- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 5Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 152/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 5637/2015/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 152/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 274/TTr-SNN&PTNT ngày 29/12/2015 về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, với những nội dung sau;
1. Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới (lúa lai F1, lúa thuần chất lượng, ngô, mía)
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, chọn tạo thành công các loại giống cây trồng mới trên địa bàn tỉnh, gồm: lúa lai F1, lúa thuần chất lượng, ngô, mía đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức, được phép sản xuất kinh doanh trên địa bàn ít nhất thuộc khu vực Bắc Trung bộ.
- Nằm trong cơ cấu bộ giống cây trồng chủ lực của tỉnh.
- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ giống.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới:
- Giống lúa lai F1: 700 triệu đồng/01 giống.
- Giống lúa thuần chất lượng: 500 triệu đồng/01 giống.
- Giống ngô: 500 triệu đồng/01 giống.
- Giống mía: 300 triệu đồng/01 giống.
c) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức giống cây trồng mới, được Sở Nông nghiệp và PTNT đưa vào cơ cấu giống chủ lực trên địa bàn tỉnh; tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới, kèm theo hợp đồng hoặc phương án sản xuất, tiêu thụ giống gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm tra, tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
2. Hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất Iượng
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hoặc liên kết sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần chất lượng trong vùng quy hoạch sản xuất của tỉnh, đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất được UBND huyện chấp thuận.
- Các giống lúa lai F1, giống lúa thuần chất lượng phải thuộc cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh.
- Giống bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ hạt giống.
- Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
- Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ 15 ha/giống/vụ trở lên; sản xuất lúa thuần chất lượng từ 20 ha/giống/vụ trở lên.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ mua giống bố mẹ, hóa chất, chi phí thuê chuyên gia, chi phí bảo quản hạt giống.
- Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha/vụ đối với sản xuất hạt giống lúa lai F1; 4 triệu đồng/ha/vụ đối với sản xuất giống lúa thuần chất lượng.
c) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Trước ngày 30/7 hàng năm, căn cứ vào cơ cấu giống lúa do Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn; các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã nằm trong vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng tập trung của tỉnh có văn bản đăng ký sản xuất hạt giống lúa, với các nội dung sau: Tên đơn vị sản xuất; người đại diện hợp pháp, chức vụ; địa chỉ, điện thoại, tài khoản của đơn vị sản xuất; loại giống; diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đối với các hợp tác xã, UBND xã đăng ký gửi UBND huyện để tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính. Đối với các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trực tiếp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.
Trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch vốn năm sau cho các địa phương. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo kế hoạch sản xuất hạt giống lúa lai F1 cho từng huyện và cơ sở sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất được giao và kết quả thực hiện, các hợp tác xã báo cáo kết quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 về UBND huyện; UBND huyện thành lập đoàn nghiệm thu, kiểm tra kết quả thực hiện đối với các hợp tác xã, Chủ tịch UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng theo thẩm quyền được giao, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất được giao và kết quả thực hiện, các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp báo cáo kết quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính; Liên ngành nghiệm thu, kiểm tra kết quả thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kèm theo hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ được UBND huyện chấp thuận đối với hợp tác xã và được Sở Nông nghiệp và PTNT chấp thuận đối với các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp.
- Hợp đồng mua giống bố, mẹ, thuê chuyên gia kỹ thuật; hóa đơn mua giống bố, mẹ; bản thanh lý hợp đồng; phiếu nhập kho.
- Hợp đồng mua hóa chất, bản thanh lý hợp đồng, phiếu nhập kho.
- Hợp đồng kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống, bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn thu tiền kiểm định, biên bản kiểm định, phiếu kết quả kiểm định chất lượng.
- Danh sách hộ sản xuất hạt giống lúa (tên hộ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất), phiếu xuất nội bộ giống lúa bố mẹ và hóa chất cho các hộ.
- Nhập sản phẩm hạt giống lúa: Phiếu nhập sản phẩm kèm theo chứng từ gốc, bảng kê phiếu nhập sản phẩm theo từng chủng loại, bảng kê chi tiết diện tích, sản lượng sản xuất từng vụ (theo từng loại giống, từng hộ, từng trạm trại), bảng tổng hợp diện tích, sản lượng sản xuất từng vụ trong năm, cả năm (theo từng loại giống, từng hộ, từng trạm, trại).
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất hạt giống lúa: Kết quả sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng; chất lượng sản phẩm; kinh phí đề nghị hỗ trợ từng vụ và cả năm).
3. Hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ các Công ty mía đường trên địa bàn tỉnh du nhập, khảo nghiệm giống mía mới và thực hiện việc sản xuất giống mía mới phục vụ sản xuất đại trà, đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Các giống mía nguyên liệu mới du nhập là giống được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; được du nhập và khảo nghiệm sinh thái trên địa bàn tỉnh ít nhất 1 vụ sản xuất, có năng suất từ 120 tấn/ha trở lên, chữ đường từ 12 CCS trở lên.
- Thực hiện việc sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô (Invitro) với diện tích sản xuất mỗi giống ít nhất 10 ha (tương đương 350.000 cây giống).
- Có hợp đồng sử dụng giống với các chủ trang trại trồng mía.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ du nhập, mua giống, khảo nghiệm sinh thái các giống mía có năng suất và chữ đường cao: 200 triệu đồng/giống.
- Hỗ trợ sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô bắt đầu từ lấy mẫu đến khi đưa cây mía ra ruộng sản xuất giống mía thương phẩm (ký hiệu từ cây mía G0 sản xuất ra cây giống G1): 1.000 đồng/cây.
c) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Các công ty mía đường đủ điều kiện theo quy định đăng ký kế hoạch du nhập, khảo nghiệm giống mía mới và dự toán kinh phí hỗ trợ năm tiếp theo, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính (trước ngày 30/7 hàng năm). Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất, chữ đường cao năm tiếp theo.
Các công ty mía đường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc du nhập, khảo nghiệm giống mía mới và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, đảm bảo quy mô, số lượng, chất lượng, theo đúng quy định. Báo cáo kết quả thực hiện, hoàn chỉnh các thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí khảo nghiệm giống mía mới và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất giống mía:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất giống mía.
- Hồ sơ chứng nhận chất lượng giống mía: Bản sao quyết định công nhận giống mía mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua bán giống; báo cáo kết quả khảo nghiệm.
- Báo cáo kết quả nhân giống mía, biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện nhân giống mía.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính nghiệm thu, thẩm tra hồ sơ, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản cấp ông, bà và gia cầm giống gốc (gà lông màu, vịt, ngan pháp) trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu của cơ sở nuôi giữ giống theo quy định, được đặt hàng sản xuất và cung ứng giống theo các quy định hiện hành của pháp luật.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Đối với đàn lợn nái ngoại hướng nạc đạt tiêu chuẩn phẩm cấp giống ông, bà theo quy định của nhà nước, có quy mô/trang trại, gia trại/cơ sở chăn nuôi từ 50 con trở lên, thì được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/nái/năm.
- Đối với đàn gia cầm giống gốc (gà, vịt, ngan) đạt tiêu chuẩn giống theo quy định của nhà nước, có quy mô/trang trại, gia trại/cơ sở chăn nuôi từ 2.000 gà mái sinh sản, 4.000 vịt mái sinh sản và 500 ngan Pháp mái sinh sản, được hỗ trợ:
+ Hỗ trợ nuôi 01 con gà mái lông màu giống gốc sinh sản 41.000 đồng/gà mái/năm.
+ Hỗ trợ nuôi 01 con vịt mái giống gốc sinh sản 49.000 đồng/vịt mái/năm.
+ Hỗ trợ nuôi 01 con ngan Pháp mái giống gốc sinh sản 124.000 đồng/ngan Pháp mái/năm.
c) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Trước ngày 30/7 hàng năm, các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), trang trại, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản cấp ông, bà và gia cầm giống gốc (gà lông màu, vịt, ngan pháp), đăng ký kế hoạch nuôi giữ đàn giống gốc và sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi của đàn giống gốc theo đúng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách cho năm tiếp theo.
Căn cứ Quyết định hàng năm của Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch về số lượng và dự toán kinh phí; Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện ký hợp đồng, đặt hàng với các cơ sở nuôi giữ giống gốc và sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi giống gốc theo quy định hiện hành của pháp luật. Hợp đồng đặt hàng được gửi đến Sở Tài chính để cấp ứng kinh phí và phối hợp kiểm tra, quyết toán thanh lý hợp đồng đối với đơn vị nhận đặt hàng.
Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, quyết toán bao gồm: Lý lịch đàn giống gốc; quy trình chăn nuôi đàn giống gốc; danh sách tổng hợp và hóa đơn bán giống cấp bố mẹ được sinh ra từ đàn giống gốc; hồ sơ loại thải đàn giống gốc trong năm; hợp đồng lao động hoặc quyết định của cơ sở nuôi giữ đàn giống gốc với cán bộ kỹ thuật; kiểm tra thực tế số lượng đàn giống gốc tại chuồng nuôi.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất giống thủy sản nước ngọt (cá chép, cá rô phi) trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất được UBND huyện chấp thuận.
- Giống bố mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, có hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
- Đáp ứng yêu cầu các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường; QCVN 01-81: 2011/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - điều kiện vệ sinh thú y; TCVN 9586: 2014 - Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật.
- Quy mô của cơ sở sản xuất giống cá chép 20 triệu cá bột/năm, tương đương với 700 kg cá bố mẹ, với diện tích tối thiểu 01 ha.
- Quy mô công suất của cơ sở sản xuất giống cá rô phi 5 triệu cá bột/năm trở lên, tương đương với 2.000 kg cá bố mẹ, với diện tích tối thiểu 01 ha.
- Phải thực hiện duy trì đàn cá hậu bị để thường xuyên bổ sung đàn cá bố mẹ; sản xuất và cung cấp giống lai có chất lượng cho người nuôi.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ một lần chi phí mua cá giống bố mẹ thuần chủng, chi phí chăm sóc nuôi dưỡng (gồm: chi phí mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, quản lý môi trường ao nuôi, tuyển chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn ngành).
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ cá chép bố mẹ: 160 triệu đồng/tấn.
+ Hỗ trợ cá rô phi bố mẹ: 200 triệu đồng/tấn.
c) Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Trước ngày 30/7 hàng năm, các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện sản xuất giống thủy sản nước ngọt (cá chép, cá rô phi), đăng ký kế hoạch du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép, cá rô phi bố mẹ thuần chủng để sản xuất giống có năng suất, chất lượng, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách cho năm tiếp theo.
Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp), trang trại, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các điều kiện sản xuất giống thủy sản nước ngọt (cá chép, cá rô phi); lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ, gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí kèm theo Dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất được UBND huyện chấp thuận; trong dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất phải nêu rõ quy mô của cơ sở sản xuất giống và cam kết duy trì đàn cá hậu bị để thường xuyên bổ sung đàn cá bố mẹ.
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư sản xuất giống của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Hồ sơ về cơ sở vật chất, theo dõi quá trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quốc gia: QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất giống thủy sản - điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường; QCVN 01-81: 2011/BNNPTNT: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - điều kiện vệ sinh thú y; TCVN 9586: 2014- Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật.
- Hồ sơ về đàn cá bố mẹ (nguồn gốc, chất lượng, số lượng) đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận; có hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
- Hồ sơ kết quả sản xuất giống.
UBND huyện thành lập đoàn nghiệm thu, kiểm tra kết quả thực hiện; Chủ tịch UBND huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo thẩm quyền được giao, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.
6. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020.
7. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế phân bổ hàng năm của ngân sách tỉnh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm xây dựng kế hoạch số lượng và dự toán kinh phí, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch số lượng và kinh phí hỗ trợ cho từng huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện chính sách theo quy định.
- Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch số lượng và dự toán kinh phí của từng huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí; thông báo bổ sung dự toán có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố khi có quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện; tổng hợp quyết toán chính sách trên địa bàn tỉnh; tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện chính sách theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Trước ngày 30/7 hàng năm (riêng năm 2016, xong trước ngày 20/02), căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch số lượng và dự toán kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng và kinh phí hỗ trợ hàng năm; UBND huyện tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch được giao.
- Thực hiện tiếp nhận và quyết định chi trả tiền ngân sách hỗ trợ theo đúng nội dung cơ chế, chính sách; đúng đối tượng, tránh để thất thoát tiền vốn của nhà nước. Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và PTNT. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ quyết toán và báo cáo tổng hợp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan kiểm tra, cấp kinh phí và quyết toán kinh phí hàng năm, tổng hợp quyết toán, gửi báo cáo tổng hợp về Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và PTNT.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thanh Hóa, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng để các địa phương, đơn vị, nhân dân biết, tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách này.
5. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được nhà nước hỗ trợ: Trước ngày 30/7 hàng năm (riêng năm 2016, xong trước ngày 20/02), các tổ chức, cá nhân đăng ký kế hoạch và dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, Quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 2Quyết định 690/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"
- 3Quyết định 830/2015/QĐ-UBND ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 908/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá bán lẻ tối đa, mức trợ giá giống cây trồng thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2016 về giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 1244/QĐ-UBND phê duyệt Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp và trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 7Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 5Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 7Quyết định 690/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"
- 8Quyết định 830/2015/QĐ-UBND ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Nghị quyết 152/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 908/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giá bán lẻ tối đa, mức trợ giá giống cây trồng thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2016 về giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 12Quyết định 1244/QĐ-UBND phê duyệt Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp và trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 13Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 5637/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Xứng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết