Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 65TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH 

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC LỌAI HÌNH LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT XE MÔ TÔ, HAI BÁNH TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

căn cứ pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 22/HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1994 về chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng;
Thực hiện Chỉ thị của Phó thủ tướng Trần Đức Lương trong công văn số 327/KTTH ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ về việc quy định loại hình lắp ráp xe mô tô 2 bánh.
Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này: "Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất xe mô tô 2 bánh" thay thế Quyết định 89/TĐC-QĐ ngày 12 tháng 6 năm 1992.

Điều 2: Quy định này áp dụng cho các tổ chức được phép nhập khẩu linh kiện để lắp ráp và sản xuất xe mô tô hai bánh thuộc các thành phần kinh tế.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1995.

 

QUY ĐỊNH

 CÁC LỌAI HÌNH LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT XE MÔ TÔ, HAI BÁNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 65/TĐC-QĐ ngày 16 tháng 3 năm 1995)

1. Văn bản này Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất xe mô tô 2 bánh được lắp ráp từ các chi tiết, bộ phận mới, nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại Việt Nam và thay thế cho bản "Quy định các loại hình lắp ráp xe gắn máy, mô tô 2 bánh" ban hành theo Quyết định số 89/TĐC-QĐ ngày 12 tháng 6 năm 1992 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

2. "Các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước" trong văn bản này được hiểu là các chi tiết, bộ phận được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam từ các loại nguyên vật liệu trong công nghiệp.

3. Quy định 5 loại hình lắp ráp và sản xuất sau đây:

3.1. CKD1: Toàn bộ các chi tiết và cụm chi tiết nhập khẩu.

3.1.1. Động cơ: Cụm động cơ, hộp số, bộ phát điện hoàn chỉnh, chưa lắp ráp vào khung. Chế bào khí, bầu lọc khí, ổng giám âm để rời.

3.1.2. Khung xe: Toàn bộ các chi tiết liên kết bằng bu lông, đai ốc, vít đều để rời. Sơn hoàn chỉnh

3.1.3. Bộ phận truyền động: Vành, ổ bánh, nan hoa, săm lốp, hệ thống phanh, các bánh xích tải, xích tải để rời.

3.1.4. Bộ phận điều kiển: Toàn bộ các chi tiết liên kết bằng bu lông, đai ốc, vít đều để rời.

3.1.5. Hệ thống điện: Hệ thống điện, các đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu đều để rời.

3.1.6. Vỏ ốp và trang bị phụ tùng: Toàn bộ phần vở ốp và trang bị phụ tùng để rời.

Ghi chú: Phục lục 1 và 2 kèm theo văn bản này minh hoạ mức độ rời rạc các chi tiết, cụm chi tiết của loại hình CKD1 cho xe nữ và nam, không mang ý nghĩa kỹ thuật về mặt kết cấu. Nếu kết cấu của xe có các chi tiết đặc thù khác với phụ lục này thì việc đánh giá loại hình lắp ráp không tính đến chi tiết đó.

3.2. CKD2: Khác với loại hình CKD1 là toàn bộ các chi tiết trong động cơ, hộp số, bộ phận điện ở dạng rời.

Ghi chú: Đối với trường hợp các doanh nghiệp của Việt Nam chưa đủ điều kiện để lắp ráp động cơ, hộp số bộ phát điện từ các chi tiết rời thì được phép thay bằng việc sử dụng các chi tiết sản xuất trong nước có giá trị >= 5% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.3. IKD1: Khác với loại hình KCD2 là có sử dụng một số chi tiết nhựa, cao su, một số chi tiết của bộ phận truyền động sản xuất trong nước. Tổng giá trị các chi tiết bộ phận sản xuất trong nước có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.4. IKD2: Khác với loại hình IKD1 là phải có thêm phần khung xe, bộ phận điều khiển hoặc hệ thống điện sản xuất trong nước. Tổng giá trị các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước có giá trị lớn hơn hoặc bằng 30% của tổng giá trị xe nguyên chiếc.

3.5. IKD3: Khác với loại hình IKD2 là tổng giá trị các chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 60% của tổng giá trị xe nguyên chiếc, trong đó giá trị của các chi tiết thuộc về động cơ xe máy phải chiếm 30% giá trị của động cơ.

4. Cơ sở lắp ráp xe mô tô 2 bánh phải có dây chuyền công nghệ lắp ráp nêu trên (theo quy định riêng).

5. Cơ sở lắp ráp phải tổ chức kiểm tra chất lượng của xe và có phiếu thử nghiệm đạt yêu cầu cho xe xuất xưởng.

6. Tổng cục TCĐLCL và các đơn vị được uỷ quyền chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra việc chấp hành quy định này tài cơ sở lắp ráp theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và theo quy định hiện hành.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 65TĐC-QĐ năm 1995 Quy định các loại hình lắp ráp và sản xuất xe mô tô 2 bánh do Tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng ban hành

  • Số hiệu: 65TĐC-QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/03/1995
  • Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
  • Người ký:
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/1995
  • Ngày hết hiệu lực: 02/05/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản