Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2016/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐỂ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

n cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Công thương; Giao thông vận tải; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà nam; Ban quản lý Khu đô thị Đại học Nam Cao; Ban quản lý Khu đô thị mới; Ban quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các ban quản lý đầu tư xây dựng; Cục Thuế tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; (để b/cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (để b/cáo);
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐVP, các CV liên quan;
- Phòng Công báo - Tin học;
- Website Hà Nam;
- Lưu: VT, KT.
H/QD 09/2016

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

QUY ĐỊNH

VIỆC THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐỂ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Điều 2. Đối tượng và mức thu: Thực hiện theo Điều 1 Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

=

50%

x

Diện tích

x

Giá của loại đất trồng lúa

Trong đó:

- Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;

- Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Điều 3. Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

1. Xác định và phê duyệt số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

a) Diện tích phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển mục đích sử dụng sang mục đích phi nông nghiệp được xác định cụ thể trên quyết định giao đất, cho thuê đất.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) phê duyệt mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách đồng thời tại quyết định giao đất, cho thuê đất theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (UBND cấp huyện) phê duyệt mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách đồng thời tại quyết định giao đất, cho thuê đất theo đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xác định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước được Nhà nước giao đất cho thuê đất (sau đây viết tắt là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) và trình UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt đồng thời tại tờ trình giao đất. Trong nội dung tờ trình và dự thảo quyết định của UBND tỉnh, của UBND cấp huyện ghi rõ mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách.

đ) Thời hạn nộp tiền vào ngân sách: 20 ngày kể từ ngày ký quyết định giao đất, cho thuê đất; giấy tờ chứng minh đã nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là điều kiện bắt buộc trước khi thực hiện thủ tục giao đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

a) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm kê khai và nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tương ứng với số tiền được ghi trong Quyết định giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện vào Kho bạc Nhà nước, cụ thể: Trên tờ khai nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước của người được giao đất, cho thuê đất ngoài các nội dung và thông tin theo quy định, đơn vị còn phải ghi rõ nội dung nộp tiền (Nộp tiền bảo vệ, phát triển đất lúa) theo Quyết định số, ngày, tháng, năm của UBND tỉnh hoặc UBND huyện, Thành phố)

b. Sau khi nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất gửi 01 bản chứng từ đã nộp tiền ( Phô tô chứng thực hoặc công chứng) về sở Tài chính; 01 bản chứng từ đã nộp tiền ( Phô tô chứng thực hoặc công chứng) về sở Tài nguyên môi trường đối với trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định giao đất, cho thuê đất.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất gửi 01 bản chứng từ đã nộp tiền (Phô tô chứng thực hoặc công chứng) về Phòng Tài chính; 01 bản chứng từ đã nộp tiền (Phô tô chứng thực hoặc công chứng) về Phòng Tài nguyên môi trường đối với trường hợp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Quyết định giao đất, cho thuê đất.

c. Sở Tài chính; Phòng Tài chính các huyện, thành phố căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, UBND cấp huyện và chứng từ đã nộp tiền của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện hạch toán theo dõi số tiền phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, đúng thời hạn, không đúng thời hạn. Trường hợp chưa nộp đủ thực hiện đôn đốc và có báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố để có biện pháp giải quyết kịp thời.

d) Cơ quan Kho bạc nhà nước (Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện) có trách nhiệm thu và hạch toán khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo nguyên tắc, số thu thuộc Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh ghi mã cơ quan quản lý thu của sở Tài chính; số thu thuộc Quyết định của UBND huyện, thành phố nào thì ghi mã cơ quan thu thuộc phòng Tài chính thuộc huyện, thành phố đó và được hạch toán vào tài khoản 7111; Mục 4914 và thực hiện điều tiết 100% ngân sách tỉnh.

e) Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý số kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các quy định tại Quyết định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

h) Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra kết quả nộp tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trước khi thực hiện thủ tục bàn giao đất tại thực địa, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất tại thực địa khi người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã nộp đủ số tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định (trừ các trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).

Điều 4. Quản lý và sử dụng số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

1. Số tiền thu được theo quy định tại Điều 3 Quy định này và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP được sử dụng để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện của địa phương theo nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 18/2016/TT-BTC.

2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 18/2016/TT-BTC và quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì cùng sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương và nguồn kinh phí được sử dụng để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tham mưu phân cấp thực hiện từng nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 18/2016/TT-BTC cho cấp huyện và các cơ quan cấp tỉnh gắn với kinh phí thực hiện báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Quyết định.

Điều 5: Trách nhiệm của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: Thực hiện kê khai và nộp đầy đủ, đúng hạn số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào Kho bạc Nhà nước theo quy định này và các Quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ- CP, ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 6: Trách nhiệm của các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố.

1. Sở Tài nguyên môi trường.

a. Sau khi có Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh thực hiện cung cấp thông tin về người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Kèm theo Quyết định giao đất, cho thuê đất) gửi sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh.

b. Chủ trì phối hợp với sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc trong việc xác định diện tích, loại đất chuyên trồng lúa nước chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.

c. Kết thúc năm tổng hợp diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố; số tiền người được giao đất, cho thuê đất đã nộp gửi Sở Tài chính.

d. Trước tháng 10 hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa năm sau báo cáo UBND tỉnh đồng gửi sở Tài chính.

2. Sở Tài chính:

a) Quản lý khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và tham mưu UBND tỉnh phân bổ, sử dụng kinh phí theo quy định.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi và phân bổ kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015 của Chính phủ cho cấp tỉnh và cấp huyện.

c) Tổng hợp kết quả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp; Kết quả quản lý, phân bổ và tình hình sử dụng số tiền bảo vệ, phát triển đất lúa trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a. Chủ trì cùng sở Tài chính, sở Kế hoạch và đầu tư, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh Quyết định phân cấp nhiệm vụ chi và phân bổ kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015 của Chính phủ cho các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện.

b. Lập dự toán kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thuộc nhiệm vụ chi cấp tỉnh gửi sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư trình UBND tỉnh quyết định và hướng dẫn các huyện, thành phố sử dụng nguồn kinh phí được phân cấp.

c. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, ngày 13/4/2015 cửa Chính phủ.

4. Sở Kế hoạch & Đầu tư:

a. Chủ trì hướng dẫn các chủ dự án trên địa bàn khi lập dự án đầu tư bổ sung thêm nội dung chi phí trong dự án đầu tư đối với số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

b. Tham mưu bố trí vốn đầu tư hàng năm cho các công trình, dự án thuộc cấp tỉnh quản lý để có nguồn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

c. Phối hợp với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn việc bố trí và sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa cho việc duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng do cấp huyện quản lý phục vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố;

a. Thực hiện quản lý thu tiền bảo vệ, phát triển đất lúa của Diện tích đất trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền UBND các huyện, thành phố Quyết định giao đất, cho thuê đất.

b. Phối hợp với sở Tài chính, sở Tài nguyên môi trường đôn đốc các cơ quan, đơn vị nộp tiền bảo vệ, phát triển đất lúa thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất.

c. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các chủ đầu tư dự án, các xã hàng năm tham mưu bố trí vốn cho các công trình, dự án theo phân cấp để có nguồn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

d. Quản lý, sử dụng kinh phí tiền bảo vệ, phát triển đất lúa được phân bổ để thực hiện các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ- CP, ngày 13/4/2015 của Chính phủ theo phân cấp của UBND tỉnh.

đ. Thực hiện tổng hợp kết quả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND huyện, Thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất; Kết quả quản lý, phân bổ và tình hình sử dụng số tiền bảo vệ, phát triển đất lúa trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh và các sở ngành Tài chính; Tài nguyên môi trường, sở NN&PTNT; sở Kế hoạch & Đầu tư.

e. Trước tháng 10 hàng năm căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền UBND huyện, thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, dự kiến nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa năm sau báo cáo UBND tỉnh đồng gửi sở Tài nguyên môi trường, sở Tài chính.

6. Các Cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với Sở Tài chính; sở Kế hoạch đầu tư; sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn; sở Tài nguyên môi trường; UBND các huyện, thành phố thực hiện Quyết định này.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Các nội dung liên quan không quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các văn bản hướng dẫn thực hiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tài chính; sở Tài nguyên và Môi trường; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

  • Số hiệu: 59/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 15/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản