Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 574/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 06 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Kết luận số 57-KL/TW ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX);

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về các Chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc (công văn số 07/BDT ngày 10/01/2012),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh (CT & các PCT);
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- VP HĐND & ĐĐBQH tỉnh;
- Đài PTTH, Báo KH;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, HB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Khánh Hòa có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh; xây dựng cơ cấu kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong việc thực hiện chương trình; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc làm cho đồng bào hiểu rõ họ là chủ thể, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ; các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân thôn, xã bàn bạc dân chủ, quyết định và tổ chức thực hiện.

- Các cấp, các ngành, các địa phương đầu tư lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án; huy động sự đóng góp của nhân dân; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: 38 xã, trong đó có 35 xã miền núi theo quy định của Trung ương và 03 xã đồng bằng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng thôn, xóm (phụ lục đính kèm).

2. Đối tượng: Hộ gia đình và nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

III. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, ý thức trách nhiệm của đồng bào trong việc tham gia thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền; đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao ý thức tham gia lao động sản xuất, tự lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển mọi mặt trong cuộc sống.

- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện việc lồng ghép tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, chi tổ hội; tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở và các hoạt động của chương trình, dự án, đề án khác đang triển khai trên địa bàn.

- Tổ chức biên soạn và cung cấp các tài liệu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên mục, chương trình tuyên truyền trên đài, báo, tạp chí.

Ban Dân tộc - cơ quan thường trực Chương trình, chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Tuyên giáo; UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi …. cho hội viên, đoàn viên là dân tộc thiểu số của Hội, đoàn thể mình. Hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch, Ban Dân tộc tổng hợp nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trên, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện.

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất

2.1. Xây dựng, nhân rộng và hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ, giảm nghèo bền vững:

- Hỗ trợ hộ về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón; tập huấn kỹ thuật khoa học; hội nghị đầu bờ; học hỏi, tham quan những mô hình khác; hỗ trợ lãi suất vốn vay …

- Đối tượng: hộ nghèo và hộ cận nghèo (xác định nguyên nhân dẫn đến nghèo như: thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kiến thức …).

- Thực hiện xây dựng mô hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, từ năm thứ 2 trở đi hỗ trợ để nhân rộng mô hình. Mỗi xã chọn 5 hộ (3 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo); kinh phí hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ. Đối tượng tham gia thực hiện mô hình do chính quyền địa phương, cộng đồng (xã, thôn) lựa chọn, đảm bảo có lao động, có ý thức, trách nhiệm đối với sự hỗ trợ của nhà nước.

UBND các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn mô hình, phân công đơn vị chủ trì, phối hợp triển khai hình thức tổ chức cho phù hợp, các hộ tham gia mô hình thường xuyên tổ chức họp để nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong khi triển khai mô hình, để xem xét và giải quyết.

2.2. Tổ chức Hội nghị đầu bờ và tham quan, trình diễn mô hình:

Hàng năm, tùy theo từng thời điểm và tiến độ thực hiện việc xây dựng mô hình sẽ tổ chức các hội nghị đầu bờ, tham quan trình diễn và tổ chức cho cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chi, tổ hội: Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên; những người có uy tín trong cộng đồng; hộ nghèo … tham quan học tập kinh nghiệm thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế hộ và nhóm hộ giúp nhau thực hiện giảm nghèo bền vững ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Hội thực hiện tổ chức thực hiện.

2.3. Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình:

Hỗ trợ hộ gia đình có vốn phát triển sản xuất, khắc phục tình trạng hỗ trợ bình quân, chia đều; từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước.

Đối tượng hỗ trợ: Hội nghèo và hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết số 11/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

- Thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND ngày 21/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn để hộ gia đình phát triển sản xuất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay đối với hộ nghèo và hỗ trợ 50% lãi suất vay đối với hộ cận nghèo (lãi suất 0,65%/tháng theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ).

3. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội

3.1. Hỗ trợ đào tạo nghề:

Thực hiện lồng ghép với Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa” theo Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa; ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể:

- Hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn theo chính sách được quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg thực hiện trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt và điều chỉnh mức hỗ trợ học phí cho từng nghề cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát sinh ngành nghề mới.

- Hỗ trợ về tín dụng cho lao động nông thôn học nghề, cụ thể:

+ Lao động nông thôn nếu có nhu cầu, được vay vốn để học nghề theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Lao động nông thôn làm việc ổn định ở khu vực nông thôn sau khi học nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất đối với vốn vay để học nghề.

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

- Xây dựng mối liên kết giải quyết việc làm với các doanh nghiệp, tiến hành đào tạo nghề cho lao động địa phương theo nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, trong và ngoài tỉnh.

- Đầu tư xây dựng trường dạy nghề nội trú cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, tạo đội ngũ lao động có kỹ năng tham gia các doanh nghiệp, nhà máy trong tỉnh và trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kết hợp với đội Thanh Niên tình nguyện thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

3.2. Hỗ trợ về nhà ở:

- Tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

- Hỗ trợ sửa chữa nhà đã xuống cấp, hư hỏng cho đồng bào, dự kiến nhu cầu vốn: 15.768 triệu đồng. Nguồn vốn thực hiện huy động từ quỹ “Ngày vì người nghèo” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội để thực hiện.

3.3. Hỗ trợ đường dây và lắp đặt công tơ điện đến hộ gia đình:

Đối với các hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … ở những vùng đã có hệ thống lưới điện Quốc gia, không có điều kiện sử dụng điện lưới, ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để kéo đường dây, lắp đặt công tơ điện đến hộ gia đình.

Nhu cầu vốn dự kiến giai đoạn 2011-2015: 1.055 triệu đồng.

3.4. Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình:

Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ các công trình cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư cũng như ý thức sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí của đồng bào và nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình đối với những khu vực đã đầu tư hệ thống mạng cấp nước.

Nhu cầu vốn dự kiến giai đoạn 2011-2015: 1.758 triệu đồng

4. Đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ (chủ yếu các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh, đặc biệt là hệ thống đường giao thông vào các khu sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi); duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư

Kết hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, chú trọng xây dựng hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất mới của người dân, nâng cao khả năng khai thác tiềm năng đất đai và luân chuyển hàng hóa từ các vùng sản xuất đến thị trường.

Kinh phí thực hiện: 366.010 triệu đồng, trong đó vốn lồng ghép Chương trình nông thôn mới là 182.039 triệu đồng.

IV. VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Nhu cầu vốn đầu tư: 540.227 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh đầu tư trực tiếp cho chương trình: 272.420 triệu đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển: 183.971 triệu đồng

+ Vốn sự nghiệp kinh tế: 88.449 triệu đồng

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ (theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg): 10.780 triệu đồng

- Vốn tín dụng: 59.220 triệu đồng

- Vốn lồng ghép Chương trình nông thôn mới: 182.039 triệu đồng

- Vốn huy động xã hội: 15.768 triệu đồng

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phát huy vai trò của các đội thanh niên tình nguyện, phối hợp với Trạm khuyến nông, khuyến nông viên làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế hộ gia đình, lấy lực lượng thanh niên làm đội ngũ lao động trẻ xây dựng các mô hình kinh tế điển hình và nhân rộng; hỗ trợ đồng bào quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích; đề xuất các chính sách, các hướng giải quyết các khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình lên các cấp nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.

2. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, mẫu giáo bán trú. Kết hợp với chương trình phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng đội ngũ khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông; tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng, phương pháp, ứng dụng các mô hình kinh tế, giúp đỡ đồng bào các kỹ năng sản xuất, thực hiện các mô hình kinh tế đối với hộ, nhóm hộ.

3. Thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, đặc biệt là những chính sách có liên quan đến người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn, đất sản xuất, kỹ năng canh tác gắn với việc hướng dẫn làm ăn; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi và các ưu đãi khác đối với người nghèo, những hộ khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.

4. Tăng cường đầu tư và đổi mới các hoạt động đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trong việc xây dựng mô hình điểm, tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào kết hợp xây dựng các dự án nhỏ giải quyết việc làm. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc làm; xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trong hỗ trợ đào tạo nghề với giải quyết việc làm; thực hiện đào tạo nghề cho lao động địa phương theo nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ và nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh ở cơ sở. Chủ động ngăn ngừa đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu kích động ly khai, tự trị và lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và các đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cho đồng bào dân tộc và miền núi trong thu mua nông sản, cung ứng hàng hóa vật tư nông nghiệp. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông theo hình thức: doanh nghiệp hỗ trợ hàng hóa, vật tư nông nghiệp (giống, vốn, kỹ năng, thuốc bảo vệ thực vật …) và giải quyết đầu ra hàng hóa nông sản cho người dân.

7. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Khuyến khích người dân, các tổ chức nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Ban Dân tộc, cấp huyện là Phòng Dân tộc cấp huyện. Đối với các huyện không có Phòng Dân tộc, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực.

+ Đối với cấp huyện: Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện kiêm chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó Phòng Dân tộc cấp huyện là cơ quan tham mưu điều phối thực hiện Chương trình.

+ Đối với cấp xã: Ban quản lý xây dựng NTM xã kiêm nhiệm việc thực hiện chương trình trên địa bàn xã.

+ Đối với cấp thôn: Ban phát triển thôn thực hiện xây dựng NTM kiêm nhiệm việc thực hiện.

2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Ninh Hòa và thành phố Cam Ranh căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được HĐND tỉnh Khóa V thông qua tại kỳ họp thứ 3 (Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08/12/2011) để cụ thể hóa Chương trình bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện.

Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung Chương trình về Ban Dân tộc (cơ quan thường trực của Chương trình) để tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.

3. Phân công thực hiện:

3.1. Ban Dân tộc:

- Là cơ quan thường trực của Chương trình, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình;

- Phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu, đề xuất các chính sách cụ thể trong hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện chính sách an sinh xã hội;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm cho Chương trình;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, ý thức trách nhiệm của đồng bào trong việc tham gia thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình tại các ngành, địa phương, đơn vị; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về UBND tỉnh để được xem xét giải quyết.

3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, phân bổ nguồn vốn để thực hiện nội dung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng năm; lồng ghép các nguồn vốn khác đầu tư cho Chương trình.

3.3. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và phân bổ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện các nội dung: tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện chính sách an sinh xã hội và chi phí quản lý;

- Hướng dẫn các quy định về thanh toán, quyết toán, theo dõi cấp phát, giám sát chi tiêu tài chính.

3.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình các loại cây trồng, vật nuôi; xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi; đào tạo cán bộ khuyến nông.

3.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo các Trung tâm dạy nghề các huyện tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa”; cụ thể hóa về đối tượng đào tạo, chính sách hỗ trợ, phạm vi đào tạo đối với lĩnh vực dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

3.6. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn.

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển công nghiệp, thương mại gắn với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.7. UBND các huyện, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh:

Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của Chương trình trên địa bàn; huy động sự đóng góp của nhân dân.

4. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể:

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung của Chương trình.

- Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các Đội Thanh niên tình nguyện thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn phù hợp với Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”.

 

PHỤ LỤC 1

PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

Huyện/ thị xã/ thành phố

Xã/ phường/ thị trấn

Khu vực

Dân số

Ghi chú

Tổng số

Tr.đó: DTTS

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

 

Tổng cộng

38 xã

 

35.168

150.010

12.729

57.263

 

Huyện Khánh Vĩnh

14 xã

 

7.842

35.224

5.487

25.167

 

1. Xã Giang Ly

II

309

1.443

287

1.392

 

2. Xã Khánh Hiệp

II

768

3.815

660

3.097

 

3. Xã Khánh Bình

II

947

4.163

627

3.312

 

4. Xã Khánh Trung

II

642

2.663

518

2.192

 

5. Xã Khánh Đông

II

724

3.346

198

952

 

6. Xã Khánh Nam

II

478

2.118

362

1.396

 

7. Xã Khánh Thượng

II

449

2.164

440

2.127

 

8. Xã Liên Sang

II

341

1.595

312

1.496

 

9. Xã Cầu Bà

II

527

2.344

515

2.290

 

10. Xã Khánh Thành

II

459

1.905

337

1.532

 

11. Xã Sơn Thái

II

368

1.835

341

1.373

 

12. Xã Khánh Phú

II

642

2.942

574

2.668

 

13. Xã Sông Cầu

I

270

1.156

22

135

 

14. Thị trấn Khánh Vĩnh

I

918

3.735

294

1.205

 

Huyện Khánh Sơn

8 xã

 

5.326

21.529

3.696

15.559

 

1. Xã Thành Sơn

III

534

2.562

453

2.350

 

2. Xã Ba Cụm Nam

III

289

1.205

258

1.114

 

3. Xã Sơn Lâm

II

649

2.763

341

1.622

 

4. Xã Sơn Bình

II

695

2.764

543

2.195

 

5. Xã Sơn Hiệp

II

415

1.563

344

1.321

 

6. Xã Ba Cụm Bắc

II

1.114

4.298

918

3.601

 

7. Xã Sơn Trung

I

1.064

4.166

360

1.403

 

8. Thị trấn Tô Hạp

I

566

2.208

479

1.953

 

Huyện Cam Lâm

6 xã

 

8.748

35.425

1.018

4.506

 

1. Xã Sơn Tân

III

205

889

199

856

 

2. Xã Cam Phước Tây

I

1.700

6.873

286

1.275

 

3. Xã Cam Hiệp Bắc

I

821

3.480

16

61

 

4. Xã Cam An Nam

I

1.315

5.655

10

40

 

5. Xã Suối Cát

I

2.131

9.204

425

1.878

 

6. Xã Suối Tân

 

2.576

9.324

82

396

Thôn Đồng Cau

Thị xã Ninh Hòa

4 xã

 

4.656

20.688

664

2.993

 

1. Xã Ninh Tây

II

1.005

4.677

525

2.358

 

2. Xã Ninh Sơn

II

1.436

6.620

23

94

 

3. Xã Ninh Tân

I

768

3.355

78

397

 

4. Xã Ninh Thượng

I

1.447

6.036

38

144

 

Thành phố Cam Ranh

4 xã

 

6.854

30.331

1.738

8.446

 

1. Xã Cam Thịnh Tây

II

998

5.016

988

4.962

 

2. Xã Cam Thành Nam

I

1.240

5.052

15

67

 

3. Xã Cam Phước Đông

 

3.012

13.232

661

3.097

Thôn Giải Phóng

4. Phường Cam Phúc Nam

 

1.604

7.031

74

320

Tổ dân phố Phúc Sơn

Huyện Diên Khánh

2 xã

 

1.742

7.537

126

531

 

1. Xã Diên Tân

II

758

2.711

65

263

 

2. Xã Suối Tiên

I

984

4.826

61

268

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

TT

NỘI DUNG

Vốn
(triệu đồng)

 

Tổng vốn

540.227

1

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

5.050

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất

119.916

1.1

Xây dựng, nhân rộng mô hình

7.600

1.2

Hội nghị đầu bờ, tham quan, trình diễn mô hình

1.200

1.3

Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình

 

 

- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân (NQ 11/2010/NQ-HĐND)

24.000

 

- Vay vốn phát triển sản xuất (NQ 12/2011/NQ-HĐND)

16.250

 

- Vay vốn có hỗ trợ lãi suất

 

 

+ Vay vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP

59.220

 

+ Hỗ trợ lãi suất vay vốn

11.646

3

Thực hiện chính sách an sinh xã hội

18.581

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở

15.768

 

- Hỗ trợ đường dây và lắp đặt công tơ điện đến hộ gia đình

1.055

 

- Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

1.758

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

366.010

 

- Đường vào khu sản xuất

163.620

 

- Sửa chữa, nâng cấp đường làng, ngõ xóm

39.270

 

- Bê tông hóa đường trục thôn, liên thôn

134.100

 

- Tường rào bảo vệ các công trình

8.000

 

- Duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư (5%)

21.020

5

Chi phí quản lý

30.670

 

- Tiền công và phụ cấp

15.335

 

- Hội họp, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

15.335

 

PHỤ LỤC 3

CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015

ĐVT: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng cộng

Trong đó:

NSTW

Ngân sách tỉnh

Vốn vay

Lồng ghép Chương trình NTM

Huy động

ĐTPT

SNKT

 

Tổng vốn

540.227

10.780

183.971

88.449

59.220

182.039

15.768

1

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

5.050

 

 

5.050

 

 

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất

119.916

10.780

 

49.916

59.220

 

 

2.1

Xây dựng, nhân rộng mô hình

7.600

 

 

7.600

 

 

 

2.2

Hội nghị đầu bờ, tham quan, trình diễn mô hình

1.200

 

 

1.200

 

 

 

2.3

Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân (NQ 11/2010/NQ-HĐND)

24.000

10.780

 

13.220

 

 

 

 

- Vay vốn phát triển sản xuất (NQ 12/2011/NQ-HĐND)

16.250

 

 

16.250

 

 

 

 

- Vay vốn có hỗ trợ lãi suất

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Vay vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP

59.220

 

 

 

59.220

 

 

 

+ Hỗ trợ lãi suất vay vốn

11.646

 

 

11.646

 

 

 

3

Thực hiện chính sách an sinh xã hội

18.581

 

 

2.813

 

 

15.768

 

- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở

15.768

 

 

 

 

 

15.768

 

- Hỗ trợ đường dây và lắp đặt công tơ điện đến hộ gia đình

1.055

 

 

1.055

 

 

 

 

- Hỗ trợ lắp đặt đường ống dẫn nước vào hộ gia đình

1.758

 

 

1.758

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

366.010

 

183.971

 

 

182.039

 

 

- Đường vào khu sản xuất

163.620

 

163.620

 

 

 

 

 

- Sửa chữa, nâng cấp đường làng, ngõ xóm

39.270

 

 

 

 

39.270

 

 

- Bê tông hóa đường trục thôn, liên thôn

134.100

 

 

 

 

134.100

 

 

- Tường rào bảo vệ các công trình

8.000

 

8.000

 

 

 

 

 

- Duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư (5%)

21.020

 

12.351

 

 

8.669

 

5

Chi phí quản lý

30.670

 

30.670

 

 

 

 

 

- Tiền công và phụ cấp

15.335

 

15.335

 

 

 

 

 

- Hội họp, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

15.335

 

15.335

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 574/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành

  • Số hiệu: 574/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/03/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Lê Đức Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản