Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 636/QĐ-TCTK

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM NĂM 2024

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định ban hành phương án điều tra thống kê được phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-TCTK ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2024 của Tổng cục Thống kê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 2. Giao Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Vụ Thống kê Giá, các đơn vị có liên quan của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện khảo sát theo đúng Phương án quy định.

Điều 3. Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê, Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục Thống kê;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, TTDL (10).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hương

 

PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT MỨC SỐNG DÂN CƯ VIỆT NAM NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-TCTK ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU KHẢO SÁT

1. Mục đích

Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024 (viết tắt là KSMS 2024) là điều tra mẫu thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia được thực hiện nhằm mục đích: (i) thu thập thông tin, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư; (ii) thu thập thông tin tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng cho giai đoạn 2025-2030 phục vụ hoạch định chính sách, kế hoạch, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Yêu cầu

- Thực hiện khảo sát đúng các nội dung quy định trong Phương án.

- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng khảo sát theo quy định của Luật Thống kê.

- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc khảo sát đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Kết quả khảo sát phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ KHẢO SÁT

1. Phạm vi khảo sát

KSMS 2024 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh).

2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng của KSMS 2024 bao gồm:

- Hộ dân cư (viết gọn là hộ) và các thành viên hộ;

- Các xã có hộ được chọn khảo sát (viết gọn là xã).

5. Đơn vị khảo sát

Đơn vị khảo sát trong cuộc khảo sát này là hộ và xã được chọn khảo sát.

Hộ là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi.

Thành viên hộ là những người thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

(1) Cùng ăn, ở chung trong hộ từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.

(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.

Chủ hộ: Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.

Trong cuộc khảo sát này, có 5 trường hợp ngoại lệ dưới đây được coi là thành viên của hộ, cụ thể:

(1) Chủ hộ không ăn, ở trong hộ hơn 6 tháng.

(2) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng.

(3) Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả đã có hoặc chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc ở các cơ quan, xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức,...

(4) Học sinh, sinh viên, những người đi làm việc, đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong/ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ phải nuôi.

(5) Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và hộ phải nuôi toàn bộ.

Trong cuộc khảo sát này, có 2 trường hợp ngoại lệ dưới đây không được coi là thành viên của hộ, cụ thể:

(1) Người giúp việc có gia đình riêng sống ở nơi khác, bản thân có quỹ thu chi riêng và đang ở chung nhà, ăn chung với hộ.

(2) Người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài; người chết trong 12 tháng qua, mặc dù họ đã từng sống trong hộ hơn 6 tháng.

III. LOẠI ĐIỀU TRA

KSMS 2024 là cuộc Điều tra mẫu. Mẫu được thiết kế nhằm cung cấp các ước lượng tin cậy về thu nhập, nghèo đa chiều, chi tiêu, chi mua/đổi hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng để tính toán quyền số chỉ số giá tiêu dùng và các chỉ tiêu đánh giá mức sống khác.

KSMS 2024 được thiết kế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chọn địa bàn khảo sát

Các địa bàn khảo sát của từng tỉnh, thành phố được chọn từ mẫu chủ. Mẫu chủ được lập từ dàn mẫu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Giai đoạn 2: Chọn hộ khảo sát

Trong mỗi địa bàn được chọn, tiến hành chọn hộ khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (viết gọn là Cục TTDL) thực hiện chọn địa bàn khảo sát. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là Cục Thống kê) thực hiện rà soát, cập nhật địa bàn, cập nhật danh sách hộ, chọn hộ khảo sát của các địa bàn được chọn theo hướng dẫn.

Cục TTDL phân bổ và gửi danh sách các địa bàn đã chọn theo từng kỳ khảo sát cho Cục Thống kê để rà soát, cập nhật phục vụ việc chọn hộ khảo sát. Danh sách hộ của các địa bàn được chọn phải lưu giữ tại Cục Thống kê và tải lên Trang thông tin điện tử của KSMS 2024 vào ngày 25 tháng trước của tháng khảo sát để thực hiện chọn hộ.

Phương pháp chọn địa bàn khảo sát và chọn hộ khảo sát được quy định chi tiết tại Phụ lục.

IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

1. Thời điểm khảo sát

Thời điểm khảo sát là ngày điều tra viên (ĐTV) trực tiếp phỏng vấn và ghi phiếu tại hộ (đối với các phiếu hộ), nhân trắc viên trực tiếp cân đo các thành viên hộ dưới 16 tuổi và ghi thông tin vào phiếu (đối với nội dung về nhân trắc), đội trưởng phỏng vấn và ghi phiếu tại xã (đối với phiếu xã) trong khoảng thời gian khảo sát được quy định tại Mục 3, Phần IV Phương án này.

2. Thời kỳ khảo sát

Các chỉ tiêu thời kỳ trong cuộc khảo sát này có thời kỳ khảo sát (tham chiếu) là 30 ngày, 3 tháng hoặc 12 tháng trước thời điểm khảo sát. Thời kỳ khảo sát được quy định cụ thể tại phiếu khảo sát.

3. Thời gian khảo sát

KSMS 2024 được tiến hành trong 4 kỳ vào tháng 2, 5, 8 và 11 năm 2024. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ là 25 ngày (bao gồm cả thời gian di chuyển), bắt đầu vào ngày 01 đến ngày 25.

4. Phương pháp khảo sát

KSMS 2024 áp dụng phương pháp phỏng vấn và cân đo trực tiếp. ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng sử dụng phiếu điện tử được cài đặt trên thiết bị điện tử thông minh (CAPI) để thu thập thông tin.

- ĐTV có trách nhiệm đến gặp trực tiếp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ trên CAPI.

- Nhân trắc viên cân đo trực tiếp thành viên dưới 16 tuổi của hộ khảo sát và ghi thông tin vào phần nhân trắc trong phiếu CAPI.

- Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và người có liên quan, ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn xã trên CAPI.

Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng không được sao chép thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu điện tử.

V. NỘI DUNG, PHIẾU KHẢO SÁT

1. Nội dung khảo sát đối với hộ

Nội dung khảo sát đối với hộ và các thành viên hộ gồm:

- Thông tin định danh của hộ.

- Thông tin của thành viên hộ về nhân khẩu học, giáo dục, y tế, nhân trắc, việc làm và tiền lương, tiền công.

- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thu nhập và các khoản thu nhập khác của hộ.

- Thông tin về chi tiêu của hộ, gồm: chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa,... và chi khác.

- Thông tin về điều kiện sống của hộ gồm: Nhà ở, điện, nguồn nước sử dụng, điều kiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền.

- Thông tin về công nghệ thông tin và truyền thông.

2. Nội dung khảo sát đối với xã

Thu thập thông tin phản ánh điều kiện sống trong phạm vi xã ảnh hưởng đến mức sống của hộ, gồm:

- Tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện và nguồn nước.

- Tình trạng kinh tế: tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản lượng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội, môi trường, tín dụng và tiết kiệm.

3. Phiếu khảo sát

Cuộc khảo sát sử dụng các loại phiếu khảo sát sau:

- Phiếu số 1A/TN-QSG24-HO: Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Phiếu số 1B/TNCT24-HO: Phiếu phỏng vấn hộ (thu nhập và chi tiêu).

- Phiếu số 1C/QSG24-HO: Phiếu phỏng vấn hộ (quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Phiếu số 2/KSMS24-XA: Phiếu phỏng vấn xã.

VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG KHẢO SÁT

KSMS 2024 sử dụng các danh mục và bảng phân loại thống kê sau:

1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ cập nhật đến thời điểm rà soát địa bàn mẫu.

2. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Danh mục các dân tộc Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Quy trình xử lý thông tin

Sau khi hoàn thành việc điền thông tin của hộ khảo sát, xã khảo sát vào phiếu điện tử, ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng thực hiện đồng bộ dữ liệu về hệ thống máy chủ của Tổng cục Thống kê.

Giám sát viên các cấp thực hiện việc giám sát, phúc tra, kiểm tra thông tin, hoàn thiện và nghiệm thu số liệu.

2. Tổng hợp kết quả khảo sát

Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (viết gọn là Vụ XHMT) chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Giá (viết gọn là Vụ TKG) và các đơn vị liên quan để thiết kế biểu tổng hợp kết quả đầu ra và hướng dẫn cách tính chi tiết cho từng chỉ tiêu tương ứng với biểu và phiếu phỏng vấn.

Cục TTDL chủ trì xây dựng phần mềm, công cụ để tổng hợp các chỉ tiêu theo mẫu biểu.

VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNHKSMS 2024 được thực hiện theo kế hoạch sau:

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện/hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Xây dựng và hoàn thiện Phương án khảo sát

Tháng 5 - 7/2023

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG, đơn vị liên quan

2

Thiết kế và hoàn thiện phiếu khảo sát

Tháng 5 - 12/2023

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

3

Thiết kế biểu đầu ra và hướng dẫn cách tính

Tháng 12/2023

Vụ XHMT, Vụ TKG

Cục TTDL

4

Xây dựng Sổ tay nghiệp vụ và các tài liệu khác

Tháng 6 - 12/2023

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

5

Chọn và phân bổ địa bàn khảo sát

Tháng 12/2023

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

6

Xây dựng các chương trình phần mềm (bao gồm xây dựng yêu cầu về thiết kế bảng hỏi, yêu cầu chức năng của các phần mềm)

Tháng 8/2023 - 01/2024

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

7

In tài liệu

Tháng 01/2024

Cục TTDL, CTK

Đơn vị liên quan

8

Tổ chức hội nghị tập huấn cấp trung ương và cấp tỉnh

Tháng 01/2024

Cục TTDL, CTK

Vụ XHMT, Vụ TKG VPTC, đơn vị liên quan

9

Rà soát và cập nhật địa bàn mẫu, cập nhật bảng kê hộ và chọn hộ khảo sát

Ngày 25 các tháng 1, 4, 7 và 10 năm 2024

CTK

Cục TTDL

10

Thu thập thông tin tại địa bàn

Tháng 2, 5, 8 và 11 năm 2024

CTK

Cục TTDL, đơn vị liên quan

11

Kiểm tra, phúc tra, giám sát việc khảo sát tại địa bàn

Hằng kỳ

Cục TTDL, CTK

Vụ XHMT, Vụ TKG, Vụ PCTT, đơn vị liên quan

12

Kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu

Hằng kỳ

Cục TTDL, CTK

Vụ XHMT, Vụ TKG

13

Xử lý số liệu khảo sát

Tháng 3/2024 - 3/2025

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

14

Tổng hợp kết quả sơ bộ

Tháng 3, 6, 9, và 12 năm 2024

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

15

Tổng hợp kết quả chính thức

Tháng 2-3/2025

Cục TTDL

Vụ XHMT, Vụ TKG

16

Chuẩn bị công bố kết quả khảo sát

Tháng 4/2025

Vụ XHMT, Vụ TKG

Cục TTDL

IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

1. Công tác chuẩn bị

a) Chọn, rà soát và cập nhật mẫu khảo sát

Cục TTDL thực hiện chọn, phân bổ và gửi danh sách các địa bàn mẫu theo từng kỳ khảo sát tới Cục Thống kê.

Cục Thống kê rà soát, cập nhật địa bàn mẫu, cập nhật bảng kê hộ và chọn hộ khảo sát theo hướng dẫn.

b) Tuyển chọn Điều tra viên, nhân trắc viên và đội trưởng

Cuộc khảo sát có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó có các lĩnh vực nhạy cảm nên ĐTV và đội trưởng phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh nghiệm phỏng vấn khai thác thông tin, thông thạo địa bàn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khỏe. Nhân trắc viên là người có kiến thức về y tế, có phương tiện để thực hiện cân đo và có thể thực hiện việc cân, đo nhân trắc, ưu tiên nhân viên tại trạm y tế xã/phường/thị trấn.

Tại mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có địa bàn khảo sát cần lập 01 đội khảo sát gồm 02 - 05 ĐTV, 01 nhân trắc viên và 01 đội trưởng. Đội trưởng là lãnh đạo hoặc công chức có kinh nghiệm của Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (viết gọn là Chi cục Thống kê) hoặc của Cục Thống kê.

ĐTV có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân công để thu thập thông tin và điền trực tiếp vào phiếu khảo sát điện tử.

Nhân trắc viên có trách nhiệm trực tiếp đến các hộ được phân công để đo chiều cao, cân nặng của các thành viên hộ dưới 16 tuổi và điền trực tiếp vào phiếu khảo sát điện tử.

Đội trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công việc khảo sát tại địa bàn được phân công; dự phỏng vấn của ĐTV; kiểm tra, duyệt và nghiệm thu toàn bộ dữ liệu khảo sát do ĐTV, nhân trắc viên thu thập; thu thập thông tin xã và điền vào phiếu điện tử.

c) Tập huấn nghiệp vụ

Tổ chức tập huấn hai cấp:

* Cấp trung ương

Tổng cục Thống kê tổ chức các hội nghị tập huấn trong thời gian 03 ngày, trong đó:

- Hội nghị tập huấn phiếu thu nhập - quyền số chỉ số giá tiêu dùng, phiếu thu nhập - chi tiêu. Thời gian: 02 ngày;

- Hội nghị tập huấn phiếu xã, hướng dẫn cài đặt các phần mềm, sử dụng Trang thông tin điện tử của KSMS 2024 và các phiếu điện tử. Thời gian: 01 ngày.

Thành phần tham gia tập huấn gồm:

Tổng cục Thống kê: Lãnh đạo và công chức, viên chức của Cục TTDL; Vụ XHMT; Vụ TKG; Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê; Vụ Kế hoạch tài chính; Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê và các đơn vị liên quan khác thuộc Tổng cục Thống kê.

Cục Thống kê: Lãnh đạo Cục, lãnh đạo phòng và công chức của Phòng Thu thập thông tin thống kê; lãnh đạo phòng và công chức của Phòng Thống kê Xã hội; lãnh đạo phòng và công chức của Phòng Thống kê Kinh tế.

* Cấp tỉnh

Cục Thống kê tổ chức các hội nghị tập huấn trong thời gian 03 ngày, trong đó:

- Hội nghị tập huấn phiếu thu nhập - quyền số chỉ số giá tiêu dùng, phiếu thu nhập - chi tiêu. Thời gian: 02 ngày;

- Hội nghị tập huấn phiếu xã, hướng dẫn cài đặt các phần mềm, sử dụng Trang thông tin điện tử của KSMS 2024 và các phiếu điện tử. Thời gian: 01 ngày.

Thành phần tham gia tập huấn là lực lượng tham gia khảo sát ở địa phương, gồm: Giám sát viên, lãnh đạo Chi cục Thống kê có địa bàn khảo sát, đội trưởng, nhân trắc viên và ĐTV.

Nội dung tập huấn gồm: Quán triệt Phương án khảo sát, kế hoạch thực hiện tại địa phương, hướng dẫn chọn hộ, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật cân nặng và đo chiều cao, cách cài đặt trang thông tin và các phiếu điện tử vào thiết bị thông minh, cách điền thông tin vào các phiếu điện tử, cách đồng bộ dữ liệu, kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu trực tuyến và các chức năng khác liên quan.

Đặc biệt, ở các hội nghị tập huấn cả hai cấp trung ương và cấp tỉnh cần dành thời gian thích hợp để thảo luận những điểm cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện KSMS các năm trước; nâng cao kỹ năng thực hành phỏng vấn và điền phiếu điện tử cũng như xử lý các lỗi thường gặp.

d) Công tác tuyên truyền

Tổng cục Thống kê phát hành Thư gửi hộ tham gia khảo sát và giao ĐTV giới thiệu đầy đủ nội dung Thư và chuyển tới hộ để động viên, làm rõ mục đích và lợi ích của cuộc khảo sát nhằm giúp hộ xác định được trách nhiệm và vinh dự, sẵn sàng phối hợp và cung cấp thông tin chính xác cho ĐTV và nhân trắc viên.

Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (viết gọn là UBND xã) có địa bàn khảo sát tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ được chọn tham gia khảo sát bằng các hình thức thích hợp.

đ) Tài liệu khảo sát

Tài liệu khảo sát bao gồm: Thư gửi hộ, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng trang thông tin, sử dụng các phiếu điện tử do Tổng cục Thống kê biên soạn, Cục Thống kê chủ động in và phân phối tại địa phương bảo đảm đủ, đúng thời gian quy định.

e) Chương trình phần mềm

Chương trình phần mềm sử dụng trong khảo sát bao gồm: Chương trình phần mềm phục vụ rà soát và cập nhật đơn vị khảo sát; chương trình chọn mẫu đơn vị khảo sát; chương trình khảo sát trên CAPI; các chương trình quản lý giám sát, kiểm tra và duyệt phiếu điện tử, chương trình tổng hợp kết quả khảo sát...

2. Thu thập thông tin

Cục Thống kê thực hiện thu thập thông tin tại địa bàn khảo sát của 4 kỳ vào tháng 2, 5, 8 và 11 năm 2024.

Tại mỗi xã, phường, thị trấn có địa bàn khảo sát, đội trưởng báo cáo và thống nhất với UBND xã, phường, thị trấn kế hoạch tổ chức thu thập thông tin tại địa phương. Sau khi thống nhất, đội trưởng và cán bộ thôn, ấp, bản, tổ dân phố thông báo kế hoạch phỏng vấn đến hộ để chủ hộ và các thành viên có liên quan trong hộ chủ động sắp xếp công việc, có mặt ở nhà tiếp ĐTV, nhân trắc viên. Kế hoạch phỏng vấn phải thông báo trước thời điểm ĐTV, nhân trắc viên đến phỏng vấn, cân nặng và đo chiều cao khoảng 3-5 ngày.

Đội trưởng lập bảng phân công khối lượng công việc cho từng ĐTV, nhân trắc viên và báo cáo Cục Thống kê để bố trí kế hoạch kiểm tra, giám sát ở địa bàn.

Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, ĐTV phải trực tiếp gặp chủ hộ và thành viên trong hộ để phỏng vấn thu thập thông tin, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để thay thế cho phỏng vấn trực tiếp.

Căn cứ vào kế hoạch do đội trưởng bố trí, nhân trắc viên phải trực tiếp gặp các thành viên dưới 16 tuổi của hộ để cân nặng và đo chiều cao, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để lấy thông tin nhân trắc.

ĐTV và nhân trắc viên phải tuân thủ quy trình phỏng vấn hộ được quy định trong sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ KSMS 2024.

Quy định từ khâu thu thập thông tin đến khi hoàn thiện phiếu được nghiệm thu, mỗi ĐTV hoàn thành 01 hộ trong 2,5 ngày đối với phiếu 1A/TN-QSG24-HO, 02 ngày đối với phiếu 1B/TNCT24-HO, 1,5 ngày đối với phiếu 1C/QSG24-HO; mỗi nhân trắc viên hoàn thành 01 địa bàn trong 05 ngày; mỗi đội trưởng hoàn thành 1 phiếu xã trong 02 ngày.

3. Công tác kiểm tra, giám sát

Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc khảo sát, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc khảo sát.

Cục TTDL chịu trách nhiệm xây dựng trình Lãnh đạo Tổng cục và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tổng cục Thống kê đối với KSMS 2024. Lực lượng giám sát, kiểm tra bao gồm lãnh đạo và công chức, viên chức của Cục TTDL, Vụ XHMT, Vụ TKG, Vụ Kế hoạch tài chính và các đơn vị liên quan.

Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Cục Thống kê đối với KSMS 2024 tại địa phương. Lực lượng kiểm tra, giám sát ở địa phương là lãnh đạo, công chức Phòng Thu thập thông tin thống kê, Phòng Thống kê Xã hội, Phòng Thống kê kinh tế và các phòng liên quan khác.

Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ chức và thực hiện các quy trình khảo sát, quy trình cân đo, thực hiện quy định đến phỏng vấn đúng hộ, cân đo đúng đối tượng đã phân công cho ĐTV và nhân trắc viên, cách phỏng vấn, kỹ thuật cân đo và điền phiếu điện tử của ĐTV và nhân trắc viên, việc chấp hành các thủ tục hành chính.

Đội trưởng chịu trách nhiệm dự phỏng vấn của ĐTV, dự cân đo của nhân trắc viên để kiểm tra kỹ năng giao tiếp, việc thu thập, việc cân đo và điền thông tin vào phiếu khảo sát điện tử; kiểm tra tất cả phiếu khảo sát đã hoàn thành của đội; hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.

Giám sát viên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện khảo sát của các đội khảo sát theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các hộ khảo sát đã được đội trưởng xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên và đội trưởng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử.

Giám sát viên cấp trung ương kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện khảo sát của các Cực Thống kê theo đúng kế hoạch, kiểm tra thông tin của các hộ khảo sát đã được giám sát viên cấp tỉnh xác nhận nghiệm thu hoặc đội trưởng đội khảo sát xác nhận hoàn thành, hỗ trợ ĐTV, nhân trắc viên, đội trưởng và giám sát viên cấp tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng liên quan đến các phiếu điện tử và Trang thông tin của KSMS 2024.

4. Công tác phúc tra

Cục Thống kê chọn ngẫu nhiên 10% số hộ đã phỏng vấn để thực hiện phúc tra theo phiếu Phúc tra hộ (Phiếu số 3/KSMS24-PT) trên CAPI nhằm đánh giá chất lượng cuộc khảo sát. Để bảo đảm chất lượng của phúc tra, Cục Thống kê cần lựa chọn người có kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các phiếu điện tử KSMS 2024, có trách nhiệm cao trực tiếp tới hộ được chọn để phúc tra. Khi thực hiện phúc tra, phúc tra viên tuyệt đối không để lộ thông tin của hộ được chọn phúc tra.

5. Nghiệm thu, xử lý thông tin và công bố kết quả

a) Nghiệm thu phiếu khảo sát

- Cục TTDL chủ trì nghiệm thu dữ liệu khảo sát hàng kỳ trên phạm vi cả nước.

- Cục Thống kê chủ trì nghiệm thu dữ liệu khảo sát hằng kỳ trên phạm vi tỉnh.

Quy trình nghiệm thu như sau:

(1) Đội trưởng nghiệm thu và xác nhận từng phiếu khảo sát điện tử đã hoàn thành của các ĐTV, nhân trắc viên trong đội.

(2) Giám sát viên cấp tỉnh kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu khảo sát của tất cả các địa bàn khảo sát trên Trang thông tin điện tử KSMS 2024.

(3) Giám sát viên cấp trung ương kiểm tra và nghiệm thu dữ liệu khảo sát cấp tỉnh.

b) Xử lý thông tin

Cục TTDL chủ trì phối hợp với Vụ XHMT, Vụ TKG và Cục Thống kê thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khảo sát phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát; thực hiện tính quyền số và tổng hợp kết quả đầu ra theo yêu cầu.

c) Công bố kết quả khảo sát

Kết quả KSMS 2024 được công bố vào tháng 4/2025.

6. Tổ chức thực hiện

a) Cục TTDL: Chủ trì, phối hợp với Vụ XHMT, Vụ TKG và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai KSMS 2024 gồm: Xây dựng phương án khảo sát; phiếu khảo sát; thiết kế và chọn mẫu; xây dựng các chương trình phần mềm (bao gồm việc yêu cầu xây dựng chương trình và kiểm thử phần mềm); biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khảo sát và hướng dẫn sử dụng phần mềm; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu dữ liệu khảo sát; tính quyền số suy rộng; thiết kế mẫu biểu sử dụng chung và tổng hợp kết quả khảo sát;...

b) Vụ XHMT: Chủ trì, phối hợp với Vụ TKG xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra, kiểm tra hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra, phân tích và chuẩn bị công bố kết quả khảo sát. Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, phiếu khảo sát; xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khảo sát; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu;...

c) Vụ TKG: Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, phiếu khảo sát; xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khảo sát; tổ chức tập huấn; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, làm sạch vả hoàn thiện cơ sở dữ liệu; phối hợp với Vụ XHMT xây dựng mẫu biểu tổng hợp kết quả đầu ra, kiểm tra hệ biểu tổng hợp kết quả đầu ra, phân tích và chuẩn bị công bố kết quả khảo sát.

d) Vụ Kế hoạch tài chính: Chủ trì, phối hợp với Cục TTDL, Vụ XHMT, Vụ TKG dự trù kinh phí khảo sát; hướng dẫn sử dụng, quản lý và quyết toán kinh phí khảo sát.

đ) Văn phòng Tổng cục Thống kê: Phối hợp với Cục TTDL và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tập huấn cấp trung ương, thực hiện công tác giám sát, biên soạn, phát hành báo cáo kết quả khảo sát.

e) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê: Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra cuộc khảo sát theo kế hoạch được phê duyệt.

g) Cục Thống kê: Tổ chức, chỉ đạo toàn diện cuộc khảo sát trên địa bàn tỉnh từ khâu rà soát, cập nhật đơn vị khảo sát; tuyển chọn; tập huấn cho ĐTV, nhân trắc viên và GSV; thu thập thông tin; giám sát, kiểm tra; phúc tra; nghiệm thu phiếu khảo sát...

X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA

Kinh phí KSMS 2024 do Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan.

Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra theo đúng quy định của văn bản hiện hành.

Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc KSMS 2024 theo đúng nội dung của Phương án điều tra văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và các chế độ tài chính hiện hành.

Các điều kiện vật chất khác: Sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành thống kê./.

 

PHỤ LỤC

Chọn mẫu KSMS 2024 và quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2024

KSMS 2024 là cuộc điều tra mẫu được thiết kế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cỡ mẫu gồm 72 054 hộ, Trong đó, 37 596 hộ để thu thập thông tin về thu nhập, nghèo đa chiều và chi mua/đổi hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng để tính toán quyền số chỉ số tiêu dùng (viết gọn là hộ thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng); 9 399 hộ được thu thập thông tin về thu nhập, nghèo đa chiều và chi tiêu (viết gọn là hộ thu nhập chỉ tiêu); và 25 059 hộ thu thập thông tin về chi mua/đổi hàng hóa/dịch vụ tiêu dùng để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng (viết gọn là hộ quyền số chỉ số giá tiêu dùng). Hộ khảo sát, được chọn từ 4 177 địa bàn của Mẫu chủ 2019 theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Mẫu của KSMS 2024 gồm 2 nhóm mẫu, cụ thể như sau:

* Nhóm mẫu 1: Gồm 46 995 hộ dân cư được chọn từ 3133 địa bàn của Khảo sát mức sống dân cư 2024, gồm 2 phần:

Phần 1 - Có 37 596 hộ thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng.

Phần 2- Có 9 399 hộ thu nhập chỉ tiêu.

- Nhóm mẫu 2: Gồm 25 059 hộ quyền số chỉ số giá tiêu dùng, gồm 2 phần:

Phần 1 - Có 9 399 hộ quyền số chỉ số giá tiêu dùng được chọn trong 3 133 địa bàn của Khảo sát mức sống dân cư 2024, mỗi địa bàn chọn 3 hộ ngoài các hộ đã được chọn cho Mẫu 1.

Phần 2- Có 15 660 hộ quyền số chỉ số giá tiêu dùng được chọn trong 1 044 địa bàn (ngoài mẫu Khảo sát mức sống dân cư 2024) từ Mẫu chủ 2019, mỗi địa bàn chọn 15 hộ.

Mẫu khảo sát được thiết kế theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Chọn địa bàn khảo sát

Chọn 4 177 địa bàn khảo sát, cụ thể như sau:

Mẫu 1: Chọn 3 133 địa bàn, trong đó chia làm 4 nhóm:

(1) Nhóm 1 gồm 25% địa bàn được chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát chỉ trong Khảo sát mức sống dân cư năm 2022;

(2) Nhóm 2 gồm 25% địa bàn được chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát cả trong Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 và 2023;

(3) Nhóm 3 gồm 25% địa bàn được chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát chỉ trong Khảo sát mức sống dân cư năm 2023;

(4) Nhóm 4 gồm 25% được chọn mới từ mẫu chủ.

Mẫu 2: Chọn 1 044 địa bàn từ Mẫu chủ 2019, không trùng địa bàn của Khảo sát mức sống dân cư 2024 .

- Giai đoạn 2. Chọn hộ khảo sát

Đối với địa bàn được chọn lại từ KSMS 2022, 2023: Chọn tất cả các hộ đã được khảo sát tương ứng với 3 nhóm mẫu (1), (2) và (3). Đối với trường hợp các hộ đã khảo sát không đủ 15 hộ một địa bàn thì chọn hộ bổ sung, thay thế theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống được hướng dẫn tại sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ KSMS 2024.

Đối với địa bàn được chọn mới: Chọn 20 hộ từ bảng kê danh sách các hộ của địa bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức (gồm: 12 hộ thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng và 3 hộ thu nhập chỉ tiêu) và 5 hộ dự phòng, chi tiết về chọn mẫu được đề cập trong Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ KSMS 2024.

Đối với địa bàn thuộc Mẫu 2 Phần 1: Mỗi địa bàn chọn 3 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống ngoài các hộ đã được chọn cho Mẫu 1.

Đối với địa bàn thuộc Mẫu 2 Phần 2: Chọn 20 hộ từ bảng kê danh sách các hộ của 1 044 địa bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức và 5 hộ dự phòng.

Địa bàn và mẫu khảo sát được phân bổ cho 4 kỳ để tổ chức thu thập số liệu vào các tháng 2, 5, 8 và 11 năm 2024, cụ thể ở cấp độ toàn quốc như sau:

Thời gian khảo sát

Số địa bàn

Số hộ

Tổng số

Mẫu 1

Mẫu 2

Phần 1

Phần 2

Phần 1

Phần 2

Tổng số

4 177

72 054

37 596

9 399

9 399

15 660

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

Kỳ 1: Tháng 2/2024

1 306

24 291

9 408

2 352

2 352

7 830

Kỳ 2: Tháng 5/2024

783

11 745

9 396

2 349

2 349

 

Kỳ 3: Tháng 8/2024

1 305

24 273

9 396

2 349

2 349

7 830

Kỳ 4: Tháng 11/2024

783

11 745

9 396

2 349

2 349

 

 

Quy mô mẫu theo thành thị, nông thôn các tỉnh/TP và các loại mẫu cụ thể như sau:

 

Thành thị

Nông thôn

Chung cả nước

Số hộ theo từng loại phiếu

Chung các loại mẫu

Số hộ theo từng loại phiếu

Chung các loại mẫu

Số hộ theo từng loại phiếu

Chung các loại mẫu

Hộ TN- CT

Hộ TN và QS chỉ số giá TD

Hộ QS chỉ số giá TD

Hộ TN- CT

Hộ TN và QS chỉ số giá TD

Hộ QS chỉ số giá TD

Hộ TN- CT

Hộ TN và QS chỉ số giá TD

Hộ QS chỉ số giá TD

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chung cả nước

2 826

11 304

8 076

22 206

6 573

26 292

16 983

49 848

9 399

37 596

25 059

72 054

Tỉnh/Thành Phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1-Thành phố Hà Nội

198

792

423

1413

222

888

492

1 602

420

1 680

915

3015

2-Tỉnh Hà Giang

21

84

81

186

84

336

294

714

105

420

375

900

4-Tỉnh Cao Bằng

27

108

72

207

75

300

195

570

102

408

267

777

6-Tỉnh Bắc Kạn

18

72

48

138

84

336

159

579

102

408

207

717

8-Tỉnh Tuyên Quang

18

72

48

138

96

384

276

756

114

456

324

894

10-Tỉnh Lào Cai

27

108

102

237

75

300

285

660

102

408

387

897

11-Tỉnh Điện Biên

21

84

96

201

81

324

156

561

102

408

252

762

12-Tỉnh Lai Châu

24

96

54

174

78

312

153

543

102

408

207

717

14-Tỉnh Sơn La

24

96

84

204

102

408

372

882

126

504

456

1 086

15-Tỉnh Yên Bái

27

108

87

222

87

348

222

657

114

456

309

879

17-Tỉnh Hoà Bình

21

84

66

171

93

372

288

753

114

456

354

924

19-Tỉnh Thái Nguyên

45

180

105

330

102

408

267

777

147

588

372

1 107

20-Tỉnh Lạng Sơn

24

96

84

204

84

336

264

684

108

432

348

888

22-Tỉnh Quảng Ninh

87

348

222

657

60

240

135

435

147

588

357

1 092

24-Tỉnh Bắc Giang

21

84

51

156

147

588

387

1 122

168

672

438

1 278

25-Tỉnh Phú Thọ

30

120

75

225

126

504

351

981

156

624

426

1 206

26-Tỉnh Vĩnh Phúc

36

144

111

291

99

396

279

774

135

540

390

1 065

27-Tỉnh Bắc Ninh

39

156

114

309

99

396

249

744

138

552

363

1 053

30-Tỉnh Hải Dương

39

156

99

294

144

576

309

1 029

183

732

408

1 323

31-Thành phố Hải Phòng

87

348

342

777

99

396

174

669

186

744

516

1 446

33-Tỉnh Hưng Yên

18

72

33

123

129

516

309

954

147

588

342

1 077

34-Tỉnh Thái Bình

18

72

48

138

171

684

351

1 206

189

756

399

1 344

35-Tỉnh Hà Nam

15

60

30

105

108

432

213

753

123

492

243

858

36-Tỉnh Nam Định

36

144

96

276

159

636

354

1 149

195

780

450

1 425

37-Tỉnh Ninh Bình

27

108

72

207

102

408

267

777

129

516

339

984

38-Tỉnh Thanh Hóa

36

144

111

291

210

840

390

1 440

246

984

501

1 731

40-Tỉnh Nghệ An

36

144

96

276

189

756

429

1 374

225

900

525

1 650

42-Tỉnh Hà Tĩnh

27

108

57

192

123

492

318

933

150

600

375

1 125

44-Tỉnh Quảng Bình

27

108

87

222

93

372

213

678

120

480

300

900

45-Tỉnh Quảng Trị

30

120

90

240

72

288

207

567

102

408

297

807

46-Tỉnh Thừa Thiên Huế

57

228

207

492

78

312

228

618

135

540

435

1 110

48-Thành phố Đà Nẵng

108

432

228

768

15

60

45

120

123

492

273

888

49-Tỉnh Quảng Nam

39

156

99

294

120

480

345

945

159

636

444

1 239

51-Tỉnh Quảng Ngãi

24

96

69

189

123

492

333

948

147

588

402

1 137

52-Tỉnh Bình Định

51

204

141

396

111

444

306

861

162

648

447

1 257

54-Tỉnh Phú Yên

33

132

93

258

90

360

270

720

123

492

363

978

56-Tỉnh Khánh Hòa

57

228

192

477

81

324

201

606

138

552

393

1 083

58-Tỉnh Ninh Thuận

39

156

144

339

63

252

213

528

102

408

357

867

60-Tỉnh Bình Thuận

54

216

174

444

81

324

261

666

135

540

435

1 110

62-Tỉnh Kon Tum

33

132

123

288

69

276

219

564

102

408

342

852

64-Tỉnh Gia Lai

45

180

350

375

96

384

261

741

141

564

411

1 116

66-Tỉnh Đắk Lắk

48

192

108

348

117

468

162

747

165

660

270

1 095

67-Tỉnh Đắk Nông

15

60

135

210

87

348

117

552

102

408

252

762

68-Tỉnh Lâm Đồng

57

228

162

447

84

336

264

684

141

564

426

1 131

70-Tỉnh Bình Phước

21

84

51

156

99

396

249

744

120

480

300

900

72-Tỉnh Tây Ninh

24

96

69

189

111

444

321

876

135

540

390

1 065

74-Tỉnh Bình Dương

114

456

309

879

63

252

228

543

177

708

537

1 422

75-Tỉnh Đồng Nai

72

288

222

582

135

540

375

1 050

207

828

597

1 632

77-Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

63

252

183

498

69

276

189

534

132

528

372

1 032

79-Thành phố Hồ Chí Minh

291

1 164

741

2 196

60

240

180

480

351

1 404

921

2 676

80-Tỉnh Long An

27

108

87

222

129

516

354

999

156

624

441

1 221

82-Tỉnh Tiền Giang

24

96

84

204

147

588

372

1 107

171

684

456

1 311

83-Tỉnh Bến Tre

15

60

45

120

138

552

363

1 053

153

612

408

1 173

84-Tỉnh Trà Vinh

21

84

66

171

108

432

318

858

129

516

384

1 029

86-Tỉnh Vĩnh Long

24

96

69

189

111

444

306

861

135

540

375

1 050

87-Tỉnh Đồng Tháp

30

120

90

240

138

552

363

1 053

168

672

453

1 293

89-Tỉnh An Giang

54

216

159

429

132

528

357

1 017

186

744

516

1 446

91-Tỉnh Kiên Giang

45

180

150

375

117

468

357

942

162

648

507

1 317

92-Thành phố Cần Thơ

93

372

153

618

45

180

120

345

138

552

273

963

93-Tỉnh Hậu Giang

30

120

150

300

81

324

126

531

111

444

276

831

94-Tỉnh Sóc Trăng

48

192

153

393

96

384

291

771

144

576

444

1 164

95-Tỉnh Bạc Liêu

33

132

93

258

81

324

246

651

114

456

339

909

96-Tỉnh Cà Mau

33

132

93

258

105

420

285

810

138

552

378

1 068

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 636/QĐ-TCTK năm 2023 về Phương án Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2024 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành

  • Số hiệu: 636/QĐ-TCTK
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/07/2023
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thống kê
  • Người ký: Nguyễn Thị Hương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản