Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2009/QÐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 05 tháng 5 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26.02.1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 28.4.2000; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29.4.2003;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP , ngày 27.10.2007 của Chính phủ, quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; Nghị định số 35/2005/NĐ-CP , ngày 17.3 .2005 của Chính phủ, v/v xử lý cán bộ, công chức; Thông tư số 03/TT-BNV , ngày 08.02.2006 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2005/NĐ-CP , ngày 17.3.2005 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân tỉnh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH |
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG VIỆC THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ ĐƯỢC GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Văn bản này quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Người đứng đầu) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
1. Quy định này áp dụng đối với Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau đây:
a) Các sở, ban, ngành (sau đây gọi chung là Sở) trực thuộc UBND tỉnh; các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các sở;
b) Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện) thuộc tỉnh; các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn của tỉnh;
d) Các doanh nghiệp Nhà nước do UBND tỉnh quản lý;
e) Một số Hội do UBND tỉnh cho phép thành lập và giao chỉ tiêu biên chế, hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động;
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, do ngành dọc Trung ương quản lý.
3. Cấp phó của Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như Người đứng đầu trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản uỷ quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực công tác được giao.
4. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm như Người đứng đầu.
1. Chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và quy định tại Văn bản này.
2. Cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 2, Điều 2 của văn bản này là người được phân công giúp Người đứng đầu quản lý, phụ trách một số lĩnh vực công tác nhất định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Căn cứ xác định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu và cấp phó của Người đứng đầu
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị do pháp luật quy định hoặc do cơ quan, Người có thẩm quyền giao;
2. Căn cứ vị trí, chức trách, nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm do pháp luật quy định;
3. Căn cứ quy định về mối quan hệ và nội dung phân cấp, phân quyền, phân công công tác giữa chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Người đứng đầu với cấp phó của Người đứng đầu trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Căn cứ nội dung chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu quy định tại Điều 6 Văn bản này.
Điều 5. Các hình thức xác định trách nhiệm đối với Người đứng đầu và cấp phó của Người đứng đầu.
Người đứng đầu và cấp phó của Người đứng đầu nếu vi phạm chế độ trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc quy định tại Điều 6 của Văn bản này, thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu
Người đứng đầu phải thực hiện chế độ trách nhiệm trên các nội dung công việc chủ yếu sau đây:
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách;
2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên;
3. Thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý và các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; lựa chọn và quyết định các chủ trương, giải pháp cần thiết, kịp thời để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định đó;
4. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành các văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành, nội quy, quy chế, điều lệ, quy định…), nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc thực hiện việc quản lý, điều hành thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền do pháp luật quy định;
5. Căn cứ quy định của pháp luật về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể: nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó; của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. Không để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không rõ ràng; bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện đúng pháp luật, đầy đủ và có kết quả tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao;
6. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, cử đi dự thi nâng ngạch, quyết định nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
7. Thực hiện việc quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng chế độ, chính sách, pháp luật các nguồn tài chính, tài sản công do Nhà nước giao quản lý, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát. Thực hiện tốt việc phòng, chống cháy, nổ và bảo đảm an toàn cơ quan, tổ chức, đơn vị;
8. Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
9. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho mọi hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất; chỉ đạo giải quyết có hiệu quả, đúng pháp luật và quy định của UBND tỉnh các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân trong phạm vi thẩm quyền được giao; chấp hành và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
10. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
11. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin, báo cáo theo quy định (báo cáo, thông tin đầy đủ, đúng nội dung, thời gian); tham dự đầy đủ, đúng thành phần và thời gian các cuộc họp do cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Người có thẩm quyền triệu tập, tổ chức;
12. Thực hiện các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Cấp có thẩm quyền khi quyết định bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của người được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu theo nguyên tắc:
a) Quyền hạn của người đứng đầu phải tương xứng với chức trách và nhiệm vụ được giao;
b) Quyền hạn, chức trách và nhiệm vụ giao cho Người đứng đầu phải rõ ràng, cụ thể.
2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị, thời gian cho Người đứng đầu để thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Mục 2. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu hoàn thành xuất sắc chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu do pháp luật quy định và các quy định tại văn bản này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật; được xem xét khi giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ cao hơn, xét nâng bậc lương trước thời hạn hoặc cử dự thi nâng ngạch theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các trường hợp bị xem xét xử lý khi vi phạm
1. Vi phạm chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu do pháp luật quy định và quy định tại Điều 6 của văn bản này;
2. Buông lỏng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, dẫn đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao; khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ, Người đứng đầu không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó; không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả;
3. Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ ràng; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cấp dưới thực hiện, dẫn đến cấp dưới vi phạm pháp luật hoặc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao kém chất lượng, hiệu quả, không đảm bảo thời gian quy định;
4. Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Người đứng đầu, nhưng không kịp thời xem xét, giải quyết theo quy định, gây hậu quả xấu cho cơ quan, tổ chức và công dân;
5. Đưa ra ý kiến chỉ đạo bằng văn bản hoặc bằng lời nói trái pháp luật, không rõ ràng, thiếu nhất quán, làm cho cấp dưới không có cơ sở thực hiện, hoặc thực hiện trái pháp luật, gây hậu quả xấu, lãng phí ngân sách, tài sản, thời gian của Nhà nước, tổ chức và công dân; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao;
6. Buông lỏng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, dẫn đến cấp phó, Người đại diện hoặc Người được ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà pháp luật đã giao cho Người đứng đầu;
7. Để cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí;
8. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết kém hiệu quả, không đúng pháp luật và quy định của UBND tỉnh; để tình trạng đơn thư thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, gây bức xúc cho tổ chức và công dân; chấp hành không nghiêm chỉnh hoặc để cấp dưới chấp hành không nghiêm chỉnh các quyết định và kết kuận sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
9. Xử lý không nghiêm minh (không kịp thời, không đúng mức) các hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.
Điều 10. Các hình thức xử lý vi phạm
1. Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm, phải chịu trách nhiệm về: dân sự, vật chất, hình sự, trách nhiệm khác, thì xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, và các quy định có liên quan khác thì áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP , ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ. Các hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng cụ thể như sau:
a) Áp dụng hình thức khiển trách:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đã bị phê bình mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên.
b) Áp dụng hình thức cảnh cáo:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đã bị khiển trách mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng, liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
c) Áp dụng hình thức hạ bậc lương:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng, liên quan đến đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định.
d) Áp dụng hình thức hạ ngạch:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đang trong thời gian bị kỷ luật hạ bậc lương mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng có tính chất nghiêm trọng, có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm.
đ) Áp dụng hình thức cách chức:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đang trong thời gian bị kỷ luật hạ ngạch mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng có tính chất rất nghiêm trọng, có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao.
e) Áp dụng hình thức buộc thôi việc:
Trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 9 của văn bản này, đang trong thời gian bị kỷ luật cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng trong đội ngũ cán bộ, công chức;
g) Ngoài các hình thức kỷ luật nêu trên, trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm phải kỷ luật theo các hình thức khác của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; bồi thường vật chất (nếu có) hoặc áp dụng các hành vi xử lý như:
Áp dụng hình thức phê bình (bằng văn bản) và thông báo rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc trong trường hợp Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu vi phạm lần đầu một trong các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 9 của văn bản này, nhưng chưa gây hậu quả.
Tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết để phục vụ cho công tác xem xét kỷ luật hoặc công tác điều tra theo quy định.
Điều 11. Nguyên tắc xử lý vi phạm
Việc miễn, giảm nhẹ; việc tăng nặng trách nhiệm đối với Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu; việc khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện, khởi kiện và kháng cáo việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP , ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ ”.
Điều 12. Thẩm quyền, trình tự xử lý vi phạm
Thẩm quyền, trình tự xử lý vi phạm chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu quy định tại Điều 2 của văn bản này thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Điều 13. Trách nhiệm của Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 2 của văn này có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy định tại văn bản này về chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu; cụ thể hoá quy định của UBND tỉnh cho phù hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và quy định tại văn bản này về chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu;
3. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
4. Tổng hợp tình hình, báo cáo cấp trên theo quy định về tình hình thực hiện chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Điều 14. Trách nhiệm của Chánh văn phòng UBND tỉnh
Giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi việc chấp hành chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu các sở, cơ quan cấp tỉnh do ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước, các Hội về chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; quy định chế độ hội họp do Chủ tịch UBND tỉnh triệu tập, tổ chức; chuẩn bị văn bản để Chủ tịch UBND tỉnh ký phê bình đối với Người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ trách nhiệm Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định;
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do UBND tỉnh quản lý hoặc các cơ quan của tỉnh do ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định việc xử lý khi Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên vi phạm chế độ trách nhiệm Người đứng đầu.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, do ngành dọc Trung ương quản lý ngoài việc thực hiện Nghị định số 157/2007/NĐ-CP , ngày 27.10.2007 của Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành, còn phải thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định nêu trên.
2. Khi người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, do ngành dọc Trung ương quản lý vi phạm chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương sẽ kiến nghị, phối hợp với cơ quan chủ quản để xử lý nghiêm theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2011/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh Long An
- 2Quyết định 74/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ, trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Quyết định 69/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 13/2008/QĐ-UBND Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 6Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 7Quyết định 2011/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh Long An
- 8Quyết định 74/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ, trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 9Quyết định 69/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10Quyết định 13/2008/QĐ-UBND Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Quyết định 64/2009/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
- Số hiệu: 64/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Trần Văn Túy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra