Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 573/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 22 tháng 04 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THANH QUYẾT TOÁN QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo; Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của liên Bộ Y tế - Tài chính, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Cà Mau tại Tờ trình số 187/TTr-SYT ngày 06 tháng 02 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 09/5/2014, Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Cà Mau; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau.
2. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được thành lập ở cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo tồn và phát triển nguồn vốn.
3. Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ; thực hiện việc quản lý, sử dụng Quỹ theo quy định tại Quy chế này.
Người được hưởng chế độ khám, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của liên Bộ Y tế - Tài chính, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân thuộc diện nghèo (có sổ hộ nghèo).
- Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí; bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (có xác nhận của địa phương).
- Bệnh nhân là dân tộc thiểu số đang sinh sống trong những vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/2014/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bệnh nhân đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Pháp luật.
- Bệnh nhân được nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội hợp pháp của tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ
1. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động đóng góp tự nguyện, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác. Nguồn tài chính của Quỹ được quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định tại Quy chế này.
2. Sở Y tế Cà Mau là Cơ quan thường trực của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, có trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ theo Quy chế này; Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi toàn bộ các khoản thu, chi của Quỹ.
3. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo thực hiện thu, chi, quyết toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành. Năm tài chính của Quỹ được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Số dư Quỹ cuối năm trước, kể cả kinh phí ngân sách nhà nước cấp sử dụng không hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
4. Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình quản lý và sử dụng Quỹ, thẩm định báo cáo quyết toán năm của Quỹ theo quy định.
5. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo phải được thực hiện công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng Quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển nguồn vốn và không vì lợi nhuận.
Điều 4. Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ
1. Quỹ có chức năng nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để cung cấp nguồn tài chính cho việc thực hiện nhiệm vụ.
2. Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng đúng theo quy định. Lập dự toán thu chi hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Kế toán và quản lý tài chính
1. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tổ chức thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật Kế toán, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hiện hành:
a) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến quỹ.
b) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến quỹ (phản ánh, theo dõi chi tiết số thu, chi tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và tổ chức, cá nhân được nhận tiền, hiện vật ủng hộ, tài trợ).
c) Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán quý, năm về Sở Tài chính để theo dõi, quản lý theo quy định.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ của cơ quan thẩm quyền theo quy định. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ và đột xuất Sở Y tế, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn tài chính của Quỹ, Trưởng Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thu, chi của Quỹ.
3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của Quỹ để thu lợi và hoạt động bất hợp pháp.
Điều 6. Phụ trách kế toán của Quỹ
1. Tiêu chuẩn đối với người được giao phụ trách kế toán của Quỹ thực hiện theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phân cấp bổ nhiệm và ban hành chế độ phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Người được giao phụ trách kế toán của Quỹ có trách nhiệm giúp Ban Quản lý Quỹ tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê của quỹ.
1. Tiền đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước do Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương huy động.
2. Các khoản thu từ sự đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hàng năm, đảm bảo tối thiểu bằng 75% tổng dự toán chi của Quỹ.
Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được sử dụng theo nguyên tắc dân chủ, công khai và được hỗ trợ đúng đối tượng, mục đích và đạt hiệu quả thiết thực với nội dung như sau:
1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2, Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức 3% mức lương cơ sở/người bệnh/ngày.
2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2, Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế (bệnh nhân chuyển từ huyện trở lên được thanh toán bằng quỹ Bảo hiểm y tế).
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
3. Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí điều trị cao tại các cơ sở y tế của nhà nước (phẫu thuật tim, thay khớp, phẫu thuật xương - khớp chi phí lớn, ung thư, chạy thận nhân tạo, di chứng do tai biến mạch máu não, do tai nạn, chấn thương nặng hoặc các bệnh hiểm nghèo khác…).
4. Chi hoạt động, lương hợp đồng kế toán và văn phòng phẩm của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế hàng năm.
Hàng năm Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo lập dự toán kế hoạch chi trong năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Quy trình, thủ tục và mức chi hỗ trợ
a) Hồ sơ thủ tục:
- Đơn xin hỗ trợ một phần chi phí điều trị (có xác nhận của Chính quyền địa phương về hoàn cảnh khó khăn).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu thường trú.
- Bản sao giấy chứng nhận hộ nghèo còn giá trị sử dụng (đối với hộ nghèo).
- Giấy xác nhận đang điều trị bệnh của bệnh viện hoặc giấy chuyển viện, giấy ra viện.
- Đối với người lang thang, cơ nhỡ: Bác sỹ điều trị, bác sỹ trưởng khoa xem xét dựa vào hoàn cảnh khó khăn thực tế của người bệnh mà đề xuất thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi có biên bản thống nhất của Hội đồng người bệnh cấp khoa.
- Biên lai thanh toán viện phí hoặc các hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan đến việc mua thuốc, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế để điều trị.
b) Nơi tiếp nhận hồ sơ:
- Cơ sở khám chữa bệnh công lập từ huyện trở lên.
- Hoặc Sở Y tế (cơ quan thường trực của Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo) đối với các trường hợp không điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh.
+ Tiếp nhận đơn và kiểm tra các thủ tục có liên quan đúng theo quy định tại điểm a Điều này.
+ Chi tiền cho các đối tượng theo quy định đồng thời quyết toán với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước. Đối với các bệnh viện quyết toán với Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo tỉnh.
c) Mức chi hỗ trợ không vượt quá:
- Bốn lần mức lương cơ sở/người/năm: Đối với người nghèo mắc các bệnh: Ung thư, suy thận mãn (chạy thận nhân tạo), phẫu thuật tim.
- Một lần mức lương cơ sở/người/đợt điều trị (tối đa không quá hai đợt/một năm): Đối với người nghèo mắc các bệnh: thay khớp, phẫu thuật xương - khớp chi phí lớn, di chứng do tai biến mạch máu não, do tai nạn, chấn thương nặng.
- Một lần mức lương cơ sở/người/đợt điều trị: Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người lang thang, cơ nhỡ không có khả năng chi trả.
- Mức chi hỗ trợ tiền ăn; tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện và vận chuyển người bệnh tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 7.
Điều 10. Đình chỉ hoạt động, giải thể, sáp nhập Quỹ
1. Quỹ bị đình chỉ hoạt động, giải thể theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Các vấn đề liên quan đến việc đình chỉ hoạt động, giải thể, sáp nhập Quỹ được thực hiện như đối với việc đình chỉ hoạt động, giải thể, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp của nhà nước theo luật định.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Khen thưởng và kỷ luật
1. Khen thưởng: Tập thể, cá nhân có thành tích trong việc đóng góp, xây
dựng, quản lý, sử dụng Quỹ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
2. Kỷ luật: Tập thể, cá nhân sai phạm trong quá trình tổ chức, thực hiện hoặc sử dụng sai mục đích Quỹ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính, Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tổ chức triển khai, thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế (Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo tỉnh), Sở Tài chính để nghiên cứu, tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1722/QĐ-UBND bổ sung dự toán kinh phí quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo năm 2013 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 1211/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động và tổ chức quản lý sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 39/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1472/QĐ-UBND năm 2014 về Điều lệ hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Cà Mau năm 2015
- 6Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế Quản lý sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-UBND)
- 7Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Kế toán 2003
- 4Luật Thống kê 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1722/QĐ-UBND bổ sung dự toán kinh phí quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo năm 2013 do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 1211/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động và tổ chức quản lý sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Quyết định 39/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định 14/2012/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 1049/QĐ-TTg năm 2014 về Danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1472/QĐ-UBND năm 2014 về Điều lệ hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Hà Nam
- 14Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Cà Mau năm 2015
- 15Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy chế Quản lý sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-UBND)
Quyết định 573/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 573/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra