95% kế hoạch; đàn lợn 535.000 con, đạt 97% kế hoạch; đàn gia cầm 4.000.000 con; các loại vật nuôi khác: 113.591 con dê, 776 nhà yến, 74.695 đàn ong. Sản phẩm chăn nuôi: Thịt trâu, bò hơi 46.382 tấn, đạt 96% kế hoạch; thịt lợn hơi 68.400 tấn đạt 81% kế hoạch. Toàn tỉnh hiện có 79.665 hộ nuôi trâu, bò; 34.402 hộ nuôi lợn; 109.032 hộ nuôi gia cầm. Trang trại chăn nuôi có 447 trại gồm: 105 trại bò, số lượng 48.638 con; 265 trại lợn, số lượng 266.226 con; 77 trại gia cầm, số lượng 1.002.800 con[1]. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại chiếm 28,72% (trong đó chăn nuôi bò chiếm 11,32%, chăn nuôi lợn chiếm 49,72%, chăn nuôi gia cầm chiếm 25,07%); tính đến ngày 10/9/2022, trên địa bàn tỉnh có 196 dự án chăn nuôi đang được các Nhà đầu tư quan tâm với tổng diện tích 9.198,62 ha, tổng vốn đầu tư 32.904,39 tỷ đồng, với quy mô dự án gồm 99.569 con bò (89.569 con bò thịt, 10.000 con bò sữa), 3.935.650 con heo (3.700 con heo nái cụ kỵ, 13.000 con heo nái ông bà, 416.500 heo nái bố mẹ, 12.000 heo nái hậu bị, 3.453.800 con heo thịt, 6.650 con heo đực giống, 30.000 con heo cai sữa), 40.000 con gà trứng giống bố mẹ, 19.200 con vịt đẻ trứng. Trong đó, có 15 dự án đã đi vào hoạt động.

Về thủy sản: Ước thực hiện tháng 9 đầu năm 2022, diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản 15.200 ha, đạt 95% so với Kế hoạch đề ra (trong đó, diện tích nuôi 1.150 ha; diện tích khai thác 14.050 ha). Tổng sản lượng 5.800 tấn, đạt 63% so với Kế hoạch đề ra (trong đó, sản lượng nuôi 3.150 tấn; sản lượng khai thác 2.650 tấn).

2. Tình hình dịch bệnh động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua:

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các loại dịch bệnh truyền nhiễm như Lở mồm long móng (LMLM) gia súc; Cúm gia cầm (CGC); Tai xanh ở lợn... Tuy nhiên liên tục xuất hiện các bệnh mới như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục xảy ra vào các năm 2019, 2020, 2021 lây lan ra diện rộng, khó khống chế, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất chăn nuôi.

9 tháng đầu năm 2022, các bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò vẫn còn xảy ra rải rác ở một số địa phương trong tỉnh cụ thể tại huyện Kbang và huyện Mang Yang làm mắc bệnh 27 con bê của 20 hộ tại 10 thôn làng của 03 xã; bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 08 hộ, 05 thôn, 04 xã, 03 huyện Chư Pưh, Ia Pa và Krông Pa làm 243 con lợn mắc bệnh đã tiêu hủy theo quy định với khối lượng 8.648kg; bệnh LMLM xảy ra tại 49 hộ, 09 thôn, 03 xã thuộc huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa làm 196 con bò mắc bệnh, hiện có 18 con đã khỏi triệu chứng.

Năm 2022, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi thấp so với Kế hoạch đề ra; địa bàn tỉnh là ổ dịch cũ của các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, DTLCP, VDNC…, trong đó có các loại mầm bệnh tồn tại lâu ngoài môi trường, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; đồng thời với phương thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là nhỏ lẻ (chiếm khoảng 70%), việc kiểm soát dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, gia trại hạn chế (như người ra, vào; khu chăn nuôi chưa tách biệt với các khu vực khác; thức ăn chăn nuôi chưa được kiểm soát để xử lý mầm bệnh triệt để; vệ sinh khử trùng, xử lý chất thải, rác thải chăn nuôi ít được đầu tư…) nên khả năng mầm bệnh phát sinh và lây lan là rất lớn. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh hiện nay là tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi.

Do đó, việc xây dựng Kế hoạch hàng năm nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản là hết sức cần thiết.

II. Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2023:

1. Mục đích, yêu cầu:

1.1 Mục đích:

- Thông qua triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản để tạo chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về nhận thức, trách nhiệm của người chăn nuôi, cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh động vật; đồng thời nhanh chóng phát hiện dập tắt các ổ dịch bệnh phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.

- Nhằm chủ động và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, giúp đàn vật nuôi sinh trưởng ổn định, góp phần phát triển chăn nuôi, ổn định kinh tế.

1.2 Yêu cầu:

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và chủ động triển khai các biện pháp, huy động nhân, tài, vật lực phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

- Tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức có liên quan từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, thôn, hộ chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch.

2. Nội dung của kế hoạch:

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chuẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật như tiêm phòng vắc xin, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh…

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật, bệnh lây truyền giữa động vật và người; tiến tới xây dựng được vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

3. Giải pháp thực hiện kế hoạch:

3.1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra:

- Tổ chức chỉ đạo triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức kiểm tra về công tác tổ chức, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra việc triển khai công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, chỉ đạo kịp thời tránh gây thất thoát vắc xin, hóa chất và không đúng đối tượng được thụ hưởng…

3.2. Về nguồn lực:

- Huy động cả hệ thống chính quyền, đoàn thể tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

- Sử dụng hệ thống cán bộ thú y cấp tỉnh; cán bộ, nhân viên thú y của các huyện, thị xã, thành phố; lực lượng nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và những người đã qua tập huấn nghiệp vụ thú y.

- Sử dụng vật tư, hóa chất và các trang thiết bị hiện có và mua bổ sung để đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

3.3. Giải pháp kỹ thuật:

3.3.1 Tiêm phòng vắc xin:

Nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại mục 1 Phụ lục 07 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT và Điều 1, Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi, cụ thể:

a) Đối với đàn trâu, bò:

- Tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò:

Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Loại vắc xin: Vắc xin LMLM 2 type O&A.

Số lượng: 328.950 liều/đợt x 2 đợt = 657.900 liều.

Thời gian tiêm phòng:

Đợt 1: Vào tháng 4 - 5 năm 2023.

Đợt 2: Vào tháng 9 - 10 năm 2023.

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng (THT) cho trâu, bò:

Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh tại các ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng có nguy cơ phát dịch.

Loại vắc xin: Sử dụng vắc THT trâu, bò chủng P52.

Số lượng: 232.600 liều.

Thời gian tiêm phòng: Tiêm 01 lần vào tháng 5-6 năm 2023.

- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu, bò:

Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò khỏe mạnh của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Loại vắc xin: Vắc xin VDNC trâu, bò.

Số lượng: 314.100 liều.

Thời gian tiêm phòng: Tiêm 01 lần vào tháng 7-8 năm 2023.

b) Đối với đàn lợn:

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng (THT), Phó thương hàn (PTH), Dịch tả:

Đối tượng tiêm phòng: Đàn lợn nái, lợn đực giống khỏe mạnh tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm chăn nuôi, vùng có nguy cơ phát dịch.

Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Kép (THT PTH lợn nhược độc) và Dịch tả lợn (tiêm kèm kép).

Số lượng:

Vắc xin Kép (THT PTH lợn nhược độc): 128.610 liều.

Vắc xin Dịch tả lợn (tiêm kèm Kép): 128.610 liều.

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 5-6 năm 2023.

c) Đối với đàn chó, mèo: Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại:

- Đối tượng tiêm phòng: Đàn chó, mèo khỏe mạnh tại các hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn tỉnh.

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Dại.

- Số lượng: 42.390 liều.

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 3-4 năm 2023.

d) Đối với đàn gia cầm: Tỉnh nằm trong vùng nguy cơ thấp đối với bệnh Cúm gia cầm do đó chỉ tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch Cúm gia cầm (khi có dịch xảy ra) hoặc khi có bằng chứng vi rút Cúm gia cầm lưu hành và có khả năng gây bệnh, lây lan.

e) Đối với động vật chưa được tiêm phòng theo Kế hoạch của tỉnh: Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình theo quy trình nuôi như các loại vắc xin: Tai xanh ở lợn; Cúm gia cầm; Niu cát xơn ở gà và Dịch tả ở vịt…

f) Hình thức tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin: Tổ chức triển khai tiêm đồng loạt trên địa bàn 17/17 huyện, thị xã, thành phố.

- Ngoài thời gian tiêm phòng vắc xin theo chương trình của tỉnh, tổ chức tiêm phòng bổ sung khi cần thiết.

- Tỷ lệ hao hụt trong quá trình tổ chức tiêm phòng dự kiến 2-3%.

3.3.2 Giám sát dịch bệnh, giám sát tiêm phòng:

a) Giám sát dịch bệnh động vật trên cạn:

- Giám sát lâm sàng: Cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để bệnh phát triển lây lan thành dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

- Giám sát bệnh động vật: Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP: Tổ chức lấy 29 mẫu máu lợn nhằm phát hiện sớm vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

b) Giám sát dịch bệnh thủy sản:

Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tiến hành kiểm tra xác minh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện mầm bệnh có biện pháp xử lý phù hợp.

c) Giám sát tiêm phòng:

- Giám sát công tác tiêm phòng tại các địa phương trong quá trình triển khai tiêm phòng các loại vắc xin theo Kế hoạch của tỉnh.

- Giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM: Tổ chức lấy 122 mẫu huyết thanh trâu, bò (61 mẫu x 02 đợt/năm) xét nghiệm định tính kháng thể 02 serotype O&A để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin.

d) Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản:

Tổ chức thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021. Trên cơ sở kết quả quan trắc, giám sát môi trường, tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp ứng phó, phòng chống dịch bệnh trên đàn thủy sản nuôi.

3.3.3 Điều tra ổ dịch:

Khi dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản xảy ra tổ chức điều tra nhằm tìm nguyên nhân gây ra dịch bệnh, xử lý ổ dịch đúng quy định, ngăn chặn không để dịch lây lan và hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.

3.3.4 Vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

- Hình thức triển khai:

Tiêu độc thường xuyên: Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc hàng ngày.

Tiêu độc định kỳ: Thực hiện theo tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc, dự kiến 3 đợt/ năm.

- Loại hóa chất sử dụng: Các loại hóa thuộc danh mục được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

- Địa điểm: Thực hiện tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố và đầu mối giao thông.

- Số lượng hóa chất ước tính sử dụng: 14.910 lít/01 năm.

- Đối tượng:

Tại các khu vực nguy cơ phát dịch cao như khu vực chăn nuôi, giết mổ, bãi chăn thả động vật; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật; các Trạm kiểm dịch động vật, Chốt kiểm soát dịch bệnh, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khi có dịch bệnh xảy ra...

Tại các cơ sở sản xuất giống, thu gom, nuôi dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản.

(có Phụ lục 01 kèm theo)

3.3.5 Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

- Tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông duy trì hoạt động 24/24 giờ; xử lý những trường hợp vi phạm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản ra, vào tỉnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch đúng quy định.

- Tăng cường kiểm soát việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật và thủy sản trên địa bàn; quản lý chặt các cơ sở kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn, thực hiện ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và không sử dụng chất cấm trong việc giết mổ gia súc, gia cầm.

3.3.6 Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y:

Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y thông qua việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; chứng chỉ hành nghề thú y. Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định trong quá trình buôn bán thuốc thú y, hành nghề thú y của các tổ chức, cá nhân theo quy định.

3.3.7 Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về các quy định của pháp luật liên quan đến vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; lợi ích khi vùng, cơ sở được công nhận là vùng an toàn đối với bệnh động vật để các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở về trình tự, thủ tục xin cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh mới; tổ chức kiểm tra, duy trì 10 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Định kỳ báo cáo cập nhật các cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh cho cơ quan cấp trên.

3.4 Giải pháp thông tin, tuyên truyền, tập huấn:

a) Phối hợp các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình: Thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh của đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản; quy định về chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tái đàn, thực hiện quản lý kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; đồng thời trực tiếp tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm về chăn nuôi an toàn, giết mổ đảm bảo vệ sinh…

b) Thông qua các lớp tập huấn, các cuộc họp, các buổi tuyên truyền, nói chuyện: Cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh; các kiến thức về chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh như chẩn đoán, giám sát dịch bệnh; cung cấp các kỹ năng về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, thủy sản, phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính:

4.1 Nguồn kinh phí:

- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Ngân sách nhà nước; kinh phí của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y, thủy sản và nguồn kinh phí huy động từ các nguồn lực khác.

- Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các giải pháp thông tin, tuyên truyền, vận động … nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, thủy sản nhất là việc tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài số lượng vắc xin do ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêm cho các đối tượng cụ thể nêu tại mục 3.3.1 của Kế hoạch này, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi chủ động bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm đối với vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu, bò, lợn nái, đực giống; trên 80% tổng đàn trâu, bò đối với vắc xin phòng bệnh VDNC; tối thiểu 80% tổng đàn gia cầm thuộc diện tiêm đối với vắc xin phòng bệnh CGC; 70% tổng đàn chó, mèo đối với vắc xin phòng bệnh Dại.

4.2 Cơ chế tài chính:

a) Ngân sách tỉnh:

- Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm: kinh phí thực hiện nội dung giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng (có Phụ lục 2 kèm theo).

- Đối với các địa phương thật sự khó khăn, không thể tự cân đối được ngân sách để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, báo cáo Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hằng năm từ nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh (trong đó, ưu tiên hỗ trợ kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thuộc các hộ nghèo và tối đa không quá 50% nhu cầu kinh phí mua vắc xin) cho các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để có đủ nguồn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.

- Trường hợp dịch bệnh động vật bùng phát, có chiều hướng lây lan ra diện rộng, địa phương không đảm bảo đủ số lượng vắc xin, hóa chất để kịp thời phòng, chống dịch bệnh báo cáo, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp hỗ trợ từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định; báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh.

b) Ngân sách cấp huyện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm:

- Kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng đối với đàn vật nuôi thuộc diện tiêm phòng.

- Kinh phí mua hóa chất để triển khai vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo Kế hoạch này và Kế hoạch riêng của địa phương.

- Ngoài ra, bố trí kinh phí: Tiền công tiêm phòng; thẩm định giá vắc xin, in ấn biểu mẫu tiêm phòng, in giấy chứng nhận tiêm phòng; vận chuyển, bảo quản vắc xin; kinh phí phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai tiêm phòng tại địa phương. Kinh phí thẩm định giá hóa chất; kinh phí triển khai công tác tiêu độc khử trùng. Chủ động dự phòng nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản như: Kinh phí tổ chức phòng, chống dịch; mua vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch; lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh, Chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời do cấp huyện thành lập; công tiêm phòng vắc xin bao vây khẩn cấp ổ dịch, tiêu độc khi có dịch xảy ra (nếu có); kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm, thủy sản bị tiêu hủy do dịch bệnh theo quy định. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chương trình như chương trình phòng, chống bệnh LMLM, DTLCP, VDNC,… và các bệnh truyền nhiễm lây lan giữa người và động vật tại địa phương. Bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật do địa phương triển khai; kinh phí tuyên truyền, tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.

c) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y, thủy sản: Người chăn nuôi phải có trách nhiệm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của mình như mua các loại vắc xin ngoài chương trình của tỉnh để tiêm phòng theo quy trình chăn nuôi; mua các loại hóa chất, vôi bột… để tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, ao nuôi, khu vực chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh…Thực hiện tiêm phòng, tiêu độc, phòng, chống dịch bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

5. Tổ chức thực hiện:

5.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản được UBND tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện:

Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các nội dung của Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan: Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, hạn chế dịch bệnh phát triển, lây lan làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chăn nuôi.

Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y góp phần phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm; xử lý các trường hợp vi phạm quy định.

Tổ chức giám sát công tác tiêm phòng; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng; lấy mẫu giám sát dịch bệnh…

Tổ chức báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp kết quả, báo cáo định kỳ, đột xuất cho UBND tình hình dịch bệnh động vật và các nội dung thuộc Kế hoạch này.

5.2 Sở Tài chính:

- Trên cơ sở dự toán của Sở Nông nghiệp và PTNT lập theo quy định, Sở Tài chính chủ trì, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản theo Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí do UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét việc cấp kinh phí hỗ trợ các địa phương theo cơ chế tài chính tại Kế hoạch này và tình hình thực tế theo quy định hiện hành.

5.3 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch tại địa phương và chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thủy sản thuộc địa bàn quản lý.

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai các nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2023 trên địa bàn (theo Kế hoạch UBND tỉnh đã phê duyệt), trong đó đặc biệt chú trọng đến các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật trên cạn và thủy sản; các bệnh truyền lây giữa người và động vật (như Cúm gia cầm, Dại chó, mèo); các kế hoạch tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, phương án tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm khi nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm xảy ra; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và công bố dịch theo quy định của pháp luật.

- Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2023 theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh, giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; tiêu độc khử trùng; tăng cường, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho các hộ có liên quan đến chăn nuôi, buôn bán, giết mổ chủ động giám sát, nhận biết, khai báo khi nghi ngờ dịch bệnh xảy và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; xử lý kịp thời, không để phát sinh thành dịch.

- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thống kê, quản lý đàn gia súc, gia cầm, chó, mèo và thống kê, quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình dịch bệnh, kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

5.4 Tổ chức cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản:

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi như tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học...; thực hiện các quy định về thực hiện chăn nuôi, nuôi trồng, phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện.

Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc phát hiện những thiếu sót, bất cập thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VẮC XIN, HÓA CHẤT SỬ DỤNG NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023)

STT

Địa phương

Vắc xin sử dụng cho trâu, bò (liều)

Vắc xin sử dụng cho lợn (liều)

Vắc xin Dại chó, mèo (liều)

Hóa chất sử dụng (lít)

Ghi chú

LMLM

VDNC

THT

Kép (THT PTH nhược độc lợn)

Dịch tả lợn (tiêm kèm kép)

1

Tp.Pleiku

22.000

11.000

11.000

30.000

30.000

3.000

1.000

 

2

Tx.An Khê

21.900

12.050

7.900

7.900

7.900

1.000

1.200

 

3

Tx.Ayun Pa

17.150

9.550

9.475

4.710

4.710

3.170

500

 

4

H.Chư Păh

35.000

13.700

10.000

7.000

7.000

1.000

800

 

5

H.Chư Prông

32.000

16.000

5.000

 

 

8.000

1.000

 

6

H.Chư Pưh

39.800

19.900

14.000

8.000

8.000

500

600

 

7

H.Chư Sê

51.200

25.600

10.000

10.000

10.000

2.600

910

 

8

H.Đak Đoa

32.800

16.400

13.000

8.000

8.000

1.000

600

 

9

H.Đức Cơ

15.400

7.700

6.925

4.400

4.400

1.440

900

 

10

H.Kbang

36.000

11.000

13.500

4.500

4.500

450

750

 

11

H.Kông Chro

70.000

35.000

20.000

5.000

5.000

1.500

900

 

12

H.Krông Pa

117.600

58.800

58.800

14.100

14.100

12.000

1.350

 

13

H.Ia Grai

26.000

12.000

11.000

15.000

15.000

1.000

1.200

 

14

H.Ia Pa

50.000

27.000

15.000

5.000

5.000

1.000

1.200

 

15

H.Mang Yang

21.750

15.425

9.000

 

 

2.400

1.200

 

16

H.Đak Pơ

27.300

4.975

 

 

 

1.330

800

 

17

H.Phú Thiện

42.000

18.000

18.000

5.000

5.000

1.000

 

 

Tổng cộng

657.900

314.100

232.600

128.610

128.610

42.390

14.910

 

 

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ LẤY MẪU GIÁM SÁT NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023)

ĐVT: đồng

 

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

I

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh

 

 

 

18.249.600

Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP, giai đoạn 2020-2025

 

1

Chi phí xét nghiệm mẫu

mẫu

29

522.000

15.138.000

- Số lượng, loại mẫu theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT;

- Phát hiện bằng kỹ thuật Real time PCR đối với vi rút DTLCP tại Quyết định số 16/QĐ-TYV5 ngày 25/5/2021 của Chi cục Thú y vùng 5.

 

2

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

 

 

 

848.000

Chi theo thực tế

 

 

- Kim, xi ranh, ống đựng huyết thanh chứa chất chống đông

bộ

29

12.000

348.000

 

 

- Chi phí khác (thùng bảo quản, bao tay, khẩu trang, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản…)

Lần

1

500.000

500.000

 

3

Hỗ trợ công lấy mẫu

mẫu

29

18.000

522.000

Giá dịch vụ theo Quyết định số 37/QĐ-CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

4

Tiền bảo quản, vận chuyển gửi mẫu từ tp. Pleiku đến Tp. Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

lần

1

100.000

100.000

Chi theo thực tế

 

5

Xăng xe đi lấy mẫu

lít

60

27.360

1.641.600

Dự kiến khoảng 400km; định mức xe 15 lít dầu/100km; giá dầu tháng 7/2022: 27.360 đồng/lít

 

II

Kinh phí xăng xe phục vụ giám sát trong thời gian tiêm phòng các loại vắc xin LMLM, VDNC...

lít

300

27.360

8.208.000

Dự kiến 02 lần/ năm (01 lần kiểm tra, giám sát đi và về hết 1.000km) hết khoảng 150 lít dầu; 2 lần x 150 lít = 300 lít. Giá dầu tháng 7/2022: 27.360 đồng/ lít

III

Chi phí lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM: 02 đợt/năm. Mỗi đợt 61 mẫu. Đối với vắc xin LMLM 2 type O&A thực hiện định tính kháng thể 02 serotype O&A

 

 

 

51.664.800

- Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021 - 2025.

1

Hỗ trợ tiền công lấy mẫu (cả năm)

mẫu

122

30.000

3.660.000

- Số lượng lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Giá dịch vụ theo Quyết định số 37/QĐ-CCCNTY ngày 18/9/2017 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y

2

Chi phí xét nghiệm mẫu (cả năm):

mẫu

 

 

39.528.000

- Nội dung thực hiện theo hướng dẫn Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chi phí xét nghiệm mẫu căn cứ Quyết định 1790/QĐ-TYV6, ngày 30/12/2016 của Chi cục Thú y vùng 6.

2.1

Định tính kháng thể bệnh LMLM (01 serotype O) bằng phương pháp LP ELISA;

mẫu

122

162.000

19.764.000

2.2

Định tính kháng thể bệnh LMLM (01 serotype A) bằng phương pháp LP ELISA.

mẫu

122

162.000

19.764.000

3

Tiền vận chuyển, bảo quản mẫu gửi đến cơ quan xét nghiệm (TP.Pleiku đến TP.Hồ Chí Minh)

lần

2

300.000

600.000

Chi theo thực tế

4

Xăng xe đi lấy mẫu

lít

180

27.360

4.924.800

Dự kiến 02 lần/ năm (01 lần đi lấy mẫu khoảng 600 km) hết khoảng 90 lít dầu; 2 lần x 90 lít =180 lít. Giá dầu tháng 7/2022: 27.360 đ/lít

5

Chi phí mua dụng cụ lấy mẫu

 

 

 

2.952.000

Chi theo thực tế

5.1

Tiền mua kim, xy ranh, ống đựng huyết thanh

cái

122

12.000

1.952.000

5.2

Chi phí khác (thùng bảo quản, bông, cồn, băng keo, đá bảo quản….)

lần

2

500.000

1.000.000

Tổng cộng

 

 

 

78.122.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] 447 trại chăn nuôi, trong đó: 34 trại quy mô lớn (6 trại bò, số lượng 41.873 con; 28 trại lợn, số lượng 180.892 con); 242 trại quy mô vừa ( 62 trại bò, số lượng 5.508 con; 115 trại lợn, số lượng 75.223 con; 65 trại gia cầm, số lượng 946.600 con); 171 trại quy mô nhỏ (37 trại bò, số lượng 1.257 con; 122 trại lợn, số lượng 10.111 con; 12 trại gia cầm, số lượng 56.200 con).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023

  • Số hiệu: 676/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Kpă Thuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản