Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Gia Lai, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 - 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022 - 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm giảm số ổ dịch VDNC trên địa bàn tỉnh dưới 80 xã trong năm 2022; hàng năm giảm ít nhất 20% số xã có dịch và số gia súc mắc bệnh VDNC so với năm liền kề trước đó. (Có Phụ lục kèm theo).

b) Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tiêm phòng.

c) Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

d) Kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, ngăn chặn không để mầm bệnh VDNC xâm nhiễm từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh; ngăn chặn không để dịch bệnh VDNC trâu, bò lây lan từ ngoài tỉnh vào tỉnh Gia Lai.

e) Ứng dụng khoa học và công nghệ và các giải pháp liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC:

a) Nguyên tắc chung: Sử dụng vắc xin VDNC để tiêm phòng cho đàn trâu, bò là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

b) Đối tượng tiêm vắc xin: Trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin); không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.

c) Phạm vi tiêm vắc xin:

- Hằng năm, tổ chức tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.

- Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) trong phạm vi cấp huyện của địa phương có dịch bệnh VDNC và huyện liền kề xung quanh địa phương có dịch bệnh VDNC.

d) Thời điểm tiêm vắc xin:

- Hằng năm, tổ chức 01 đợt tiêm phòng chính vào tháng 3 - tháng 4 (trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra và trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC).

- Ngoài đợt tiêm chính, thường xuyên rà soát, tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm chính.

e) Sử dụng và bảo quản vắc xin: Sử dụng và bảo quản vắc xin VDNC được phép lưu hành tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng vắc xin, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Chủ động phòng bệnh có hiệu quả bằng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh:

- Chủ cơ sở chăn nuôi trâu, bò áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm không để gia súc mắc bệnh, làm lây lan dịch bệnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Chính quyền cơ sở, các cơ quan chuyên môn tổ chức vệ sinh, tiêu độc định kỳ tại khu vực chợ, điểm buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả chung, khu vực có nguy cơ cao phát dịch; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Sử dụng hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng hóa chất tiêu độc khử trùng và tiêu diệt véc tơ truyền bệnh.

3. Giám sát:

a) Giám sát chủ động:

- Chủ vật nuôi, nhân viên thú y cấp xã chủ động theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát hiện trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, chết không rõ nguyên nhân hoặc trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, báo cáo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý theo quy định; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh VDNC đối với những ca bệnh đầu tiên nghi mắc bệnh VDNC hoặc lô trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc trước khi xử lý theo quy định.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút VDNC tại địa phương có nguy cơ cao, địa phương đã từng có dịch bệnh VDNC.

b) Giám sát bị động, điều tra ổ dịch:

- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh VDNC; trâu, bò nghi có tiếp xúc với đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC.

- Chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thú y tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm VDNC). Thông tin điều tra ổ dịch cần bao gồm các thông tin liên quan trong khoảng thời gian tối thiểu từ thời điểm 14 ngày trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của ca bệnh đầu tiên đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.

- Việc giám sát bị động, điều tra, xử lý ổ dịch VNDC thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Giám sát sau tiêm phòng:

- Chủ cơ sở chăn nuôi, nhân viên thú y cấp xã, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp theo dõi lâm sàng trâu, bò sau tiêm phòng, nếu phát hiện trâu, bò có biểu hiện bệnh VDNC thì tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức giám sát sau tiêm phòng tại các vùng trọng điểm chăn nuôi trâu, bò của tỉnh, vùng dự án khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tổ chức giám sát sau tiêm phòng; trường hợp cần thiết tổ chức lấy mẫu để đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng vắc xin VDNC của các huyện, thị xã, thành phố.

4. Kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

a) Kiểm soát vận chuyển ngăn chặn sự xâm nhiễm vi rút VDNC từ bên ngoài vào Việt Nam qua đường biên giới của tỉnh: Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện có đường biên giới giáp với nước Campuchia chỉ đạo tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò qua biên giới.

b) Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển trong nước:

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất tỉnh theo quy định của Luật Thú y; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã theo dõi, quản lý, hướng dẫn chủ vật nuôi cách ly trâu, bò nhập vào tỉnh (vào địa bàn cấp huyện) theo quy định.

- Các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra, vào địa bàn tỉnh; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động vận chuyển trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò để xử lý theo quy định.

- UBND cấp huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn cấp huyện.

- Trâu, bò được phép vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đang có dịch VDNC sau khi được tiêm vắc xin VDNC tối thiểu 21 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh VDNC và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch theo quy định.

c) Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Trong trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh VDNC tại cơ sở giết mổ, thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi chợ, cuối ngày đối với khu vực buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các chợ.

- Các địa phương rà soát, có kế hoạch xây dựng, quản lý các cơ sở giết mổ gia súc tập trung; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép; định kỳ thực hiện giám sát điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại cơ sở giết mổ.

5. Ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc bệnh:

a) Chủ gia súc:

- Cách ly ngay gia súc mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh VDNC.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, xử lý, chăm sóc gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan thú y, nhân viên thú y cấp xã và chính quyền địa phương.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

b) Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện:

- Tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh.

- Phối hợp với chính quyền cấp xã lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông nội tỉnh ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn, không để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.

- Phối hợp với UBND cấp xã đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn vận chuyển trâu, bò tránh đi qua vùng dịch.

- Tổ chức phun khử trùng phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài.

- Hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng vôi bột, hóa chất đặc hiệu để tiêu diệt mầm bệnh, véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng,…).

- Hướng dẫn xử lý, chăm sóc, quản lý gia súc trong vùng dịch.

- Tham mưu cho UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc công bố dịch bệnh VDNC, công bố hết dịch và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

c) Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các địa phương.

- Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh việc lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường quốc lộ ra vào tỉnh khi cần thiết.

- Đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xem xét, Quyết định việc công bố dịch bệnh VDNC, công bố hết dịch và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các giải pháp quản lý, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nội tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.

6. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh: Trên cơ sở kế hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh, các dự án thu hút đầu tư chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, các trang trại chăn nuôi, chăn nuôi nông hộ (nhu cầu, kế hoạch phát triển chăn nuôi), Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các cấp (tỉnh, huyện, xã) hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định.

7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi:

a) Nội dung thông tin, tuyên truyền:

- Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh VDNC, cách nhận biết gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh.

- Vai trò, tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc xin VDNC; các đặc điểm, hiệu quả và kế hoạch tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò.

- Nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, thương mại do các hoạt động trái phép trong buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò.

- Phổ biến chủ trương, chính sách và quy định về phòng, chống bệnh VDNC, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh VDNC; xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh VDNC.

- Các nội dung và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh VDNC giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

b) Phương thức thông tin, tuyên truyền:

- Truyền thông qua các chương trình truyền hình, Đài phát thanh của tỉnh, của địa phương; báo giấy, báo mạng, trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan; nhắn tin trên mạng viễn thông; truyền thông trên các nền tảng công nghệ.

- Thông tin trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; thông tin trên các bản tin, các tài liệu tuyên truyền đặt tại tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã.

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.

- Phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng, sách sổ tay,...) về phòng, chống bệnh VDNC khi được Trung ương cấp hỗ trợ.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề, các buổi tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện về phòng, chống bệnh VDNC; tập huấn về kỹ năng truyền thông nguy cơ trong phòng, chống bệnh VDNC.

c) Thời điểm và tần suất tuyên truyền: Thông tin, tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bệnh VDNC phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra tại địa phương, trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC, trước khi triển khai kế hoạch tiêm vắc xin VDNC, trong thời gian xảy ra dịch bệnh VDNC.

8. Chính sách hỗ trợ: Triển khai các chính sách hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy do mắc bệnh VDNC, gia súc chết do tiêm vắc xin VDNC; chính sách hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.

III. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính:

4.1. Nguồn kinh phí:

- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm: Ngân sách nhà nước, kinh phí của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y và nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác.

- Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các giải pháp thông tin, tuyên truyền, vận động… nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, tăng cường xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản nhất là việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.

4.2. Cơ chế tài chính:

a) Ngân sách tỉnh

- Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm: chủ động giám sát lưu hành vi rút VDNC; kinh phí giám sát sau tiêm phòng; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y; kinh phí phục vụ các hoạt động kiểm tra, giám sát; kinh phí tổ chức hội nghị về phòng, chống VDNC do cấp tỉnh triển khai.

b) Ngân sách cấp huyện: bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm:

- Kinh phí mua vắc xin VDNC để tiêm phòng đối với đàn gia súc thuộc diện tiêm phòng.

- Ngoài ra, bố trí kinh phí: Hỗ trợ cho người chăn nuôi có trâu, bò buộc tiêu hủy, khôi phục sản xuất chăn nuôi và các lực lượng tham gia chống dịch theo quy định; kinh phí tổ chức tiêm phòng; mua dụng cụ, trang bị, bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh; xây dựng các chuỗi chăn nuôi trâu, bò, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy trâu, bò, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt côn trùng truyền bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y tại cấp huyện, xã; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống VDNC của địa phương ở cấp huyện, cấp xã; thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; kinh phí mua hóa chất dự phòng, chống dịch; kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp chăn nuôi trâu, bò hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương…

c. Kinh phí do người dân, doanh nghiệp chăn nuôi tự bảo đảm

- Đối với đàn gia súc của các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi các doanh nghiệp và chủ trang trại tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu, bò có trách nhiệm chi trả kinh phí tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC (đối với các đối tượng ngân sách nhà nước không hỗ trợ); lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò ra khỏi tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng tại cơ sở chăn nuôi, chuồng trại của mình; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC phải chi trả toàn bộ chi phí lấy mẫu, vận chuyển mẫu, gửi mẫu, xét nghiệm mẫu, tổ chức tiêu hủy và các chi phí phục vụ công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc phương tiện, hố chôn động vật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này, UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trong giai đoạn từ năm 2022 - 2030. Một số yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định tại Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan tích hợp các nội dung của Kế hoạch này vào Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; vào thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch của cơ quan cấp tỉnh gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Tổ chức giám sát lưu hành vi rút VDNC để cảnh báo dịch bệnh, hướng dẫn điều tra ổ dịch, xác định nguyên nhân dịch bệnh xảy ra.

- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát theo quy định, đảm bảo thời gian tiêm phòng đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh; hướng dẫn sử dụng vắc xin VDNC theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y theo thẩm quyền.

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật tại các địa phương theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc chuyển đổi số trong công tác thú y, đặc biệt trong phòng, chống dịch bệnh động vật và dịch bệnh VDNC theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch phù hợp, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh (nếu có).

2. Sở Tài chính:

- Hàng năm, trên cơ sở dự toán của các đơn vị xây dựng đúng quy định, tổ chức rà soát, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đề xuất Chính phủ cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy do mắc bệnh VDNC theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí do UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét việc cấp kinh phí hỗ trợ các địa phương theo cơ chế tại Kế hoạch này và tình hình thực tế theo đúng quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, báo cáo UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.

4. Sở Công Thương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh VDNC và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung của Kế hoạch này và nguy cơ về bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum:

- Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương phối hợp với UBND các cấp để tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trong các đơn vị quân đội.

- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, trái phép để người dân hiểu, không tham gia tiếp tay cho buôn lậu.

8. Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai:

- Phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh VDNC.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi của tỉnh.

9. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC của địa phương, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch; trong Kế hoạch cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và người chăn nuôi để có cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh VDNC; chủ động bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế, chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC; chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi thuộc địa bàn quản lý.

- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch tiêm phòng vắc xin đảm bảo đạt được mục tiêu tại Kế hoạch này, đảm bảo tiêm phòng đồng bộ theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo, theo dõi việc khai báo, kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.

- Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò nhập lậu, không rõ nguồn gốc, trâu, bò mắc bệnh.

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi, cơ sở, các vùng, chuỗi sản xuất trâu, bò, sản phẩm trâu, bò an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm.

- Quản lý, bố trí địa điểm cho việc chăn nuôi trâu, bò phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và theo nguyên tắc chăn nuôi trâu, bò an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, theo Kế hoạch phát triển chăn nuôi, quy định về mật độ chăn nuôi của tỉnh.

- Vận dụng các chương trình, dự án để hỗ trợ cho người chăn nuôi trâu, bò xây dựng chuồng trại đảm bảo theo yêu cầu chăn nuôi trâu, bò an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh VDNC; đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; không cho giết mổ nếu cơ sở không được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động hoặc không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm soát giết mổ.

11. Các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò:

- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

- Phối hợp với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm, giấu dịch, tình trạng vứt xác trâu, bò ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy trâu, bò bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch.

- Chủ động bố trí kinh phí để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống dịch bệnh cho trâu, bò của mình theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2022-2030. Kế hoạch này thay thế cho Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 188/KH-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; chính quyền địa phương; tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- CVP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

PHỤ LỤC: DANH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG DỰ KIẾN CÓ NGUY CƠ CAO XẢY RA DỊCH BỆNH VDNC GIAI ĐOẠN 2022-2030

(Kèm theo Kế hoạch số: 75 /KH-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Địa phương

Xảy ra dịch bệnh VDNC năm 2021

Dự kiến nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh Viêm da nổi cục giai đoạn 2022-2030

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Huyện Mang Yang

12

2

2

2

1

1

1

1

1

1

1

TT. Kon Dơng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Đăk Yă

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ayun

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

4

Xã Đak Jơ Ta

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

5

Xã Đak Ta Ley

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Hra

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Đăk Djrăng

x

 

 

 

x

 

 

 

 

 

8

Xã Lơ Pang

x

 

 

 

 

x

 

 

 

 

9

Xã Kon Thụp

x

 

 

 

 

 

x

 

 

 

10

Xã Đê Ar

x

 

 

 

 

 

 

x

 

 

11

Xã Đăk Trôi

x

 

 

 

 

 

 

 

x

 

12

Xã Kon Chiêng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

II

Huyện Chư Sê

15

8

6

5

3

1

 

 

 

 

1

TT. Chư Sê

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Blang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Pal

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã H'Bông

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Al Bă

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

6

Xã Bar Mail

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

7

Xã Bờ Ngoong

x

x

 

x

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ia Tiêm

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

9

Xã Ia Glai

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Ia Hlốp

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Chư Pơng

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

12

Xã Ia Ko

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Dun

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Ayun

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Xã Kông Htok

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

III

Huyện Kbang

13

7

6

4

2

 

 

 

 

 

1

TT. Kbang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Đông

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Nghĩa An

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Đăk Hlơ

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

5

Xã Kông Bờ La

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã KôngLơng Khơng

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Tơ Tung

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

8

Xã Lơ Ku

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

9

Xã Krong

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

10

Xã Đăk Smar

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Sơ Pai

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Sơn lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Đăk Rong

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Kon Pne

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Huyện Phú Thiện

10

4

2

1

 

 

 

 

 

 

1

TT P. Thiện

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Piar

x

 

x

x

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Peng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Chrôh Pơnan

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Hiao

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Ake

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Chư A Thai

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ayun Hạ

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Yeng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Ia Sol

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Huyện Chư Păh

11

9

7

3

2

 

 

 

 

 

1

Xã Chư ĐăngYa

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Ka

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

3

TT. Phú Hòa

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Hòa Phú

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Mơ Nông

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Phí

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

TT. Ia Ly

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Nghĩa Hưng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Khươl

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Nghĩa Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Ia Nhin

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Đăk Tơ Ver

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Hà Tây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Ia Kreng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Tx. An Khê

11

6

5

4

3

2

1

 

 

 

1

Xã Song An

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

2

Xã Cửu An

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

3

Xã Xuân An

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Tú An

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

5

Xã Thành An

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

6

Phường An Bình

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phường Tây Sơn

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phường An Phú

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Phường An Tân

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Phường Ngô Mây

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Phường An Phước

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Huyện Ia Pa

9

5

4

3

2

1

 

 

 

 

1

Xã Pờ Tó

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Chư Răng

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Kim Tân

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Ia Mrơn

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Trok

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Broai

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

7

Xã Ia Tul

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Chư Mố

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Kdăm

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Thị xã Ayun Pa

8

4

2

1

 

 

 

 

 

 

1

Xã Chư Băh

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Sao

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Rtô

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Ia Rbol

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

5

Phường Đoàn Kết

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Phường Hòa Bình

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phường Sông Bờ

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phường Cheo Reo

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Huyện Krông Pa

14

7

6

5

4

3

2

1

 

 

1

TT. Phú Túc

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

2

Xã Phú Cần

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

3

Xã Chư Ngọc

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Ia Mlah

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Đất Bằng

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Chư Gu

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

7

Xã Chư RCăm

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Iar Sai

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Rsươm

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

10

Xã Uar

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Chư DRăng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Iar Mok

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Ia HDreh

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Krông năng

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

X

Huyện Đak Pơ

8

5

4

2

 

 

 

 

 

 

1

Xã Hà Tam

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

2

Xã An Thành

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

3

TT. Đak Pơ

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Tân An

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Cư An

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Yang Bắc

x

 

x

x

 

 

 

 

 

 

7

Xã Phú An

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ya Hội

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

XI

Huyện Chư Prông

 

14

12

10

8

7

6

4

2

 

1

Xã Ia Phìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Bàu cạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Drang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thị trấn Chư Prông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Thăng Hưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Kly

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Bình Giáo

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ia Puch

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Pía

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Ia Vê

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Ia O

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

12

Xã Ia Ga

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

13

Xã Ia Tôr

 

x

x

x

x

 

 

 

 

 

14

Xã Ia Bang

 

x

x

x

x

x

 

 

 

 

15

Xã Ia lâu

 

x

x

x

x

x

x

 

 

 

16

Xã Ia Piơr

 

x

x

x

x

x

x

 

 

 

17

Xã Ia Băng

 

x

x

x

x

x

x

x

 

 

18

Xã Ia Boòng

 

x

x

x

x

x

x

x

 

 

19

Xã Ia Me

 

x

x

x

x

x

x

x

x

 

20

Xã Ia Mơ

 

x

x

x

x

x

x

x

x

 

XII

Huyện Chư Pưh

 

9

8

7

6

5

4

3

2

 

1

Xã Ia Rong

 

x

x

x

x

x

x

x

x

 

2

Xã Ia Le

 

x

x

x

x

x

x

x

x

 

3

Xã Ia Hrú

 

x

x

x

x

x

x

x

 

 

4

Xã Nhơn Hòa

 

x

x

x

x

x

x

 

 

 

5

Xã Ia Phang

 

x

x

x

x

x

 

 

 

 

6

Xã Chư Don

 

x

x

x

x

 

 

 

 

 

7

Xã Ia Dreng

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ia Hla

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Blứ

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

XIII

Huyện Ia Grai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TT. Ia Kha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Chía

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Dêr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Ia Hrung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Bă

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Krai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Ia Yok

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ia Crăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Khai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Ia o

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Ia Pếch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Ia Sao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Ia Tô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XIV

Thành phố Pleiku

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phường Diên Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phường Ia Kring

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Phường Hội Thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phường Tây Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phường Thống Nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Phường Hội Phú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Phường Yên Đỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phường Phù Đổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Phường Đống Đa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Biển Hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Diên Phú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Phường Chi Lăng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phường Trà Bá

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Phường Hoa Lư

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Xã An Phú

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Xã Chư Á

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Xã Trà Đa

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Phường Thắng Lợi

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Xã Tân Sơn

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Xã Gào

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Phường Yên Thế

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Xã Ia Kênh

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XV

Huyện Kông Chro

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Đăk Tơ Pang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Đăk Song

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Đăk Kơ Ning

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Sró

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã An Trung

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

TT. Kông Chro

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Đak Pơ Pho

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Chư Krey

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ya Ma

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Kong Yang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Yang Nam

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Chơ Glong

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Yang Trung

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Đăk Pling

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XVI

Huyện Đak Đoa

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ia Pết

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Đak Sơmei

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã ADơk

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Trang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Băng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Kdang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Hneng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Glar

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Nam Yang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Kon Gang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Xã Đak Krong

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

TT. Đak Đoa

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Xã Hà Bầu

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xã Hnol

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Xã Hải Yang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Xã Hà Đông

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Xã Tân Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XVII

Huyện Đức Cơ

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Ia Nan

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xã Ia Kriêng

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Ia Dơk

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xã Ia Din

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xã Ia Lang

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Xã Ia Pnôn

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Ia Krêl

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Ia Kla

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Ia Dom

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

TT. Chư Ty

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

161

80

64

47

31

20

14

9

5

1