Hệ thống pháp luật

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 542/2006/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN CẤP BỘ CHO KẾ HOẠCH NĂM 2007 CỦA NGÀNH THUỶ SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ đề nghị của Hội đồng KHCN tư vấn xác định nhiệm vụ KHCN cấp Bộ năm 2007;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các đề tài/Dự án KHCN cấp Bộ đưa vào thực hiện trong kế hoạch năm 2007 kèm theo Quyết định này.

Điều 2.Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN nói tại Điều 1 theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ : Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng
 
 
 
 
 Nguyễn Việt Thắng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN CẤP BỘ ĐƯA VÀO THỰC HIỆN NĂM 2007
(Kèm theo Quyết định số 542/QĐ-BTS ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

TT

Tên đề tài/dự án

Mục tiêu

Kết quả và sản phẩm chủ yếu, các chỉ tiêu KT-KT cần đạt (1)

I

Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ

1

Đề tài

1

Điều tra nguồn lợi, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp khai thác hợp lý cá ngừ (Thunnus spp.; Katsuwonus pelamis; Auxis spp. …) ở biển Việt Nam

Xác định nguồn lợi và các biện pháp khai thác hợp lý nguồn lợi cá ngừ

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.
- Báo cáo đánh giá nguồn lợi, hiện trạng khai thác cá ngừ bằng các loại nghề ở Việt nam.
- Tập bản đồ ngư trường khai thác một số loài cá ngừ chủ yếu theo mùa vụ ở biển Việt Nam (Tỉ lệ xích 1/500.000).
- Kết quả ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác dự báo
ngư trường cá ngừ

- Mô hình tổ chức và kết quả nghiên
cứu phát triển công nghệ khai thác cá ngừ loại nhỏ (ngừ vằn, ngừ chù…) bằng nghề lưới vây ở vùng biển xa bờ có độ sâu lớn.

- Các biện pháp khai thác hợp lý nguồn lợi cá ngừ

2

Nghiên cứu thiết
kế giàn phơi mực lắp ráp tự động và cải tiến công nghệ xử lý mực trên tàu khai thác mực đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trong sản xuất

Nâng cao hiệu quả và an toàn nghề khai thác mực

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

- Bản thiết kế và chỉ tiêu kih tế - kỹ thuật của giàn phơi mực lắp ráp tự

- Công nghệ và thiết bị sấy mực trên tàu khai thác.

- 01 bộ giàn phơi mực lắp ráp tự động

- 01 bộ thiết bị sấy mực lắp trên tàu khai thác.

3

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác cá ven bờ Việt Nam

Cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo hướng bền vững

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng cơ cấu đội tàu, cơ cấu nghề nghiệp và hiệu quả kinh tế của các loại nghề khai thác hải sản ven bờ.

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nghiệp sang nuôi trồng, chế biến, khai thác thuỷ sản và tổ chức sản xuất theo hình thức quản lý thích hợp.

- Đề xuất các giải pháp giảm số lượng tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ.

- Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp nhằm quản lý bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ.

4

Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long

Đánh giá được tính ổn định và khả năng nhân rộng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong vùng chuyển đổi ở đồng bằng sông Cửu Long

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Các tư liệu, số liệu điều tra, phân tích và đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển đổi lại theo từng vùng sinh thái.

- Đề xuất điều chỉnh mô hình và giải pháp phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng chuyển đổi phù hợp từng vùng sinh thái.

II. Dự án SXTN

5

Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, chế tạo tầu cỡ nhỏ câu cá ngừ đại dương và khai thác thử nghiệm ở vùng biển Trường Sa

Chế tạo được 2 tàu cỡ nhỏ câu cá ngừ đại dương đưa vào khai thác thử nghiệm đảm bảo hoạt động an toàn trên biển.

- Báo cáo khoa học tổng kết dự án

- 2 Bộ hồ sơ thiết kế chế tạo tàu cỡ nhỏ câu cá ngừ đại dương.

- 02 tàu cỡ nhỏ câu cá ngừ đại dương.

- Báo cáo kết quả thử nghiệm khai thác trên biển.

- Báo cáo giám sát trong quá trình thực hiện.

II

Đề tài/dự án độc lập cấp Bộ

I

Đề tài

6

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ.

- Xác định được hiện trạng thành phần, phân bổ, bãi đẻ, mùa vụ sinh sản và vùng hạn chế (cấm) khai thác đối với trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ hợp lý.

- Báo cáo khoa học tổng kế đề tài

- Báo cáo hiện trạng thành phần, phân bổ và số lượng của trứng cá, cá con, và ấu trùng tôm, tôm con ở khu vực nghiên cứu.

- Báo cáo đánh giá tác động của một số hoạt động khai thác đối với cá con và ấu trùng tôm, tôm con ở khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng bản đồ bãi đẻ, mùa vụ sinh sản của các đối tượng nghiên cứu.

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ, khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi.

7

Đánh giá tác động của các loài thuỷ sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản

- Xác định được các loài thuỷ sinh vật đã nhập nội và ảnh hưởng của chúng đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản
- Đề xuất các giải pháp quản lý.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Tập Atlas và mẫu vật các loài thuỷ sinh vật đã được nhập nội vào Việt Nam

- Bộ tiêu chí đánh giá tác động của thuỷ sinh vật nhập nội lên đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản.

- Dự thảo văn bản hướng dẫn và quản lý các thuỷ sinh vật nhập nội vào Việt Nam.

8

Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) giống theo phương thức công nghiệp

Sử dụng hiệu quả nguồn giống cá chình tự nhiên cho phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo tổng quan đánh giá nguồn lợi con giống và khả năng phát triển nghề nuôi thương phẩm.

- Quy trình thu gom, bảo quản và vận chuyển cá chình bột (tỷ lệ sống > 80%).

- Quy trình ương cá chình từ bột (4 - 5cm) lên cá giống (15 - 20 cm) (tỷ lệ sống > 60%).

- Mô hình ương cá chình giống theo phương thức công nghiệp.

- 200.000 con giống cỡ 15 - 20cm.

9

Nghiên cứu ứng dụng tạo một số chế phẩm từ hoạt chất chiết xuất từ rong biển để phòng bệnh đốm trắng (white spot syndrrome virus) ở tôm sú.

Tạo được chế phẩm sinh hoá từ một số hoạt chất chiết xuất từ rong biển có tác dụng phòng bệnh đốm trắng ở tôm sú.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo về tác dụng và công nghệ chiết xuất một số hoạt chất sinh học từ rong biển có tác dụng phòng bệnh đốm trắng (White spot syndrome vius) ở tôm sú.

- Danh mục các hoạt chất từ rong biển có tác dụng phòng bệnh đốm trắng (White spot syndrone vius) ở tôm sú.

- Qui trình kỹ thuật sản xuất các chế phẩm từ các loài rong biển để phòng bệnh đốm trắng ở tôm sú.

- Sản phẩm : 30 kg của 2 loại chế phẩm từ các chất hoạt tính rong biển có tác dụng phòng bệnh đốm trắng ở tôm sú.

10

Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và chế tạo tời thuỷ lực cho tàu lưới kéo (loại 150 - 300 Hp và 400 - 500 Hp).

Chế tạo được tời thuỷ lực lắp đặt trên tàu lưới kéo xa bờ thay thế sản phẩm nhập khẩu.

- Báo cáo khoa học tổng kế đề tài.

- 02 bộ thiết kế kỹ thuật tời thuỷ lực cho tàu lưới kéo 300 Hp và 400 - 600 Hp.

- Qui trình chế tạo tời thuỷ lực.

- 2 bộ tời thuỷ lực (mỗi bộ 2 chiếc) hoàn chỉnh được lắp trên tàu.

- Sổ tay hướng dẫn lắp đặt vận hành và bảo dưỡng thiết bị thuỷ lực.

11

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thuyền thúng không chìm bằng vật liệu Composite đảm bảo an toàn cho ngư dân

Chế tạo được một số thuyền thúng thích hợp cho nghề câu mực và phục vụ cho nghề lưới kéo, lưới rê đảm bảo an toàn cho ngư dân.

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mẫu thuyền thúng bằng vật liệu cômpsite cho nghề câu mực và phục vụ cho nghề lưới kéo, lưới rê.

- Quy trình công nghệ chế tạo thuyền thúng.

- 30 chiếc thuyền thúng cômpsite

II

Dự án SXTN

 

 

12

Nuôi thương phẩm hải sâm cát (Holothuria scabrra) ở khu vực Nam Trung Bộ

Phát triển nghề nuôi thương phẩm hải sâm cát ở khu vực Nam Trung Bộ

- Báo cáo khoa học tổng kết dự án

- Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng thức ăn công nghiệp và các giải pháp phòng bệnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.

- Quy trình công nghệ hoàn thiện ương giống (tỷ lệ sống >10%) và nuôi thương phẩm (tỷ lệ sống >80%) hải sâm cát ở khu vực Nam Trung Bộ.

- Xây dựng được mô hình ương giống và nuôi thương phẩm trong ao tại 3 tỉnh Nam Trung Bộ với quy mô 5 ha/mô hình, quy cỡ thu hoạch 300 - 400 g/con.

- Sản xuất được 1 triệu con giống 3 - 5 g/con.

- Sản xuất được 45 tấn hải sâm cát. Năng suất 3 tấn/ha/năm.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 542/2006/QĐ-BTS phê duyệt Danh mục các Đề tài/Dự án cấp Bộ cho kế hoạch năm 2007 của Ngành Thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 542/2006/QĐ-BTS
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/07/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Nguyễn Việt Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản