Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 59/2006/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 23 tháng 05 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26.11.2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh và Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. áp dụng thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, gồm các lĩnh vực công việc sau:

1. Cấp Giấy phép đầu tư;

2. Cấp Giấy phép điều chỉnh, rút Giấy phép đầu tư;

3. Đăng ký cấp Chứng chỉ quy hoạch và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình đăng ký xây dựng;

4. Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

5. Đăng ký cấp ưu đãi đầu tư;

6. Đăng ký chế độ kế toán;

7. Đăng ký nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp;

8. Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 2. Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy định đối với các lĩnh vực công việc ỏp dụng thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý cỏc khu cụng nghiệp Bắc Ninh; định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban quản lý cỏc khu cụng nghiệp Bắc Ninh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cú liờn quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



 

Nguyễn Công Ngọ

 

QUY ĐỊNH

THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH
( Ban hành kèm theo Quyết định số 59 /2006/QĐ-UBND ngày 23/ 5 /2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản quy định này quy định thủ tục, trình tự và thời gian giải quyết đối với các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, bao gồm: Cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, rút Giấy phép đầu tư; đăng ký cấp Chứng chỉ quy hoạch và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình đăng ký xây dựng; đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; đăng ký cấp ưu đãi đầu tư; Đăng ký chế độ kế toán; Đăng ký nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp; Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Các Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết các loại công việc thuộc các lĩnh vực quy định tại điều 1 của văn bản này, nộp hồ sơ trực tiếp cho "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả") để giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh được UBND tỉnh giao và nhận lại kết quả giải quyết tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả".

2. Những hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc các lĩnh vực công việc giải quyết theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, quy định tại điều 1 của văn bản này, nhưng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, thì tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ, công chức các phòng chuyên môn có liên quan của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Những hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh theo quy định của pháp luật, thì "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn cụ thể, để tổ chức, công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Thời gian giải quyết các loại công việc thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh quy định tại điều 1 của văn bản này không tính những ngày được nghỉ theo quy định của pháp luật (gồm các ngày : lễ, tết và ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật). Thời gian giải quyết được tính từ ngày "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" nhận hồ sơ hợp lệ và viết biên nhận, nhận hồ sơ của tổ chức, công dân.

5. Thủ tục giải quyết các loại công việc thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh được thực hiện theo quy định tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các quy định tại văn bản này có sự thay đổi, thì Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 2. "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện đúng các quy định tại văn bản này.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ; GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH; RÚT GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH

Điều 3. Cấp giấy phép đầu tư:

1, Đối với các dự án đầu tư trong nước:

a, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

- Dự án đầu tư (nếu là doanh nghiệp nhà nước thì dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

- Các chứng nhận về năng lực tài chính của Chủ đầu tư như:

Xác nhận của ngân hàng về tình hình tài chính hoặc báo cáo hoạt động tài chính 02 năm gần nhất của doanh nghiệp.

- Các chứng nhận tư cách pháp nhân hoặc thể nhân:

+ Giấy phép thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Giấy chứng nhận thể nhân (đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10, ngày 12.6.1999 không thuộc doanh nghiệp nhà nước).

- Các giấy tờ khác như:

+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ;

+ Bản thoả thuận hoặc Hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng với Công ty đầu tư phát triển hạ tầng.

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở.

+ Điều lệ doanh nghiệp (đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH).

- Hồ sơ được lập thành 08 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá: 15 ngày.

2, Đối với các dự án đầu tư nước ngoài:

a, Đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư:

- Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

+ Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh; hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.

+ Hồ sơ được lập thành 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

- Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá: 15 ngày.

b, Đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư:

- Hồ sơ gồm có:

+ Đơn xin đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;

+ Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh; hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh, các bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài;

+ Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có);

+ Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng và văn bản phê duyệt quy hoạch (nếu có);

+ Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu dự án thuộc danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành của pháp luật bảo vệ môi trường);

+ Các văn bản liên quan đến sử dụng đất;

+ Các văn bản cho phép của Chính phủ;

+ Các thoả thuận hợp đồng kinh tế;

+ Đối với các dự án có số lượng các hạng mục xây dựng nhiều và phức tạp cần có thiết kế cơ sở thể hiện phương án kiến trúc, được thể hiện trong Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

+ Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

- Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá: 15 ngày.

Điều 4. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư:

1, Đối với Giấy phép đầu tư trong nước:

a, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh;

- Giải trình nội dung xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư. Trường hợp điều chỉnh mục tiêu hoạt động hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh phải có dự án đầu tư (đối với Doanh nghiệp Nhà nước phải kèm theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền);

- Bản sao Giấy phép đầu tư đã được cấp;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp điều chỉnh Giấy phép đầu tư có liên quan đến những việc phải bổ sung đăng ký kinh doanh);

- Hồ sơ được lập thành 05 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá: 7 ngày.

2, Đối với Giấy phép đầu tư nước ngoài:

a, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư;

- Nghị quyết Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh; hoặc thoả thuận của các Bên hợp doanh; hoặc đề nghị của Nhà đầu tư nước ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) về các nội dung xin điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh;

- Ngoài các tài liệu nêu trên, tuỳ nội dung điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh cần bổ sung các văn bản sau:

+ Trường hợp chuyển đổi hình thức đầu tư, chuyển nhượng vốn: Bổ sung tài liệu theo quy định tại Điều 33 Nghị định 24/2000/NĐ – CP ngày 31.7.2000 của Chính phủ.

+ Trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động: Bổ sung Giải trình việc thay đổi mục tiêu hoạt động, trong đó nêu rõ các giải pháp thực hiện mục tiêu mới như thị trường, vốn, công nghệ…

+ Trường hợp mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất: Bổ sung Giải trình việc mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất (nội dung gồm: quy mô hoạt động của Chi nhánh, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm).

+ Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp (chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức đầu tư): Bổ sung các tài liệu theo quy định tại khoản 6, Điều 1, Nghị định số 27/2003/NĐ-CP, ngày 19.3.2003 của Chính phủ.

+ Trường hợp cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định theo quy định tại Điều 34, Nghị định 24/2000/NĐ – CP, ngày 31.7.2000 của Chính phủ, bổ sung các tài liệu sau:

Giải trình kinh tế - kỹ thuật bổ sung;

Các điều kiện tài chính đảm bảo cho việc điều chỉnh vốn đầu tư;

Danh mục máy móc thiết bị bổ sung (nếu có).

- Hồ sơ được lập thành 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc (đối với trường hợp điều chỉnh Giấy phép đầu tư không thay đổi mục tiêu hoặc quy mô dự án); 06 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc (đối với trường hợp điều chỉnh Giấy phép đầu tư có thay đổi mục tiêu hoặc quy mô dự án).

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá: 7 ngày.

Điều 5. Rút Giấy phép đầu tư:

1, Các trường hợp rút Giấy phép đầu tư:

a, Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không thực hiện góp vốn pháp định theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng; hoặc những dự án hoạt động không đúng mục tiêu trong Giấy phép đầu tư mà vi phạm pháp luật, gây tác hại nghiêm trọng, phải ngừng hoạt động, thì Ban quản lý các khu công nghiệp đơn phương rút Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền.

b, Những dự án khác khi giải thể doanh nghiệp hoặc không thực hiện nữa.

2, Hồ sơ rút Giấy phép đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này, gồm:

- Đơn xin rút Giấy phép đầu tư;

- Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, hoặc thỏa thuận của các bên hợp doanh, hoặc đề nghị của nhà đầu tư nước ngoài (Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) về việc giải thể doanh nghiệp trước thời hạn, hoặc thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Đối với dự án có vốn đầu tư trong nước phải có Nghị quyết của Hội đồng thành viên, hoặc Nghị quyết của Hội đồng quản trị, hoặc đề nghị của Chủ doanh nghiệp về việc rút giấy phép đầu tư;

- Đối với doanh nghiệp nhà nước phải có Quyết định của cấp có thẩm quyền về tình hình không thực hiện dự án;

3 , Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 03 ngày.

Mục II. CẤP CHỨNG CHỈ QUY HOẠCH; HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG, ĐĂNG KÝ CẤP ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ.

Điều 6. Cấp Chứng chỉ quy hoạch:

1, Đăng ký cấp Chứng chỉ quy hoạch:

a, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin thoả thuận địa điểm và cấp Chứng chỉ quy hoạch ( mẫu số 1, phụ lục 2, thông tư 04/BXD-KTQH ngày 30.7.1997);

- Sơ đồ trích lục thửa đất thuê (có xác nhận của Chủ đầu tư và Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp).

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 02 ngày.

2, Khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư (KCN đã quy hoạch nhưng chưa được UBND tỉnh, Chính phủ thành lập):

a, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư;

- Đăng ký kinh doanh có (công chứng);

- Báo cáo sơ bộ về dự án.

- Hồ sơ được lập 01 bộ.

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 03 ngày.

3, Hồ sơ thiết kế đăng ký xây dựng công trình:

a, Hồ sơ gồm có:

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng ( nộp trước khi khởi công xây dựng 10 ngày);

- Văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật của tổ chức tư vấn;

- Văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền;

- Các thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật KCN của cơ quan có liên quan (BQL, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN);

- Văn bản phê duyệt đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Văn bản thoả thuận phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh.

b, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 03 ngày.

Điều 7. Đăng ký cấp ưu đãi đầu tư:

1, Hồ sơ gồm có:

- Dự án đầu tư;

- Đơn đăng ký cấp Ưu đãi đầu tư;

- Danh mục thiết bị máy móc hình thành tài sản cố định xin miễn thuế nhập khẩu (kèm theo hợp đồng mua thiết bị);

- Giấy phép đầu tư;

- Văn bản liên quan đến đất đai;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án.

- Hồ sơ được lập thành 05 bộ.

2, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 02 ngày.

Điều 8. Thủ tục hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

1, Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (03 bản đối với dự án trong nước; 05 bản, 02 bản bằng tiếng anh đối với Dự án nước ngoài);

- Dự án đầu tư (01 bản);

- Nội dung đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường(03 bản đối với dự án trong nước; 05 bản, 02 bản bằng tiếng anh đối với Dự án nước ngoài);

2, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 03 ngày.

Điều 9. Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1, Hồ sơ gồm có:

- Văn bản đề nghị nhập khẩu thiết bị máy móc hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất;

- Danh mục hàng hoá đề nghị nhập khẩu ( tên hàng, số lượng, quy cách kỹ thuật, giá trị, xuất xứ);

- Giấy phép đầu tư (bản sao);

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.

2, Thời hạn giải quyết:

- Chậm nhất không quá 02 ngày.

Mục III. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, NHÂN SỰ CHỦ CHỐT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

Điều 10. Thủ tục hồ sơ đăng ký chế độ kế toán:

1, Hồ sơ gồm có:

- Công văn đề nghị của doanh nghiệp về đăng ký chế độ kế toán;

- Giấy phép đầu tư (bản sao);

- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc;

- Hợp đồng lao động ký kết giữa Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) với Kế toán trưởng;

- Các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn của Kế toán trưởng;

- Chế độ kế toán đăng ký áp dụng.

2, Thời hạn giải quyết:

- Chậm nhất không quá 02 ngày.

Điều 11. Đăng ký nhân sự chủ chốt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1, Hồ sơ gồm có:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp về đăng ký nhân sự chủ chốt;

- Chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề;

- Đối với nhân sự chủ chốt nộp bảo sao (có công chứng) bằng cấp chuyên môn được đào tạo;

- Đối với Kế toán trưởng phải có bằng cấp chuyên ngành kế toán và đã qua đào tạo kế toán trưởng;

- Bảo sao hộ chiếu (có công chứng) của tất cả các nhân sự chủ chốt (nếu là người nước ngoài);

- Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc biên bản họp các bên hợp doanh về việc bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt.

2, Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất không quá 02 ngày.

Chương 3:

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC CÔNG VIỆC ÁP DỤNG THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 12. Trình tự giải quyết các thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện theo cơ chế: "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh được thực hiện như sau:

1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện việc nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, thì tiến hành tiếp nhận, vào sổ và viết giấy biên nhận có hẹn ngày trả kết quả.

2. Công chức làm việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" có trách nhiệm chuyển hồ sơ công việc đến các phòng chuyên môn xem xét, giải quyết (có kèm theo phiếu chuyển hố sơ ghi rõ ngày, tháng, năm phải chuyển kết quả giải quyết đến "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả").

3. Cán bộ, công chức các phòng chuyên môn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì trình lãnh đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp giải quyết, sau đó chuyển đến "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" hoàn chỉnh thủ tục theo quy định, trả lại cho tổ chức, công dân.

4. Trong trường hợp không trả đúng hẹn phải giải thích rõ lý do chính đáng và hẹn lại tổ chức, công dân.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Trưởng Ban Ban quản lý các Khu công nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 14. Để đảm bảo cho việc triển khai, thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đạt kết quả, đúng quy định của pháp luật, Trưởng Ban Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh triển khai, thực hiện tốt một số nội dung công việc chủ yếu sau đây:

1, Ban hành quy chế làm việc quy định trình tự chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả"; trách nhiệm của các cán bộ, công chức của các phòng chuyên môn có liên quan trong việc thực hiện cơ chế "một cửa"; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả".

2, Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính và thời gian giải quyết các loại công việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả".

3, Quyết định thành lập "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả"; bố trí cán bộ, công chức làm việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả": Là những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với nhà đầu tư, doanh nghiệp, có am hiểu về chuyên môn thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế "một cửa". Cán bộ, công chức làm việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" phải đeo thẻ cán bộ, công chức, ghi rõ họ tên, chức danh. Trên bàn làm việc của cán bộ, công chức phải có bảng ghi rõ loại công việc giải quyết.

4, Bố trí phòng làm việc của "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" một cách thích hợp, có đủ điều kiện và phương tiện làm việc, phục vụ cho tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết công việc.

5, Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả".

6, Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để các nhà đầu tư, doanh nghiệp biết về hoạt động theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.

Điều 15. Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh đạt kết quả thiết thực, đúng quy định của pháp luật.

Điều 16. Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật, đạt kết quả cao; tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 17. Tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tại văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.

Điều 18. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh để xem xét, giải quyết, hoặc trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 59/2006/QĐ-UBND quy định thủ tục, trình tự, thời gian giải quyết đối với các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành

  • Số hiệu: 59/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/05/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Công Ngọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/06/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản