Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6642/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI TIỂU VÙNG KÊNH NHÀ LÊ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ các Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 503/SNN-KH.TC ngày 09 tháng 12 năm 2016 về việc Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch Thủy lợi tiểu vùng kênh nhà Lê đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tiểu vùng kênh nhà Lê đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với các nội dung sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch Thủy lợi tiểu vùng kênh nhà Lê đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (tên cũ: Quy hoạch Thủy lợi tiểu vùng kênh nhà Lê đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030).

2. Cơ quan lập quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

3. Phạm vi quy hoạch: Vùng quy hoạch có diện tích tự nhiên là 44.833 ha gồm 58 xã thuộc 6 huyện, thành, thị (thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai) có hệ thống thủy lợi liên quan trực tiếp đến kênh nhà Lê.

4. Phân vùng quy hoạch

- Vùng I (vùng sông Mỏ Đá - sông Mơ - kênh Dâu) gồm 18 phường, xã: Quỳnh Thuận, Sơn Hải, An Hòa, Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Yên, Quỳnh Minh, Quỳnh Đôi, Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng thuộc huyện Quỳnh Lưu; Quỳnh Liên, Quỳnh Phương, Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị, Mai Hùng, Quỳnh Thiện, Quỳnh Lộc thuộc thị xã Hoàng Mai.

- Vùng II (vùng kênh Mi) gồm 11 xã: Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kỷ, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Hải, Diễn Phong, Diễn Mỹ, Diễn Hùng, Diễn Hoàng thuộc huyện Diễn Châu và xã Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu.

- Vùng III (vùng kênh Sắt) gồm 12 xã: Diễn Phú, Diễn An, Diễn Lợi, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Cát, Diễn Tân, Diễn Phúc, Diễn Quảng, Diễn Hoa, Diễn Hạnh thuộc huyện Diễn Châu và xã Nghi Yên thuộc huyện Nghi Lộc.

- Vùng IV (vùng sông Vinh - kênh Gai) gồm 17 phường, xã: Trung Đô, Vinh Tân, Hồng Sơn, Cửa Nam, Hưng Chính, Đông Vĩnh, Hưng Đông, Nghi Kim thuộc Thành phố Vinh; Hưng Lợi, Hưng Thịnh, Hưng Tây, Hưng Yên Nam, Hưng Yên Bắc, Hưng Trung, thuộc huyện Hưng Nguyên; Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa thuộc huyện Nghi Lộc.

5. Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch

5.1. Mục tiêu

- Đề ra các giải pháp phát triển thủy lợi, xây dựng tiến độ thực hiện đảm bảo cấp nước, tiêu nước và phòng chống lũ đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả kênh nhà Lê gắn với nhiệm vụ giao thông thủy và bảo tồn di tích lịch sử.

5.2. Nhiệm vụ

5.2.1 Nhiệm vụ chung

- Đưa ra các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước trong vùng nghiên cứu. Đề xuất phương án xây dựng các công trình để cấp nước, tiêu thoát, phòng chống lũ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và dân sinh vùng quy hoạch.

- Làm cơ sở để phân kỳ đầu tư phát triển thủy lợi từ 2016÷2020 và sau 2020.

5.2.2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Nhiệm vụ cấp nước

- Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với tần suất đảm bảo tưới P = 85% (đối với công trình cấp I, II, III) và P = 75% (đối với các công trình cấp IV): Cấp nước tưới cho 13.864 ha đất canh tác trong đó 10.679 ha lúa, 3.185 ha màu.

- Cấp nước ngọt cho 933 ha thủy sản nước ngọt, cấp nước mặn cho 1.213 ha thủy sản nước mặn lợ và 820 ha đất làm muối.

- Tạo nguồn cấp nước phục vụ dân sinh: phấn đấu 100% dân số toàn vùng được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 80% dân số được cấp nước sạch theo tiêu chí của Bộ Y tế.

- Cấp nước tạo nguồn cho các khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi,Vsip, Thọ Lộc, v.v…

b) Nhiệm vụ đối với tiêu thoát nước: Đề xuất các giải pháp công trình đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh với tần suất P = 10% lũ hè thu.

c) Nhiệm vụ chống lũ: Đề xuất các giải pháp chống lũ, chống triều cường, xâm nhập mặn với tần suất P = 5% đối với đê biển, đê cửa sông, chống lũ với tần suất P = 10% đối với đê sông, đê nội đồng.

d) Nhiệm vụ khác

- Giao thông thủy cho tàu thuyền có trọng tải 50÷100 Tấn kết hợp phát triển dịch vụ tham quan, du lịch.

- Tạo cảnh quan môi trường sinh thái.

6. Phương án quy hoạch

6.1. Phương án quy hoạch kênh nhà Lê

6.1.1. Sông Mỏ Đá

a) Nhiệm vụ quy hoạch:

- Cấp nước (mặn) cho 180 ha thủy sản mặn lợ;

- Tiêu cho 3.970 ha của các xã Quỳnh Dị, Quỳnh Thiện, Quỳnh Lộc;

- Tạo cảnh quan môi trường sinh thái thị xã Hoàng Mai;

- Kết hợp giao thông thủy với các tàu thuyền có trọng tải 50 tấn;

b) Phương án quy hoạch: Nạo vét, cải tạo sông Mỏ Đá với tổng chiều dài 8,3 km với quy mô: đoạn K0+00÷K1+200 (giữ nguyên B = 30÷50 m), đoạn còn lại chiều rộng đáy B = 15 m, cao trình đáy (-1.80).

6.1.2. Sông Mơ

a) Nhiệm vụ quy hoạch:

- Cấp nước (mặn) cho 660 ha thủy sản mặn lợ, 340 ha đất làm muối;

- Tiêu cho 6.580 ha của các xã Quỳnh Phương, Mai Hùng, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Xuân, Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên, Quỳnh Đôi. An Hòa, Quỳnh Thuận và Tiến Thủy;

- Kết hợp giao thông thủy với các tàu thuyền có trọng tải 100 tấn;

- Là nơi neo đậu tránh trú cho tàu thuyền trong mùa mưa bão.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét, cải tạo sông Mơ với tổng chiều dài 15,9 km (từ cầu Quỳnh Nghĩa đến sông Hoàng Mai) với quy mô chiều rộng đáy kênh B = 30 m, cao trình đáy kênh (-2.5) m;

- Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê sông Mơ để đảm bảo chống được triều cường tần suất P = 5% kết hợp gió bão cấp 10.

Bảng 1: Sửa chữa, nâng cấp đê sông Mơ

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Chiều rộng mặt đê (m)

Tây sông Mơ

19,4

60.080

5.160

(+3.5)

5,0

Đông sông Mơ

19,2

31.390

1.740

(+3.5)

5,0

6.1.3. Kênh Dâu

a) Nhiệm vụ quy hoạch:

- Cấp nước (mặn) cho 135 ha thủy sản mặn lợ, 180 ha đất làm muối;

- Tiêu cho 2.440 ha của các xã An Hòa, Sơn Hải và Quỳnh Ngọc;

- Kết hợp giao thông thủy với các tàu thuyền có trọng tải 50 tấn.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét, mở rộng toàn bộ tuyến kênh Dâu dài 4,6 km với quy mô chiều rộng đáy kênh B = 15,0 m; cao trình đáy kênh (-2.5) m;

- Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê kênh Dâu để đảm bảo chống được triều cường tần suất P = 10% kết hợp gió bão cấp 10.

Bảng 2: Sửa chữa, nâng cấp đê kênh Dâu

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Chiều rộng mặt đê (m)

Tả kênh Dâu

4,6

11.550

400

(+3.5)

5,0

Hữu kênh Dâu

5,2

12.690

840

(+3.5)

5,0

6.1.4. Kênh Mi

a) Nhiệm vụ quy hoạch:

- Cấp nước tạo nguồn (ngọt) cho 5 trạm bơm tưới cho 759 ha và 30 ha thủy sản nước ngọt;

- Cấp nước (mặn) cho 80 ha thủy sản mặn lợ, 175 ha đất làm muối;

- Tiêu cho 6.433 ha của các xã Quỳnh Thọ, Diễn Hoàng, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Yên, Diễn Mỹ, Diễn Phong, Diễn Vạn, Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim;

- Kết hợp giao thông thủy phục vụ cho các tàu thuyền có trọng tải 50 tấn.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét, mở rộng kênh Mi với chiều rộng đáy kênh B = 15,0 m, cao trình đáy kênh (-2.0) m, nắn eo cổ bầu tại địa bàn xã Diễn Hoàng, Diễn Hùng;

- Sửa chữa, mở rộng cống Diễn Hải để đảm bảo ngăn mặn giữ ngọt tốt;

- Xây dựng cống Quỳnh Thọ (thay thế cống Diễn Hùng) để ngăn mặn giữ ngọt, cấp nước thêm cho dân sinh và 120 đất canh tác của xã Quỳnh Thọ;

- Sửa chữa, nâng cấp đê kênh Mi gồm tuyến đông kênh Mi và tuyến tây kênh Mi đảm bảo chống được triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 10.

Bảng 3: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê kênh Mi

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Chiều rộng mặt đê (m)

- Đê Đông kênh Mi

12,2

51.200

3.800

(+3.5)

5,0

- Đê Tây Kênh Mi

5,7

13.790

1.140

(3.5)

5,0

6.1.5. Kênh Sắt

a) Nhiệm vụ quy hoạch:

- Cấp nước tạo nguồn cho 21 trạm bơm tưới cho 1.925 ha (1.332 ha lúa và 593 ha màu) và 140 ha thủy sản nước ngọt;

- Tiêu cho 9.761 ha của các xã Diễn Tân, Diễn Cát, Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Thọ, Diễn Phú, Diễn Phúc, Nghi Yên;

- Chuyển nước từ hệ thống thủy lợi Bắc (sông Bùng) sang hệ thống Nam phục vụ chống hạn với Q = 2 m3/s;

- Kết hợp giao thông thủy với các tàu thuyền có trọng tải 50 tấn.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét, mở rộng kênh Sắt với quy mô:

+ Từ K0+00÷ K2+500: chiều rộng đáy B = 25 m, cao trình đáy (-2.5) m.

+ Từ K2+500 ÷ K26+200: chiều rộng đáy B = 15 m, cao trình đáy (-2.5) m.

- Nắn eo cổ bầu tại xã Diễn Lộc (hạ lưu cầu Bến Kiềng).

6.1.6. Kênh Gai

a) Nhiệm vụ quy hoạch

- Cấp nước tạo nguồn cho 29 trạm bơm tưới cho 3.236 ha (2.949 ha lúa và 287 ha màu) và 230 ha thủy sản nước ngọt;

- Tiêu cho 7.140 ha của Nghi Hoa, Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Kim, Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Tây, Hưng Chính, Hưng Đông, Đông Vĩnh và tiêu hỗ trợ cho kênh Thấp khi cống Bến Thủy đóng;

- Kết hợp giao thông thủy với các tàu thuyền có trọng tải 50 tấn;

- Tạo cảnh quan môi trường cho Tp Vinh tương lai.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét kênh Gai với quy mô: chiều rộng đáy kênh Bđ = 15 m, cao trình đáy tại ngã ba Đước (-2.5) m, tại ngã ba Phương Tích (-3.7) m;

- Xây dựng mới đê kênh Gai với 2 tuyến đê tả (Nghi Vạn - Nghi Diên - Nghi Hoa) và đê hữu kênh Gai (Hưng Yên - Hưng Trung) đảm bảo chống được lũ hè thu 10%, cụ thể như sau:

Bảng 4: Xây dựng mới tuyến đê kênh Gai

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Chiều rộng đê (m)

Đê hữu kênh Gai

7,0

20.300

2.150

(+4.0)

5,0

Đê tả kênh Gai

7,2

20.950

2.720

(+4.0)

5,0

6.1.7. Sông Vinh

a) Nhiệm vụ quy hoạch

- Cấp nước tạo nguồn cho 6 trạm bơm tưới cho 133 ha;

- Tiêu cho 19.450 ha của thuộc lưu vực kênh Thấp, sông Vinh và kênh Hoàng Cần;

- Giao thông thủy phục vụ cho các tàu thuyền có trọng tải đến 50 tấn.

- Tạo cảnh quan môi trường sinh thái, hình thành tuyến du lịch sinh thái trong lòng đô thị TP Vinh.

b) Phương án quy hoạch

- Nạo vét kết hợp kè sông Vinh với quy mô: chiều rộng đáy kênh Bđ = 20 m, cao trình đáy tại ngã ba Đước (-2.5) m, tại ngã cống Bến Thủy (-2.7) m;

- Sửa chữa, nâng cấp đê hữu sông Vinh kết hợp đường giao thông du lịch, cụ thể như sau:

Bảng 5: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê hữu sông Vinh

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Chiều rộng đê (m)

Đê hữu sông Vinh

5,8

20.820

1.090

(+4.5)

5,0

6.2. Quy hoạch cấp nước nông nghiệp cho các vùng

6.2.1. Vùng I:

- Sửa chữa 2 hồ chứa hồ (hồ Khe Dũ, hồ Khe Bàu) tưới ổn định cho 85 ha (55 ha lúa, 30 ha màu);

- Sửa chữa 7 trạm bơm (trạm Yên Trung, trạm Sỹ Tân, trạm Cây Neo, trạm Đại Xuân, trạm Đồn Ngói, trạm 26/10, trạm Đồng Nghệ) để tưới ổn định cho 292 ha lúa;

- Sửa chữa, nâng cấp 12 kênh tự chảy lấy nước hệ thống thủy lợi Bắc để tưới ổn định cho 1.283ha (943 ha lúa và 340 ha màu);

- Xây dựng mới 4 trạm bơm gồm trạm Tân Tiến (Quỳnh Thiện), trạm xóm 14 (Quỳnh Xuân), trạm Quỳnh Bảng (Quỳnh Bảng), trạm Quỳnh Lương (Quỳnh Lương) để tưới cho 784 ha trong đó có 734 ha rau màu vùng Bãi Ngang;

- Giữ nguyên 25 công trình (4 hồ chứa, 2 đập dâng, 19 trạm bơm) để tưới ổn định cho 1.774 ha (1.615 ha lúa và 159 ha màu).

6.2.2. Vùng II

- Sửa chữa 2 trạm bơm: trạm Chùa Hóa (Diễn Kỷ), trạm Diễn Hải để tưới ổn định cho 217 ha lúa, 90 ha màu;

- Sửa chữa, nâng cấp 4 tuyến kênh lấy nước hệ thống thủy lợi Bắc để tưới ổn định cho 539 ha lúa;

- Xây dựng mới 3 trạm bơm là trạm Cầu Kênh (Quỳnh Thọ), trạm Đại Thành (Diễn Kim) và trạm Cầu Bãi (Diễn Hùng) để tưới ổn định cho 15 ha lúa và 487 ha màu;

- Giữ nguyên 6 trạm bơm để tưới ổn định cho 204 ha (131 ha lúa và 73 ha màu).

6.2.3. Vùng III

- Sửa chữa 14 trạm bơm gồm trạm kênh nhà Lê, trạm La Nham (Nghi Yên), trạm số 1, trạm số 2 (Diễn Cát), trạm Đầu Cồn, trạm N2 (Diễn Tân), trạm Gốm, trạm Tây Cấu Mí (Diễn Lộc), trạm Vin Cầu (Diễn Lợi), trạm Bờ Voi, trạm Đông Thọ (Diễn Thọ), trạm Cồn Đình, trạm Khe Son (Diễn Quảng), trạm Hạ Ninh (Diễn Hoa) để tưới ổn định cho 1.484 ha (1.089 ha lúa và 395 ha màu);

- Sửa chữa 2 hồ chứa (hồ Khe Ve và hồ Thùng Hèo) tưới ổn định cho 111 ha (54 ha lúa, 57 ha màu);

- Xây dựng mới trạm bơm Phúc Nguyên (Diễn Phúc) lấy nước kênh nhà Lê tưới ổn định cho 50 ha (20 lúa, 30 màu);

- Nâng cấp 3 tuyến kênh N2, N2-2, N8 lấy nước hệ thống thủy lợi Bắc để tưới ổn định cho 426 ha lúa;

- Giữ nguyên 23 công trình (4 hồ chứa, 19 trạm bơm) để tưới ổn định cho 1.930 ha (1.479 ha lúa và 451 ha màu).

6.2.4. Vùng IV

- Sửa chữa 17 trạm bơm gồm trạm 16A (Hưng Đông), trạm 17 (Hưng Tây), trạm Chợ Cầu Mới (Nghi Diên), trạm số 1 (Nghi Kim), trạm Hưng Tây 2 (Hưng Tây), trạm Giáp Làng (Hưng Yên Bắc), trạm Lụi, trạm Cầu Bần (Hưng Yên Nam), trạm Thanh Phong, trạm Trung Đông (Hưng Trung), trạm xóm 8, trạm xóm 5 (Hưng Lợi), trạm Kho Vòm (Nghi Hoa), trạm Tùng Bến, trạm Tây Vạn, trạm Nghĩa Địa, trạm Khoa Trường (Nghi Vạn) để tưới ổn định cho 2.451 ha (2.182 ha lúa và 269 ha màu);

- Sửa chữa hồ chứa Khe Lốt (Hưng Yên Nam) và kiên cố hệ thống kênh mương của hồ Khe Ngang tưới ổn định cho 159 ha lúa;

- Xây dựng mới 2 trạm bơm: trạm bơm chuyền 17 (Hưng Yên Nam) và trạm xóm 6-7 (Hưng Lợi) tưới cho 78 ha lúa và 28 ha màu.

- Giữ nguyên 34 công trình (4 hồ chứa, 30 trạm bơm) để tưới ổn định cho 2.067 ha (1.989 ha lúa và 78 ha màu).

- Dừng hoạt động 5 trạm bơm gồm trạm 15, trạm Hưng Tây 1, Hưng Tây 3, trạm xóm Kỳ (Hưng Tây), trạm số 1 (Hưng Chính) do diện tích này sẽ chuyển đổi sang khu công nghiệp (VSIP Nghệ An).

6.3. Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp

6.3.1. Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt

- Mở rộng, nâng cấp 3 công trình gồm nhà máy nước Diễn Châu, nhà máy nước Diễn Yên, nhà máy nước thô Hưng Vĩnh và xí nghiệp cấp nước phụ cận TP Vinh để cấp nước ổn định cho 40.740 hộ và 168.900 người.

- Xây dựng mới 5 nhà máy nước: nhà máy nước cấp cho các Hưng Trung, Nghi Hoa, Nghi Vạn; nhà máy nước Diễn Quảng; nhà máy nước Diễn Cát; nhà máy nước cấp cho các xã Diễn Hải - Diễn Phong - Diễn Kim, nhà máy nước cấp liên xã Diễn Kỷ - Diễn Hạnh -Diễn Liên - Diễn Xuân để cấp nước cho 15.900 hộ với 72.750 người.

6.3.2. Quy hoạch cấp nước cho công nghiệp

- Mở rộng, nâng cấp 3 công trình:

+ Nâng cấp Nhà máy nước Hoàng Mai lấy nước từ hồ Vực Mấu với công suất 80.000 m3/ngày đêm để cấp nước cho các khu công nghiệp (Hoàng Mai I, Hoàng Mai II, Đông Hồi);

+ Nâng cấp nhà máy nước Diễn Châu lấy nước từ sông Bùng để cấp nước cho khu công nghiệp nhỏ Tháp - Hồng - Kỷ;

+ Mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước thô cho nhà máy nước Hưng Vĩnh lấy nước từ sông Lam để cấp nước cho khu công nghiệp Bắc Vinh, VSIP;

- Xây dựng mới 2 công trình:

+ Xây dựng nhà máy nước Nghi Hoa lấy nước từ kênh nhà Lê (kênh Gai) để cấp nước cho khu công nghiệp Nam Cấm và thị xã Cửa Lò.

+ Xây dựng nhà máy nước phía Bắc khu công nghiệp Thọ Lộc lấy nước từ hệ thống thủy lợi Bắc để cấp nước cho khu công nghiệp Thọ Lộc.

6.4. Quy hoạch tiêu thoát nước

6.4.1. Vùng I

- Nạo vét, nâng cấp 37 kênh nội đồng với tổng chiều dài L = 64,3 km và sửa chữa, nâng cấp các cống đã bị hư hỏng để đảm bảo tiêu thoát nội đồng nhanh chóng.

6.4.2. Vùng II

Nạo vét, nâng cấp 25 kênh nội đồng với tổng chiều dài L = 25,2 km và sửa chữa, nâng cấp các cống đã bị hư hỏng để đảm bảo tiêu thoát nội đồng nhanh chóng.

6.4.3. Vùng III

- Đào nắn thẳng sông Bùng tại xã Diễn Quảng đảm bảo tiêu thoát nhanh.

- Nạo vét, nâng cấp 26 tuyến kênh nội đồng với tổng chiều dài L = 34,1 km và sửa chữa, nâng cấp các cống đã bị hư hỏng để đảm bảo tiêu thoát nội đồng nhanh chóng.

6.4.4. Vùng IV

- Mở tuyến tiêu mới nối kênh Gai với sông Cả để giảm tải lưu lượng tiêu từ kênh Gai về cống Nghi Quang. Kênh bắt đầu từ xã Hưng Đông, điểm cuối nhập vào kênh Rào Đừng với quy mô: chiều rộng đáy kênh Bđ = 15 m, mái cao trình đáy kênh (-2.8) m, chiều dài kênh L = 15,8 km.

- Nạo vét, nâng cấp 27 tuyến kênh nội đồng với tổng chiều dài L = 56,6 km và nâng cấp các cống đã xuống cấp để đảm bảo tiêu thoát nội đồng nhanh chóng.

- Xây dựng mới 2 trạm bơm tiêu để tiêu cho 500 ha 2 xã Hưng Trung và Hưng Yên Bắc.

6.5. Quy hoạch chống lũ

Bảng 6: Tổng hợp các tuyến đê sửa chữa, nâng cấp

TT

Tuyến đê

Chiều dài (km)

Dân số được bảo vệ (người)

Diện tích được bảo vệ (ha)

Cao trình đỉnh đê (m)

Bề rộng mặt đê (m)

I

Vùng I

19,0

47.230

4.830

 

 

1

Đê biển

4,0

40.950

3.400

 

 

-

Đê Bãi Ngang

4,0

40.950

3.440

(+4.5)

7,0

1

Đê sông

5,0

5.100

400

 

 

-

Đê hữu sông Hoàng Mai

1,3

1.500

150

(+3.5)

5,0

-

Đê tả sông Hoàng Mai

3,7

3.600

250

(+3.5)

5,0

2

Đê nội đồng

10,0

180

1.030

 

 

-

Đê sông Trịch

1,2

180

150

(+3.0)

3,0

-

Đê Hói Sảnh

4,0

 

400

(+3.0)

3,0

-

Đê Cù Chính Lan

4,8

 

480

(+3.0)

3,0

II

Vùng III

9,9

22.470

1.510

 

 

1

Đê sông

9,9

22.470

1.510

 

 

-

Đê hữu sông Bùng

1,4

6.390

200

(+3.0)

5,0

-

Đê tả sông Bùng

8,5

16.080

1.310

(+3.0)

5,0

III

Vùng IV

8,0

2.010

960

 

 

1

Đê nội đồng (Đê Hưng Trung)

8,0

2.010

960

(+4.0)

3.0

7. Tổng kinh phí và nguồn vốn thực hiện quy hoạch

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch khoảng 3.211 tỷ đồng trong đó kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 là 506 tỷ đồng, kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2030 là 2.706 tỷ đồng

Bảng 7: Tổng hợp kinh phí thực hiện quy hoạch (109đ)

TT

Hạng mục

Sửa chữa nâng cấp

Xây dựng mới

Tổng cộng

 

 

1

Hệ thống kênh Nhà Lê

1.384

158

1.542

 

2

Công trình cấp nước tưới

276

71

347

 

3

Công trình NSH,công nghiệp

186

194

381

 

4

Công trình tiêu thoát

750

40

790

 

5

Công trình chống lũ

151

 

151

 

 

Tổng cộng

2.748

463

3.211

 

8. Giải pháp thực hiện Quy hoạch

8.1. Giải pháp về quản lý Quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở ban ngành hướng dẫn UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện quy hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh quản lý quy hoạch.

8.2. Giải pháp về kỹ thuật: Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ công tác quản lý, vận hành đến công tác thiết kế, thi công công trình. Tận dụng tối đa nguồn vật liệu tại chỗ để hạ giá thành công trình.

8.3. Giải pháp về quản lý và khai thác:

- UBND các huyện, xã chú trọng công tác quản lý, xử lý các hành vi lấn chiếm, vi phạm di tích lịch sử. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về việc bảo tồn di tích lịch sử là việc làm rất cần thiết. Trong quá trình triển khai thực hiện cần tuân thủ theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10.

- Tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác các công trình nhất là đối với những công trình do địa phương quản lý.

- Xây dựng quy trình vận hành của các công trình để nâng cao hiệu quả của công trình.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương có công trình thành lập tổ thủy nông để người dân cùng tham gia quản lý công trình.

- Phân cấp quản lý công trình phù hợp, những công trình có nhiệm vụ từ cấp liên xã trở lên giao doanh nghiệp quản lý.

8.4. Giải pháp về huy động vốn đầu tư:

- Tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư: hệ thống kênh nhà Lê, hệ thống đê, các trình lớn.

- Nguồn vốn địa phương đầu tư theo kế hoạch hàng năm để tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình loại vừa;

- Nguồn vốn xã hội hóa tập trung cho việc kiên cố, nạo vét các tuyến kênh nội đồng.

- Huy động các nguồn lực từ bên ngoài như nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI.

- Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình quy hoạch khác như quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn, v.v...

Điều 2. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các huyện tổ chức thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị: Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai; Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 6642/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tiểu vùng kênh nhà Lê đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 do tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 6642/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản