Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 11 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch thủy lợi), bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

- Phân công trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ Quy hoạch thủy lợi.

2. Yêu cầu

- Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất, phục vụ ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đề ra các giải pháp bổ sung nhiệm vụ và hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi hợp lý về mặt kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Xác định nội dung công việc gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị và địa phương; đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc; phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch thủy lợi.

- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải Quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả công việc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, kết hợp chủ động phòng, chống thiên tai.

- Chủ động quản lý nguồn nước ngọt và mặn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động kiểm soát, đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, trong đó phục vụ cho sản xuất lúa là chủ yếu.

- Chủ động cung cấp nước mặn cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, quảng canh, tôm - lúa).

- Góp phần phát triển giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, nước) để phát triển, bố trí dân cư.

- Góp phần tạo nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và các ngành khác.

- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt và hệ thống hạ tầng thủy lợi đã có; xác định hướng đi, phân kỳ thời gian để phát triển bền vững.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Căn cứ vào từng nội dung cụ thể về định hướng phát triển thủy lợi, các giải pháp bố trí công trình thủy lợi cho từng vùng và các giải pháp thực hiện Quy hoạch, như sau:

1. Các giải pháp phi công trình

- Ban hành các văn bản, quy định để thực hiện tốt việc sản xuất đúng Quy hoạch sử dụng đất, xây dựng công trình đúng quy hoạch, đúng kỹ thuật; chống tham ô, lãng phí làm thất thoát vốn và quản lý hệ thống công trình tốt. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về lĩnh vực thủy lợi, xây dựng.

- Xây dựng, ban hành các quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn có liên quan để có thêm nguồn vốn tu bổ, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi.

- Xây dựng và thực hiện các Quy trình vận hành hệ thống công trình mang tính liên vùng để kết hợp toàn diện nhiệm vụ tổng hợp của các công trình kiểm soát lũ, mặn, cấp và tiêu thoát nước.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào công tác thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Áp dụng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào trong canh tác nhằm hạn chế sử dụng nguồn nước vào mùa khô, hạn chế phát thải khí nhà kính.

- Bố trí lịch thời vụ, rải vụ thích hợp, nhằm hạn chế sử dụng nước vào thời kỳ thiếu nước, cũng như lợi dụng nguồn nước tích trữ trên đồng. Sử dụng các giống lúa chịu mặn, chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, từng mùa.

- Tổ chức các lớp tập huấn cán bộ quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để từng bước nâng cao năng lực và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia quản lý, bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi; có thêm hiểu biết về phòng, chống lũ, bảo vệ môi trường.

2. Các giải pháp công trình cho phù hợp từng vùng

2.1. Vùng Tứ giác Long Xuyên

- Từng bước xây dựng các công trình kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên bao gồm: Cụm công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế; các kênh nối sông Hậu với kênh Rạch Giá - Hà Tiên, cùng với cụm công trình ven biển Tây.

- Nghiên cứu, triển khai dự án hệ thống công trình phục vụ sản xuất tôm, lúa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phía Nam Quốc lộ 80, huyện Hòn Đất.

- Giải pháp thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất:

+ Gia cố hệ thống bờ bao, xây dựng các cống kiểm soát mặn, nạo vét các kênh trục để tăng cường khả năng kiểm soát lũ vào tháng 8, bảo vệ lúa Hè Thu; tăng cường lấy phù sa và rửa phèn, rút ngắn thời gian ngập lũ cuối vụ, giảm tối đa xâm nhập mặn để chủ động sản xuất 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu an toàn.

+ Đối với vùng ven biển: Bổ sung các công trình lấy nước mặn và tăng cường thủy lợi nội đồng để phục vụ nuôi tôm hoặc tôm - lúa, tạo môi trường thông thoáng và độc lập với vùng sản xuất nông, lâm nghiệp. Mặt khác, lợi dụng hệ thống các bờ bao, tiến hành trữ nước vào cuối mùa lũ, cấp nước cho thời gian mùa khô. Xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng các công trình kiểm soát mặn còn thiếu từ Kiên Lương đến Châu Thành (Cống Âu thuyền T3 - Hòa Điền; cống kênh Nhánh; cống rạch Tà Niên).

2.2. Vùng Tây sông Hậu và U Minh Thượng

- Hoàn thiện hệ thống cống dưới đê biển Tây và nâng cấp tuyến đê này.

- Đầu tư các cống còn thiếu trên tuyến đê bao Rừng quốc gia U Minh Thượng.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng theo các ô bao để điều tiết nước phục vụ sản xuất và kết hợp giao thông nông thôn. Xây dựng các tuyến đê, bờ bao phòng, chống thiên tai và bảo vệ sản xuất.

- Nạo vét các kênh lấy mặn của khu vực ven biển An Minh - An Biên để đảm bảo khả năng lấy mặn.

- Nâng cấp các tuyến đê sông Cái Lớn, Cái Bé và dọc các kênh trục. Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục, cấp 1 nối sông Hậu với sông Cái Lớn, Cái Bé. Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục và cấp 1 lấy nước vào vùng U Minh Thượng. Đắp bờ bao kiểm soát lũ vùng Tây sông Hậu theo quy mô kênh cấp 2, các ô bao quy mô 300-500 ha.

- Hoàn thiện các công trình bảo vệ và phòng chống cháy rừng cho khu vực Rừng quốc gia U Minh Thượng.

- Đề xuất triển khai Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (trong đó có xây dựng cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối 2 sông này).

- Rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp với Quy hoạch thủy lợi.

(Đính kèm Phụ lục).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh các văn bản, quy định để thực hiện tốt việc sản xuất đúng Quy hoạch. Phối hợp cùng Sở Tài chính xây dựng các quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo hướng dẫn của Luật Thủy lợi và các văn bản có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp cùng với các địa phương xây dựng Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi mang tính liên vùng; trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ động phổ biến các hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào trong sản xuất. Bố trí lịch thời vụ, rải vụ thích hợp, nhằm hạn chế sử dụng nước vào thời kỳ thiếu nước, cũng như lợi dụng nguồn nước tích trữ trên đồng.

- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các giống lúa chịu mặn, chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động nghiên cứu các giải pháp để từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, từng mùa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Tổ chức công bố rộng rãi Quy hoạch đã được phê duyệt đến các địa phương và nhân dân. Khuyến khích người dân tham gia thực hiện Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp cùng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất các công trình kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên; tham mưu các bước triển khai dự án hệ thống công trình phục vụ sản xuất tôm, lúa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phía Nam Quốc lộ 80, huyện Hòn Đất; triển khai xây dựng các công trình kiểm soát mặn còn thiếu từ Kiên Lương đến Châu Thành, hoàn thiện hệ thống cống dưới đê biển Tây trên địa bàn huyện An Biên, An Minh và nâng cấp tuyến đê này.

- Phối hợp cùng với các địa phương có liên quan đề xuất dự án đầu tư xây dựng: Các cống còn thiếu trên tuyến đê bao Rừng quốc gia U Minh Thượng; nâng cấp tuyến đê sông Cái Lớn, Cái Bé và dọc các kênh trục; nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục, cấp 1 nối sông Hậu với sông Cái Lớn, Cái Bé; nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục và cấp 1 lấy nước vào vùng U Minh Thượng; nạo vét các kênh lấy mặn của khu vực ven biển An Minh - An Biên để đảm bảo khả năng lấy mặn.

- Rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp với Quy hoạch thủy lợi.

- Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội dung Kế hoạch. Định kỳ tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch. Theo dõi, giám sát, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án đúng mục tiêu và hiệu quả.

3. Sở Giao thông vận tải

Rà soát các quy hoạch giao thông liên quan đảm bảo không gây cản trở, ảnh hưởng thoát lũ trong vùng, đảm bảo cao trình chống lũ; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để điều chỉnh, đề xuất giải pháp xử lý cho phù hợp với quy hoạch.

4. Sở Xây dựng

Rà soát các quy hoạch có liên quan đảm bảo việc xây dựng tại các đô thị, khu công nghiệp và dân sinh không làm cản trở việc thoát lũ.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm một cách hiệu quả và bền vững.

6. Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.

- Thực hiện, triển khai các giải pháp thủy lợi được phân công.

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, đề xuất các dự án triển khai xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

7. Các sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với Quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chịu trách nhiệm giải tỏa vi phạm lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn các công trình trên địa bàn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị các sở, ngành và địa phương báo cáo đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo đề xuất cho UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh (chính quyền, đoàn thể);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Phòng: KTCN, KTTH, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Anh Nhịn

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 155/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang)

TT

Nội dung thực hiện

Căn cứ thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Cấp phê duyệt

I

Giải pháp phi công trình

1

Xây dựng, ban hành các quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.

Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Tài chính.

Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Năm 2018 đến 2019

UBND tỉnh

2

Xây dựng và thực hiện các quy trình vận hành hệ thống công trình mang tính liên vùng.

- Luật Thủy lợi.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- UBND các huyện, TX, TP.

Các sở, ngành liên quan.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND tỉnh

3

- Công bố rộng rãi Quy hoạch đã được phê duyệt đến các địa phương và nhân dân.

- Tăng cường công tác tuyên truyền từng bước nâng cao năng lực và ý thức cộng đồng trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công công trình thủy lợi.

- Luật Thủy lợi và các văn bản liên quan.

- Luật Phòng, chống thiên tai.

- Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Thông tin và Truyền thông.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các Hợp tác xã, doanh nghiệp và nhân dân.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

 

II

Giải pháp công trình cho từng vùng

1

Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX)

1.1

Nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng các công trình kiểm soát lũ vùng TGLX bao gồm: cụm công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế; các kênh nối sông Hậu với kênh Rạch Giá - Hà Tiên, cùng với cụm công trình ven biển Tây.

- Luật Thủy lợi.

- Luật Đầu tư công.

- Luật Ngân sách nhà nước.

- Các văn bản có liên quan.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố trong vùng Tứ Giác Long Xuyên.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

 

1.2

- Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hệ thống công trình phục vụ sản xuất tôm, lúa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phía Nam Quốc lộ 80, huyện Hòn Đất.

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND huyện Hòn Đất.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND tỉnh

1.3

Xây dựng các công trình kiểm soát mặn còn thiếu từ Kiên Lương đến Châu Thành (cống Âu thuyền T3 - Hòa Điền; cống kênh Nhánh; cống rạch Tà Niên)

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng TGLX.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND tỉnh

2

Vùng Tây sông Hậu và U Minh Thượng

2.1

Hoàn thiện hệ thống cống dưới đê biển Tây và nâng cấp tuyến đê này.

- Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 của UBND tỉnh KG.

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND các huyện: An Biên, An Minh.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND tỉnh

2.2

Đầu tư các cống còn thiếu trên tuyến đê bao Rừng quốc gia U Minh Thượng.

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND huyện U Minh Thượng.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND tỉnh

2.3

- Xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng theo các ô bao để điều tiết nước phục vụ sản xuất và kết hợp giao thông nông thôn.

- Xây dựng các tuyến đê, bờ bao phòng, chống thiên tai và bảo vệ sản xuất.

 

UBND các huyện vùng Tây sông Hậu và vùng U Minh Thượng.

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành liên quan.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

UBND các huyện.

2.4

Nạo vét các kênh lấy mặn của khu vực ven biển An Minh - An Biên để đảm bảo khả năng lấy mặn.

 

UBND huyện An Biên, An Minh.

Các sở, ngành liên quan.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

- UBND tỉnh.

- UBND huyện An Biên, An Minh.

2.5

- Nâng cấp các tuyến đê sông Cái Lớn, Cái Bé và dọc các kênh trục.

- Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục, cấp 1 nối sông Hậu với sông Cái Lớn, Cái Bé.

- Nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục và cấp 1 lấy nước vào vùng U Minh Thượng.

- Đắp bờ bao kiểm soát lũ vùng Tây Sông Hậu theo quy mô kênh cấp 2, các ô bao quy mô 300 - 500ha.

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh.

- UBND huyện vùng Tây Sông Hậu và vùng U Minh Thượng.

Các sở, ngành liên quan.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

- UBND tỉnh.

- UBND các huyện.

2.6

Hoàn thiện các công trình bảo vệ và PCCR rừng cho khu vực Rừng quốc gia U Minh Thượng.

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT.

- Các sở, ngành liên quan.

- UBND huyện U Minh Thượng.

Năm 2018 và các năm tiếp theo

- UBND tỉnh.

- UBND các huyện.

2.7

Đề xuất triển khai thực hiện Dự án ĐTXD hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (trong đó có xây dựng cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối 2 sông này).

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Thủy lợi 10)

UBND các tỉnh trong vùng dự án.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.8

Rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp với quy hoạch thủy lợi.

Quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt.

Các sở, ban, ngành và địa phương có công trình đầu tư xây dựng liên quan đến quy hoạch thủy lợi.

Các sở, ban, ngành liên quan.

 

- UBND tỉnh.

- UBND các huyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2018 thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 155/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/10/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Mai Anh Nhịn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/10/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản