Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 690/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 4778/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2014;

Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 70/TTr-BDT ngày 03/3/2014 về việc phê duyệt đề cương xây dựng Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

1. Tên Đề án: Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

2. Cơ quan thực hiện Đề án

a) Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa;

b) Cơ quan chủ trì, xây dựng Đề án: Ban Dân tộc.

3. Nội dung Đề cương Đề án

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

- Các loại cây lâm nghiệp: Cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Dược liệu, gia vị..;

- Các loại cây trồng (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và cây lương thực);

- Các loài vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản);

- Các sản phẩm đặc sản phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của khu vực và có giá trị kinh tế cao.

2. Phạm vi

- Đề án thực hiện trên địa bàn 11 huyện miền núi gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành.

3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2015 - 2020.

IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Đánh giá khách quan thực trạng tình hình phát triển cây tự nhiên, cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi.

2. Đưa ra định hướng cơ bản và nhiệm vụ cụ thể về bảo tồn, phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi.

3. Đề xuất giải pháp về phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản tại các huyện miền núi.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu

2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

3. Phương pháp lấy ý kiến tham gia của các cơ quan.

Phần II

KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC LẬP ĐỀ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN, GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

I. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC LẬP ĐỀ ÁN

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý.

- Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên: Khí hậu; địa hình; thổ nhưỡng; thủy văn và tài nguyên nước.

2. Thực trạng kinh tế - xã hội miền núi

- Dân số; đời sống; trình độ dân trí của nhân dân khu vực lập Đề án;

- Lao động, việc làm;

- Tập quán sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi);

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;

- Công tác quy hoạch nuôi trồng các sản phẩm chủ yếu của các huyện miền núi trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi;

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản (cây trồng, vật nuôi).

3. Hiện trạng sử dụng đất khu vực miền núi

- Đất trồng trọt;

- Đất chăn nuôi.

- Đất sản xuất, chế biến nông sản và sản phẩm vật nuôi.

II. HIỆN TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN

1. Lâm sản1

- Cây lấy gỗ;

- Lâm sản ngoài gỗ: Dược liệu, gia vị...

- Cây đa tác dụng.

2. Cây trồng

a) Cây công nghiệp;

- Cây công nghiệp dài ngày;

- Cây công nghiệp ngắn ngày.

b) Cây ăn quả

c) Cây lương thực

- Cây Lúa;

- Cây Ngô;

- Cây Khoai Lang;

- Cây Sắn.

d) Cây rau

3. Vật nuôi

- Gia súc;

- Gia cầm;

- Thủy sản.

4. Hiện trạng về những sản phẩm đặc sản

- Sản phẩm đặc sản từ thực vật;

- Sản phẩm đặc sản từ động vật.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN

1. Về phát triển, cây trồng nông lâm nghiệp

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân.

2. Về phát triển vật nuôi

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân.

3. Về những sản phẩm đặc sản

- Ưu điểm;

- Hạn chế và nguyên nhân.

IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG LÂM SẢN VÀ SẢN PHẨM VẬT NUÔI

1. Lâm sản

- Tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ;

- Chế biến lâm sản ngoài gỗ.

2. Nông sản

- Chế biến nông sản;

- Tiêu thụ nông sản.

3. Vật nuôi

- Chế biến sản phẩm vật nuôi;

- Tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.

4. Đặc sản

- Chế biến sản phẩm đặc sản;

- Tiêu thụ sản phẩm đặc sản.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. QUAN ĐIỂM

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển cây trồng;

- Về phát triển vật nuôi;

- Về sản phẩm đặc sản.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐẾN NĂM 2020

1. Định hướng bảo tồn, phát triển về cây trồng

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Qui mô, diện tích quy hoạch phát triển cây trồng.

2. Định hướng phát triển về vật nuôi

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực và mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Qui mô, diện tích quy hoạch phát triển chăn nuôi.

3. Định hướng phát triển về những sản phẩm đặc sản

- Phương hướng và mục tiêu phát triển;

- Xác định những sản phẩm đặc sản của từng khu vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp kinh tế - kỹ thuật;

2. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và đào tạo;

3. Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh;

4. Nhóm giải pháp về truyền thông, thương mại và chế biến sản phẩm;

5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ;

6. Giải pháp về vốn và huy động vốn.

V. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng nhu cầu vốn

Trong đó:

- Vốn thực hiện bảo tồn, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ (đặc sản);

- Vốn thực hiện phát triển cây trồng;

- Vốn để thực hiện phát triển vật nuôi;

- Vốn để thực hiện phát triển những sản phẩm đặc sản.

2. Nguồn vốn thực hiện Đề án

3. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện theo các năm

VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN VÀ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI DO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả của Đề án

- Hiệu quả về kinh tế;

- Hiệu quả về xã hội;

- Hiệu quả về môi trường.

2. Khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện Đề án

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo;

2. Phân công nhiệm vụ.

II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận;

2. Kiến nghị.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Ban Dân tộc:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 huyện miền núi và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án.

- Xin ý kiến Sở Tài chính về việc thẩm định kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án;

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh trong Quý II, năm 2014.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp & PTNT; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền;
- Lưu: VT, DT, V1.
QĐ04

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 



1 Cây bản địa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 690/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm đặc sản trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020"

  • Số hiệu: 690/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/03/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/03/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản