- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2019/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020 và thay thế Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí đế bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VIỆC THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐỂ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Đối tượng và mức thu: Thực hiện theo Điều 1 Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa | = | 50% x | Diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp | x | Giá của loại đất trồng lúa |
Trong đó: Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Điều 3. Trình tự thủ tục nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
1. Xác định số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
a) Việc nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai.
b) Quy trình thực hiện xác định số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:
Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ gửi tới cơ quan Tài nguyên và Môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, cụ thể:
* Đối với đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Sau khi tiếp nhận bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của sở Tài nguyên và Môi trường, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gửi hồ sơ đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đến sở Tài chính, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ; văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của người người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, sở Tài chính căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của Sở Tài nguyên và môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ. Đồng thời sở Tài chính hướng dẫn thông tin để người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định.
* Đối với đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Sau khi nhận được bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, phòng Tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của phòng Tài nguyên và Môi trường, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gửi hồ sơ đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đến phòng Tài chính - Kế hoạch, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ; văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của người người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của phòng Tài nguyên và Môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ. Đồng thời phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn thông tin để người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định.
2. Tổ chức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
a) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có trách nhiệm nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đã được cơ quan tài chính xác định vào Kho bạc nhà nước. Trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung và thông tin theo quy định, phải ghi rõ nội dung nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Thông báo số, ngày, tháng, năm của cơ quan Tài chính về số tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Trong trường họp quá hạn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo công văn của cơ quan Tài chính, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Cơ quan Tài chính căn cứ thông báo xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, chứng từ đã nộp tiền của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gửi, thực hiện tổng hợp, theo dõi số tiền phải nộp, đã nộp, còn phải nộp.
c) Cơ quan Thuế có trách nhiệm theo dõi và xác định số tiền chậm nộp của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất khi quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan Tài chính và thông báo số tiền chậm nộp cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
d) Cơ quan Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thu và hạch toán sổ thu nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào ngân sách nhà nước và điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định hiện hành. Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được hạch toán vào tiểu mục 4914; tiền chậm nộp được hạch toán tiểu mục 4947.
e) Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra kết quả nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và tiền chậm nộp (nếu có) của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), trước khi bàn giao đất trên thực địa (đối với trường hợp đất không thuộc trường hợp phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), trừ trường hợp được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính (trong đó có tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa) theo quy định hiện hành. Chỉ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất tại thực địa khi người được giao đất, cho thuê đất đã thực hiện nộp đủ các nghĩa vụ tài chính trong đó có tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định.
Điều 4. Quản lý và sử dụng số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
1. Số tiền thu được theo quy định tại Điều 3 Quy định này và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP được sử dụng để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện của địa phương theo nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 sửa đổi bổ sung Điều 8 Nghị định số 3 5/2015/NĐ-CP của Chính Phủ.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 18/2016/TT-BTC; quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 5. Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện:
- Hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuộc các chương trình dự án, đề án thực hiện trên đất lúa do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
- Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.
- Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện:
- Hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuộc các chương trình dự án, đề án thực hiện trên đất lúa do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt và giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố thực hiện.
- Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế thành phố thực hiện;
- Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa;
- Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
Thực hiện kê khai và nộp đầy đủ, đúng hạn số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào Kho bạc Nhà nước theo Quy định này và các quy định tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc trong việc xác định diện tích, loại đất chuyên trồng lúa nước chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
- Vào thời điểm xây dựng dự toán năm (tháng 7):
+ Tổng hợp diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh và chi tiết trên từng địa phương (huyện, thành phố) gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng dự toán hàng năm theo quy định.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp diện tích đất chuyên trồng lúa nước dự kiến chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kết thúc năm (trước ngày 10 tháng 1 năm sau) tổng hợp diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời gửi về Sở Tài chính.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng dự toán chi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo các nhiệm vụ được quy định tại điểm 1 Điều 5 Quyết định này gửi về Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo đúng quy định.
- Chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời hướng dẫn thông tin để người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước.
- Hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương và nguồn kinh phí được sử dụng để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, chủ trì phối hợp với Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ nguồn kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa cho các huyện, thành phố và các cơ quan cấp tỉnh theo các nội dung được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019.
- Tổng hợp kết quả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; kết quả phân bổ và tình hình sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất lúa trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì hướng dẫn các chủ dự án trên địa bàn khi lập dự án đầu tư bổ sung thêm nội dung chi phí trong dự án đầu tư đối với số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
- Tham mưu bố trí vốn đầu tư hàng năm cho các công trình, dự án thuộc cấp tỉnh quản lý để có nguồn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa kết hợp với các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác để thực hiện duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng do cấp huyện quản lý phục vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
5. Cơ quan thuế.
Theo dõi và xác định số tiền chậm nộp của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất khi quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan Tài chính và thông báo số tiền chậm nộp cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với đất thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính Kế hoạch xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời hướng dẫn thông tin để người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước.
- Tổ chức rà soát đôn đốc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo nhiệm vụ được quy định tại điểm 2 Điều 5 Quyết định này gửi về Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất lúa được phân bổ để thực hiện các nội dung quy định tại
- Thực hiện tổng hợp kết quả thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất; kết quả phân bổ và tình hình sử dụng số tiền bảo vệ, phát triển đất lúa trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời gửi về các sở: Tài chính; Tài nguyên Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các chủ đầu tư dự án, các xã hàng năm tham mưu bố trí vốn cho các công trình, dự án theo phân cấp để có nguồn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
- Hàng năm căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, dự kiến nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa năm sau báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời gửi về Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính.
7. Các cơ quan, đơn vị liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện Quyết định này.
1. Các nội dung liên quan không quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các văn bản hướng dẫn thực hiện do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.
- 1Nghị quyết 24/2016/NQ-HĐND về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Quyết định 2987/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 11/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 27/2016/QĐ-UBND quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 185/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện hoạt động quản lý, sử dụng đất trồng lúa năm 2020 theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn thực hiện
- 8Quyết định 02/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 667/2016/QĐ-UBND quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Nghị quyết 314/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 298/2019/NQ-HĐND về chuyển mục đích đất trồng lúa nước để thực hiện dự án năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 10Quyết định 22/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 11Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND về phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12Quyết định 21/2023/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý và sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 13Quyết định 07/2024/QĐ-UBND sửa đổi Điều 4 của Quy định thu nộp, quản lý sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đich từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-UBND
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị quyết 24/2016/NQ-HĐND về mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Nghị quyết 40/2016/NQ-HĐND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 9Nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 11Quyết định 2987/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 11/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 27/2016/QĐ-UBND quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 13Quyết định 185/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện hoạt động quản lý, sử dụng đất trồng lúa năm 2020 theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn thực hiện
- 14Quyết định 02/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 667/2016/QĐ-UBND quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 15Nghị quyết 314/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 298/2019/NQ-HĐND về chuyển mục đích đất trồng lúa nước để thực hiện dự án năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 16Quyết định 22/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định việc thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 17Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND về phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 18Quyết định 21/2023/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý và sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 19Quyết định 07/2024/QĐ-UBND sửa đổi Điều 4 của Quy định thu nộp, quản lý sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đich từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-UBND
Quyết định 55/2019/QĐ-UBND quy định về thu nộp, quản lý, sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 55/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết