- 1Thông tư 16/2005/TT-BTM bổ sung Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về tính giá trị khấu hao luỹ kế trong tính toán nhập khẩu máy móc,thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ thương mại ban hành
- 2Thông tư 12/2000/TT-BKH hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Thông tư 16/2000/TT-BXD hướng dẫn quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- 5Thông tư 04/2001/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 08/2002/TT-BTC hướng dẫn áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 2870/TCT/NV5 của Tổng cục Thuế về thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- 8Thông tư 124/2004/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, có lợi nhuận từ các hình thức đầu tư qui định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 149/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 2Công văn số 3007/VPCP-QHQT ngày 04/06/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc đưa nội dung Quy chế phối hợp quản lý hoạt động ĐTNN vào nội dung bổ sung, sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP
- 3Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 4Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2000/NĐ-CP | Hà nội, ngày 31 tháng 7 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài).
Đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; đầu tư nước ngoài theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT); đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động thương mại và các hình thức đầu tư gián tiếp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng tham gia hợp tác đầu tư
Đối tượng tham gia hợp tác đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài gồm:
1. Doanh nghiệp Việt Nam:
a) Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư nước ngoài.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
6. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.
Điều 3. Danh mục và lựa chọn dự án đầu tư
1. Ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
b) Danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
c) Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
d) Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
đ) Danh mục lĩnh vực không cấp phép đầu tư.
Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh danh mục nói trên.
2. Nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật Đầu tư nước ngoài và Nghị định này.
1. Các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư quy định tại
2. Trong trường hợp cụ thể nào đó về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng luật của nước ngoài nếu việc áp dụng luật của nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản chính thức gửi các Cơ quan Nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.
Điều 6. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư nước ngoài.
Điều 7. Nội dung Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là các Bên hợp doanh); địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Đóng góp của các Bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng;
4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;
5. Thời hạn hợp đồng;
6. Quyền, nghĩa vụ của các Bên hợp doanh;
7. Các nguyên tắc tài chính;
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng;
9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Trong quá trình kinh doanh, nếu xét thấy cần thiết, các Bên hợp doanh có thể thoả thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các Bên hợp doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các Bên hợp doanh thỏa thuận.
Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng điều hành.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, được mở tài khoản, được tuyển dụng lao động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy phép đầu tư và Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài phải đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 10. Nghĩa vụ nộp thuế của các Bên hợp doanh
1. Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài; Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác của các Bên hợp doanh (gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên...) có thể được tính gộp vào phần sản phẩm được chia cho Bên hợp doanh Việt Nam và Bên hợp doanh Việt Nam có trách nhiệm nộp cho Nhà nước.
Điều 11. Hình thức Doanh nghiệp liên doanh
Trong trường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước khác.
a) Nhà đầu tư nước ngoài;
b) Doanh nghiệp Việt Nam;
c) Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định;
d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi Bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 12. Nội dung Hợp đồng liên doanh
Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh; tên, địa chỉ của Doanh nghiệp liên doanh;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng;
4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước;
5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp;
6. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
7. Quyền và nghĩa vụ của các Bên liên doanh;
8. Các nguyên tắc tài chính;
9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp;
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Hợp đồng liên doanh.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 13. Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh
Điều lệ của Doanh nghiệp liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, quốc tịch, địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp định;
4. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp;
5. Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp;
6. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
7. Các nguyên tắc tài chính;
8. Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các Bên liên doanh;
9. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;
10. Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh.
Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 14. Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh
1. Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
2. Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên.
3. Đối với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh thoả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh.
Điều 15. Tiến độ góp vốn pháp định
1. Vốn pháp định có thể được góp một lần khi thành lập Doanh nghiệp liên doanh hoặc góp từng phần theo phương thức và tiến độ góp vốn pháp định quy định tại Hợp đồng liên doanh.
2. Trường hợp các Bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.
Điều 16. Góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất
Việc góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của Bên Việt Nam do các Bên liên doanh thỏa thuận trên cơ sở mức giá tiền thuê đất được ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 17. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh
1. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của Doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
Việc quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên của mỗi Bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các chức vụ khác của Doanh nghiệp liên doanh.
2. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không quá 5 năm.
3. Trong trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, Bên Doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quản trị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho Bên liên doanh Việt Nam.
4. Các thành viên Hội đồng quản trị không hưởng lương, nhưng có thể được hưởng phụ cấp liên quan tới hoạt động của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyết định. Các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí quản lý của Doanh nghiệp liên doanh.
Điều 18. Phương thức họp của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh
1. Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hoặc của Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
2. Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các Bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề được ủy quyền.
3. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Điều 19. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm:
1. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
2. Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Điều 20. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệp liên doanh quản lý và điều hành công việc hàng ngày của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ Doanh nghiệp có quy định khác. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất do Bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp Doanh nghiệp liên doanh chỉ có một Phó Tổng Giám đốc thì người đó là Phó Tổng Giám đốc thứ nhất.
2. Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc cần trao đổi với Phó Tổng Giám đốc thứ nhất về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị về một số vấn đề quan trọng như: bộ máy tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt; quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình; ký kết các hợp đồng kinh tế.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì ý kiến của Tổng Giám đốc là quyết định, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.
3. Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất được ủy quyền thay mặt Tổng Giám đốc điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về công việc của mình.
Điều 21. Hình thức Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 22. Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Điều lệ của Doanh nghịêp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của Nhà đầu tư nước ngoài;
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định; phương thức, tiến độ thực hiện vốn và tiến độ xây dựng;
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
5. Các nguyên tắc tài chính;
6. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, các vấn đề về sử dụng và đào tạo lao động;
7. Thời hạn hoạt động, điều kiện chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp;
8. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp.
Ngoài các nội dung trên, Điều lệ doanh nghiệp có thể bao gồm những nội dung khác.
Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải do đại diện có thẩm quyền của Nhà đầu tư ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối Điều lệ. Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 23. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
1. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
2. Phương thức và tiến độ thực hiện vốn pháp định được quy định tại Điều lệ doanh nghiệp. Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện vốn pháp định theo tiến độ đã quy định mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.
3. Việc điều chỉnh vốn đầu tư, vốn pháp định do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Điều 24. Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.
TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH
Điều 25.Nhân sự và phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh
Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp liên doanh phải triển khai những công việc sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, các Bên liên doanh thông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trị tổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:
a) Thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc Giám đốc tài chính);
c) Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các Bên liên doanh, kế hoạch và tiến độ xây dựng.
3. Biên bản phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị được gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp liên doanh đặt trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, biên bản được gửi đến Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý Khu công nghiệp) nơi thực hiện dự án.
4. Danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Doanh nghiệp liên doanh được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, danh sách trên được đăng ký tại Ban quản lý Khu công nghiệp.
Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định.
Việc đăng ký danh sách nhân sự của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đại diện các Bên hợp doanh và Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài (đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) được thực hiện như đối với Doanh nghiệp liên doanh được quy định tại
Sau khi được bổ nhiệm, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đại diện các Bên hợp doanh thực hiện đăng bố cáo trên báo Trung ương hoặc báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc địa điểm thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh; tên, địa chỉ của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Văn phòng điều hành (nếu có);
2. Tên, địa chỉ của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh hoặc Nhà đầu tư nước ngoài;
3. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh;
4. Số và ngày cấp Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp hoặc thời hạn thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
5. Vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp; tỷ lệ góp vốn của mỗi Bên liên doanh và vốn do các Bên hợp doanh cam kết thực hiện;
6. Mục tiêu và phạm vi hoạt động.
Điều 28. Đăng ký kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề
1. Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh chỉ cần đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư mà không phải xin Giấy phép kinh doanh.
3. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề, thì trước khi đi vào hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Chi nhánh, Văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc địa điểm hoạt động chính của Hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
Trường hợp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động giao dịch, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Việc mở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chuẩn y.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài. Thu nhập của Chi nhánh được tính vào thu nhập của doanh nghiệp, hàng năm phải được chuyển về công ty mẹ tại Việt Nam và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức quy định tại Giấy phép đầu tư. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở Chi nhánh tại nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt Nam, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh.
1. Đối với các lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, sân golf, thể thao, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực khác cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh.
2. Việc thuê quản lý không được làm thay đổi hoặc tác động tiêu cực đến mục tiêu hoạt động của dự án và lợi ích của Nhà nước Việt Nam đã được quy định tại Giấy phép đầu tư.
3. Việc thuê quản lý được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý ký giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh với tổ chức quản lý. Phí quản lý do các Bên thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp hoặc của các Bên hợp doanh.
Hợp đồng quản lý chỉ có hiệu lực sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
4. Tổ chức quản lý hoạt động dưới danh nghĩa và sử dụng con dấu, tài khoản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của một hoặc các Bên hợp doanh. Tổ chức quản lý chịu trách nhiệm trước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và tuân thủ pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình quy định tại hợp đồng quản lý.
Tổ chức quản lý phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh có trách nhiệm nộp thay tổ chức quản lý các khoản này cho Nhà nước Việt Nam.
Trong mọi trường hợp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nêu tại hợp đồng quản lý. Tổ chức quản lý phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về những hoạt động của mình nằm ngoài phạm vi hợp đồng quản lý.
Điều 31. Tổ chức lại doanh nghiệp
1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu tư (sau đây gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Hồ sơ đề nghị tổ chức lại doanh nghiệp gồm:
a) Đơn xin tổ chức lại doanh nghiệp;
b) Hồ sơ chuyển nhượng vốn (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh;
d) Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam);
đ) Báo cáo tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trước khi được tổ chức lại;
e) Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp;
g) Các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất;
ưh) Các tài liệu khác khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư yêu cầu.
2. Giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp;
b) Mục tiêu sản xuất, kinh doanh;
c) Phương án sử dụng lao động;
d) Phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc tổ chức lại doanh nghiệp;
đ) Thời hạn thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp.
3. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấp thuận việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới hình thức cấp Giấy phép đầu tư. Trường hợp không chấp thuận, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 32. Kế thừa quyền và nghĩa vụ sau khi tổ chức lại doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư cho việc tổ chức lại doanh nghiệp, doanh nghiệp mới kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ theo như phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nêu trong giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp quy định tại
1. Khi chuyển nhượng vốn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đăng ký chuyển nhượng vốn với Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn gồm:
a) Đơn đăng ký chuyển nhượng vốn;
b) Hợp đồng chuyển nhượng vốn;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh;
d) Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp;
đ) Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
e) Tư cách pháp lý, tình hình tài chính của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
Điều 34. Cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định
1. Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác.
2. Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định nêu tại khoản 1 Điều này không được làm giảm tỷ lệ vốn pháp định xuống dưới mức quy định tại
3. Việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các Bên liên doanh do Hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định và được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Điều 35. Chuyển giao không bồi hoàn
Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản thuộc sở hữu của mình cho Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bên Việt Nam khi hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư, thì tài sản chuyển giao phải bảo đảm trong tình trạng hoạt động bình thường.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trước thời hạn do các nguyên nhân không phải là bất khả kháng và nếu việc chấm dứt này làm thay đổi cam kết chuyển giao không bồi hoàn, thì Nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn lại những ưu đãi đã được hưởng do cam kết chuyển giao không bồi hoàn mà có.
Điều 36. Tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án
Khi có lý do xác đáng cần phải tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Trừ trường hợp bất khả kháng, việc tạm ngừng hoạt động hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án chỉ được thực hiện sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án, tùy từng trường hợp cụ thể, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có thể được miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính.
Điều 37. Chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể doanh nghiệp
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện theo trình tự sau:
1. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư nước ngoài.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để thanh lý tài sản doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Sau khi kết thúc thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh lập báo cáo và gửi hồ sơ thanh lý trình Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét, ra quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hiệu lực Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải đăng trên báo Trung ương hoặc báo hàng ngày của địa phương trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn có hiệu lực, Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc Nhà đầu tư nước ngoài (đối với Doanh nghiệp 100% nước ngoài) hoặc các Bên hợp doanh có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thành phần Ban thanh lý do Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh quyết định.
3. Quyết định thành lập Ban thanh lý nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này phải quy định rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động của Ban thanh lý và được gửi cho các Bên liên doanh, các thành viên Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.
Điều 40. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban thanh lý
1. Ban thanh lý là tổ chức giúp Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban thanh lý được sử dụng con dấu của doanh nghiệp hoặc của Bên Việt Nam tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh để phục vụ việc thanh lý;
2. Trong quá trình thanh lý, Ban thanh lý có quyền:
a) Yêu cầu Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp, đại diện các Bên hợp doanh, và đề nghị tổ chức, cá nhân khác cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ... liên quan đến hoạt động thanh lý;
b) Trong trường hợp cần thiết, mời các tổ chức, chuyên gia Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành kiểm toán, giám định máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Ban thanh lý có nhiệm vụ:
a) Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức có liên quan về việc thanh lý doanh nghiệp, thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Xác định các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện đối với Nhà nước;
d) Xác định các khoản còn phải thu, phải trả;
đ) Lập phương án thanh lý để Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh chuẩn y;
e) Thực hiện phương án thanh lý đã được chuẩn y;
g) Lập báo cáo kết quả thanh lý trình Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh.
Điều 41. Thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ
Trong quá trình thanh lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các Bên hợp doanh thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý;
2. Lương, chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp hoặc các Bên hợp doanh còn nợ;
3. Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, của các Bên hợp doanh đối với Nhà nước Việt Nam;
4. Các khoản nợ;
5. Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, của các Bên hợp doanh.
Điều 42. Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý
1. Thời hạn hoạt động của Ban thanh lý không quá 12 tháng kể từ ngày thành lập.
2. Khi hết thời hạn, nếu việc thanh lý chưa kết thúc, Ban thanh lý vẫn chấm dứt hoạt động; trong trường hợp đó, các Bên liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tự giải quyết các vấn đề chưa được xử lý. Trường hợp có tranh chấp thì việc xử lý tranh chấp được thực hiện theo quy định tại
Điều 43. Phương thức thanh lý tài sản
Tài sản của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tài sản để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thanh lý được thực hiện theo phương thức do các bên thoả thuận.
Trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, khi chấm dứt hoạt động, giá trị quyền sử dụng đất của thời gian còn lại thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp.
Điều 44. Thủ tục giải quyết khi lâm vào tình trạng phá sản
Trong quá trình thanh lý, nếu có đủ yếu tố để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì Ban thanh lý phải báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để chấm dứt việc thanh lý và chuyển sang giải quyết theo thủ tục phá sản quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ - TÀI CHÍNH
Điều 45. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được, trừ những trường hợp quy định tại
Đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí và pháp luật có liên quan.
Điều 46. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong các trường hợp khuyến khích đầu tư
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được áp dụng như sau:
1. 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ;
b) Dự án sản xuất không thuộc loại các dự án nêu tại Điều 45 và các khoản 2 và 3 Điều này.
2. 15% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
b) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
c) Doanh nghiệp dịch vụ trong Khu chế xuất;
d) Doanh nghiệp khu công nghiệp xuất khẩu trên 50% sản phẩm;
đ) Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
3. 10% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 2 trong các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều này;
b) Thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
c) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
đ) Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học;
4. Thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được quy định như sau:
Thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
Thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
b) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
c) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% được áp dụng trong 12 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
d) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% được áp dụng trong 10 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ các dự án được quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
5. Sau thời gian được hưởng mức thuế suất ưu đãi nêu tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này, các dự án phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 25%.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại, trừ trường hợp được hưởng mức thuế là 10%.
Điều 47. Các dự án không được hưởng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Các mức thuế suất nêu tại
Điều 48. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng như sau:
1. Các dự án nêu tại
3. Các dự án nêu tại
4. Các Doanh nghiệp BOT, BTO, BT đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư; Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao; doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao trong Khu công nghệ cao; các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng tại điạ bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đối với kinh tế - xã hội thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.
5. Thời hạn miễn, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi.
6. Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên đây không áp dụng đối với các dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (trừ trường hợp đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, cung cấp dịch vụ (trừ dự án trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao).
Điều 49. Điều chỉnh thuế suất ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Trong quá trình kinh doanh, nếu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài không đạt các tiêu chuẩn để được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế quy định tại các Điều 46 và 48 Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ điều chỉnh mức thuế suất, thời hạn miễn, giảm thuế đã được quy định trong Giấy phép đầu tư.
2. Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành đối với các trường hợp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh do thiên tai, hoả hoạn và các điều kiện bất khả kháng khác.
Điều 50. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
1. Lợi nhuận mà Nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn lại do tái đầu tư và lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
2. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng như sau:
a) 3% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở lên;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.
b) 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
c) 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
3. Thuế chuyển lợi nhuận được thu theo từng lần chuyển lợi nhuận.
4. Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhưng sau đó không chuyển ra nước ngoài, thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại.
Điều 51. Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp tái đầu tư
1. Nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư ở Việt Nam để tái đầu tư vào dự án đang thực hiện hoặc đầu tư vào dự án mới theo Luật Đầu tư nước ngoài được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư (trừ những trường hợp được quy định tại Luật Dầu khí) nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tái đầu tư vào những dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại
b) Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên;
c) Đã góp đủ vốn pháp định, vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi trong Giấy phép đầu tư.
2. Mức hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số lợi nhuận tái đầu tư tại Việt Nam được quy định như sau:
a) 100% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%;
b) 75% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%;
c) 50% nếu tái đầu tư vào các dự án thuộc diện được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
3. Khi có yêu cầu sử dụng lợi nhuận tái đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính để được xem xét hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp, gồm:
a) Đơn xin hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp do tái đầu tư;
b) Cam kết về việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư từ 3 năm trở lên;
c) Cam kết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, Nhà đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc Nhà đầu tư nước ngoài đã góp đủ vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d) Bản sao Giấy phép đầu tư;
đ) Giấy chứng nhận của Cơ quan thuế về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.
4. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo quyết định của mình cho Nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp được chấp thuận, Nhà đầu tư nước ngoài được làm thủ tục hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lợi nhuận của mình dùng để tái đầu tư. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưa hoặc không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo cho Nhà đầu tư nước ngoài bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp số lợi nhuận đã đăng ký tái đầu tư không được sử dụng để tái đầu tư, thì Nhà đầu tư nước ngoài phải nộp lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn, cộng thêm một khoản tiền lãi được tính bằng lợi tức tiền vay đối với số thuế phải nộp lại.
Điều 52. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng vốn
Việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư nước ngoài và là đối tượng chịu thuế theo quy định như sau:
1. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, Bên chuyển nhượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% lợi nhuận thu được.
2. Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ đi giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng, trừ đi chi phí chuyển nhượng (nếu có).
Trường hợp các Nhà đầu tư nước ngoài sau đó lại tiếp tục chuyển nhượng phần vốn của mình, thì giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng từng lần sau được xác định bằng giá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng với giá trị phần vốn góp bổ sung (nếu có).
3. Sau khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xác nhận việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng vốn thông qua việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư, bên chuyển nhượng vốn hoặc người được uỷ quyền phải nộp cho Cơ quan Thuế địa phương tờ khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn kèm theo hồ sơ có liên quan theo quy định của Cơ quan Thuế.
Năm tính thuế đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh có thể đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 54. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu với tổng các khoản chi cộng với các khoản lợi nhuận phụ khác trong năm tính thuế trừ đi số lỗ được chuyển theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm lợi nhuận chịu thuế của cơ sở chính cộng với lợi nhuận chịu thuế của cơ sở phụ (nếu có) của doanh nghiệp.
Việc xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được tính vào chi phí các khoản chi được cơ quan thuế xác định là khoản chi hợp lý tài trợ cho các hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
Điều 56. Trích lập quỹ doanh nghiệp
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trích lợi nhuận còn lại để lập các quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác theo quyết định của doanh nghiệp.
Điều 57. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thuỷ);
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển và vận tải chuyên dùng quy định tại điểm b khoản này;
d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc;
đ) Vật tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được miễn thuế nhập khẩu.
3. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 1 và 2 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh trong lĩnh vực khách sạn, văn phòng - căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn cũng được áp dụng việc miễn thuế như quy định tại khoản 1 và 3 Điều này, trừ các trang thiết bị chỉ được nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu một lần theo quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
7. Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.
8. Hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu.
9. Căn cứ vào Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật của dự án, Bộ Thương mại hoặc Cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền quyết định danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu nêu trên không được nhượng bán tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại chấp thuận và phải nộp các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh sản xuất hàng xuất khẩu được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với một số sản phẩm xuất khẩu do yêu cầu sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất, thì thời gian tạm chưa nộp thuế do Bộ Tài chính quyết định.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế nhập khẩu số nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh bán sản phẩm của mình sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này.
Điều 59. Giá tính thuế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải chịu thuế nhập khẩu được xác định theo giá ghi trong hoá đơn hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp không có hoá đơn thì giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 60. Thuế giá trị gia tăng
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được tạm chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn tạm chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với:
a) Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Trường hợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ;
b) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.
Điều 61. Khấu hao tài sản cố định
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện việc khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BẢO HIỂM
Điều 62. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
1. Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê của Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam.
Trường hợp có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Bên hợp doanh nước ngoài ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loại hình hợp tác kinh doanh.
Điều 63. Đơn vị đo lường, tiền tệ, ghi chép kế toán, thống kê
1. Đơn vị đo lường dùng trong kế toán và thống kê là đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác phải được quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và thống kê là đồng Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài có thể đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận việc sử dụng đơn vị tiền tệ nước ngoài.
3. Việc ghi chép kế toán và thống kê được thực hiện bằng tiếng Việt Nam hoặc đồng thời bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài thông dụng.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đến Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê trong vòng 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kiểm toán trước khi gửi tới các cơ quan trên.
Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan, trung thực của kết quả kiểm toán.
Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài đã được kiểm toán có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định và quyết toán các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việc bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện việc bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Đối tượng bảo hiểm gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên hợp doanh nước ngoài được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, đối với một số dự án có nhu cầu cần thiết, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 67. Quy định về bảo đảm ngoại tệ
2. Đối với những dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm cân đối ngoại tệ cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và được quy định tại Giấy phép đầu tư.
Điều 68. Chuyển các khoản thu ra nước ngoài của Nhà đầu tư nước ngoài
1. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài:
a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, khoản thu được chia;
b) Tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
c) Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài;
d) Vốn đầu tư;
đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
2. Khi chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp, Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài tài sản thuộc sở hữu hợp pháp.
3. Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này cao hơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư, thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Điều 69. Chuyển các khoản thu nhập của người nước ngoài ra nước ngoài
Người nước ngoài làm việc trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, được chuyển ra nước ngoài tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác bằng tiền nước ngoài, sau khi đã nộp thuế thu nhập và chi phí khác.
Tỷ giá chuyển đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt Nam và ngược lại áp dụng trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi.
XUẤT NHẬP KHẨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 71. Đăng ký kế hoạch nhập khẩu
1.Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu... cho toàn bộ thời gian xây dựng cơ bản của dự án, hoặc chia thành từng năm phù hợp với tiến độ xây lắp. Kế hoạch nhập khẩu có thể được bổ sung, điều chỉnh vào tháng đầu của mỗi quý và hàng năm phù hợp với tiến độ góp vốn, tiến độ thi công, chương trình sản xuất kinh doanh.
2. Trên cơ sở Giấy phép đầu tư, căn cứ vào giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật công trình, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt kế hoạch nhập khẩu cho từng dự án. Quá thời hạn trên, nếu chưa phê duyệt, Cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, các Bên hợp doanh và nêu rõ lý do.
3. Trong điều kiện thương mại như nhau, khuyến khích Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh mua hàng hoá tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.
Điều 72. Yêu cầu đối với thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu
Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.
Trừ thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
1. Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt, trừ thiết bị, máy móc đã được mua sắm thông qua đấu thầu.
2. Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được phê duyệt để cho phép nhập khẩu thiết bị, máy móc mà không yêu cầu việc xuất trình chứng chỉ giám định.
3. Tổ chức thực hiện giám định giá trị thiết bị, máy móc nhập khẩu là Công ty giám định được phép hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức Nhà nước Việt Nam có chức năng giám định, hoặc Công ty giám định ở nước ngoài đối với việc giám định thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu. Nhà đầu tư phải cung cấp thông tin cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về Công ty giám định mà mình lựa chọn.
Tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất về kết quả giám định. Trong trường hợp giá trị thiết bị, máy móc được giám định thấp hơn giá trị do Nhà đầu tư báo cáo, thì Nhà đầu tư phải điều chỉnh lại giá trị thực hiện theo kết quả đó. Nếu phát hiện có gian lận, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể yêu cầu giám định lại giá trị các thiết bị, máy móc nhập khẩu.
Điều 74. Thuê mua tài chính và thuê thiết bị, máy móc
1. Đối với một số dự án có yêu cầu đặc biệt, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê thiết bị, máy móc ở trong nước và ở nước ngoài để thực hiện dự án.
2. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê mua tài chính thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định, thì được miễn thuế nhập khẩu.
3. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê thiết bị, máy móc để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện theo quy định sau:
a) Chỉ được thuê thiết bị, máy móc chưa có trong dây chuyền công nghệ đăng ký tại giải trình kinh tế - kỹ thuật, cũng như khuôn mẫu và phụ tùng đi kèm để sản xuất trong một thời gian nhất định;
b) Thiết bị, máy móc thuê từ nước ngoài phải tái xuất khẩu khi hết thời hạn thuê.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho Bên cho thuê theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được hạch toán chi phí thuê thiết bị, máy móc vào chi phí kinh doanh, không thực hiện việc khấu hao tài sản đối với thiết bị, máy móc thuê, không được tính giá trị tài sản thuê vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Thiết bị, máy móc thuê trong thời hạn thuê không được coi là tài sản của Bên thuê khi tiến hành các thủ tục giải thể hay phá sản doanh nghiệp.
Điều 75. Gia công và gia công lại
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện hoạt động gia công hoặc gia công lại sản phẩm theo mục tiêu được quy định tại Giấy phép đầu tư, cụ thể là:
1. Nhận gia công nước ngoài;
2. Nhận gia công trong nước;
3. Đặt gia công trong nước một phần sản phẩm hoặc một số công đoạn mà công suất máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ chưa bảo đảm sản xuất được.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu sản phẩm của mình, được nhận ủy thác xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại Cơ quan Hải quan mà không phải đăng ký kế hoạch xuất khẩu.
Trừ các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp mua hàng hoá, sản phẩm tại thị trường Việt Nam để chế biến xuất khẩu hoặc để xuất khẩu theo quy định của Bộ Thương mại.
Điều 77. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam
Đối với sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp hoặc thông qua đại lý tiêu thụ để thực hiện, mà không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ. Doanh nghiệp được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Giá bán sản phẩm do doanh nghiệp quyết định. Đối với những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước thống nhất quản lý giá, giá bán thực hiện theo khung giá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
Điều 78. Bán sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất vào thị trường Việt Nam
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp, bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu;
2. Hàng hoá mà trong nước có nhu cầu nhập khẩu;
3. Phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại.
Thủ tục và việc nộp thuế đối với các hàng hoá nói trên thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu được lập Kho bảo thuế tại doanh nghiệp. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế chưa thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập Kho bảo thuế phải bảo đảm các điều kiện và thủ tục sau đây:
1. Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;
2. Hàng hoá đưa từ Kho bảo thuế vào cơ sở sản xuất phải được đăng ký, và chịu sự giám sát của hải quan;
3. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật;
4. Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải theo đúng quy định và chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan, Cơ quan Thuế và Cơ quan Môi trường.
Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định trên đây để hướng dẫn việc cấp Giấy phép thành lập Kho bảo thuế tại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động của Kho bảo thuế.
Điều 80. Bảo hộ và khuyến khích chuyển giao công nghệ
1. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của bên chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích chuyển giao nhanh công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và công nghệ đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuất khẩu;
b) Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất;
c) Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
2. Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, trật tự công cộng và an toàn lao động.
Điều 81. Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ
1. Việc chuyển giao công nghệ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,... dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
3. Khi góp vốn bằng công nghệ, Nhà đầu tư phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồ sơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắc thoả thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.
Việc góp vốn bằng công nghệ phải được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chấp thuận. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư sau khi việc góp vốn bằng công nghệ được chuẩn y.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có trách nhiệm tuân thủ các quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
2. Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án ngoài danh mục nói trên, trong hồ sơ xin phép đầu tư, Nhà đầu tư chỉ cần giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường, nêu các giải pháp xử lý và cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh.
4. Trường hợp Nhà đầu tư áp dụng tiêu chuẩn môi trường tiên tiến của quốc tế trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2. Khi có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh làm thủ tục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp để được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 84. Lương trả cho lao động Việt Nam
1. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doaSnh được quy định và trả bằng tiền đồng Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
2. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất.
ĐẤT ĐAI, XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU, NGHIỆM THU, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH
Điều 85. Thuê đất và trả tiền thuê đất
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư và phải trả tiền thuê theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 86. Mức tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất
Trên cơ sở khung giá tiền thuê đất và điều kiện miễn, giảm do Bộ Tài chính quy định, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức tiền thuê và việc miễn giảm cho từng dự án. Giá tiền thuê đất được giữ không tăng trong thời hạn tối thiểu là 5 năm; khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% so với lần điều chỉnh trước đó.
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất của Nhà nước đã trả trước tiền thuê cho suốt thời hạn dự án hoặc cho một số năm, nếu trong thời hạn đó mà có quyết định tăng giá tiền thuê thì tiền thuê đã trả không điều chỉnh lại.
Điều 87. Quy định về thuê đất trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao
1. Đối với dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao do doanh nghiệp phát triển hạ tầng đầu tư xây dựng hạ tầng, thì việc trả tiền thuê đất, tiền thuê lại đất đã phát triển hạ tầng và phí sử dụng các công trình hạ tầng thực hiện theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Điều 88. Thẩm quyền quyết định cho thuê đất
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên, các loại đất khác từ 50 ha trở lên. ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất đối với các dự án còn lại.
Điều 89. Đền bù, giải phóng mặt bằng, hồ sơ thuê đất
1. Trường hợp được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất. Chi phí đền bù, giải toả được tính vào vốn đầu tư của dự án. ủy ban nhân dân cấp tỉnh thỏa thuận với doanh nghiệp được thuê đất về nguồn tài chính để thực hiện việc đền bù, giải tỏa.
2. Trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất. Chi phí thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng được tính trong phần góp vốn của Bên Việt Nam hoặc do các Bên thoả thuận.
3. Đơn giá đền bù thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
4. Đối với dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư, việc xem xét cho thuê đất được tiến hành đồng thời với việc xem xét cấp Giấy phép đầu tư.
5. Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư, hồ sơ xin thuê đất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các nội dung sau:
a) Vị trí, diện tích đất sử dụng;
b) Giá tiền thuê đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ Tài chính quy định;
c) Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
6. Thủ tục, hồ sơ thuê đất, thuê lại đất thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính.
Điều 90. Thời hạn tính tiền thuê đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thời hạn tính tiền thuê đất hoặc tính giá trị góp vốn của Bên Việt Nam được tính kể từ khi bàn giao đất trên thực địa.
Điều 91. Ưu đãi về tiền thuê đất
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được thuê đất với mức giá thấp nhất và được miễn, giảm tối đa các loại thuế trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Mức giá thuê đất thấp nhất cũng được áp dụng đối với các lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Điều 92. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại tổ chức tín dụng Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trả tiền thuê đất nhiều năm, nếu thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm;
b) Doanh nghiệp liên doanh mà Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nếu thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn lại ít nhất 5 năm.
2. Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tiền thuê đất đã trả trừ đi tiền thuê đất cho thời gian đã sử dụng.
3. Hồ sơ và thủ tục thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 93. Giải chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
1. Khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ có thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc giải chấp theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay nợ, thì tài sản thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hoặc cá nhân nhận quyền sử dụng đất hợp pháp phát sinh từ việc thế chấp theo quy định của pháp luật được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Giấy phép đầu tư; trường hợp thay đổi, bổ sung mục tiêu hoạt động phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
Điều 94. Quản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư nước ngoài
Việc quản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo các nội dung sau:
1. Thẩm định về quy hoạch, kiến trúc công trình xây dựng.
2. Thẩm định thiết kế kỹ thuật.
3. Kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng, cấp Giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho nhà thầu trúng thầu.
4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 95. Thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc
Trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải kèm theo thiết kế sơ bộ thể hiện phương án kiến trúc.
Việc thẩm định quy hoạch và phương án kiến trúc công trình được thực hiện trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Điều 96. Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật
Thiết kế công trình xây dựng được thẩm định với các nội dung sau:
1. Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế.
2. Sự phù hợp của bản thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được thẩm định trong dự án và quy hoạch được duyệt.
3. Sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, xây dựng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Điều 97. Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật và quyết định xây dựng
Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật được quy định như sau:
1. Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật thuộc dự án nhóm A quy định tại
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thẩm định thiết kế kỹ thuật.
2. Việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và thông báo quyết định cho Nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau khi thiết kế kỹ thuật được chấp thuận, Nhà đầu tư được thi công công trình.
Quá thời hạn 20 ngày làm việc nêu trên, nếu cơ quan thẩm định thiết kế không thông báo quyết định của mình cho Nhà đầu tư, thì Nhà đầu tư được thi công công trình theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã nộp.
3. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà đầu tư phải thông báo về ngày khởi công công trình cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
Điều 98. Trách nhiệm đối với công trình
2. Tổ chức khảo sát, thiết kế, nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về phần việc của mình liên quan đến chất lượng công trình.
Điều 99. Đưa công trình vào sử dụng
Khi kết thúc xây dựng công trình, Nhà đầu tư báo cáo cơ quan thẩm định thiết kế công trình về việc hoàn thành xây dựng công trình và được phép đưa công trình vào sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan này tiến hành kiểm tra công trình; nếu phát hiện vi phạm thiết kế đã được duyệt, quy định về xây dựng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 100. Quy định về đấu thầu đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam từ 30% vốn pháp định, vốn kinh doanh trở lên phải tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh, đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trên cơ sở ý kiến thoả thuận của Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
2. Ngoài các dự án quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích Nhà đầu tư các dự án khác tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 101. Quyết toán công trình
1. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình đưa vào khai thác sử dụng, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh gửi báo cáo quyết toán công trình tới Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của báo cáo quyết toán.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán công trình, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyết toán công trình.
Trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư và yêu cầu điều chỉnh vốn đầu tư theo đúng chi phí hợp lý.
3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng đưa toàn bộ công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ hoàn công để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Việc xác nhận quyền sở hữu công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Nhà đầu tư nộp báo cáo quyết toán công trình đã được xác nhận đăng ký tới cơ quan Hải quan để tiến hành thủ tục thanh khoản đối với máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đã nhập khẩu để lắp đặt và xây dựng công trình.
2. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu không sử dụng hết cho việc lắp đặt, xây dựng công trình của dự án, Nhà đầu tư báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và cơ quan Hải quan để xử lý. Hàng hoá nêu trên chỉ được nhượng bán tại thị trường trong nước khi có chấp thuận của Bộ Thương mại và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 103. Hỗ trợ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
Chính phủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật có thể thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 104. Quy trình cấp Giấy phép đầu tư
1. Các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được chấp thuận dưới hình thức Giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Việc cấp Giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
a) Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
b) Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 105.Điều kiện đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư
1. Các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc nhóm A theo quy định tại
b) Phù hợp với quy hoạch đã được duyệt;
c) Không thuộc danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
a) Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm;
b) Đầu tư vào Khu công nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư đến 5 triệu USD và có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên.
3. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư không được phép từ chối việc cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đáp ứng đủ điều kiện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.
4. Các dự án còn lại thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 106. Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập thành 05 bộ, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định chấp thuận dưới hình thức Giấy phép đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.
1. Hồ sơ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật;
d) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có).
2. Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài.
Điều 108. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:
1. Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam.
2. Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch.
5. Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có).
Điều 109. Quy trình thẩm định dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư
1. Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
2. Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định.
3. Thời hạn thẩm định dự án:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;
c) Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án;
d) Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
4. Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 110. Quy trình thẩm định đối với các dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư
1. Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại
2. Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư:
a) Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Điều 111. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận dưới hình thức Giấy phép điều chỉnh.
2. Thẩm quyền cấp Giấy phép điều chỉnh được quy định như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án quy định tại Điều 114 và
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án trong diện được phân cấp cấp Giấy phép đầu tư.
3. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin điều chỉnh Giấy phép đầu tư;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh hoặc thỏa thuận của các Bên hợp doanh hoặc đề nghị của Nhà đầu tư nước ngoài về các nội dung xin sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư;
c) Báo cáo tình hình thực hiện dự án.
4. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh giải trình bổ sung.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 112. Hướng dẫn hoạt động đầu tư
1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và địa bàn quản lý; cung cấp các thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư tại Việt Nam; cải tiến việc điều hành, rà soát thủ tục đầu tư nhằm bảo đảm thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh chóng.
Điều 113. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước
1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ phối hợp trong công tác quản lý doanh nghiệp.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại Giấy phép đầu tư và quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cung cấp thông tin về tình hình đầu tư nước ngoài cho các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, định kỳ làm việc với các Bộ Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục địa chính, Tổng cục Hải quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, đề xuất những chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.
Điều 114. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm:
a) Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực:
Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT;
Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không;
Hoạt động dầu khí;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông
Văn hoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
Xây dựng nhà ở để bán;
Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
b) Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch;
c) Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B (là các dự án không quy định tại khoản 1 Điều này), trừ những dự án quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định tại
Điều 115. Phân cấp cấp Giấy phép đầu tư
1. Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt;
b) Không thuộc dự án nhóm A quy định tại
a) Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt;
b) Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy;
c) Du lịch lữ hành.
Điều 116. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
2. Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia thẩm định đối với các dự án trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư.
4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống cháy nổ;
c) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cho phép đặt trụ sở, Chi nhánh; đăng ký cư trú cho người nước ngoài; giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy định hiện hành;
d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư theo thẩm quyền và kiến nghị các Bộ, ngành giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
e) Đánh giá hiệu qủa kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
5. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 117. Chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết các vấn đề trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư gồm:
b) Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và Giấy phép điều chỉnh đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với Khu công nghệ cao);
d) Hoà giải tranh chấp khi có yêu cầu;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài;
e) Đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
g) Quyết định giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với dự án thuộc thẩm quyền.
2. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình cấp Giấy phép đầu tư và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài.
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.
3. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc thẩm quyền trong việc thẩm định dự án, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
4. Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư.
5. Kiểm tra chuyên ngành; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý ngành.
6. Ban hành quy phạm, quy trình kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực, ngành kinh tế kỹ thuật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 119. Quy định về thanh tra, kiểm tra
1. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Các cơ quan có chức năng về thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp có liên quan để phối hợp thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp.
3. Người ra quyết định kiểm tra, thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nhà đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP
1. Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thỏa đáng đối với Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Việc ký các thoả thuận hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về đầu tư chỉ được áp dụng đối với các dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ thuộc lĩnh lực cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số dự án đặc biệt quan trọng khác.
Điều 121. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trong trường hợp do những thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tư hoặc được Nhà nước giải quyết thoả đáng theo các biện pháp sau:
a) Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;
b) Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ của pháp luật;
c) Thiệt hại của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp;
d) Được xem xét bồi thường thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết.
Đối với dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép đầu tư thì trước khi quyết định áp dụng các biện pháp trên, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
1. Tranh chấp giữa các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh với nhau; hoặc tranh chấp giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổ chức, cá nhân nước ngoài; hoặc tranh chấp giữa các Bên liên doanh nước ngoài, các Bên hợp doanh nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên tranh chấp.
Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận một trong các phương thức giải quyết sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế;
c) Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
2. Tranh chấp giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
3. Tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; tranh chấp giữa Doanh nghiệp BOT với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết theo phương thức do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng phù hợp với Quy chế của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ thành tích của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp cho xã hội và chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định các hình thức khen thưởng, gồm:
a) Huân chương, Huy chương của Nhà nước;
b) Huân chương, Huy chương của Chủ tịch nước;
c) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
d) Bằng khen của Bộ trưởng các Bộ và của Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
đ) Bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a) Văn bản đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khen thưởng được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét và ra quyết định khen thưởng doanh nghiệp, cá nhân theo thẩm quyền hoặc đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ xem xét khen thưởng;
b) Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khen thưởng được gửi đến Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan ngang Bộ xem xét;
c) Văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng được gửi đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét.
1. Cán bộ viên chức, cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam lợi dụng quyền hạn của mình gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp do hành vi vi phạm gây ra thiệt hại, thì cán bộ, viên chức, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài và người lao động vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư và pháp luật Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2000 và thay thế Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
I. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẶC BIỆT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên;
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;
- Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh học; công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Công nghiệp kỹ thuật cao;
- Đầu tư vào nghiên cứu phát triển;
- Sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh;
- Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
II. DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);
- Sử dụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam;
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản;
- Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
- Thăm dò; khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
- Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho, cảng dầu;
- Sản xuất thiết bị, cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn;
- Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp dùng trong công nghiệp;
- Sản xuất các máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
- Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
- Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
- Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực;
- Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
- Đóng tàu thủy; sản xuất thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá;
- Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ tin học;
- Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
- Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
- Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, các loại hoá chất chuyên dùng;
- Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
- Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợi thủy tinh;
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;
- Sản xuất bột giấy;
- Sản xuất tơ, sợi các loại, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;
- Sản xuất nguyên liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất khẩu;
- Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;
- Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc, sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế;
- Cải tạo, phát triển nguồn năng lượng;
- Vận tải khách công cộng;
- Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, đường sắt;
- Xây dựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;
- Xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
III. DANH MỤC ĐỊA BÀN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Số TT | Tỉnh/thành phố | Mục A: | Mục B: |
(1) | (2) | (3) | (4) |
1 | Hà Giang | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
2 | Cao Bằng | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
3 | Lai Châu | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
4 | Lào Cai | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
5 | Sơn La | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
6 | Bắc Kạn | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
7 | Tuyên Quang | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
8 | Lạng Sơn | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
9 | Yên Bái | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
10 | Thái Nguyên | Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên |
|
11 | Bắc Giang | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
12 | Vĩnh Phúc | Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên | Các huyện không thuộc mục A |
13 | Phú thọ | Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Việt Trì |
|
14 | Hoà Bình | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
15 | Bắc Ninh |
| Các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành |
16 | Hà Nội |
| Huyện Sóc Sơn |
17 | Hà Tây |
| Các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hoà |
18 | Quảng Ninh | Các huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Quảng Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Đông Triều và thị xã Móng Cái | Huyện Yên Hưng và các thị xã: Cẩm Phả, Uông Bí |
19 | Hải Phòng |
| Các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng |
20 | Hải Dương | Huyện Chí Linh | Toàn bộ các huyện không thuộc mục A |
21 | Hưng Yên |
| Toàn bộ các huyện và thị xã |
22 | Thái Bình |
| Toàn bộ các huyện và thị xã |
23 | Hà Nam |
| Toàn bộ các huyện và thị xã |
24 | Nam Định |
| Toàn bộ các huyện và thành phố Nam Định |
25 | Ninh Bình | Các huyện: Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn | Thị xã Tam Điệp và các huyện không thuộc mục A |
26 | Thanh Hoá | Các huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Quan Sơn, Mường Lát | Các huyện không thuộc mục A |
27 | Nghệ An | Các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương. | Thị xã Cửa Lò và các huyện không thuộc mục A |
28 | Hà Tĩnh | Toàn bộ các huyện | Thị xã Hà Tĩnh |
29 | Quảng Bình | Toàn bộ các huyện | Thị xã Đồng Hới |
30 | Quảng Trị | Thị xã Quảng Trị và các huyện | Thị xã Đông Hà |
31 | Thừa Thiên Huế | Toàn bộ các huyện | Thành phố Huế |
32 | Đà Nẵng |
| Huyện Hòa Vang và các quận: Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu |
33 | Quảng Nam | Toàn bộ các huyện và thị xã Hội An | Thị xã Tam Kỳ |
34 | Quảng Ngãi | Toàn bộ các huyện | Thị xã Quảng Ngãi |
35 | Bình Định | Toàn bộ các huyện | Thành phố Quy Nhơn |
36 | Phú Yên | Toàn bộ các huyện | Thị xã Tuy Hoà |
37 | Khánh Hoà | Các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh | Các huyện không thuộc mục A |
38 | Bình Thuận | Toàn bộ các huyện | Thị xã Phan Thiết |
39 | Ninh Thuận | Toàn bộ các huyện | Thị xã Phan Rang |
40 | Kon Tum | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
41 | Gia Lai | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
42 | Đắk Lắk | Toàn bộ các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột |
|
43 | Lâm Đồng | Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt |
|
44 | Đồng Nai | Các huyện: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc |
|
45 | Bình Phước | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
46 | Bình Dương |
| Các huyện: Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiến |
47 | Tây Ninh |
| Toàn bộ các huyện |
48 | Thành phố Hồ Chí Minh |
| Các huyện Cần Giờ, Củ Chi. |
49 | Bà Rịa - Vũng Tàu |
| Các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc |
50 | Long An | Toàn bộ các huyện | Thị xã Tân An |
51 | Đồng Tháp | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
52 | Tiền Giang | Toàn bộ các huyện và thị xã | Thành phố Mỹ Tho |
53 | Bến Tre | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
54 | Vĩnh Long | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
55 | Trà Vinh | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
56 | An Giang | Toàn bộ các huyện và Thành phố Long Xuyên |
|
57 | Cần Thơ | Toàn bộ các huyện và thị xã | Thành phố Cần Thơ |
58 | Sóc Trăng | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
59 | Bạc Liêu | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
60 | Cà Mau | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
61 | Kiên Giang | Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
IV. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÓ KIỆN
1. Chỉ đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Xây dựng, kinh doanh mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt (chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh);
- Khai thác, chế biến dầu khí, khoáng sản quý hiếm;
- Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật);
- Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển; vận tải hành khách công cộng; xây dựng cảng, ga hàng không (trừ các dự án BOT, BTO, BT);
- Sản xuất thuốc nổ công nghiệp;
- Trồng rừng;
- Du lịch lữ hành;
- Văn hoá.
2. Các sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu
Tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong từng thời kỳ.
3. Dự án chế biến phải gắn với đầu tư tạo nguồn nguyên liệu
- Sản xuất, chế biến sữa;
- Sản xuất dầu thực vật, đường mía;
- Chế biến gỗ.
4. Dự án đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
V. DANH MỤC LĨNH VỰC KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
1. Dự án gây nguy hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích công cộng.
2. Dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3. Dự án gây tổn hại đến môi trường sinh thái; dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam.
4. Dự án sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo ước quốc tế.
I. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU ĐỂ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BÊN HỢP DOANH
1. Máy móc thiết bị chính thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:
Máy móc, thiết bị sản xuất; vật tư, linh kiện, bộ phận rời đi kèm để lắp đặt hệ thống thiết bị; khuôn mẫu đi kèm với thiết bị máy móc, dụng cụ sản xuất... để hoàn chỉnh hoạt động sản xuất ra sản phẩm quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Máy móc thiết bị phụ trợ thuộc dây chuyền công nghệ bao gồm:
1. Hệ thống điện: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cấp điện.
2. Hệ thống cấp thoát nước: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư đường ống... lắp đặt để hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải.
3. Hệ thống chiếu sáng: toàn bộ thiết bị máy móc vật tư để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng.
4. Hệ thống điều hoà, thông gió của khu vực sản xuất.
5. Trang thiết bị phòng thí nghiệm.
6. Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị chống sét, trang thiết bị an toàn lao động...
7. Hệ thống thông tin liên lạc.
8. Máy móc thiết bị cần thiết cho thiết kế sản phẩm hoặc trang thiết bị văn phòng phục vụ cho quản lý sản xuất.
3. Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ bao gồm:
1. Các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động kinh doanh quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Phương tiện vận tải để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong dây chuyền công nghệ.
II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN, VĂN PHÒNG - CĂN HỘ CHO THUÊ, NHÀ Ở, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ KỸ THUẬT, SIÊU THỊ, SÂN GOLF, KHU DU LỊCH, KHU THỂ THAO, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH, ĐÀO TẠO, VĂN HÓA, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, BẢO HIỂM, KIỂM TOÁN, DỊCH VỤ TƯ VẤN
A. DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU THEO QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hệ thống cung cấp nước các loại (máy bơm, máy lọc, đồng hồ nước, nồi hơi...).
2. Hệ thống điều hòa và thông gió (điều hoà trung tâm hoặc cục bộ và vật tư phụ tùng đồng bộ...).
3. Hệ thống phòng cháy và chống cháy.
4. Hệ thống điện và chiếu sáng (đèn các loại, đèn chiếu...).
5. Hệ thống xử lý rác và nước thải.
6. Hệ thống thông tin liên lạc.
7. Hệ thống vận chuyển (thang máy, xe điện, các loại xe đẩy).
8. Hệ thống giặt là.
9. Hệ thống bảo vệ.
10. Trang thiết bị thể dục thể thao, bể bơi, sân tennis, cắt tóc, vũ trường, karaoke, vui chơi giải trí, vật lý trị liệu (trừ các trang thiết bị nêu tại mục B Phụ lục này, nếu có).
11. Máy móc thiết bị liên quan đến việc chăm sóc cỏ (cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu...).
12. Hệ thống phun nước, tưới tiêu và thoát nước.
13. Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm.
14. Trang thiết bị giảng dạy và học tập (bao gồm cả bàn ghế, bảng, đồ dùng dạy học, thí nghiệm v.v...).
15. Các loại phụ tùng kèm theo các loại máy móc, trang thiết bị nêu trên.
16. Máy móc, trang bị các loại chuyên áp dụng cho doanh nghiệp ngân hàng, tài chính (két bảo vệ, máy vi tính các loại, máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả, hệ thống thông tin, máy móc bảo vệ, xe chở tiền).
17. Trang thiết bị văn phòng phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in, fax, telex, photocopy, bàn, ghế, tủ đựng tài liệu...).
B. DANH MỤC CÁC NHÓM TRANG THIẾT BỊ CHỈ ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU MỘT LẦN, KHÔNG ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP THAY THẾ
1. Trang thiết bị phòng khách sạn và trang trí nội thất (giường, tủ, bàn, ghế, điện thoại).
2. Thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bệ xí, lavabo, các vật tư lắp đặt hệ thống vệ sinh, gương...).
3. Trang bị nội thất phòng khách (bàn, ghế).
4. Trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy bar (các loại bếp và dụng cụ làm bếp).
5. Tranh, tượng, thảm và các vật trang trí khác.
6. Tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, khử mùi, ly, tách, đĩa, chén, bát.
7. Thiết bị nghe nhìn.
8. Dụng cụ đánh golf.
- 1Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 3Nghị định 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- 4Quyết định 468/2000/QĐ-NHNN7 về việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 11/2001/TT-BTM hướng dẫn Quyết định 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 do Bộ Thương mại ban hành
- 6Công văn về việc xử lý thuế nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo Thông tư số 13/2001/TT-BTC
- 7Thông tư 43/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép đầu tư và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại theo Nghị định 27/2003/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1Nghị định 149/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 2Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 3Công văn số 3007/VPCP-QHQT ngày 04/06/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc đưa nội dung Quy chế phối hợp quản lý hoạt động ĐTNN vào nội dung bổ sung, sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP
- 4Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 5Nghị định 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- 6Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 7Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 1Thông tư 16/2005/TT-BTM bổ sung Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về tính giá trị khấu hao luỹ kế trong tính toán nhập khẩu máy móc,thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ thương mại ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 4Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 5Thông tư 12/2000/TT-BKH hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 468/2000/QĐ-NHNN7 về việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Thông tư 16/2000/TT-BXD hướng dẫn quản lý xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Thông tư 22/2000/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2000/NĐ-CP thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- 9Thông tư 11/2001/TT-BTM hướng dẫn Quyết định 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 do Bộ Thương mại ban hành
- 10Công văn về việc xử lý thuế nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo Thông tư số 13/2001/TT-BTC
- 11Thông tư 04/2001/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 12Thông tư 08/2002/TT-BTC hướng dẫn áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 2870/TCT/NV5 của Tổng cục Thuế về thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- 14Thông tư 43/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép đầu tư và xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng do Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 25/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên và xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại theo Nghị định 27/2003/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 16Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 17Thông tư 124/2004/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, có lợi nhuận từ các hình thức đầu tư qui định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Số hiệu: 24/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/07/2000
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 35
- Ngày hiệu lực: 01/08/2000
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực