Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2014/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 09 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Thực hiện Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 914/SCT-KHTC ngày
06/9/2014; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 953/BC-STP ngày 06/9/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung thực hiện Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 91/2014/NQ-HĐND NGÀY 16/7/2014 CỦA HĐND TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ YẾU SẢN XUẤT TRONG TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định một số nội dung thực hiện Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND).
2. Quy định này áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Điều 1, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND; bao gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm sản xuất, chế biến trong tỉnh.
b) Tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức), cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (lúa, lạc, rau củ quả, thực phẩm chất lượng cao, bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao, chè, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng, lợn, bò, hươu, tôm và các loại hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao); nấm; muối; các sản phẩm công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; dược; mây tre đan; máy móc dụng cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; cơ khí; khoáng sản chế biến sâu; gạch, ngói không nung; sản phẩm thu hút nhiều lao động nông thôn, đóng góp nhiều ngân sách, nhưng có khó khăn trong tiêu thụ (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trên 50% và tổ chức, cá nhân chế biến, tiêu thụ gỗ dăm).
c) Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tiêu thụ một số sản phẩm, lĩnh vực ưu tiên phát triển hoặc xuất khẩu.
d) Tổ chức, cá nhân có hệ thống phân phối quy mô lớn thực hiện tiêu thụ hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách
1. Nguồn kinh phí
a) Nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương: Lồng ghép từ nguồn hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và các nguồn huy động hợp pháp khác.
b) Nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm sản xuất chủ yếu trong tỉnh.
c) Nguồn ngân sách huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) cân đối bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế, nguồn tăng thu ngân sách và các nguồn khác để thực hiện chính sách.
2. Tổng nhu cầu nguồn vốn hỗ trợ chính sách (2014 - 2020): 231.640 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 21.900 triệu đồng.
- Ngân sách tỉnh: 198.940 triệu đồng.
- Ngân sách huyện: 10.800 triệu đồng.
Điều 3. Xây dựng kế hoạch và dự toán
1. Hàng năm, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nội dung, mức hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020, các sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch và dự toán như sau:
a) Các sở, ngành, UBND cấp huyện lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tiêu thụ một số sản phẩm sản xuất trong tỉnh; tài liệu thuyết minh cụ thể về địa điểm, quy mô, đối tượng, đơn vị thực hiện cho từng nội dung cụ thể, gửi Sở Công Thương.
b) Trên cơ sở kế hoạch, dự toán của cơ quan, đơn vị: Sở Công Thương rà soát, tổng hợp xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Trên cơ sở kế hoạch, dự toán của Sở Công Thương gửi đến:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến nguồn kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan để thống nhất lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thống nhất phương án đưa vào dự toán lồng ghép kinh phí thực hiện từ các nguồn: Đầu tư XDCB, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW...vv.
d) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách trong kế hoạch vốn đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia và dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.
e) UBND cấp huyện chủ động bố trí ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế, tăng thu ngân sách và các nguồn khác để đưa vào dự toán chi ngân sách hàng năm.
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 91/2014/NQ-HĐND
Điều 4. Cơ chế thực hiện hỗ trợ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn, thu nhận hồ sơ, kiểm tra, nghiệm thu, ban hành quyết định phân bổ và quyết toán kinh phí đúng quy định đối với các nội dung sau:
a) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng rau, củ quả ứng dụng công nghệ cao hoặc sản xuất tại các cánh đồng lớn trong tỉnh, có ki ốt cố định và kinh doanh thường xuyên tại các chợ, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến trên địa bàn từ 03 năm trở lên, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản lượng tiêu thụ tối thiểu 25 tấn/năm, được hỗ trợ kinh phí để đầu tư, mua sắm thiết bị, duy trì cửa hàng, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/năm, thời gian không quá 3 năm (Điểm c, Khoản 1, Điều 7, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND).
b) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân thu mua nhung hươu trên địa bàn tỉnh, có hợp đồng tiêu thụ ổn định với các nhà máy chế biến nhung hươu, hoặc hệ thống phân phối nhung hươu trong và ngoài nước từ 02 năm trở lên, mức thu mua tối thiểu 300 kg/năm, được hỗ trợ 50% kinh phí mua trang thiết bị bảo quản, dự trữ phục vụ tiêu thụ, mức hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân (Khoản 4, Điều 7, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND).
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện hướng dẫn, thu nhận hồ sơ, kiểm tra và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí đối với các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND ngoài các nội dung đã phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện tại Khoản 1, Điều 4, Quy định này.
3. Đối với các nội dung quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND: Các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện cơ chế hỗ trợ theo các quy định hiện hành của Trung ương và UBND tỉnh.
Điều 5. Thời gian nhận hồ sơ và xét hỗ trợ
1. Đối với các nội dung do Sở Công Thương và Sở Tài chính chủ trì thực hiện theo Khoản 2, Điều 4, Quy định này; thời gian xét hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện 2 đợt trong năm:
a) Đợt 1:
- Thời gian nhận hồ sơ đợt 1: Bắt đầu từ ngày 01/6 đến hết ngày 15/6.
- Xem xét hỗ trợ các nội dung của tháng 12 năm trước và phát sinh trong 5 tháng đầu năm hiện tại (các nội dung phát sinh từ ngày 01/12 năm trước đến ngày 31/5 của năm hiện tại).
b) Đợt 2:
- Thời gian nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ đợt 2: Bắt đầu từ ngày 01/12 đến ngày 15/12.
- Xem xét hỗ trợ các nội dung phát sinh từ ngày 01/6 đến ngày 30/11 của năm hiện tại và các nội dung chưa hỗ trợ theo quy định.
2. Các nội dung do UBND cấp huyện chủ trì thực hiện theo Khoản 1, Điều 4, Quy định này; thời gian xét hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được thực hiện một đợt trong năm:
a) Thời gian nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Bắt đầu từ ngày 15/11 đến ngày 30/11.
b) Nội dung xét hỗ trợ: Hỗ trợ các nội dung phát sinh từ ngày 25/11 năm trước đến ngày 25/11 của năm hiện tại và các nội dung chưa được hỗ trợ theo quy định.
Điều 6. Quy trình thực hiện hỗ trợ
1. Các nội dung do Sở Công Thương và Sở Tài chính chủ trì thực hiện theo Khoản 2, Điều 4, Quy định này, quy trình thực hiện hỗ trợ như sau:
a) Các tổ chức, cá nhân căn cứ vào các nội dung đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND chuẩn bị và nộp 02 bộ hồ sơ theo Quy định này: 01 bộ về Sở Công Thương; 01 bộ về Sở Tài chính (khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu).
b) Căn cứ vào hồ sơ của tổ chức, cá nhân, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, xác định đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cụ thể trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.
c) Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ chứng từ liên quan, thực hiện cấp phát và thanh quyết toán theo chế độ quy định.
d) Thực hiện quyết toán hỗ trợ: Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, làm biên bản quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
2. Các nội dung do UBND cấp huyện chủ trì thực hiện theo Khoản 1, Điều 4, Quy định này, quy trình thực hiện hỗ trợ như sau:
a) Các tổ chức, cá nhân căn cứ vào các nội dung đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ theo Quy định này về UBND cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện (khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu).
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân, Phòng chuyên môn UBND cấp huyện kiểm tra, xác định đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cụ thể trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định phân bổ, cấp phát kinh phí cho các tổ chức, cá nhân và thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Điều 7. Các hồ sơ bắt buộc chung
1. Tờ trình đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này).
2. Bản sao một trong các loại giấy tờ sau (bản sao có đóng dấu treo của tổ chức, doanh nghiệp):
a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
b) Đối với cá nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ, chứng từ liên quan chứng minh khối lượng, giá trị hàng hóa sản xuất trong tỉnh đã thực hiện tiêu thụ.
4. Ngoài các hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này, tùy theo từng nội dung đề nghị hỗ trợ cụ thể, các tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ liên quan được quy định tại Điều 8, 9, 10,11 của Quy định này.
5. Đối với một số hồ sơ, chứng từ quan trọng được soạn thảo bằng tiếng nước ngoài, phải được dịch ra tiếng Việt có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ nhiều nội dung, có yêu cầu hồ sơ, chứng từ giống nhau thì tổ chức, cá nhân được sử dụng 01 loại hồ sơ cho các nội dung đề nghị hỗ trợ.
1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị (Khoản 2, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
a) Điều kiện được hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản, hệ thống cửa hàng, ki ốt đảm bảo đúng quy định để phục vụ tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh, được quyết toán và đưa vào sử dụng.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Thiết kế, dự toán và Biên bản nghiệm thu đầu tư xây dựng; các chứng từ thanh quyết toán liên quan đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị theo quy định.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 25% chi phí đầu tư xây dựng mới, mua sắm thiết bị mới kho bảo quản nhưng không quá 1,5 tỷ đồng đối với kho có thể tích chứa từ 1.000m3 trở lên; không quá 500 triệu đồng đối với kho có thể tích chứa từ 150m3 đến dưới 1.000m3.
2. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng (Khoản 3, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
a) Điều kiện, nguyên tắc, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
b) Hàng năm ngân sách tỉnh cấp bù kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND nhưng không thuộc đối tượng tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014.
3. Hỗ trợ chi phí vận chuyển (Khoản 4, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
a) Điều kiện hỗ trợ:
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên; Quy mô tiêu thụ tối thiểu 300 tấn sản phẩm/năm; Khoảng cách vận chuyển tối thiểu trên 60km.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
Hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh đảm bảo đúng quy định có xác nhận của UBND cấp xã (thời gian cam kết thực hiện tiêu thụ sản phẩm tối thiểu 2 năm).
Các chứng từ liên quan đến mua bán, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa đảm bảo quy mô tối thiểu 300 tấn/năm;
Bảng kê tổng hợp kèm các chứng từ chứng minh về khối lượng vận chuyển, giá trị sản phẩm, cự ly vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 80.000 đồng/tấn đối với khoảng cách vận chuyển dưới 200km, tối đa 150.000 đồng/tấn đối với khoảng cách từ 200km trở lên. Mức hỗ trợ không quá 400 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm, thời gian hỗ trợ không quá 3 năm/tổ chức, cá nhân.
4. Hỗ trợ chi phí xây dựng, thuê cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm (Khoản 5, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
a) Điều kiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên, đảm bảo đúng quy định với quy mô tối thiểu 200 tấn sản phẩm/năm hoặc giá trị hàng hóa tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; xây dựng hoặc thuê cửa hàng đảm bảo đúng quy định, diện tích cửa hàng tối thiểu 30m2.
b) Hỗ trợ xây dựng mới cửa hàng:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh có xác nhận của UBND cấp xã; bảng kê kèm theo hồ sơ chứng từ chứng minh sản phẩm tiêu thụ đạt trên 200 tấn sản phẩm/năm hoặc giá trị hàng hóa tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; dự toán, biên bản bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán theo quy định; ảnh chụp tổng thể cửa hàng.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 20% chi phí xây dựng, không quá 100 triệu đồng/cửa hàng có diện tích từ 100m2 trở lên, không quá 50 triệu đồng/cửa hàng có diện tích từ 30m2 đến dưới 100m2.
c) Hỗ trợ đối với chi phí thuê cửa hàng hoặc mặt bằng kinh doanh cố định:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc mặt bằng kinh doanh cố định từ 2 năm trở lên có xác nhận của UBND cấp xã và các chứng từ thanh quyết toán theo quy định; bảng kê kèm theo hồ sơ chứng từ chứng minh sản phẩm tiêu thụ đạt trên 200 tấn sản phẩm/năm hoặc giá trị hàng hóa tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; ảnh chụp tổng thể cửa hàng.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí, mức hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/năm đối với cửa hàng có diện tích từ 100m2 trở lên, tối đa 15 triệu đồng/năm đối với cửa hàng có diện tích từ 30m2 đến dưới 100m2.
5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm (Khoản 6, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND).
a) Hỗ trợ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc website thương mại (Điểm a, Khoản 6, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng và các chứng từ thanh toán chi phí đăng quảng cáo trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng hoặc website thương mại; các thông tin, hình ảnh chứng minh đơn vị đã thực hiện quảng cáo (Ảnh chụp của Website nơi đăng quảng cáo của tổ chức, cá nhân, hoặc đĩa phim đã quảng cáo; hình ảnh, tin, bài đã đăng trong các báo, tạp chí).
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 50% tính trên giá trị hợp đồng quảng cáo thực tế phát sinh nhưng không quá 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
b) Hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp website hoặc thuê gian hàng tại các sàn thương mại điện tử có uy tín (Điểm b, Khoản 6, Điều 6):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân tự thiết kế, xây dựng website: Các chứng từ thanh toán liên quan đến chi phí xây dựng và duy trì website; thông tin, hình ảnh mô tả website của doanh nghiệp đã thực hiện.
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp thiết kế, xây dựng website: Hợp đồng kèm theo chứng từ thanh toán chi phí thuê các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng website hoặc thuê gian hàng thương mại điện tử theo quy định; thông tin, hình ảnh mô tả website, gian hàng của tổ chức, cá nhân.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 50% tổng chi phí, không quá 25 triệu đồng/tổ chức, cá nhân; hỗ trợ 50% chi phí duy trì tên miền, thuê không gian lưu trữ website cho 3 năm tiếp theo, mức hỗ trợ không quá 2 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
c) Hỗ trợ chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm (Điểm e, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân có doanh thu hoặc giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ tối thiểu 01 tỷ đồng/năm.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề; bảng kê kèm theo hồ sơ chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ đạt tối thiểu 01 tỷ đồng/năm; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan đến thiết kế, in ấn, sản xuất bao bì, nhãn mác, giấy hộp đóng gói.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm hàng hóa (thiết kế, in ấn, sản xuất bao bì, nhãn mác, giấy hộp đóng gói), nhưng tối đa 150 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm; thời gian hỗ trợ không quá 3 năm/tổ chức, cá nhân.
đ) Hỗ trợ chi phí tổ chức phiên chợ, hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa sản phẩm của tỉnh bán ở địa bàn nông thôn (Điểm f, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Quy mô tối thiểu mỗi phiên chợ trên 10 gian hàng tiêu chuẩn/phiên; chưa được hưởng các hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí lắp đặt, xây dựng gian hàng, vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức bán hàng; Kế hoạch tổ chức phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về bán ở địa bàn nông thôn có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc Sở Công Thương; Báo cáo kết quả về tình hình thực hiện tổ chức các phiên chợ, chương trình đưa sản phẩm của tỉnh về bán hàng tại địa bàn nông thôn.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí, tối đa không quá 30 triệu đồng/01 đợt bán hàng từ 02 đến 04 ngày.
e) Hỗ trợ tổ chức lễ hội xúc tiến thương mại (Điểm g, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân chế biến, tiêu thụ hàng trong tỉnh có doanh thu hoặc giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ đạt từ 400 tỷ đồng/năm trở lên, chưa được hưởng các hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề kèm theo các hồ sơ, chứng từ chứng minh doanh thu hoặc giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ đạt từ 400 tỷ đồng/năm trở lên; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan phục vụ tổ chức lễ hội theo quy định; báo cáo kết quả tham gia thực hiện lễ hội.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí tổ chức, không quá 300 triệu đồng/lễ hội, không quá 02 lễ hội/tổ chức, doanh nghiệp/năm.
f) Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến giao thương, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước (Điểm h, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Chưa được hưởng các hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
+ Trường hợp doanh nghiệp tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường theo chương trình chung của tỉnh, hồ sơ gồm: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đăng ký tham gia chương trình của doanh nghiệp được sự đồng ý của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.
+ Trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ không thuộc chương trình của tỉnh nhưng được UBND tỉnh đồng ý, hồ sơ gồm: Giấy mời hoặc văn bản đề nghị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì tổ chức; Văn bản đồng ý của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền; Bảng kê tổng hợp các chi phí kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí, tối đa không quá 10 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức trong nước với khoảng cách dưới 300km; không quá 20 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức trong nước với khoảng cách từ 300km trở lên; không quá 40 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức tại nước ngoài.
g) Hỗ trợ điều tra, khảo sát thị trường (Điểm i, Khoản 6, Điều 6):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Kế hoạch khảo sát, nghiên cứu thị trường; các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan phục vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, xuất bản ấn phẩm; Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát kèm theo các cơ sở dữ liệu đã khảo sát, điều tra.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 30 triệu đồng/01 loại sản phẩm.
h) Hỗ trợ thiết kế, đăng ký, xây dựng thương hiệu sản phẩm (Điểm k, Khoản 6, Điều 6):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng và các hồ sơ, chứng từ thanh toán liên quan đến thiết kế, đăng ký và xây dựng thương hiệu; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí, tối đa không quá 15 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
i) Hỗ trợ kinh phí quảng bá, xây dựng bảng hiệu (Điểm l, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân có nhà máy (cơ sở) sản xuất trên địa bàn, có doanh thu sản xuất chế biến hoặc tiêu thụ đạt trên 200 tỷ đồng/năm.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng kèm theo các hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán các chi phí liên quan thiết kế, in ấn, lắp đặt bảng hiệu với đơn vị cung cấp; báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề kèm theo các hồ sơ, chứng từ chứng minh doanh thu sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt trên 200 tỷ đồng/năm; biên bản nghiệm thu hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân; ảnh chụp các bảng hiệu đã thực hiện xây dựng, lắp đặt.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 20% kinh phí, không quá 01 triệu đồng/bảng hiệu có diện tích dưới 20m2 và 2 triệu đồng/bảng hiệu có diện tích từ 20m2 trở lên; không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
k) Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng (Điểm m, Khoản 6, Điều 6):
- Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên, thực hiện tìm kiếm, ký kết và đưa hàng hóa vào bán trong các siêu thị, hệ thống phân phối lớn, với mức tiêu thụ đạt trên 70 tấn sản phẩm/năm.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Bảng kê, kèm các hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 70 tấn sản phẩm/năm; Hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh giữa tổ chức, cá nhân với các siêu thị, hệ thống phân phối lớn; hồ sơ, chứng từ liên quan chứng minh về giá trị, khối lượng hàng hóa đã bán trong siêu thị, hệ thống phân phối lớn.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ một lần kinh phí xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng, tối đa 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
+ Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại tối đa bằng 01% tính trên giá trị sản phẩm, hàng hóa thực tế đã tiêu thụ trong siêu thị hoặc hệ thống phân phối, nhưng không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
6. Hỗ trợ đào tạo lao động (Khoản 7, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, hồ sơ gồm: Kế hoạch đào tạo, tập huấn được UBND tỉnh đồng ý và các hồ sơ, chứng từ thanh toán chi phí liên quan để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn theo quy định.
- Đối với các tổ chức, cá nhân, hồ sơ gồm: Hợp đồng, hồ sơ, chứng từ thanh toán chi phí đào tạo ký kết giữa tổ chức thực hiện (trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp) hoặc giấy mời, văn bản đăng ký tham gia đào tạo (trường hợp tổ chức, cá nhân cử người tham gia các lớp đào tạo); danh sách người lao động được đào tạo kèm theo bản sao chứng chỉ/giấy chứng nhận do tổ chức đào tạo cấp.
b) Mức hỗ trợ:
- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: Mức hỗ trợ 100% chi phí theo quy định để thực hiện các nội dung tại Điểm a, Khoản 7, Điều 6, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND.
- Đối với tổ chức, cá nhân: Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo 01 lần, mức hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng/lao động.
1. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm rau, củ quả công nghệ cao hoặc sản xuất tại cánh đồng lớn (Khoản 1, Điều 7):
a) Hỗ trợ chi phí xây dựng kho lạnh, mua xe lạnh (Điểm a, Khoản 1, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên, đảm bảo đúng quy định; sản lượng tiêu thụ tối thiểu 300 tấn/năm, hoặc tiêu thụ rau củ quả được sản xuất tại cánh đồng lớn trong tỉnh với diện tích trên 15 ha.
+ Thực hiện xây dựng mới kho lạnh, hoặc mua xe chuyên dụng mới, trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.
- Hỗ trợ chi phí xây dựng kho lạnh:
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với người sản xuất, chế biến có xác nhận của UBND cấp xã; bảng kê kèm theo chứng từ chứng minh đã tiêu thụ sản phẩm đạt mức quy định; thiết kế, dự toán, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng và các hồ sơ thanh quyết toán liên quan theo quy định.
+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 25% chi phí xây dựng mới kho lạnh để bảo quản sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/đối với kho lạnh có thể tích chứa từ 1.000m3 trở lên, không quá 500 triệu đồng đối với kho lạnh có thể tích chứa từ 100m3 đến dưới 1.000m3.
- Hỗ trợ chi phí mua xe lạnh:
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với người sản xuất có xác nhận của UBND cấp xã; bảng kê kèm theo chứng từ chứng minh đã tiêu thụ sản phẩm đạt mức quy định; hợp đồng kinh tế kèm theo chứng từ thanh toán mua xe lạnh hợp lệ; Giấy đăng ký sở hữu phương tiện (bản sao có chứng thực).
+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 25% chi phí mua xe lạnh để vận chuyển sản phẩm; mức hỗ trợ không quá 1,5 tỷ đồng/xe đối với xe lạnh trọng tải từ 5 tấn trở lên, không quá 500 triệu đồng/xe đối với xe lạnh có trọng tải từ 1,5 tấn đến dưới 5 tấn.
b) Hỗ trợ trong trường hợp trên địa bàn tỉnh có biến động lớn về thị trường (Điểm b, Khoản 1, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Có hợp đồng tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên; sản lượng tiêu thụ tối thiểu đạt 300 tấn/năm; trên địa bàn tỉnh có biến động lớn về thị trường kéo dài từ 02 tháng trở lên, giá cả thị trường rau, củ quả cùng loại thấp hơn trên 20% giá đã ký kết với người dân.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo chênh lệch giá cả thị trường có xác nhận của Sở Công Thương, Sở Tài chính; Hợp đồng liên kết tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với người sản xuất có xác nhận của UBND cấp xã; các hồ sơ, chứng từ liên quan đến dự trữ, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường (chứng từ mua bán hàng hóa, phiếu xuất nhập kho).
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% đối với phần chênh lệch, nhưng không quá 500.000 đồng/tấn sản phẩm, không quá 300 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
c) Hỗ trợ mua sắm thiết bị, duy trì cửa hàng kinh doanh rau, củ, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Điểm c, Khoản 1, Điều 7):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến trên địa bàn đảm bảo tổng thời gian cam kết tiêu thụ từ 03 năm trở lên.
+ Các hồ sơ, chứng từ thanh toán chi phí thuê và duy trì cửa hàng.
+ Bảng kê, kèm theo các hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 25 tấn/năm.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 3 triệu đồng/năm, thời gian không quá 3 năm.
2. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lợn (Khoản 2, Điều 7)
a) Hỗ trợ chi phí tổ chức thu mua, dự trữ (Điểm a, Khoản 2, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô vừa và nhỏ theo hướng liên kết với hộ nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh; sản lượng tối thiểu 1.000 con/năm.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết với hộ nông dân trong việc cung ứng, bao tiêu sản phẩm có xác nhận của UBND cấp xã; hồ sơ, chứng từ liên quan thu mua, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm lợn.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30.000 đồng/01 con lợn thịt.
b) Hỗ trợ chi phí tổ chức thu mua cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh thu mua lợn thịt và bán ra ngoại tỉnh (Điểm b, Khoản 2, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Mức thu mua tối thiểu 1.500 con/năm; xuất bán sản phẩm ra ngoại tỉnh có xác nhận của cơ quan Thú y.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Bảng kê kết quả tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ra ngoại tỉnh có xác nhận của Chi cục Thú y, kèm theo hồ sơ kiểm dịch.
+ Hồ sơ, chứng từ liên quan đến thu mua, vận chuyển lợn thịt đi tiêu thụ ngoại tỉnh.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 20.000 đồng/con lợn thịt.
c) Hỗ trợ chi phí xây dựng mới kho lạnh, mua xe chuyên dụng (Điểm c, Khoản 2, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng liên kết tiêu thụ lợn thịt ổn định, lâu dài từ 02 năm trở lên.
+ Sản lượng thu mua, tiêu thụ đạt trên 500 tấn thịt hơi/năm.
+ Thực hiện xây dựng mới hoặc mua xe chuyên dụng mới, trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.
- Hỗ trợ chi phí xây dựng kho lạnh:
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ lợn thịt với người sản xuất, chăn nuôi lợn; bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 500 tấn thịt hơi/năm; hồ sơ xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị kho lạnh (thiết kế, dự toán, biên bản nghiệm thu và các chứng từ thanh quyết toán liên quan).
+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 25% chi phí, tối đa không quá 2 tỷ đồng/đối với kho lạnh có tổng thể tích chứa từ 1.000m3 trở lên, không quá 500 triệu đồng đối với kho lạnh có thể tích chứa từ 200m3 đến dưới 1.000m3.
- Hỗ trợ chi phí mua xe chuyên dụng:
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ lợn thịt với người sản xuất, chăn nuôi lợn; bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 500 tấn thịt hơi/năm; các chứng từ thanh toán mua xe hợp lệ; Giấy đăng ký sở hữu phương tiện (bản sao có chứng thực).
+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 25% chi phí, không quá 1,5 tỷ đồng/xe đối với xe trọng tải từ 5 tấn trở lên; không quá 500 triệu đồng/xe đối với xe có trọng tải từ 1,5 tấn đến dưới 5 tấn.
d) Hỗ trợ chi phí trong trường hợp trên địa bàn tỉnh có biến động lớn về thị trường thịt lợn (Điểm d, Khoản 2, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Có hợp đồng tiêu thụ lợn thịt ổn định, thời gian cam kết tiêu thụ từ 02 năm trở lên cho người dân trong tỉnh, sản lượng tối thiểu 500 tấn thịt hơi/năm.
+ Trên địa bàn tỉnh có biến động lớn về thị trường thịt lợn kéo dài từ 02 tháng trở lên, làm giá thị trường thấp hơn trên 20% giá hợp đồng thu mua cho người dân, được Sở Công Thương và Sở Tài chính xác nhận.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Báo cáo chênh lệch giá cả thị trường có xác nhận của Sở Công Thương, Sở Tài chính.
+ Hợp đồng liên kết tiêu thụ lợn thịt với người sản xuất, chăn nuôi trong tỉnh có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ đạt trên 500 tấn thịt hơi/năm.
+ Hợp đồng kèm chứng từ thanh toán liên quan đến dự trữ, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% đối với phần chênh lệch, nhưng không quá 2,0 triệu đồng/tấn.
3. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bò (Khoản 3, Điều 7)
a) Hỗ trợ thu mua (Điểm a, Khoản 3, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Thu mua sản phẩm bò thịt cho các hộ dân trong tỉnh, xuất bán ra ngoại tỉnh; đạt mức thu mua tối thiểu 500 con/năm.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Bảng kê kết quả tiêu thụ sản phẩm bò đi bán ngoại tỉnh có xác nhận của Chi cục Thú y, kèm theo hồ sơ kiểm dịch.
+ Hồ sơ, chứng từ liên quan tổ chức thu mua, vận chuyển bò đi tiêu thụ ngoại tỉnh.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100.000 đồng/01 con bò thịt.
b) Hỗ trợ chi phí xây dựng chuồng trại nuôi nhốt dự trữ bò để tiêu thụ (Điểm b, Khoản 3, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Liên kết thu mua, chế biến, tiêu thụ cho người dân trong tỉnh từ 02 năm trở lên; sản lượng tiêu thụ tối thiểu 500 con/năm; xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh, môi trường, diện tích chuồng trại tối thiểu 100m2.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hồ sơ thiết kế, Dự toán, Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng chuồng trại và các chứng từ thanh quyết toán liên quan.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 30% chi phí xây dựng, tối đa 70 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
4. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Hươu (Khoản 4, Điều 7)
a) Điều kiện hỗ trợ: Thu mua nhung hươu trên địa bàn tỉnh, có hợp đồng tiêu thụ ổn định với các nhà máy chế biến nhung hươu, hệ thống phân phối nhung hươu từ 02 năm trở lên, mức thu mua tối thiểu 300kg/năm.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Hợp đồng tiêu thụ nhung hươu với nhà máy chế biến nhung hươu, hệ thống phân phối.
- Bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ nhung hươu đạt trên 300 kg/năm.
- Chứng từ mua sắm trang thiết bị bảo quản, dự trữ phục vụ tiêu thụ.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí mua trang thiết bị bảo quản, dự trữ phục vụ tiêu thụ, mức hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
5. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản (Khoản 5, Điều 7)
a) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ hoặc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho người dân từ 02 năm trở lên, sản lượng chế biến tiêu thụ từ 150 tấn/năm trở lên.
b) Hỗ trợ chi phí mua sắm mới phương tiện, thiết bị phục vụ bảo quản tiêu thụ (Điểm a, Khoản 5, Điều 7):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ thủy sản với tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có xác nhận của UBND cấp xã; bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ thủy sản đạt trên 150 tấn/năm; hồ sơ, chứng từ mua mới trang thiết bị bảo quản, dự trữ phục vụ tiêu thụ.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 30% chi phí, tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
c) Hỗ trợ chi phí xây dựng mới kho lạnh để bảo quản sản phẩm (Điểm b, Khoản 5, Điều 7):
- Điều kiện hỗ trợ: Thực hiện xây dựng mới, đảm bảo đúng quy định, tổng diện tích kho lạnh tối thiểu 200m3.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản với tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có xác nhận của UBND cấp xã; bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng tiêu thụ thủy sản đạt trên 150 tấn/năm; hồ sơ xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị kho lạnh (thiết kế, dự toán, biên bản nghiệm thu và các chứng từ thanh quyết toán liên quan).
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 15% chi phí, tối đa không quá 750 triệu đồng/đối với kho lạnh có tổng thể tích chứa từ 1.000m3 trở lên, không quá 250 triệu đồng đối với kho lạnh có thể tích chứa từ 200m3 đến dưới 1.000m3.
1. Điều kiện hỗ trợ
Các tổ chức, cá nhân ngoại tỉnh có hệ thống tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức, cá nhân sản xuất chế biến trong tỉnh từ 02 năm trở lên, sản lượng tiêu thụ đạt tối thiểu 300 tấn/năm đối với rau, củ quả và trên 500 tấn/năm đối với gia súc, gia cầm, thủy sản.
a) Hỗ trợ chi phí xây dựng điểm cố định thu mua, kho chứa, bảo quản sản phẩm (Điểm a, Điều 8):
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Hợp đồng thu mua sản phẩm với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
+ Biên bản bàn giao, nghiệm thu, đưa vào sử dụng và các chứng từ thanh quyết toán liên quan đến xây dựng mới (đảm bảo đúng quy định) điểm cố định thu mua, kho chứa; Ảnh chụp tổng thể cửa hàng, kho chứa, bảo quản sản phẩm.
+ Bảng kê kết quả tiêu thụ kèm theo hồ sơ, chứng từ chứng minh sản lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí, không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ ngoại tỉnh.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, Quy định này.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 80.000 đồng/tấn, đối với khoảng cách vận chuyển dưới 200km, tối đa 130.000 đ/tấn đối với khoảng cách từ 200km trở lên. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm. Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm/tổ chức, cá nhân.
Điều 11. Hỗ trợ xuất khẩu (Điều 9, Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND)
1. Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và khai thác thông tin thị trường xuất khẩu (Điểm a, Điều 9)
a) Hỗ trợ chi phí khai thác thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau; hợp đồng, chứng từ liên quan đến khai thác thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường xuất khẩu.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí, không quá 20 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
b) Hỗ trợ chi phí tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm ra thị trường nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau; hợp đồng và các chứng từ thanh toán thuê đăng quảng cáo; các thông tin, hình ảnh chứng minh tổ chức, cá nhân đã thực hiện quảng cáo (ảnh của Website nơi đăng quảng cáo của doanh nghiệp, hoặc phim đã quảng cáo, hoặc hình ảnh, tin, bài quảng bá trong các tạp chí...).
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí, không quá 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
c) Hỗ trợ chi phí thuê chuyên gia, môi giới, làm dịch vụ xuất khẩu trong và ngoài nước:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Hợp đồng, chứng từ thanh toán thuê chuyên gia, môi giới tư vấn xuất khẩu, báo cáo kết quả và chứng từ liên quan hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường được môi giới, tư vấn.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí, không quá 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
2. Hỗ trợ chi phí xúc tiến, xuất khẩu sang thị trường mới hoặc sản phẩm mới (Điểm b, Điều 9)
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu các mặt hàng mới hoặc vào một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mới mà đến thời điểm xét hỗ trợ chưa có tổ chức, cá nhân nào trong tỉnh xuất khẩu đến quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
- Tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc mặt hàng mới phải đạt từ 10.000 USD trở lên.
Tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc mặt hàng mới là giá trị của tất cả các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng mới hoặc thị trường mới cộng dồn đến thời điểm xét hỗ trợ.
- Mỗi mặt hàng mới, quốc gia, vùng lãnh thổ mới chỉ được hỗ trợ 1 lần.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của tổ chức, cá nhân.
- Báo cáo kết quả kèm theo các chứng từ liên quan đến xuất khẩu sang thị trường mới hoặc mặt hàng mới.
- Hợp đồng xuất khẩu (hoặc ủy thác xuất khẩu); Tờ khai hải quan xuất khẩu có xác nhận đã thông quan và chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu.
c) Mức hỗ trợ:
- Đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100.000 USD đến dưới 300.000 USD/năm cho mỗi loại mặt hàng hoặc quốc gia được hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng.
- Đạt kim ngạch xuất khẩu từ 300.000 USD/năm trở lên cho mỗi loại mặt hàng hoặc quốc gia được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng.
- Đối với các đơn vị mới tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có kim ngạch xuất khẩu đến thời điểm xét hỗ trợ nếu đạt kim ngạch từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD thì được hỗ trợ 01 lần các chi phí về xúc tiến thương mại, gia nhập thị trường... với mức tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
3. Hỗ trợ chi phí đầu tư dự án sản xuất hàng xuất khẩu (Điểm c, Điều 9)
a) Điều kiện hỗ trợ: Sau khi dự án đầu tư, nâng cấp nhà máy, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã có sản phẩm xuất khẩu.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của tổ chức, cá nhân.
- Hồ sơ xây dựng cơ bản hoặc đầu tư lắp đặt nhà máy, dây chuyền công nghệ theo quy định.
- Báo cáo kết quả xuất khẩu do dự án mang lại kèm theo bản sao Hợp đồng và Tờ khai xuất khẩu có đóng dấu thực xuất của cơ quan hải quan.
c) Mức hỗ trợ: Tùy vào tính chất quan trọng, hiệu quả của các dự án đầu tư, Liên sở Công Thương, Tài chính xem xét và đề xuất mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án nhưng tối đa bằng 7% tổng giá trị đầu tư dự án nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
4. Hỗ trợ chi phí thu mua dự trữ hàng hóa, nguyên liệu chế biến xuất khẩu (Điểm d, Điều 9)
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Bảng kê giá trị kim ngạch xuất khẩu (kê theo thứ tự ngày tháng của tờ khai hải quan).
- Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai hải quan có xác nhận đã thông quan và chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu.
- Chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức thu mua, dự trữ hàng hóa, nguyên liệu.
b) Mức hỗ trợ: Căn cứ tình hình thực tế từng thời kỳ, mức độ ưu tiên, Liên Sở Công Thương - Tài chính xem xét, đề xuất mức hỗ trợ cụ thể cho từng tổ chức, doanh nghiệp nhưng không quá 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp phát sinh trong năm, không quá 1 tỷ đồng/tổ chức, cá nhân/năm.
Mức độ ưu tiên: Ưu tiên các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất, chế biến vừa xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuất trên địa bàn; xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thuộc danh mục sản phẩm chủ lực sản xuất trên địa bàn tỉnh; giải quyết nhiều việc làm, mức độ đóng nộp ngân sách nhà nước; tổ chức, cá nhân có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30%.
5. Hỗ trợ kinh phí tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Hà Tĩnh mua hàng (Điểm e, Điều 9)
a) Điều kiện hỗ trợ: Thực hiện sau khi có hợp đồng ký kết và đã thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của doanh nghiệp; hồ sơ, chứng từ liên quan đến đón tiếp và làm việc với đoàn doanh nghiệp nước ngoài; hợp đồng ký kết với tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và chứng từ chứng minh khối lượng sản phẩm thực tế đã tiêu thụ.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% kinh phí, không quá 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
6. Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp ở nước ngoài (Điểm f, Điều 9)
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của doanh nghiệp; hồ sơ, chứng từ thanh toán các chi phí liên quan đến đăng ký xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa; Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu của tổ chức có thẩm quyền cấp.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 70% kinh phí, không quá 50 triệu đồng/sản phẩm/quốc gia; không quá 5 quốc gia/tổ chức, cá nhân.
7. Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, hỗ trợ du nhập công nghệ mới tạo ra sản phẩm xuất khẩu (Điểm g, Điều 9)
a) Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của doanh nghiệp; Bản sao Giấy chứng nhận cấp lần đầu hoặc cấp lại, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến như: ISO 9001: 2008, HACCP, GMP,...do các tổ chức có thẩm quyền trong và ngoài nước đánh giá và công nhận.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ lần đầu 50 triệu đồng; hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi lần cấp lại, tối đa không quá 3 lần.
b) Hỗ trợ du nhập công nghệ mới tạo ra sản phẩm xuất khẩu:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Báo cáo kết quả xuất khẩu 2 năm liền kề và kế hoạch năm sau của doanh nghiệp; báo cáo thuyết minh hiệu quả việc sử dụng dây chuyền công nghệ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; các hợp đồng chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, biên bản thanh lý hợp đồng và các chứng từ thanh toán liên quan theo quy định.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/đơn vị/năm và chỉ áp dụng hỗ trợ chi phí không thuộc trách nhiệm bên giao theo hợp đồng.
1. Bãi bỏ Quyết định số 65/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Quy định này được áp dụng cho các nội dung hỗ trợ thực hiện từ ngày Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND có hiệu lực đến hết năm 2020. Đối với các nội dung đã thực hiện từ trước khi Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND có hiệu lực nhưng quyết toán, sử dụng sau khi ban hành Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND sẽ được xem xét, hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Đối với các nội dung hỗ trợ theo Quyết định số 65/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa đã phát sinh từ ngày 30/11/2013 đến ngày 30/5/2014 được thực hiện theo Quyết định số 65/2012/QĐ-UBND. Đối với các nội dung phát sinh từ ngày 30/11/2013 đến 30/5/2014 nhưng chưa được hỗ trợ hoặc thực hiện sau ngày 30/5/2014 thì thực hiện theo Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND và Quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm các cơ quan liên quan
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện đến các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Hàng năm lập kế hoạch các nhiệm vụ và dự toán nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh; phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, địa phương liên quan để thống nhất lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện các chính sách đã nêu tại Quy định này.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh quyết định phân bổ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm sản xuất trong tỉnh đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện chính sách, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương cân đối kinh phí, bố trí lồng ghép các chương trình, dự án và các loại nguồn vốn hợp pháp khác để trình UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ đầu tư cho các dự án, mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lồng ghép các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện chính sách có hiệu quả.
5. Các sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện, lồng ghép bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh hàng năm; kiểm tra, giám sát thực hiện và giải quyết kịp thời, đúng quy định kiến nghị, đề xuất của các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh.
6. UBND huyện, thành phố, thị xã
a) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về các nội dung Nghị quyết và Quy định này.
c) Hàng năm chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện để thực hiện chính sách. Thực hiện hỗ trợ kinh phí theo đúng chính sách, thanh quyết toán nguồn kinh phí đúng chế độ quy định đối với những nội dung do UBND huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện.
d) Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan theo quy định.
e) Chỉ đạo và kiểm tra UBND cấp xã thực hiện việc xác nhận các hồ sơ, chứng từ liên quan đảm bảo trung thực, chính xác. Xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm thực hiện quy trình thủ tục, hồ sơ theo đúng văn bản hướng dẫn Quy định này, đảm bảo trung thực, chính xác. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan theo quy định.
8. Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung được giao theo chức năng nhiệm vụ và theo Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân báo cáo, phản ảnh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | Hà Tĩnh, ngày tháng năm 201… |
Đề nghị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh
Đợt ……. Năm …….
Kính gửi: ………………………………..
1. Tên tổ chức, cá nhân ………………………………..
2. Địa chỉ: ……………... điện thoại ………………. fax ………………..
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……….., cấp ngày … tháng … năm 20…; nơi cấp ………………….
4. Họ và tên người đại diện: …………………………….
5. Lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức, cá nhân: ………………
6. Nội dung và kinh phí đề nghị hỗ trợ:
Căn cứ vào các nội dung tại Nghị quyết 91/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm sản xuất trong tỉnh đến năm 2020 và Quyết định số .../2014/QĐ-UBND ngày …/9/2014 về...; kính đề nghị UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính và UBND (huyện, thành phố, thị xã……………) xem xét hỗ trợ các nội dung sau: (ghi rõ từng nội dung cụ thể và số tiền đề nghị hỗ trợ tương ứng).
STT | Nội dung đề nghị hỗ trợ | Số tiền | Ghi chú |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
... |
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
(Bằng chữ: ………………………………………………………..)
Kèm theo bản sao hồ sơ, chứng từ ………..
Nếu được hỗ trợ kinh phí chúng tôi sẽ quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và quyết toán kinh phí kịp thời đầy đủ theo chế độ quy định. Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
- 1Quyết định 65/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2020
- 3Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho thị trường thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 5Quyết định 3578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018
- 7Quyết định 642/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 65/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018
- 3Quyết định 642/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kỳ 2014-2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2020
- 6Kế hoạch 36/KH-UBND lưu chuyển, tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho thị trường thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 10Quyết định 3578/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 12Nghị quyết 91/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
Quyết định 62/2014/QĐ-UBND quy định một số nội dung thực hiện Nghị quyết 91/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 62/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Võ Kim Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra